Kuin Sukoagoa
Yêu
- Xu
- 0
Những hiện tượng kỳ lạ sau thiên tai
Đàn cá khổng lồ, hố tử thần sâu trăm mét hay những núi băng bị sụt lở…đêu là những hiện tượng kỳ lạ sau khi xảy ra thiên tai.
Đàn cá khổng lồ ở Mexico
Có thể trận động đất mạnh 9 độ Richter và cơn sóng thần tại Nhật hôm 11/3 đã khiến cho dòng chảy bất thường và ảnh hưởng tới vùng biển Mexico. Một đàn cá khổng lồ trông như một vụ tràn dầu đã xuất hiện tại khu nghỉ mát biển Acapulco, Mexico. Người dân có thể dễ dàng bắt được nhiều con cá mòi, cá cơm, cá thu một cách dễ dàng.
Xuất hiện tia sét khi núi lửa Shinmoedake đang phun trào
Ngày 28 tháng 1 năm 2011, trong lúc núi lửa Shinmoedake phun đất đá và dung nham, một tia chớp xuyên thủng bầu trời phía ngọn núi đang phun lửa. Hiện tượng này vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. The các chuyên gia tại đài thiên văn núi lửa Alaska (Mỹ), hiện tượng sét đánh trên miệng núi lửa có thể do một phần macma phun ra từ núi lửa tiếp xúc với khí quyển hình thành.
Cảnh quan kỳ lạ được tạo thành do hoạt động của núi lửa ở Ethiopia
Ethiopia là nơi có nhiệt độ cao nhất trên thế giới, nhiệt độ trung bình ở đây là 34,4 độ C, ban ngày nhiệt độ có thể lên tới 46 độ C. Tuy nhiên, chắc chắn nhiều du khách sẽ cảm thấy thỏa mãn khi đến đây để ngắm những tầng muối kết tủa do hoạt động của núi lửa tạo thành một khung cảnh tuyệt vời.
Xuất hiện hố tử thần khổng lồ sau bão nhiệt đới ở Guatemala
Có thể do ảnh hưởng của mưa bão do cơn bão nhiệt đới Agatha mang lại, ngày 30 tháng 5 năm 2010, thủ đô Guatemala xuất hiện một hố khổng lồ sâu tới 100 m khiến cả thế giới kinh ngạc. Hố sâu này tròn như miệng giếng. Người dân cho rằng hệ thống cống ngầm ở đây đã cũ nát nên khi lượng nước đổ về quá nhiều đã gây sạt đất đá ở dưới lòng đất.
Núi băng sụt lở do động đất ở New Zealand
Ngày 22 tháng 2 năm 2011, trận động đất mạnh 6,3 độ Richter cách trung tâm thành phố Christchurch khoảng 10km về phía Đông Nam và ở độ sâu 5 km đã khiến cho các ngọn núi băng ở đây cũng bị sụt lở theo.
Tảng đá khổng lồ rơi xuống vì hoạt động của núi lửa
Tháng 1 năm 2011, tại thành phố Hunchun Cát Lâm (Trung Quốc) xảy ra trận động đất mạnh 5,6 độ Richter, tâm chấn ở độ sâu 560 km nên người dân ở đây không cảm nhận được động đất. Chiều ngày 8 tháng 1, trên bầu trời Cát Lâm bỗng xuất hiện hiện tượng 3 mặt trời và có cầu vồng bao quanh. Được biết, hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng mặt trời giả.
Một tảng đá khổng lồ lăn xuống chân núi vì hoạt động phun trào của núi lửa Eyjafjallajokull vào tháng 3 năm 2010. Người ta ước tính khối lượng của nó vào khoảng 1.000 tấn và cao 15,24 m.
Mưa đá khổng lồ tại Áo
Những hạt mưa đá khổng lồ to như quả trứng gà đã rơi xuống thành phố Clover trong một cơn bão.
Đàn cá khổng lồ, hố tử thần sâu trăm mét hay những núi băng bị sụt lở…đêu là những hiện tượng kỳ lạ sau khi xảy ra thiên tai.
Đàn cá khổng lồ ở Mexico
Có thể trận động đất mạnh 9 độ Richter và cơn sóng thần tại Nhật hôm 11/3 đã khiến cho dòng chảy bất thường và ảnh hưởng tới vùng biển Mexico. Một đàn cá khổng lồ trông như một vụ tràn dầu đã xuất hiện tại khu nghỉ mát biển Acapulco, Mexico. Người dân có thể dễ dàng bắt được nhiều con cá mòi, cá cơm, cá thu một cách dễ dàng.
Xuất hiện tia sét khi núi lửa Shinmoedake đang phun trào
Ngày 28 tháng 1 năm 2011, trong lúc núi lửa Shinmoedake phun đất đá và dung nham, một tia chớp xuyên thủng bầu trời phía ngọn núi đang phun lửa. Hiện tượng này vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. The các chuyên gia tại đài thiên văn núi lửa Alaska (Mỹ), hiện tượng sét đánh trên miệng núi lửa có thể do một phần macma phun ra từ núi lửa tiếp xúc với khí quyển hình thành.
Cảnh quan kỳ lạ được tạo thành do hoạt động của núi lửa ở Ethiopia
Ethiopia là nơi có nhiệt độ cao nhất trên thế giới, nhiệt độ trung bình ở đây là 34,4 độ C, ban ngày nhiệt độ có thể lên tới 46 độ C. Tuy nhiên, chắc chắn nhiều du khách sẽ cảm thấy thỏa mãn khi đến đây để ngắm những tầng muối kết tủa do hoạt động của núi lửa tạo thành một khung cảnh tuyệt vời.
Xuất hiện hố tử thần khổng lồ sau bão nhiệt đới ở Guatemala
Có thể do ảnh hưởng của mưa bão do cơn bão nhiệt đới Agatha mang lại, ngày 30 tháng 5 năm 2010, thủ đô Guatemala xuất hiện một hố khổng lồ sâu tới 100 m khiến cả thế giới kinh ngạc. Hố sâu này tròn như miệng giếng. Người dân cho rằng hệ thống cống ngầm ở đây đã cũ nát nên khi lượng nước đổ về quá nhiều đã gây sạt đất đá ở dưới lòng đất.
Núi băng sụt lở do động đất ở New Zealand
Ngày 22 tháng 2 năm 2011, trận động đất mạnh 6,3 độ Richter cách trung tâm thành phố Christchurch khoảng 10km về phía Đông Nam và ở độ sâu 5 km đã khiến cho các ngọn núi băng ở đây cũng bị sụt lở theo.
Tảng đá khổng lồ rơi xuống vì hoạt động của núi lửa
Tháng 1 năm 2011, tại thành phố Hunchun Cát Lâm (Trung Quốc) xảy ra trận động đất mạnh 5,6 độ Richter, tâm chấn ở độ sâu 560 km nên người dân ở đây không cảm nhận được động đất. Chiều ngày 8 tháng 1, trên bầu trời Cát Lâm bỗng xuất hiện hiện tượng 3 mặt trời và có cầu vồng bao quanh. Được biết, hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng mặt trời giả.
Một tảng đá khổng lồ lăn xuống chân núi vì hoạt động phun trào của núi lửa Eyjafjallajokull vào tháng 3 năm 2010. Người ta ước tính khối lượng của nó vào khoảng 1.000 tấn và cao 15,24 m.
Mưa đá khổng lồ tại Áo
Những hạt mưa đá khổng lồ to như quả trứng gà đã rơi xuống thành phố Clover trong một cơn bão.
Theo Vietnamnet