H
HuyNam
Guest
NHỮNG CHỦ ĐỀ TRIẾT LUẬN TRONG VĂN
Có những cây bút sau một vài sáng tác đầu tay đã bắt đầu cảm thấy lúng túng và ngòi bút dường như chững trước những phạm vi hiện thực mới. Có người làm thơ chuyển sang viết văn xuôi và ngược lại. Riêng Thanh Thảo là một hiện tượng đặc biệt. Trường ca đầu tay: “Những người đi tới biển” (1977), đã khẳng định và đưa Thanh Thảo trở thành một gương mặt tiêu biểu trong đội ngũ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Và cũng từ đó cho tới nay, Thanh Thảo vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo, vẫn kiên tâm trên con đường mình đã chọn: sáng tác trường ca. Thanh Thảo viết nhiều trường ca và đó là thể loại chính ghi nhận những thành công, đóng góp quý báu của thơ anh trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn cho rằng: Thanh Thảo là “ông hoàng của trường ca”. Thanh Thảo quả là có một năng lực trường ca kỳ diệu và hiếm có. Sau trường ca “Những người đi tới biển” (1977), anh cho xuất bản liên tiếp các trường ca: “Những nghĩa sĩ Cần Giuộc” (1982), “Bùng nổ của mùa xuân) (1982), “Trẻ con ở Sơn Mỹ” (1982), “Đêm trên cát” (1985), “Trò chuyện với nhân vật của mình” (2002), “Cỏ vẫn mọc” (2002) và gần đây nhất có “Trường ca Metro”... Trường ca cũng là nơi thể hiện đậm nét dấu Ên cá tính sáng tạo của ngòi bút Thanh Thảo: ý tứ sâu xa, giọng thơ trầm, giàu suy tư với những liên tưởng độc đáo, bất ngờ mang chiều sâu khái quát.
Tải xem TẠI ĐÂY
Nguồn đh sư phạm hn 1