Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời vào cuối những năm 40 của thế kỷ XIX là bước phát triển biện chứng các tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại trên cơ sở phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền tảng là nền đại cơ khí công nghiệp.
Vào cuối thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp đã xuất hiện ở Anh sau đó lan sang lục địa châu Âu - mở đầu cho quá trình công nghiệp hóa thay thế lao động thủ công bằng máy móc và được đẩy nhanh vào những năm 30 đến cuối những năm 40 của thế kỷ XIX là lúc Cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở Anh. Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp làm cho phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản bộc lộ bản chất và những mâu thuẫn của nó: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất. Cách thức để giải quyết mâu thuẫn đó là phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Nền đại công nghiệp phát triển một mặt làm cho giai cấp công nhân công nghiệp trưởng thành nhanh chóng, mặt khác nó cũng làm cho họ bị bần cùng hóa. Vì sự sống còn của mình họ đã đứng dậy đấu tranh. Những phong trào đấu tranh của công nhân Pháp (khởi nghĩa Liông 1831- 1834) công nhân Đức (khởi nghĩa Xêlêdi 1844) của công nhân và quần chúng lao động Anh (phong trào Hiến Chương kéo dài từ 1836 đến 1848) chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng xã hội đối lập, là lực lượng có khả năng xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, đồng thời những phong trào đấu tranh đó cũng đặt ra phải có một lý luận cách mạng khoa học dẫn đường.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ra đời còn có cơ sở từ những thành tựu của khoa học tự nhiên và những thành tựu trên các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị học và trực tiếp là những tư tưởng, những luận điểm có tính dự báo của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán ở đầu thế kỷ XIX như: Xanh Ximông (1760 - 1825), S. Phuriê (1772 - 1837) và Rôbớt Oen (1771 - 1858). Những dự báo của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XIX được các nhà sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học kế thừa có chọn lọc và chứng minh nó trên cơ sở khoa học. Chính vì thế Chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX được coi là nguồn gốc lý luận trực tiếp của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trên đây là những cơ sở khách quan, những điều kiện cần để chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, nhưng để nó có thể ra đời được còn phải có điều kiện chủ quan - điều kiện đủ - vai trò của những người sáng lập ra nó. Những người đó phải có trình độ học vấn rất cao, có khả năng phát hiện ra quy luật vận động khách quan của lịch sử và phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn để cải tạo xã hội. Mác và Ăng ghen đã đáp ứng được yêu cầu đó. Nhờ kết hợp hoạt động khoa học với thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, Mác, Ăng ghen đã phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng xóa bỏ Chủ nghĩa tư bản và giải đáp những vấn đề đặt ra của phong trào công nhân, đặt ước mơ, nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động về một xã hội không có áp bức bóc lột trên cơ sở khoa học bằng một lý luận chặt chẽ - lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học được trình bày có hệ thống trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (xuất bản tháng 3 - 1848) - tác phẩm đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
(Source: TS Nguyễn Văn Long - Trường ĐHSP Hà Nội )
Vào cuối thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp đã xuất hiện ở Anh sau đó lan sang lục địa châu Âu - mở đầu cho quá trình công nghiệp hóa thay thế lao động thủ công bằng máy móc và được đẩy nhanh vào những năm 30 đến cuối những năm 40 của thế kỷ XIX là lúc Cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở Anh. Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp làm cho phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản bộc lộ bản chất và những mâu thuẫn của nó: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất. Cách thức để giải quyết mâu thuẫn đó là phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Nền đại công nghiệp phát triển một mặt làm cho giai cấp công nhân công nghiệp trưởng thành nhanh chóng, mặt khác nó cũng làm cho họ bị bần cùng hóa. Vì sự sống còn của mình họ đã đứng dậy đấu tranh. Những phong trào đấu tranh của công nhân Pháp (khởi nghĩa Liông 1831- 1834) công nhân Đức (khởi nghĩa Xêlêdi 1844) của công nhân và quần chúng lao động Anh (phong trào Hiến Chương kéo dài từ 1836 đến 1848) chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng xã hội đối lập, là lực lượng có khả năng xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, đồng thời những phong trào đấu tranh đó cũng đặt ra phải có một lý luận cách mạng khoa học dẫn đường.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ra đời còn có cơ sở từ những thành tựu của khoa học tự nhiên và những thành tựu trên các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị học và trực tiếp là những tư tưởng, những luận điểm có tính dự báo của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán ở đầu thế kỷ XIX như: Xanh Ximông (1760 - 1825), S. Phuriê (1772 - 1837) và Rôbớt Oen (1771 - 1858). Những dự báo của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XIX được các nhà sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học kế thừa có chọn lọc và chứng minh nó trên cơ sở khoa học. Chính vì thế Chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX được coi là nguồn gốc lý luận trực tiếp của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trên đây là những cơ sở khách quan, những điều kiện cần để chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, nhưng để nó có thể ra đời được còn phải có điều kiện chủ quan - điều kiện đủ - vai trò của những người sáng lập ra nó. Những người đó phải có trình độ học vấn rất cao, có khả năng phát hiện ra quy luật vận động khách quan của lịch sử và phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn để cải tạo xã hội. Mác và Ăng ghen đã đáp ứng được yêu cầu đó. Nhờ kết hợp hoạt động khoa học với thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, Mác, Ăng ghen đã phát hiện ra giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng xóa bỏ Chủ nghĩa tư bản và giải đáp những vấn đề đặt ra của phong trào công nhân, đặt ước mơ, nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động về một xã hội không có áp bức bóc lột trên cơ sở khoa học bằng một lý luận chặt chẽ - lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học được trình bày có hệ thống trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (xuất bản tháng 3 - 1848) - tác phẩm đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
(Source: TS Nguyễn Văn Long - Trường ĐHSP Hà Nội )