Những 'chiêu' dạy trò trung thực của cô giáo trẻ

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Những 'chiêu' dạy trò trung thực của cô giáo trẻ

Học sinh chăm ngoan, không thể vì một lỗi để em mất niềm tin vào bản thân. Nhưng học sinh ngỗ nghịch thì không dùng được cách này. Hiểu tính cách, đặc điểm để có lối ứng xử phù hợp với hành vi của học trò - cô giáo Lê Thị Nụ, giáo viên trẻ mới ra trường được hơn một năm, hiện đang dạy tại Trường THCS Colette - TP.HCM chia sẻ.

“Cô tin các em…”

images2029853_images2029819_IMG_8661.jpg

Ảnh: Phạm Hải.

Buổi kiểm tra Lịch sử, cô Nụ cho học sinh chép đề xong và nói với cả lớp:

- Cô yêu cầu các em cực kỳ nghiêm túc, không sử dụng tài liệu, không bỏ tài liệu trong bàn.
Nhưng có một học sinh trong lớp đã không nghe lời cô, lén mở cuốn sách để dưới gầm bàn và chép bài. Thật buồn vì em chính là sao đỏ của lớp.

Cô nhẹ nhàng bước lại gần và yêu cầu em đứng dậy, nghiêm giọng hỏi:

- Em vừa làm gì đấy?

Học trò chối:

- Thưa cô, em đang làm bài.

- Em làm bài nghiêm túc chứ?

- Thưa cô, thưa cô…

Cô tiếp tục phỏng vấn:

- Cô vừa phổ biến gì trước lớp?

Học trò lặng im không trả lời. Cô nói với cả lớp, dịu dàng nhưng dứt khoát:

- Các em là học sinh trường Colette, là những học trò trung thực, theo cô nghĩ. Vậy thì…(cô quay sang hỏi học sinh) ..em có phải là một học sinh trung thực hay không?

Học sinh không trả lời cô và bắt đầu khóc.

- Bây giờ, cô sẽ chờ xem em thừa nhận trước lớp như thế nào về bản thân mình! Là một người trung thực, dám nhận lỗi hay là một kẻ dám làm, không dám chịu?

Lúc đó, học sinh của cô vừa khóc, vừa nói:

- Thưa cô, em đã sử dụng tài liệu.

Cô bước lại gần, nói với em:

- Cô cảm ơn em, em vừa tự học một bài học đắt giá về tính trung thực cho bản thân mình. Cái quan trọng là người làm sai, biết nhận lỗi, biết sửa chữa như thế mới đáng khen.

Từ sau câu chuyện đó, cậu học trò sao đỏ và học sinh trong lớp không còn để xảy ra chuyện như vậy nữa.

Cô Nụ rất nghiêm khắc trong việc giữ kỷ cương của lớp và dạy học sinh bằng tất cả sự cố gắng của mình. Vì vậy, khi các em bỏ qua lời, vi phạm kỷ luật khiến cô rất giận, giận lắm.

Vậy nhưng, cô không muón phải “vạch mặt” học sinh. Bởi em là học sinh chăm ngoan, luôn được điểm cao, lại là sao đỏ. Cô nói: "Mình muốn để học sinh tự nhận lỗi, vừa không mất công quy kết tội, vì có thể, em sẽ chối quanh co, vừa có cơ hội giúp em đỡ “mất mặt” hơn khi khen về tính trung thực trước lớp.

Khi "thức tỉnh" và "khoan dung" chào thua học trò...

Cô Lê Thị Nụ cho biết, những học sinh (tạm gọi là cá biệt) vẫn là sự đau đầu của bất cứ thầy cô giáo nào. Nhiều khi, các em coi thường thầy cô, luôn ngoan cố khi vi phạm kỷ luật. Lúc này, biện pháp “thức tỉnh” và khoan dung cũng thành vô tác dụng và “chào thua” trước học trò.
Đó là lần, cô cho học sinh một lớp khác làm bài kiểm tra. Rõ ràng, có học sinh vi phạm ở phía bàn cuối. Cuốn sách vẫn còn nằm dưới gầm bàn nhưng hai em ngồi cạnh nhau, cô không thể xác định chính xác ai là người đã sử dụng tài liệu.

Cô mời cả hai bạn đứng dậy, yêu cầu người sử dụng tài liệu nhận lỗi. Không ai trả lời. Rồi một đứa khóc, không nhận lỗi, đứa còn lại nét mặt vẫn lầm lì, không chịu nói gì.

Cô giận lắm, nhưng vẫn cố nén, thuyết phục hai trò cứng đầu: "Ai dám nhận lỗi, vừa trung thực với bản thân mình, vừa không gây oan ức cho bạn?”

Cả hai vẫn tiếp tục chối.

Cả lớp đang làm bài, bị ảnh hưởng, nên bắt đầu giục một trong hai học sinh phải nhận lỗi. Cô hứa sẽ “khoan hồng” nếu trung thực. Nét mặt hai trò vẫn lầm lì.

Khi đó, cô Nụ phải kìm nén nỗi thất vọng, giận dữ để sử dụng đến biện pháp cuối cùng: mời cả hai lên bàn giáo viên, cô sẽ xem bài và hỏi lại. Nếu học sinh nào trả lời đúng như những gì đã thể hiện trong bài, sẽ được minh oan, người vi phạm sẽ nhận điểm 0 và bị hạ hạnh kiểm.
Lúc này, bài học về tính trung thực của học sinh trước lại hiện về. Cô kể cho hai “tội nhân” nghe và nói:

- Nếu là người dối trá, sớm muộn gì người khác cũng biết được. Quan trọng là các em tự lừa dối bản thân mình, không biết mình cần cố gắng. Giấu dốt, khi ra đời, các em rất khó thành công trong cuộc sống.

Và khi cô bắt đầu xem bài. Không cần phải tiếp tục làm gì nữa, cả lớp ai cũng có thể nhận ra nét mặt vui mừng của học trò được minh oan.

Thời gian trên lớp không có nhiều để cô yêu cầu học sinh nhận lỗi trước lớp và xin lỗi bạn. Cô Nụ tiếc khi chỉ dừng lại ở việc tìm ra thủ phạm. Cuối giờ, cô gặp riêng học sinh đó, nhưng có lẽ, em vẫn chưa rút ra bài học ngay cho bản thân mình. Cô hiểu, không phải học sinh nào cũng có thể tự nhận lỗi và sẽ “cảm hoá” được ngay.

Nhưng điều khiến cô Nụ vui nhất là từ đó, lớp học không còn tình trạng sử dụng tài liệu mỗi khi có bài kiểm tra nữa.


Theo VNN.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top