bin_mr_start
New member
- Xu
- 0
Trước hết, các em cần phải nắm vững lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, các công thức, định lý để vận dụng chúng vào trong các bài giải. Khi làm bài tập, nên tự mình đưa ra nhiều hướng giải trước khi tham khảo sách hướng dẫn và thầy cô. Từ đó so sánh lời giải, cách làm của mình với lời giải trong sách hay của thầy cô để nhận ra những phần còn thiếu sót. Đồng thời, các em cũng nên tập cho mình thói quen kiểm tra lại kết quả để tránh những sai sót, nhầm lẫn ngớ ngẩn mà sau khi nộp bài thi mới phát hiện.
Để giải chính xác một bài toán, các em cần phải có cả kiến thức lẫn kĩ năng thực hành. Trên thực tế, có nhiều học sinh lúc nghe giảng thì có vẻ hiểu và tiếp thu bài nhanh, nhưng khi tự mình trình bày một bài toán hoàn chỉnh lại tỏ ra rất lúng túng. Đó là do trong thời gian ôn tập, các em chỉ nghĩ tới cách giải trong đầu mà không thực hiện nó hoặc thực hiện không đầy đủ các bước. Với tâm lý căng thẳng khi bước vào phòng thi, lại bị áp chế về mặt thời gian, các em dễ bị rối, nhầm lẫn rồi mắc sai sót.
Tâm lý trong thời gian ôn tập cũng là một yếu tố rất quan trọng. Các em nên chuẩn bị cho mình một góc học tập thoải mái. Nên học xen kẽ nhiều môn trong một buổi hoặc khi học môn này căng thẳng có thể chuyển sang môn khác để “thay đổi không khí”. Bên cạnh đó, việc tập dần cho mình thói quen làm bài liên tục trong thời gian 180 phút sẽ giúp các em không bị khớp với không khí căng thẳng trong phòng thi, quen dần với việc làm bài trong điều kiện thời gian bị khống chế.
Khi nhận đề thi, không chỉ riêng môn toán mà với tất cả các môn, các em phải đọc kĩ đề và có sự phân bố thời gian hợp lý. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Không nên lao vào làm trước những câu khó vì điều đó sẽ khiến các em căng thẳng ngay từ phút đầu, mất nhiều thời gian và sức lực mà đôi khi không làm được gì.
Cô Nguyễn Thị Xin (giáo viên Trường THPT tư thục Hoàng Diệu)
Những nhầm lẫn khi học môn toán
Khi học và ôn môn toán, các em nên tập trung theo từng chương hay còn gọi là từng chủ đề như khảo sát hàm số, các bài tập có liên quan đến hàm số, giá trị lớn hơn và nhỏ hơn của hàm số… Các em cần phân biệt rõ giữa tích phân và đạo hàm vì đây là 2 chương có nhiều kiến thức rất dễ nhầm lẫn. Phần phương trình mũ, phương trình logarit, bất phương trình mũ, khi giải các em phải nhớ dạng mà giáo viên đã cung cấp vì mỗi dạng có công thức riêng. Phần hình học, các em phải nắm công thức tính thể tích và cách tìm thể tích khối đa diện. Đây là bài toán mà nhiều em thường buông xuôi vì khó xác định chiều cao của khối đa diện. Các bài hình giải tích, viết phương trình đường thẳng, tìm khoảng cách trong không gian cũng là những kiến thức trọng tâm mà các em cần phải nhớ.
Thầy Phạm Hồng Hải (nguyên Tổ trưởng bộ môn toán Trường THPT Bùi Thị Xuân):
Làm bài tập càng nhiều càng tốt
Muốn làm được tốt môn toán, các em phải nắm vững các kiến thức cơ bản, các định nghĩa, công thức liên quan đến từng bài học, từng chương. Nhiều học sinh không học kĩ phần lý thuyết vì cho rằng học toán chỉ cần có công thức là đủ. Tuy nhiên, nếu không nắm vững phần lý thuyết thì không thể vận dụng để giải bài tập, nhất là những bài tập nâng cao. Khi học xong cần hệ thống hóa lại kiến thức đã có trong các bài học và làm bài tập cơ bản của SGK.
Điều quan trọng trong việc học và ôn tập môn toán là làm bài tập, bắt đầu từ cơ bản tới nâng cao và phải làm bằng chính thực lực của mình. Vì khi làm bài tập chính là lúc các em rèn luyện các kĩ năng làm bài thi. Cũng từ quá trình này, các em lưu ý được nhiều vấn đề để khi làm bài thi có thể nhận dạng nhanh một bài toán. Với phần bài tập, các em nên làm càng nhiều càng tốt vì giải toán không phải giải nhanh là tốt mà phải chính xác và đúng. Nhiều học sinh khi thấy những bài tập đã được học từ trước thì chủ quan, chỉ làm lướt qua hoặc chỉ định hình trong đầu chứ không làm. Nhưng thực tế lại cho thấy, khi làm những dạng bài đó, các em lúng túng và làm sai. Toán là môn thi tự luận nên các em phải làm thật cẩn thận, trình bày đầy đủ và theo trình tự các bước, làm phần nào phải chắc chắn phần đó. Tránh trường hợp làm lướt qua, làm tắt, viết tắt vì rất dễ bị mất điểm dù kết quả đúng. Chính vì thế, trong thời gian ôn tập, các em phải tập cho mình thói quen trình bày cụ thể, trình bày lần lượt các bước kể cả từng kí hiệu, từng con số… Tùy từng mức độ và tính chất của kì thi mà các em tự định lượng kiến thức ôn tập cho mình. Khi vào phòng thi, các em nên dành 10-15 phút để đọc kĩ đề vì trong quá trình đọc đề, trong đầu các em cũng hình thành lối tư duy, định hình về cách làm bài toán.
Để giải chính xác một bài toán, các em cần phải có cả kiến thức lẫn kĩ năng thực hành. Trên thực tế, có nhiều học sinh lúc nghe giảng thì có vẻ hiểu và tiếp thu bài nhanh, nhưng khi tự mình trình bày một bài toán hoàn chỉnh lại tỏ ra rất lúng túng. Đó là do trong thời gian ôn tập, các em chỉ nghĩ tới cách giải trong đầu mà không thực hiện nó hoặc thực hiện không đầy đủ các bước. Với tâm lý căng thẳng khi bước vào phòng thi, lại bị áp chế về mặt thời gian, các em dễ bị rối, nhầm lẫn rồi mắc sai sót.
Tâm lý trong thời gian ôn tập cũng là một yếu tố rất quan trọng. Các em nên chuẩn bị cho mình một góc học tập thoải mái. Nên học xen kẽ nhiều môn trong một buổi hoặc khi học môn này căng thẳng có thể chuyển sang môn khác để “thay đổi không khí”. Bên cạnh đó, việc tập dần cho mình thói quen làm bài liên tục trong thời gian 180 phút sẽ giúp các em không bị khớp với không khí căng thẳng trong phòng thi, quen dần với việc làm bài trong điều kiện thời gian bị khống chế.
Khi nhận đề thi, không chỉ riêng môn toán mà với tất cả các môn, các em phải đọc kĩ đề và có sự phân bố thời gian hợp lý. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Không nên lao vào làm trước những câu khó vì điều đó sẽ khiến các em căng thẳng ngay từ phút đầu, mất nhiều thời gian và sức lực mà đôi khi không làm được gì.
Cô Nguyễn Thị Xin (giáo viên Trường THPT tư thục Hoàng Diệu)
Những nhầm lẫn khi học môn toán
Khi học và ôn môn toán, các em nên tập trung theo từng chương hay còn gọi là từng chủ đề như khảo sát hàm số, các bài tập có liên quan đến hàm số, giá trị lớn hơn và nhỏ hơn của hàm số… Các em cần phân biệt rõ giữa tích phân và đạo hàm vì đây là 2 chương có nhiều kiến thức rất dễ nhầm lẫn. Phần phương trình mũ, phương trình logarit, bất phương trình mũ, khi giải các em phải nhớ dạng mà giáo viên đã cung cấp vì mỗi dạng có công thức riêng. Phần hình học, các em phải nắm công thức tính thể tích và cách tìm thể tích khối đa diện. Đây là bài toán mà nhiều em thường buông xuôi vì khó xác định chiều cao của khối đa diện. Các bài hình giải tích, viết phương trình đường thẳng, tìm khoảng cách trong không gian cũng là những kiến thức trọng tâm mà các em cần phải nhớ.
Thầy Phạm Hồng Hải (nguyên Tổ trưởng bộ môn toán Trường THPT Bùi Thị Xuân):
Làm bài tập càng nhiều càng tốt
Muốn làm được tốt môn toán, các em phải nắm vững các kiến thức cơ bản, các định nghĩa, công thức liên quan đến từng bài học, từng chương. Nhiều học sinh không học kĩ phần lý thuyết vì cho rằng học toán chỉ cần có công thức là đủ. Tuy nhiên, nếu không nắm vững phần lý thuyết thì không thể vận dụng để giải bài tập, nhất là những bài tập nâng cao. Khi học xong cần hệ thống hóa lại kiến thức đã có trong các bài học và làm bài tập cơ bản của SGK.
Điều quan trọng trong việc học và ôn tập môn toán là làm bài tập, bắt đầu từ cơ bản tới nâng cao và phải làm bằng chính thực lực của mình. Vì khi làm bài tập chính là lúc các em rèn luyện các kĩ năng làm bài thi. Cũng từ quá trình này, các em lưu ý được nhiều vấn đề để khi làm bài thi có thể nhận dạng nhanh một bài toán. Với phần bài tập, các em nên làm càng nhiều càng tốt vì giải toán không phải giải nhanh là tốt mà phải chính xác và đúng. Nhiều học sinh khi thấy những bài tập đã được học từ trước thì chủ quan, chỉ làm lướt qua hoặc chỉ định hình trong đầu chứ không làm. Nhưng thực tế lại cho thấy, khi làm những dạng bài đó, các em lúng túng và làm sai. Toán là môn thi tự luận nên các em phải làm thật cẩn thận, trình bày đầy đủ và theo trình tự các bước, làm phần nào phải chắc chắn phần đó. Tránh trường hợp làm lướt qua, làm tắt, viết tắt vì rất dễ bị mất điểm dù kết quả đúng. Chính vì thế, trong thời gian ôn tập, các em phải tập cho mình thói quen trình bày cụ thể, trình bày lần lượt các bước kể cả từng kí hiệu, từng con số… Tùy từng mức độ và tính chất của kì thi mà các em tự định lượng kiến thức ôn tập cho mình. Khi vào phòng thi, các em nên dành 10-15 phút để đọc kĩ đề vì trong quá trình đọc đề, trong đầu các em cũng hình thành lối tư duy, định hình về cách làm bài toán.