rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo sách “Social psychology & Human Nature” – Roy F. Baumeister
Con người đôi lúc làm những việc đem lại thất bại, đau khổ hoặc bất hạnh cho bản thân họ. Thuật ngữ tâm lý học dùng để chỉ về những hành động đó được gọi là “Hành vi tự làm hại bản thân” (self-defeating behavior). Trong ngôn ngữ đời thường, khi người ta nói 1 ai đó đã làm điều gì “ngu ngốc”, họ thường ám chỉ đó là sự tự làm hại bản thân. Những hành vi “ngu ngốc” là những hành vi (có thể dự đoán được) mang lại 1 số kết quả trái ngược với những điều mà người đó theo đuổi.
Hành vi tự làm hại bản thân là nghịch lý. Nhưng tại sao hành vi tự làm hại bản thân lại vẫn tiếp tục hoặc tồn tại? Nếu hành động lý trí có nghĩa là làm điều gì đó có lợi cho bản thân thì làm thế nào những động vật lý trí lại làm những việc có hại hoặc gây bất lợi cho bản thân?
Chúng ta không phủ nhận là con người làm rất nhiều việc có hại cho bản thân. Nhiều người hút thuốc khiến họ bị ung thư phổi. Họ ăn thức ăn không lành mạnh làm tuổi thọ của họ bị rút ngắn. Họ quan hệ tình dục bừa bãi làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc mang thai ngoài ý muốn. Họ lãng phí tiền vào cờ bạc...
Hành vi tự làm hại bản thân từ lâu đã thu hút các nhà tâm lý học, vì nó dường như nghịch lí. Nhiều lí thuyết giả định rằng những quá trình tâm lý được thiết kế để làm tăng sự an toàn, hạnh phúc và làm tăng cơ hội sinh tồn và sinh sản. Hành vi tự làm hại bản thân thì ngược lại. Nó thách thức lý thuyết tâm lý học để giải thích làm thế nào hành vi tự làm hại bản thân có thể phù hợp với giả định chung là con người hành xử theo những cách có tính thích nghi, lý trí và có lợi cho bản thân. Nhiều lí thuyết được nêu ra, bao gồm kết luận nổi tiếng của Freud (1920/1964) rằng con người có 1 “bản năng chết” thúc đẩy họ theo đuổi cái chết và sự sụp đổ của riêng họ. Lí thuyết “sợ thành công” của Matina Horner (1972) nói rằng nhiều phụ nữ trẻ tin là nếu họ trở nên quá thành công trong công việc thì họ sẽ kết thúc là cô đơn, bị từ chối, không thể tìm bạn đời. Vì nỗi sợ thành công này nên nhiều phụ nữ tự làm hại sự nghiệp của họ.
Sau nhiều thập kỉ nghiên cứu, các nhà tâm lý học xã hội đã bắt đầu thiết lập những sự thật quan trọng về hành vi tự làm hại bản thân. Kết luận đầu tiên là con người gần như không bao giờ trực tiếp tìm kiếm thất bại, đau khổ hoặc bất hạnh. Lý thuyết của Freud về bản năng chết rõ ràng là sai. Nhiều người có thể có những hành động tự làm hại bản thân nhưng họ không làm chúng với ý định tự làm hại bản thân. Và nhiều nghiên cứu được kiểm soát cẩn thận đã bác bỏ lí thuyết “nỗi sợ thất bại” (Hyland, 1989). Không có dấu hiệu nào cho thấy đàn ông hoặc phụ nữ cố tình làm hại sự nghiệp hoặc công việc của họ vì họ ý thức (hoặc vô thức) sợ thành công sẽ có hại cho họ.
Thay vào đó, có 2 lí do chính cho hành vi tự làm hại bản thân. 1 trong số đó liên quan đến sự cân bằng: Đôi khi những kết quả tốt và xấu có liên kết với nhau, và để lấy được kết quả tốt, đáng khao khát, con người chấp nhận kết quả xấu. Ví dụ về hút thuốc lá minh họa cho điều này. Hút thuốc gây ung thư và những bệnh khác, nhưng hầu như không có ai hút thuốc để mắc bệnh ung thư. Con người hút thuốc vì những niềm vui và phần thưởng của hút thuốc, bao gồm những cảm giác thoái mái và ngay lập tức gây ra bởi nicotine, và những lợi ích khác như gây ấn tượng với người khác là họ quyến rũ, trưởng thành. Họ chấp nhận 1 số nguy cơ của bệnh ung thư phổi để thu được những lợi ích đó.
Đặc biệt khi phần thưởng đến ngay lập tức và cái giá phải trả bị trì hoãn. Thuốc lá đem lại niềm vui ngay tức khắc trong khi bệnh ung thư và cái chết do chúng mang lại nằm ở tương lai xa. Nhiều hành động tự làm hại bản thân có đặc điểm này, hy sinh tương lai vì lợi ích trong hiện tại.
Con đường thứ 2 của hành vi tự làm hại bản thân liên quan đến kiến thức sai và dựa vào những chiến lược không hiệu quả. Thường thì con người không đủ hiểu biết về cái gì là có hiệu quả trong thế giới, hoặc vì họ không hiểu thế giới hoặc họ không hiểu bản thân họ 1 cách chính xác. Ví dụ, 1 số người trì hoãn vì họ tin là “Tôi làm việc có năng suất nhất khi chịu áp lực” (Ferrari, johnson, & McCown, 1995), công việc bị để lại đến phút cuối thì sẽ khiến tôi làm việc tốt hơn. Điều này nhìn chung là sai: Nó làm họ thực hiện công việc kém hơn (Tica & Baumeister, 1997).
Con người đôi lúc làm những việc đem lại thất bại, đau khổ hoặc bất hạnh cho bản thân họ. Thuật ngữ tâm lý học dùng để chỉ về những hành động đó được gọi là “Hành vi tự làm hại bản thân” (self-defeating behavior). Trong ngôn ngữ đời thường, khi người ta nói 1 ai đó đã làm điều gì “ngu ngốc”, họ thường ám chỉ đó là sự tự làm hại bản thân. Những hành vi “ngu ngốc” là những hành vi (có thể dự đoán được) mang lại 1 số kết quả trái ngược với những điều mà người đó theo đuổi.
Hành vi tự làm hại bản thân là nghịch lý. Nhưng tại sao hành vi tự làm hại bản thân lại vẫn tiếp tục hoặc tồn tại? Nếu hành động lý trí có nghĩa là làm điều gì đó có lợi cho bản thân thì làm thế nào những động vật lý trí lại làm những việc có hại hoặc gây bất lợi cho bản thân?
Chúng ta không phủ nhận là con người làm rất nhiều việc có hại cho bản thân. Nhiều người hút thuốc khiến họ bị ung thư phổi. Họ ăn thức ăn không lành mạnh làm tuổi thọ của họ bị rút ngắn. Họ quan hệ tình dục bừa bãi làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc mang thai ngoài ý muốn. Họ lãng phí tiền vào cờ bạc...
Hành vi tự làm hại bản thân từ lâu đã thu hút các nhà tâm lý học, vì nó dường như nghịch lí. Nhiều lí thuyết giả định rằng những quá trình tâm lý được thiết kế để làm tăng sự an toàn, hạnh phúc và làm tăng cơ hội sinh tồn và sinh sản. Hành vi tự làm hại bản thân thì ngược lại. Nó thách thức lý thuyết tâm lý học để giải thích làm thế nào hành vi tự làm hại bản thân có thể phù hợp với giả định chung là con người hành xử theo những cách có tính thích nghi, lý trí và có lợi cho bản thân. Nhiều lí thuyết được nêu ra, bao gồm kết luận nổi tiếng của Freud (1920/1964) rằng con người có 1 “bản năng chết” thúc đẩy họ theo đuổi cái chết và sự sụp đổ của riêng họ. Lí thuyết “sợ thành công” của Matina Horner (1972) nói rằng nhiều phụ nữ trẻ tin là nếu họ trở nên quá thành công trong công việc thì họ sẽ kết thúc là cô đơn, bị từ chối, không thể tìm bạn đời. Vì nỗi sợ thành công này nên nhiều phụ nữ tự làm hại sự nghiệp của họ.
Sau nhiều thập kỉ nghiên cứu, các nhà tâm lý học xã hội đã bắt đầu thiết lập những sự thật quan trọng về hành vi tự làm hại bản thân. Kết luận đầu tiên là con người gần như không bao giờ trực tiếp tìm kiếm thất bại, đau khổ hoặc bất hạnh. Lý thuyết của Freud về bản năng chết rõ ràng là sai. Nhiều người có thể có những hành động tự làm hại bản thân nhưng họ không làm chúng với ý định tự làm hại bản thân. Và nhiều nghiên cứu được kiểm soát cẩn thận đã bác bỏ lí thuyết “nỗi sợ thất bại” (Hyland, 1989). Không có dấu hiệu nào cho thấy đàn ông hoặc phụ nữ cố tình làm hại sự nghiệp hoặc công việc của họ vì họ ý thức (hoặc vô thức) sợ thành công sẽ có hại cho họ.
Thay vào đó, có 2 lí do chính cho hành vi tự làm hại bản thân. 1 trong số đó liên quan đến sự cân bằng: Đôi khi những kết quả tốt và xấu có liên kết với nhau, và để lấy được kết quả tốt, đáng khao khát, con người chấp nhận kết quả xấu. Ví dụ về hút thuốc lá minh họa cho điều này. Hút thuốc gây ung thư và những bệnh khác, nhưng hầu như không có ai hút thuốc để mắc bệnh ung thư. Con người hút thuốc vì những niềm vui và phần thưởng của hút thuốc, bao gồm những cảm giác thoái mái và ngay lập tức gây ra bởi nicotine, và những lợi ích khác như gây ấn tượng với người khác là họ quyến rũ, trưởng thành. Họ chấp nhận 1 số nguy cơ của bệnh ung thư phổi để thu được những lợi ích đó.
Đặc biệt khi phần thưởng đến ngay lập tức và cái giá phải trả bị trì hoãn. Thuốc lá đem lại niềm vui ngay tức khắc trong khi bệnh ung thư và cái chết do chúng mang lại nằm ở tương lai xa. Nhiều hành động tự làm hại bản thân có đặc điểm này, hy sinh tương lai vì lợi ích trong hiện tại.
Con đường thứ 2 của hành vi tự làm hại bản thân liên quan đến kiến thức sai và dựa vào những chiến lược không hiệu quả. Thường thì con người không đủ hiểu biết về cái gì là có hiệu quả trong thế giới, hoặc vì họ không hiểu thế giới hoặc họ không hiểu bản thân họ 1 cách chính xác. Ví dụ, 1 số người trì hoãn vì họ tin là “Tôi làm việc có năng suất nhất khi chịu áp lực” (Ferrari, johnson, & McCown, 1995), công việc bị để lại đến phút cuối thì sẽ khiến tôi làm việc tốt hơn. Điều này nhìn chung là sai: Nó làm họ thực hiện công việc kém hơn (Tica & Baumeister, 1997).