Nên cho vay thay vì"đặt cược". "Trường không có ràng buộc gì. Giỏi, nhưng không thích ở trường thì xem xét cho... đi". "Họ đi học không về thì phải chịu"... Mỗi nhà quản lý một cách lý giải nhưng đều chung quan điểm: Không thể níu về trường bằng cách "đặt cược" 1.000 USD hay giữ lương như cách một số trường ĐH đang làm với giảng viên đi du học.
PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội): "Giỏi nhưng không thích ở trường thì xem xét cho... đi"
Hằng năm, trường cử cán bộ giảng viên đi học nước ngoài không nhiều vì trường không có tiền. Nhưng giảng viên tự đi nhiều. Trường luôn tạo điều kiện.
Các cán bộ, giảng viên đi học đều quay về trường công tác. Ba năm nay, chưa có trường hợp nào đi rồi không về, bởi họ biết về trường thì "thế" sẽ tốt hơn. Quan điểm của trường là tạo cơ hội tốt cho mọi người nhưng có "luật lệ" là người nào thích thì ở trường. Còn bất kỳ thầy cô nào, mặc dù rất giỏi nhưng không thích ở lại trường sau khi đi học về thì cũng được xem xét và cho đi.
Những người đi học nước ngoài nhà trường không có quy định ràng buộc nào, nhưng nguyên tắc khi đi học thì phải có báo cáo.
Những giảng viên đi du học bằng tiền do nhà trường đầu tư, theo quy định hiện hành là phải có cam kết học xong phải quay về trường công tác, giống học bổng 322.
Cũng có một số trường hợp, sau khi đi, thấy có cơ hội ở lại thêm. Cá nhân tôi thấy, chuyện đó là bình thường nếu giữ quan hệ mật thiết với nhà trường. Còn, nếu bỏ bê không quan tâm gì tới nhà trường thì không đúng.
Trường đã triển khai đề án "thu nhập của giảng viên không dưới 1.000USD" nhưng ở mức độ chính thức hơn thì Chính phủ cũng cân nhắc nên chưa phê duyệt. Về tinh thần, trường đã thực hiện để tạo nguồn thu bổ sung cho giảng viên.
Với những giảng viên giỏi, những người có đóng góp nhiều đương nhiên được tăng thu nhập, chứ không hưởng theo bình quân. Nội dung này đã thực hiện được 3 năm. Qua mỗi năm, đều có cải tiến mức độ khác nhau nhưng nhìn chung tiến bộ hơn.
GS.TS Nguyễn Viết Thịnh,Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Không nên quy định "đặt cược" hay "giữ lương"
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ trước đến nay không đặt vấn đề "giữ lương" hay "đặt cược" đối với cán bộ, giảng viên đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài.
Tuy nhiên, trước khi đi, họ cũng có sẽ quay về trường và trường có trách nhiệm đón họ về công tác.
Đối với diện đi học bằng ngân sách Nhà nước được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành trong quá trình đi học ở nước ngoài: Hưởng 40% lương, đóng bảo hiểm...
Không nên đưa quy định "đặt cược" hay "giữ lương". Vì muốn họ về công tác thì phải duy trì được mối quan hệ hợp tác tốt, môi trường làm việc phải tốt. Còn khi trường không đáp ứng được về lương bổng... và họ đã không muốn quay về thì giữ 1.000USD cũng chẳng nghĩa lý gì.
Hơn nữa Luật Lao động cho phép người lao động được chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước 1 tháng. Như vậy, không thể lấy việc "đặt cược" để níu họ lại, càng không thể lập quỹ...
Do đó, ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khi cán bộ, giảng viên đủ điều kiện để đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài - nhà trường tạo điều kiện và luôn nghĩ là họ sẽ quay về công tác. Khi họ về đúng hạn thì họ vẫn được hưởng các chế độ theo quy định, còn nếu quá hạn không có lý do thì sẽ xóa tên trong danh sách cán bộ, giảng viên của trường.
TS Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông: "Họ không về cũng phải chịu..."
Mỗi năm học viện có từ 50-70 cán bộ giảng viên ở nước ngoài học tập và nghiên cứu. Khi đặt bút ký quyết định cho họ đi nhà trường cũng nghĩ "nếu họ không quay về cũng phải chịu", nhưng không yêu cầu "đặt cược" một khoản nào. Hằng tháng, họ vẫn được đóng bảo hiểm, được trả 40% lương cứng theo quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, tất cả cán bộ, giảng viên trước khi ra nước ngoài học tập và nghiên cứu học viện đều yêu cầu: Quá trình học tập ở nước ngoài phải thông báo qua thư điện tử mỗi năm một lần kết quả hoạt động nghiên cứu, nếu có khó khăn sẽ hỗ trợ.
Với những người đi học quay về trường đúng hạn, học viện có chính sách khuyến khích cộng thêm 1 triệu đồng/người/tháng cho năm đầu về trường làm việc. Mức "động viên" năm thứ 2 là 500.000 đồng/người/tháng. Khoản tiền này được cộng thêm vào lương hằng tháng và duy trì được 2 năm nay.
Thế nhưng, hằng năm số người đi học đến hạn phải về trường làm việc cũng hụt khoảng 20%. Số này có thể tìm được cơ hội làm việc ở nước ngoài tốt hơn, cũng có người đi rồi lập nghiệp ở đó và một số người về chậm do ở lại làm thêm dự án... Tất cả những tình huống đó nhà trường đều phải chấp nhận.
Còn đưa quy định "đặt cược" chẳng giải quyết được vấn đề. Nếu họ quyết tâm đi học thì việc "đặt cược 1.000USD" không quá khó khăn nhưng sẽ tạo tâm lý khó chịu. Khó chịu vì có cảm giác là nhà trường không tin tưởng vào mình dẫn đến tâm lý không hay. Và nếu họ xác định không về thì mất 1.000USD cũng là chuyện nhỏ.
Nên giải quyết bằng cách khác, nhà trường phải tạo niềm tin cho người đi học cũng như cơ hội, môi trường làm việc tốt khi họ trở về hơn là quản lý hành chính. Mặt khác, việc cam kết trước khi đi học phải quay về là xuất phát từ lòng tự trọng của bản thân mỗi cán bộ, giảng viên chứ không phải là quản lý.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội : "Phải tạo "đất lành" để "chim đậu""
Cho vay khác đặt cược". "Đặt cược" "giữ lương"... là vấn đề thỏa thuận, nhưng nếu chọn người cho đi học rồi lại ràng buộc bằng "đặt cược" thì nặng nề, có cái gì đó không tin lẫn nhau.
Nên xây dựng cho họ lòng tự trọng và tình cảm gắn bó với trường thì không có gì phải ràng buộc. Quan hệ kinh tế không ràng buộc được tất cả.
"Anh" phải tạo ra "đất lành" để "chim đậu". Nghĩa là môi trường làm việc phải tốt, đồng lương tốt và được tôn trọng và họ thấy đó gắn với tiền đồ tương lai.
Ở Trường ĐH Xây dựng Hà Nội từ trước đến nay, tất cả cán bộ được cử đi học do tự tìm, học bổng Nhà nước... không có ràng buộc nào. Thậm chí với những người xin được học bổng đi học mà họ học tốt, làm việc được - trong khi đó Nhà nước không bỏ đồng nào thì họ đi làm ở đâu cũng là người dân Việt Nam. Nếu môi trường làm việc của trường ở nhà tốt hơn thì họ sẽ về.
Theo VNN.
PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội): "Giỏi nhưng không thích ở trường thì xem xét cho... đi"
Hằng năm, trường cử cán bộ giảng viên đi học nước ngoài không nhiều vì trường không có tiền. Nhưng giảng viên tự đi nhiều. Trường luôn tạo điều kiện.
Các cán bộ, giảng viên đi học đều quay về trường công tác. Ba năm nay, chưa có trường hợp nào đi rồi không về, bởi họ biết về trường thì "thế" sẽ tốt hơn. Quan điểm của trường là tạo cơ hội tốt cho mọi người nhưng có "luật lệ" là người nào thích thì ở trường. Còn bất kỳ thầy cô nào, mặc dù rất giỏi nhưng không thích ở lại trường sau khi đi học về thì cũng được xem xét và cho đi.
Những người đi học nước ngoài nhà trường không có quy định ràng buộc nào, nhưng nguyên tắc khi đi học thì phải có báo cáo.
Những giảng viên đi du học bằng tiền do nhà trường đầu tư, theo quy định hiện hành là phải có cam kết học xong phải quay về trường công tác, giống học bổng 322.
Cũng có một số trường hợp, sau khi đi, thấy có cơ hội ở lại thêm. Cá nhân tôi thấy, chuyện đó là bình thường nếu giữ quan hệ mật thiết với nhà trường. Còn, nếu bỏ bê không quan tâm gì tới nhà trường thì không đúng.
Trường đã triển khai đề án "thu nhập của giảng viên không dưới 1.000USD" nhưng ở mức độ chính thức hơn thì Chính phủ cũng cân nhắc nên chưa phê duyệt. Về tinh thần, trường đã thực hiện để tạo nguồn thu bổ sung cho giảng viên.
Với những giảng viên giỏi, những người có đóng góp nhiều đương nhiên được tăng thu nhập, chứ không hưởng theo bình quân. Nội dung này đã thực hiện được 3 năm. Qua mỗi năm, đều có cải tiến mức độ khác nhau nhưng nhìn chung tiến bộ hơn.
GS.TS Nguyễn Viết Thịnh,Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Không nên quy định "đặt cược" hay "giữ lương"
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ trước đến nay không đặt vấn đề "giữ lương" hay "đặt cược" đối với cán bộ, giảng viên đi học tập nghiên cứu ở nước ngoài.
Tuy nhiên, trước khi đi, họ cũng có sẽ quay về trường và trường có trách nhiệm đón họ về công tác.
Đối với diện đi học bằng ngân sách Nhà nước được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành trong quá trình đi học ở nước ngoài: Hưởng 40% lương, đóng bảo hiểm...
Không nên đưa quy định "đặt cược" hay "giữ lương". Vì muốn họ về công tác thì phải duy trì được mối quan hệ hợp tác tốt, môi trường làm việc phải tốt. Còn khi trường không đáp ứng được về lương bổng... và họ đã không muốn quay về thì giữ 1.000USD cũng chẳng nghĩa lý gì.
Hơn nữa Luật Lao động cho phép người lao động được chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước 1 tháng. Như vậy, không thể lấy việc "đặt cược" để níu họ lại, càng không thể lập quỹ...
Do đó, ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khi cán bộ, giảng viên đủ điều kiện để đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài - nhà trường tạo điều kiện và luôn nghĩ là họ sẽ quay về công tác. Khi họ về đúng hạn thì họ vẫn được hưởng các chế độ theo quy định, còn nếu quá hạn không có lý do thì sẽ xóa tên trong danh sách cán bộ, giảng viên của trường.
TS Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông: "Họ không về cũng phải chịu..."
Mỗi năm học viện có từ 50-70 cán bộ giảng viên ở nước ngoài học tập và nghiên cứu. Khi đặt bút ký quyết định cho họ đi nhà trường cũng nghĩ "nếu họ không quay về cũng phải chịu", nhưng không yêu cầu "đặt cược" một khoản nào. Hằng tháng, họ vẫn được đóng bảo hiểm, được trả 40% lương cứng theo quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên, tất cả cán bộ, giảng viên trước khi ra nước ngoài học tập và nghiên cứu học viện đều yêu cầu: Quá trình học tập ở nước ngoài phải thông báo qua thư điện tử mỗi năm một lần kết quả hoạt động nghiên cứu, nếu có khó khăn sẽ hỗ trợ.
Với những người đi học quay về trường đúng hạn, học viện có chính sách khuyến khích cộng thêm 1 triệu đồng/người/tháng cho năm đầu về trường làm việc. Mức "động viên" năm thứ 2 là 500.000 đồng/người/tháng. Khoản tiền này được cộng thêm vào lương hằng tháng và duy trì được 2 năm nay.
Thế nhưng, hằng năm số người đi học đến hạn phải về trường làm việc cũng hụt khoảng 20%. Số này có thể tìm được cơ hội làm việc ở nước ngoài tốt hơn, cũng có người đi rồi lập nghiệp ở đó và một số người về chậm do ở lại làm thêm dự án... Tất cả những tình huống đó nhà trường đều phải chấp nhận.
Còn đưa quy định "đặt cược" chẳng giải quyết được vấn đề. Nếu họ quyết tâm đi học thì việc "đặt cược 1.000USD" không quá khó khăn nhưng sẽ tạo tâm lý khó chịu. Khó chịu vì có cảm giác là nhà trường không tin tưởng vào mình dẫn đến tâm lý không hay. Và nếu họ xác định không về thì mất 1.000USD cũng là chuyện nhỏ.
Nên giải quyết bằng cách khác, nhà trường phải tạo niềm tin cho người đi học cũng như cơ hội, môi trường làm việc tốt khi họ trở về hơn là quản lý hành chính. Mặt khác, việc cam kết trước khi đi học phải quay về là xuất phát từ lòng tự trọng của bản thân mỗi cán bộ, giảng viên chứ không phải là quản lý.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội : "Phải tạo "đất lành" để "chim đậu""
Ông Nguyễn Văn Hùng. Trong cơ chế thị trường để ràng buộc hợp đồng lao động bằng "đặt cược" là rất khó. Tôi đã từng đề xuất: "Nếu anh nào đi học nước ngoài diện học bổng nhà nước mà học giỏi đều thực hiện dưới dạng đi vay thì trách nhiệm của người đi học sẽ lớn hơn. Trước khi đi chính thức ký hợp đồng với nhà nước là vay tiền đi học. Khi về hoàn thành nhiệm vụ ở mức khá đúng hạn Nhà nước xóa tiền vay. Nếu đạt trung bình phải bỏ 5%, còn giỏi sẽ có thưởng".
Nên xây dựng cho họ lòng tự trọng và tình cảm gắn bó với trường thì không có gì phải ràng buộc. Quan hệ kinh tế không ràng buộc được tất cả.
"Anh" phải tạo ra "đất lành" để "chim đậu". Nghĩa là môi trường làm việc phải tốt, đồng lương tốt và được tôn trọng và họ thấy đó gắn với tiền đồ tương lai.
Ở Trường ĐH Xây dựng Hà Nội từ trước đến nay, tất cả cán bộ được cử đi học do tự tìm, học bổng Nhà nước... không có ràng buộc nào. Thậm chí với những người xin được học bổng đi học mà họ học tốt, làm việc được - trong khi đó Nhà nước không bỏ đồng nào thì họ đi làm ở đâu cũng là người dân Việt Nam. Nếu môi trường làm việc của trường ở nhà tốt hơn thì họ sẽ về.
Theo VNN.