yeufacebook01
New member
- Xu
- 0
Hãy đặt những hoài nghi của bạn sang bên. Chắc chắn là những điều kỳ diệu có xảy ra.
Điều kỳ diệu trong trường hợp này là Carley Jo, cô cháu họ của tôi. Cô bé đến với thế giới này cùng một căn bệnh tim nghiêm trọng. Vì cô bé còn quá nhỏ, nên các bác sĩ đã hy vọng có thể trì hoãn việc phẫu thuật cho đến khi cô bé lớn hơn, và phải nặng hơn nhiều đã – theo các bác sĩ thì phải chừng hơn 30kg mới được.
Trong vài năm đầu đời, Carley Jo có vẻ vẫn ổn. Khi bạn quan sát cô bé nói chuyện và chơi đùa – không ngừng nghỉ - thì thật khó mà nghĩ rằng cô bé đang bị bệnh nguy hiểm. Chỉ khi thỉnh thoảng cô bé đang chơi mà chợt ngừng lại, tái nhợt và run rẩy, và nói với mẹ rằng cô bé đau bên trong ngực, thì bạn mới nhận thấy cuộc chiến giữa sự sống và cái chết đang diễn ra kinh hoàng đến mức nào trong lồng ngực nhỏ bé đó.
Khi Carley Jo được 4 tuổi, các bác sĩ nói rằng không thể trì hoãn việc phẫu thuật nữa. Mặc dù rất khó để thực hiện một ca phẫu thuật mổ tim – mà là mổ phanh – cho một đứa trẻ chưa đầy 17kg, nhưng đơn giản là họ phải làm – ngay lập tức. Ban đầu, các bác sĩ có vẻ khá lạc quan về trường hợp của Carley Jo. Nhưng ngày phẫu thuật càng đến gần, thì sự tự tin đó có vẻ càng lung lạc.
Một ngày trước ca mổ, bố mẹ của Carley Jo gặp vị bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật. Vị bác sĩ đáng kính – một người có kỹ năng thành thục và có tiếng tăm đang kể, ngồi vùi đầu vào hai bàn tay, xoa thái dương, khi ông nói rằng ca phẫu thuật sẽ khó đến mức nào, và ông cũng không chắc là mình có thể làm được không.
Đó không phải là điều mà bố mẹ của Carley Jo muốn nghe từ người sẽ nắm trái tim của con gái họ trong tay – đúng theo nghĩa đen.
- Thưa bác sĩ, nếu ông không chắc chắn rằng ông có thể làm được việc này, hoặc là liệu việc này có ăn thua gì không, vậy tại sao chúng ta lại phải làm? – Michelle, mẹ của Carley Jo, hỏi.
- Bởi vì tôi chắc chắn về điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không làm – Vị bác sĩ đáp.
Ông không cần giải thích thêm nữa. Michelle và Brian, chồng cô, đau đớn nhận ra rằng mình chẳng còn chọn lựa nào. Tất nhiên họ đề nghị vị bác sĩ mổ tim cho cô bé. Và họ chỉ còn hy vọng vào một điều kỳ diệu.
Và đó chính là điều họ nhận được.
Nếu nói rằng ca phẫu thuật đó là một thành công thì chỉ là cách nói quá giảm nhẹ, chẳng khác nào nói Michael Phelps đã là một vận động viên tốt ở Olympics. Các bác sĩ không chỉ sửa chữa những gì cần sửa, mà còn giải quyết được một vấn đề khác lẽ ra đòi hỏi thêm một ca phẫu thuật trong tương lai. Vị bác sĩ – chính người đã không chắc chắn rằng liệu mình có làm được không – nói rằng ông không thể nào làm tốt hơn được nữa.
Và không phải là ông ấy kiêu ngạo hay ba hoa đâu. Mà là ông ấy sửng sốt.
“Đó không phải là ca mổ tốt nhất của tôi” – Ông nói với Brian và Michelle sau ca phẫu thuật – “Mà nó còn tốt hơn cả mức tốt nhất. Tôi không thể thực sự giải thích được gì nhiều hơn ngoài việc nói rằng tôi đã giúp được cô bé”.
Carley Jo cũng đồng ý như vậy. Khi cô bé tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, cô bé nói với bố rằng có những thiên thần trong phòng mổ.
- Con nhìn thấy họ sao? – Bố cô bé hỏi.
- Không ạ - Carley Jo đáp – Nhưng họ có ở đó.
Mọi người đều tin cô bé. 14 năm sau, Carley Jo là một cô gái thông minh, xinh đẹp, tràn đầy sức sống, chuẩn bị tốt nghiệp trung học. Cả gia đình cô bé vẫn biết ơn vị bác sĩ, và cả những thiên thần. Bạn có thể lại đặt câu hỏi rằng hãy nhìn quanh và xem những đứa trẻ khác không được may mắn như thế đi. Những đứa trẻ trải qua những ca phẫu thuật không thành công. Những đứa trẻ thậm chí còn chẳng kịp phẫu thuật. Những đứa trẻ bị lạm dụng theo đủ mọi hình thức. Những đứa trẻ vô cùng cần một thiên thần – nhưng rồi chúng trở thành những thiên thần. Vậy điều kỳ diệu của chúng đâu? Và tại sao điều kỳ diệu của Carley Jo, hoặc ai đó khác, đã đến, trong khi điều kỳ diệu của những đứa trẻ khác lại không?
Nếu bạn kỳ vọng tìm được mọi câu trả lời cho những câu hỏi đó – thì có lẽ lại cần một điều kỳ diệu khác. Tất cả những gì tôi có thể nói, đó là hãy cứ tin và cứ hy vọng. Cứ tin rằng vẫn có những điều kỳ diệu đến. Và hy vọng rằng chúng không bao giờ bị cạn kiệt.
__________
Điều kỳ diệu trong trường hợp này là Carley Jo, cô cháu họ của tôi. Cô bé đến với thế giới này cùng một căn bệnh tim nghiêm trọng. Vì cô bé còn quá nhỏ, nên các bác sĩ đã hy vọng có thể trì hoãn việc phẫu thuật cho đến khi cô bé lớn hơn, và phải nặng hơn nhiều đã – theo các bác sĩ thì phải chừng hơn 30kg mới được.
Trong vài năm đầu đời, Carley Jo có vẻ vẫn ổn. Khi bạn quan sát cô bé nói chuyện và chơi đùa – không ngừng nghỉ - thì thật khó mà nghĩ rằng cô bé đang bị bệnh nguy hiểm. Chỉ khi thỉnh thoảng cô bé đang chơi mà chợt ngừng lại, tái nhợt và run rẩy, và nói với mẹ rằng cô bé đau bên trong ngực, thì bạn mới nhận thấy cuộc chiến giữa sự sống và cái chết đang diễn ra kinh hoàng đến mức nào trong lồng ngực nhỏ bé đó.
Khi Carley Jo được 4 tuổi, các bác sĩ nói rằng không thể trì hoãn việc phẫu thuật nữa. Mặc dù rất khó để thực hiện một ca phẫu thuật mổ tim – mà là mổ phanh – cho một đứa trẻ chưa đầy 17kg, nhưng đơn giản là họ phải làm – ngay lập tức. Ban đầu, các bác sĩ có vẻ khá lạc quan về trường hợp của Carley Jo. Nhưng ngày phẫu thuật càng đến gần, thì sự tự tin đó có vẻ càng lung lạc.
Một ngày trước ca mổ, bố mẹ của Carley Jo gặp vị bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật. Vị bác sĩ đáng kính – một người có kỹ năng thành thục và có tiếng tăm đang kể, ngồi vùi đầu vào hai bàn tay, xoa thái dương, khi ông nói rằng ca phẫu thuật sẽ khó đến mức nào, và ông cũng không chắc là mình có thể làm được không.
Đó không phải là điều mà bố mẹ của Carley Jo muốn nghe từ người sẽ nắm trái tim của con gái họ trong tay – đúng theo nghĩa đen.
- Thưa bác sĩ, nếu ông không chắc chắn rằng ông có thể làm được việc này, hoặc là liệu việc này có ăn thua gì không, vậy tại sao chúng ta lại phải làm? – Michelle, mẹ của Carley Jo, hỏi.
- Bởi vì tôi chắc chắn về điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không làm – Vị bác sĩ đáp.
Ông không cần giải thích thêm nữa. Michelle và Brian, chồng cô, đau đớn nhận ra rằng mình chẳng còn chọn lựa nào. Tất nhiên họ đề nghị vị bác sĩ mổ tim cho cô bé. Và họ chỉ còn hy vọng vào một điều kỳ diệu.
Và đó chính là điều họ nhận được.
Nếu nói rằng ca phẫu thuật đó là một thành công thì chỉ là cách nói quá giảm nhẹ, chẳng khác nào nói Michael Phelps đã là một vận động viên tốt ở Olympics. Các bác sĩ không chỉ sửa chữa những gì cần sửa, mà còn giải quyết được một vấn đề khác lẽ ra đòi hỏi thêm một ca phẫu thuật trong tương lai. Vị bác sĩ – chính người đã không chắc chắn rằng liệu mình có làm được không – nói rằng ông không thể nào làm tốt hơn được nữa.
Và không phải là ông ấy kiêu ngạo hay ba hoa đâu. Mà là ông ấy sửng sốt.
“Đó không phải là ca mổ tốt nhất của tôi” – Ông nói với Brian và Michelle sau ca phẫu thuật – “Mà nó còn tốt hơn cả mức tốt nhất. Tôi không thể thực sự giải thích được gì nhiều hơn ngoài việc nói rằng tôi đã giúp được cô bé”.
Carley Jo cũng đồng ý như vậy. Khi cô bé tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, cô bé nói với bố rằng có những thiên thần trong phòng mổ.
- Con nhìn thấy họ sao? – Bố cô bé hỏi.
- Không ạ - Carley Jo đáp – Nhưng họ có ở đó.
Mọi người đều tin cô bé. 14 năm sau, Carley Jo là một cô gái thông minh, xinh đẹp, tràn đầy sức sống, chuẩn bị tốt nghiệp trung học. Cả gia đình cô bé vẫn biết ơn vị bác sĩ, và cả những thiên thần. Bạn có thể lại đặt câu hỏi rằng hãy nhìn quanh và xem những đứa trẻ khác không được may mắn như thế đi. Những đứa trẻ trải qua những ca phẫu thuật không thành công. Những đứa trẻ thậm chí còn chẳng kịp phẫu thuật. Những đứa trẻ bị lạm dụng theo đủ mọi hình thức. Những đứa trẻ vô cùng cần một thiên thần – nhưng rồi chúng trở thành những thiên thần. Vậy điều kỳ diệu của chúng đâu? Và tại sao điều kỳ diệu của Carley Jo, hoặc ai đó khác, đã đến, trong khi điều kỳ diệu của những đứa trẻ khác lại không?
Nếu bạn kỳ vọng tìm được mọi câu trả lời cho những câu hỏi đó – thì có lẽ lại cần một điều kỳ diệu khác. Tất cả những gì tôi có thể nói, đó là hãy cứ tin và cứ hy vọng. Cứ tin rằng vẫn có những điều kỳ diệu đến. Và hy vọng rằng chúng không bao giờ bị cạn kiệt.
__________
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: