baomuahe2010
New member
- Xu
- 0
[FONT=&]1. MỞ ĐẦU
[/FONT]
[/FONT]
Văn hóa Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của một quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hóa trước đó. Nguồn gốc cơ bản để hình thành nền văn hóa Đông Sơn đó là các giai đoạn “Tiền Đông Sơn” từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu đến Gò Mun. Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa phát triển cùng thời trên đất nước như văn hóa Sa Huỳnh (ở Trung Nam Bộ) và văn hóa sông Đồng Nai (ở lưu vực sông Đồng Nai). Văn hóa Đông Sơn còn được coi là trung tâm phát triển của Đông Nam Á, có mối tương quan với các trung tâm phát triển trong khu vực như trung tâm Đông Bắc (Thái Lan), trung tâm Điền (Vân Nam, Trung Quốc).
Chính vì vậy, đặc trưng cơ bản của văn hóa Đông Sơn là tính thống nhất trong đa dạng. Đỉnh cao của văn hóa Đông Sơn là nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn mà ở đó, người Việt đã hoàn toàn làm chủ nguyên liệu và công nghệ chế tạo đồng thau. Đồ đồng đúc có mặt trong toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người Đông Sơn. Kỹ thuật luyện kim và đúc đồng thời này đã đạt đến trình độ hoàn mỹ. Đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn không thể lẫn với bất kì nền Văn hóa khỏa cổ nào khác trên thế giới. Trong số những hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn, tiêu biểu nhất chính là trồng đồng.
Trống đồng là một loại nhạc cụ được sử dụng trong các lễ hội, các cuộc tế lễ, ca múa… Trống đồng thời Đông Sơn có quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, thể hiện trình độ cao về kỉ năng và nghệ thuật. Trống đồng thể hiện tính ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ. Để hiểu rõ thêm về trống đồng thời Đông Sơn cũng như những giá trị cơ bản của nó chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu.
[FONT=&]2. NỘI DUNG[/FONT]
2.1 Giới thiệu khái quát về trống đồng thời Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn chính là linh vật của người Việt cổ ngoài dùng trong lễ hội, nó còn là một bộ sử bằng hình ảnh khi chữ viết chưa phát triển. Ngoài ra nó còn là một tác phẩm mỹ thuật độc dáo của dân tộc ta. Ở đó có vẽ đẹp về hình dáng, tỉ lệ và các hình hoa văn trang trí được cách điệu cao, phong phú về thể loại.
Trống đồng thể hiện tính ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ. Có hai loại hoa văn không thể thiếu trên mặt tất cả trống đồng Đông Sơn là hình mặt trời với số cánh chẵn 12, 14, 16 hoặc 18 cánh va chim lạc (xuất phát từ viêc cư dân Việt cổ gắn với văn minh lúa nước do đó thờ thần mặt trời và những loại chim gắn bó với đồng ruộng). Điều đó giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống vật chất và tâm linh của dân cư ban địa thời Đông Sơn.
[FONT=&] [/FONT][FONT=&]2.2 Đặc điểm chung của trống đồng
[/FONT]
Giữa mặt trống là hình ngối sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là hình họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau.
Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường lấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song.
Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học.
Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.
[FONT=&] 2.3. Phân loại trống đồng thời Đông Sơn
[/FONT] Trống đồng được phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống:
*2.3.1 Nhóm A
-2.3.1.1 Tiểu nhóm A1
Gồm có 6 trống: Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hóa, Bản Thôm và Quảng Xương.
Đặc điểm:
Hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, trong đó hình người đóng vai trò chủ đạo
Tang trống khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình vũ sĩ đứng trong các ô chữ nhật.
Hoa văn:
Họa tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ gãy khúc và có hoa văn răng cưa
· Trống đồng Ngọc Lũ
Trống Ngọc Lũ được xếp vào loại I Heger, là loại trống xuất hiện sớm nhất và giá trị nhất trong bốn loại trống. Đây là chiếc trống có kích thước lớn, hình dáng cổ kính, cân đối, tập trung hoa văn phong phú, hiện thực. Trống hầu như còn nguyên vẹn: bên ngoài phủ một lớp patin màu xanh ngả sang xám. Cho đến nay, ngót 200 trống đồng loại 1 được phát hiện, nhưng chưa có chiếc nào vượt qua trống Ngọc Lũ về mọi phương diện. Chức năng cơ bản của trống đồng là một nhạc khí dùng trong các cuộc hội hè, lễ tế.
View attachment 7941[FONT=&]
[/FONT][FONT=&]Trống đồng Ngọc lũ I trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam[/FONT]
[/FONT][FONT=&]Trống đồng Ngọc lũ I trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam[/FONT]
Cấu trúc trống gồm hai bộ phận: mặt trống (trống đồng chỉ có một mặt kín gắn liền với tang trống) và thân trống. Thân trống chia làm ba phần rõ rệt: Từng trống nở cong - đây chính là chiếc hộp cộng hưởng, khuếch đại âm thanh; phần giữa hình trụ phẳng đứng là bộ phận nấn âm thanh. Phần dưới cùng hình nón cụt hơi choãi ra là cửa mở để âm thanh thoát ra nhanh chóng và toả rộng.
*Hoa văn trang trí
Hoa văn trang trí trên trống đồng Ngọc Lũ rất phong phú và sinh động, phản ánh nhiều trạng thái khác nhau về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Đông Sơn thời các vua Hùng, loa văn được thể hiện cụ thể như sau: giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh nổi dày (tượng trưng cho mặt trời loả sáng), xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công (có biến thể), quanh ngôi sao là những vành đai hoa văn hình học gồm đường chấm nhỏ, vòng tròn có tiếp tuyến ngoài.
Vành đai hoa văn hình người gồm: hai người giã gạo chày đôi, người đứng, ngồi trong nhà sàn, người đang đánh trống đồng, đoàn người đang nhảy múa... đan xen trong vành đai hoa văn hình người là các vật như: nhà sàn mái cong, nhà sàn mái úp, trống đồng, chuông đồng, vũ khí, nhạc khí... . Vành đai hoa văn động vật có: chim mỏ ngắn, mỏ dài, hươu... . Tang trống trang trí hình thuyền chở người có vũ trang trong nhiều hoạt động khác nhau. Thân trống trang trí hình võ sĩ cầm vũ khí, khiên chắn và rìu chiến. Quai trống đối xứng từng cặp đúc nổi hình bông lúa...
[/FONT][FONT=&]Một gốc bề mặt trống đồng Ngọc Lũ[/FONT]
[FONT=&]Hình thuyền trên thân trống đồng Ngọc Lũ[/FONT]
[/FONT]Trống đồng Ngọc Lũ là chiếc trống điển hình nhất trong hệ trống đồng Việt Nam, đồng thời cũng là tiêu biểu cho đỉnh cao phát triển rực rỡ nhất của nền văn hoá Đông Sơn. Trống đã hội tụ đầy đủ những tri thức khoa học của thời đại cũng như tài năng nghệ thuật và tâm hồn người Việt cổ. Hoa văn trang trí trên trống Ngọc Lũ có thể được coi là một chuẩn mực về sự kết hợp hài hoà những đạc trưng, phong cách nghệ thuật trang trí đồ đồng Đông Sơn.
· Trống đồng Hoàng Hạ
Hoàng Hạ là một trong những chiếc trống Đông Sơn có kích thước lớn, có nhiều hoa văn phong phú, hiện được tàng trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Vào ngày 13 tháng 7 năm 1937, dân công đào mương dẫn nước xóm Nội, thôn làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (Hà Nội ngày nay) đã tìm ra được trống này ở độ sâu 1,5mét trong lòng đất.
Trống có đường kính mặt là 79 cm, chiều cao là 61,5 cm. Trống bị long mặt, rỉ gần khắp mặt và cả một phần thân trống.
[FONT=&]*Hoa văn tại mặt trống[/FONT]
[FONT=&]Bề mặt trống đồng Hoàng Hạ[/FONT]
[FONT=&]Họa tiết chim trên mặt trống đồng
[/FONT]
[FONT=&]Trống đồng Hoàng Hạ, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử, Hà Nội, Việt Nam[/FONT].
Về hoa văn hình học, ngoài những hoa văn tương tự như hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ I như các chấm nhỏ thẳng hàng, chữ gãy nối tiếp, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến song song, văn răng cưa,...còn có thêm vành hoa văn hình xoắn ốc và vòng tròn đồng tâm ở vành thứ 7 từ trong ra ngoài.
Về hình khắc người và động vật thì không có vành hươi nai, chim bay xem kẽ. Vành số 9 của trống Hoàng Hạ chỉ có 14 con chim bay. Đó là những hình chim mỏ dài, đuôi và chân dài, có mào, không có những hình chim đứng ngậm mồi.
Rìa mặt trống có 30 lỗ nhỏ cách đều nhau, là dấu vết con kê trên khuôn đúc trống.
Bố cục trang trí và hình hoa văn giống như trống đồng Ngọc Lũ 1. Trên tang trống, ngoài các vành hoa văn hình học, cũng có hình 6 chiếc thuyền xen giữa các thuyền là những hình chim có từ 2 đến 4 con. Về trang sức, tất cả thuyền trưởng cầm trống, vũ sĩ và người cầm lái đều đội mũ lông chim khá cao. Trống có hai đôi quai kép trang trí văn bện thừng. Chân trống không có hoa văn.
· Trống đồng sông Đà
Trống đồng Sông Đà trưng bày tại Bảo tàng Guimet, Paris, Pháp.
Phó sứ Moulié tỉnh Hòa Bình đã lấy trống này từ nhà người vợ góa của viên quan lang người Mường vùng sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình. Năm 1889, trống được mang trưng bày tại cuộc đấu xảo quốc tế.Trống còn tương đối nguyên vẹn, mặt và thân trống có nhiều vết sẹo, đường kính mặt là 78 cm, chiều cao là 61 cm.
*Hoa văn trang trí
Hoa văn trang trí, hình dáng và kích thước tương tự như trống Ngọc Lũ I và Hoàng Hạ.
Chính giữa mặt trống có hình ngôi sao nổi 14 cánh, xem kẽ các cánh sao là những họa tiết trang trí kiểu lông công. Bao quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn, gồm hai loại: hoa văn hình học và hình khắc người, độngvật và vật.
Về hoa văn hình học, ngoài những hoa văn tương tự như hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ I như các chấm nhỏ thẳng hàng, chữ gãy nối tiếp, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến song song, văn răng cưa,...còn có thêm một vành gồm hai đoạn hồi văn xen giữa với hai đoạn văn xoắn ốc hình quả trám kèm theo vòng tròn chấm giữa.
Vành 18 có hình chim, gồm 16 hình chim bay, giống với hình chim ở vành 9 của trống Hoàng Hạ và hai chim đứng.
Phía trên của tang trống có một băng hoa văn hình học gồm 6 vành: hai vành 1 và 6 là những đường chấm nhỏ, các vành 2 và 5 là văn răng cưa, hai vành 3, 4 là vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến.
Dưới băng hình học này là hình 6 chiếc thuyền, xen giữa các thuyền có hình một chim đứng. Đây là loại chim cổ cao, chân giống con chim hạc. Cứ hai chiếc thuyền thì lại có một con chim đứng. Mỗi thuyền đều có 5 người, mũ trên đầu họ đều có hình đầu chim.
Bên dưới những chiếc thuyền này là một băng hoa văn hình học, gồm 3 vành: một vành hoa văn vòng tròn có chấm giữa nằm giữa hai đường chấm nhỏ.
Trống có hai đôi quai kép trang trí văn thừng. Chân trống không có trang trí.
·
Trống đồng Khai HóaTrống đồng Khai Hóa là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn khá nổi tiếng, có nhiều hoa văn phong phú và được tìm thấy khá nguyên vẹn. Hiện nay trống đang bị lưu lạc ở ngoài Việt Nam. Có tài liệu nói trống để ở Bảo tàng dân tộc học tại thủ đô Viên của Áo. Một giả thuyết khác nói trống ở Bảo tàng Mỹ thuật công nghiệp nước Áo. Việc miêu tả trống hiện nay được dựa vào tài liệu của nhà nghiên cứu người Áo là "F.Heger". Ông còn gọi trống này là trống Bắc kỳ Gilet I (đặt theo tên người chơi đồ cổ ở Hà Nội là Léopold Gilet.
[FONT=&]Trống có hình dáng cân đối, chân hơi choãi ra một chút, mặt trống hơi tràn ra ngoài tang trống tạo thành một đường gờ nối liền mặt và tang trống, giống như trống Sông Đà. Trống có đường kính 65cm, cao 53 cm.
[/FONT]
[FONT=&]Thân trống có 3 phần:[/FONT]
- [FONT=&]phần trên phình ra gọi là tang, nối liền với mặt trống[/FONT]
- [FONT=&]phần giữa thân trống hình trụ tròn thẳng đứng,[/FONT]
- [FONT=&]phần chân hơi loe thành hình nón cụt[/FONT]
- [FONT=&]Có hai chiếc quai kép gắn vào tang và phần giữa trống, được trang trí hình bện thừng.[/FONT]
*Hoa văn trên trống đồng Khai Hóa
[/FONT]
Chính giữa mặt trống là hình ngôi sao nổi 12 cánh. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công.
Từ trong ra ngoài có tất cả 13 vành hoa văn đồng tâm bao bọc lấy nhau.
Về hoa văn hình học, 5 vành trong giống hệt như trống Sông Đà. Hoa văn xoắn ốc kép và vòng tròn đồng tâm có ở vành 9, gần gũi với hoa văn vành 7 trên mặt trống Hoàng Hạ. Vành 11 và 13 có văn răng cưa hình tam giác. Vành 12 gồm 4 đoạn hồi văn xen kẽ với 4 đoạn hoa văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa.
Về hình khắc người, động vật và vật gồm có: vành 10 là 18 hình chim bay, mỏ và đuôi dài, có mào. Vành 6 là những cảnh sinh hoạt tương tự như trống Sông Đà như: hai hình nhà sàn mái cong, hai hìnhh nhà cầu mùa, có những nhóm người múa, đặc biệt ở trống này có thêm người thổi khèn. Trên mỗi nóc nhà mái cong có một con vật hình chim.
Trong nhà có hai người xoã tóc sau lưng, quay mặt vào nhau. Đáng chú ý là trong vành sinh hoạt này không có cảnh trai gái giã gạo.
Rìa mặt trống không có trang trí, có 24 dấu vết con kê để lại, đó là kết quả của quá trình đúc trống.
Phần trên cùng của tang trống là một băng hoa văn hình học, gồm các loại hoa văn: chấm nhỏ thẳng hàng, hình răng cưa, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Có một vành hồi văn xen kẽ với văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa như trên mặt trống.
Phía dưới cũng có hình 6 chiếc thuyền. Phần giữa thân trống có những băng hoa văn hình học, gồm có hoa văn vạch chéo song song, văn hình quả trám xoắn ốc kèm theo vòng tròn chấm giữa. Ngoài ra, các hình vũ sĩ cũng có tại các băng này.
Chân trống không có trang trí.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: