Điều kì diệu giữa đời thường
Nhật Bản và trận động đất 9 độ richter kéo theo sóng thần kinh hoàng đã khiến gần một nửa đất nước hoang tàn, tiêu điều, mênh mông trong biển nước.
Các binh lính làm công tác cứu hộ tại một ngôi làng bị tàn phá tan tành sau trận động đất và sóng thần đã không tin vào tai mình khi nghe thấy tiếng khóc của một bé sơ sinh vang lên trong đống đổ nát. Hầu hết những người lính này đều nghĩ rằng họ nghe nhầm. Đến khi tiếng khóc lại cất lên. Các binh lính nhận ra rằng họ đang nghe thấy tiếng khóc thực sự và họ đã lao đến.
Thật là kỳ diệu! Họ đã lôi ra từ trong đống đổ nát đầy bùn đất, gạch gỗ và sắt thép một em bé sơ sinh. Đó là một cô bé 4 tháng tuổi, bị con sóng thần hung dữ cướp từ tay cha mẹ mình ở ngôi làng Ishinomaki. Mất tích ba ngày liền, gia đình cô bé tưởng chừng mất hết hy vọng.
Vậy mà khi binh lính thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản tìm thấy và trao trả cô bé cho gia đình thì dường như bé không hề bị một vết thương nào. Cả gia đình đã quá vui mừng.
Nhưng đến thời điểm đó, ác mộng vẫn chưa kết thúc. Chỉ vài phút sau giây phút đoàn tụ cảm động, những người sống sót lại bị sốc khi nghe tin một trận sóng thần thứ hai đang trên đường hướng tới Nhật Bản. Người cha đã quá hoảng hốt và cầu xin các binh lính đưa em bé chạy lên chỗ cao hơn để được an toàn.
Hai nữ sinh đưa bà cụ ra khỏi khu vực nguy hiểm (Ảnh: Reuters)
Cũng sau trận động đất, người ta phát hiện một bà cụ mắc kẹt ở ghế hành khách trong xe ô tô suốt 20 tiếng đồng hồ, mặc dù hoảng loạn nhưng cụ bà không hề bị thương. Một người phụ nữ khác thoát chết bởi bám lơ lửng trên cành cây và liều mình nhảy xuống biển nước khi có một mảnh gỗ trôi qua; một người đàn ông trôi nổi lênh đênh giữa sóng nước tưởng chừng như mất hết hy vọng vẫn đủ sức nở một nụ cười khi được cứu…
Tất cả họ khi được tìm thấy đều mang lại niềm tin cho những người sống sót còn người thân không may mất tích. Hy vọng, những điều kỳ diệu vẫn tiếp tục diễn ra.
“Người Nhật thật đáng nể phục!”
Một bạn trẻ có nick name là PhamHD đã phải thốt lên khi nghe câu chuyện cảm động về một người đàn ông chấp nhận hy sinh mạng sống của mình, rời khỏi chỗ chú ẩn an toàn để cứu ba mẹ con người phụ nữ xa lạ. Đó là câu chuyện được lan truyền nhanh chóng và làm cộng đồng cư dân mạng cảm động.
Binh lính Nhật Bản dùng hết sức để cứu người thoát khỏi đống đổ nát (Ảnh: AP)
Chuyện kể rằng, khi bạn của cô gái mang tên Sophia, cùng với mẹ và đứa em trai 2 tuổi bị mắc kẹt trong cơn sóng thần và đang tìm mọi cách để trèo lên ban công tòa nhà gần nhất. “Họ không ngừng kêu cứu, và một người đàn ông đã nhìn thấy họ từ ban công căn nhà phía sau. Rồi người đàn ông đó ngay lập tức nhảy khỏi ban công xuống nước, giúp bạn tôi, mẹ cô ấy và cậu em trai trèo lên ban công vào căn nhà. Nước lúc đấy càng ngày càng mạnh, không thể đứng vững được nữa”. Trong hoàn cảnh đó, người mẹ đã kiên quyết để hai đứa con mình lên trước rồi người đàn ông xa lạ đứng dưới đỡ bà lên. Khi chỉ còn người đàn ông ở bên dưới, và người mẹ đang nắm chặt tay ân nhân để kéo lên,“bất chợt một chiếc ô tô (trong hàng trăm chiếc) bị nước cuốn tràn tới đúng hướng người đàn ông đó. Mọi người ở bên trên gào thét, nhưng rồi đột nhiên, người đàn ông ấy giật khỏi tay mẹ bạn tôi, để bà ấy không bị kéo theo xuống nước. Chiếc ô tô đâm vào ông ấy và cuốn ông hất đi” (Trích dẫn blog của Shopia).
Trên blog cá nhân của mình, nick name Y&M ghi lại: “Những vùng đau thương nhất, nơi hàng vạn người đã mất hết nhà cửa, và thậm chí là đã mất hết người thân. Có đói không? Có! Có khát không? Có! Có rét không? Có! Có đau buồn không? Có! Có lo sợ không? Tất nhiên rồi! Vậy mà họ cũng vẫn lặng lẽ xếp hàng nhận những nắm cơm trắng. Cuộn mình trong những chiếc chăn mỏng tang thành hàng, thành lối trong chỗ trú nạn, sạch sẽ ngăn nắp, không rác rưởi, không hỗn loạn. Xếp hàng dài chờ đến lượt được mở vòi nhận một chai nước uống. Không ai nhào tới, tranh cướp, mặc dù ngày mai, họ sẽ ăn gì, ở đâu? Chẳng lẽ cứ sống mãi ở chỗ lánh nạn? Người thân thì biết còn hay mất? Vậy mà sao họ không lo? Không thấy một ai gào khóc, không một ai tích trữ, không một ai kêu than. Có chăng chỉ là những dòng nước mắt lặng lẽ gạt đi. Vâng, có lẽ họ “lạnh lùng”?! Có lẽ sự lạnh lùng đã khiến họ nuốt hết cả đau thương vào trong. Nhưng chắc chắn, họ là những người có quyết tâm sắt đá. Họ nuốt đau thương, để lấy sức mạnh cho cuộc bình sinh trở lại vào ngày mai!”.
Những người sống sót và chữ SOS trên nóc tòa nhà chờ cứu hộ (Ảnh: Vietnamplus)
Phong Thảo, lưu học sinh tại Kitakyushu, Fukuoka chia sẻ: “Không thấy cảnh cướp bóc, chen lấy, xô đẩy nơi mua thức ăn hay trong ga điện ngầm đang tắc nghẽn. Mọi người xử xự rất bình tĩnh dù rất căng thẳng và lo lắng. Giá cả cũng không nhân dịp này mà tăng vù vù. Kênh thời sự liên tục đưa tin một số vùng sóng thần đi qua chỉ còn lại toà nhà bệnh viện, xung quanh tan hoang, chỉ toàn bùn rác. Trên sân thượng bệnh viện có ghi tín hiệu cầu cứu SOS và THỰC PHẨM. Truyền hình cũng phát hình ảnh nhiều người tìm được người thân, nhiều người không thấy tên người nhà trên bảng thông báo tên người mất tích, lại gạt nước mắt tự đi tìm…”
Nước Nhật, người Nhật và những gì liên quan đến con người xứ sở Mặt trời mọc sẽ còn được nhắc đến nhiều trong những thế kỷ sau bởi ở nơi thiên nhiên tàn phá dữ dội nhất, họ vẫn rất bình tĩnh, đón nhận sự việc. Cho dù có phải một mình trở về căn nhà hoang tàn, đổ nát khi mà người thân đã không còn một ai sống sót, họ khóc đấy những không hề than trách ông trời. Dù họ có phải xếp hàng chờ tàu điện ngầm vẫn không hề chen lấn, to tiến hay có sự xô xát, dù có phải đi bộ hàng chục kilomet để về nhà, phải xếp hàng dài trên ban công nhà cao tầng để đợi trực thăng cứu hộ, họ vẫn nắm chặt tay nhau, cùng nhau vững tin để vượt qua cơn hoạn nạn.
Nhật Bản và trận động đất 9 độ richter kéo theo sóng thần kinh hoàng đã khiến gần một nửa đất nước hoang tàn, tiêu điều, mênh mông trong biển nước.
Các binh lính làm công tác cứu hộ tại một ngôi làng bị tàn phá tan tành sau trận động đất và sóng thần đã không tin vào tai mình khi nghe thấy tiếng khóc của một bé sơ sinh vang lên trong đống đổ nát. Hầu hết những người lính này đều nghĩ rằng họ nghe nhầm. Đến khi tiếng khóc lại cất lên. Các binh lính nhận ra rằng họ đang nghe thấy tiếng khóc thực sự và họ đã lao đến.
Thật là kỳ diệu! Họ đã lôi ra từ trong đống đổ nát đầy bùn đất, gạch gỗ và sắt thép một em bé sơ sinh. Đó là một cô bé 4 tháng tuổi, bị con sóng thần hung dữ cướp từ tay cha mẹ mình ở ngôi làng Ishinomaki. Mất tích ba ngày liền, gia đình cô bé tưởng chừng mất hết hy vọng.
Vậy mà khi binh lính thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản tìm thấy và trao trả cô bé cho gia đình thì dường như bé không hề bị một vết thương nào. Cả gia đình đã quá vui mừng.
Nhưng đến thời điểm đó, ác mộng vẫn chưa kết thúc. Chỉ vài phút sau giây phút đoàn tụ cảm động, những người sống sót lại bị sốc khi nghe tin một trận sóng thần thứ hai đang trên đường hướng tới Nhật Bản. Người cha đã quá hoảng hốt và cầu xin các binh lính đưa em bé chạy lên chỗ cao hơn để được an toàn.
Cũng sau trận động đất, người ta phát hiện một bà cụ mắc kẹt ở ghế hành khách trong xe ô tô suốt 20 tiếng đồng hồ, mặc dù hoảng loạn nhưng cụ bà không hề bị thương. Một người phụ nữ khác thoát chết bởi bám lơ lửng trên cành cây và liều mình nhảy xuống biển nước khi có một mảnh gỗ trôi qua; một người đàn ông trôi nổi lênh đênh giữa sóng nước tưởng chừng như mất hết hy vọng vẫn đủ sức nở một nụ cười khi được cứu…
Tất cả họ khi được tìm thấy đều mang lại niềm tin cho những người sống sót còn người thân không may mất tích. Hy vọng, những điều kỳ diệu vẫn tiếp tục diễn ra.
“Người Nhật thật đáng nể phục!”
Một bạn trẻ có nick name là PhamHD đã phải thốt lên khi nghe câu chuyện cảm động về một người đàn ông chấp nhận hy sinh mạng sống của mình, rời khỏi chỗ chú ẩn an toàn để cứu ba mẹ con người phụ nữ xa lạ. Đó là câu chuyện được lan truyền nhanh chóng và làm cộng đồng cư dân mạng cảm động.
Chuyện kể rằng, khi bạn của cô gái mang tên Sophia, cùng với mẹ và đứa em trai 2 tuổi bị mắc kẹt trong cơn sóng thần và đang tìm mọi cách để trèo lên ban công tòa nhà gần nhất. “Họ không ngừng kêu cứu, và một người đàn ông đã nhìn thấy họ từ ban công căn nhà phía sau. Rồi người đàn ông đó ngay lập tức nhảy khỏi ban công xuống nước, giúp bạn tôi, mẹ cô ấy và cậu em trai trèo lên ban công vào căn nhà. Nước lúc đấy càng ngày càng mạnh, không thể đứng vững được nữa”. Trong hoàn cảnh đó, người mẹ đã kiên quyết để hai đứa con mình lên trước rồi người đàn ông xa lạ đứng dưới đỡ bà lên. Khi chỉ còn người đàn ông ở bên dưới, và người mẹ đang nắm chặt tay ân nhân để kéo lên,“bất chợt một chiếc ô tô (trong hàng trăm chiếc) bị nước cuốn tràn tới đúng hướng người đàn ông đó. Mọi người ở bên trên gào thét, nhưng rồi đột nhiên, người đàn ông ấy giật khỏi tay mẹ bạn tôi, để bà ấy không bị kéo theo xuống nước. Chiếc ô tô đâm vào ông ấy và cuốn ông hất đi” (Trích dẫn blog của Shopia).
Trên blog cá nhân của mình, nick name Y&M ghi lại: “Những vùng đau thương nhất, nơi hàng vạn người đã mất hết nhà cửa, và thậm chí là đã mất hết người thân. Có đói không? Có! Có khát không? Có! Có rét không? Có! Có đau buồn không? Có! Có lo sợ không? Tất nhiên rồi! Vậy mà họ cũng vẫn lặng lẽ xếp hàng nhận những nắm cơm trắng. Cuộn mình trong những chiếc chăn mỏng tang thành hàng, thành lối trong chỗ trú nạn, sạch sẽ ngăn nắp, không rác rưởi, không hỗn loạn. Xếp hàng dài chờ đến lượt được mở vòi nhận một chai nước uống. Không ai nhào tới, tranh cướp, mặc dù ngày mai, họ sẽ ăn gì, ở đâu? Chẳng lẽ cứ sống mãi ở chỗ lánh nạn? Người thân thì biết còn hay mất? Vậy mà sao họ không lo? Không thấy một ai gào khóc, không một ai tích trữ, không một ai kêu than. Có chăng chỉ là những dòng nước mắt lặng lẽ gạt đi. Vâng, có lẽ họ “lạnh lùng”?! Có lẽ sự lạnh lùng đã khiến họ nuốt hết cả đau thương vào trong. Nhưng chắc chắn, họ là những người có quyết tâm sắt đá. Họ nuốt đau thương, để lấy sức mạnh cho cuộc bình sinh trở lại vào ngày mai!”.
Phong Thảo, lưu học sinh tại Kitakyushu, Fukuoka chia sẻ: “Không thấy cảnh cướp bóc, chen lấy, xô đẩy nơi mua thức ăn hay trong ga điện ngầm đang tắc nghẽn. Mọi người xử xự rất bình tĩnh dù rất căng thẳng và lo lắng. Giá cả cũng không nhân dịp này mà tăng vù vù. Kênh thời sự liên tục đưa tin một số vùng sóng thần đi qua chỉ còn lại toà nhà bệnh viện, xung quanh tan hoang, chỉ toàn bùn rác. Trên sân thượng bệnh viện có ghi tín hiệu cầu cứu SOS và THỰC PHẨM. Truyền hình cũng phát hình ảnh nhiều người tìm được người thân, nhiều người không thấy tên người nhà trên bảng thông báo tên người mất tích, lại gạt nước mắt tự đi tìm…”
Nước Nhật, người Nhật và những gì liên quan đến con người xứ sở Mặt trời mọc sẽ còn được nhắc đến nhiều trong những thế kỷ sau bởi ở nơi thiên nhiên tàn phá dữ dội nhất, họ vẫn rất bình tĩnh, đón nhận sự việc. Cho dù có phải một mình trở về căn nhà hoang tàn, đổ nát khi mà người thân đã không còn một ai sống sót, họ khóc đấy những không hề than trách ông trời. Dù họ có phải xếp hàng chờ tàu điện ngầm vẫn không hề chen lấn, to tiến hay có sự xô xát, dù có phải đi bộ hàng chục kilomet để về nhà, phải xếp hàng dài trên ban công nhà cao tầng để đợi trực thăng cứu hộ, họ vẫn nắm chặt tay nhau, cùng nhau vững tin để vượt qua cơn hoạn nạn.