Những Chiến Dịch lớn của nhân dân ta trong giai đoạn 1946 - 1954
a. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947:
- Pháp tấn công Việt Bắc: + Tháng 4 - 1947, cao ủy Đông Dương Bô-la-e vạch ra kế hoạch đánh Việt Bắc nhằm đánh phá căn cứ địa cách mạng, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc với quốc tế.
+ Với ý đồ như vậy, Pháp đã huy động 1200 quân và hầu hết các máy bay ở Đông Dương và do tướng Va-luy chỉ huy.
- Quân ta chiến đấu chống cuộc tiến công của địch: + Đảng có chỉ thị phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc. Quân ta đã chiến đấu khắp các mặt trận, từng bước đẩy lùi giặc Pháp.
+ Mặt trận đường 3, ta đánh trên 20 trận, bao vây đánh tỉa quân dù khiến chúng phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã. Đến cuối tháng 11 - 1947, trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch lên đến Việt Bắc.
+ Mặt trận đường 4, ta phục kích tiêu diệt địch. Tiêu biểu là trận đèo Bông Lau ( 30 - 10 - 1947 ), ta phá hủy được 27 xe, bắt sống 240 tên địch.
+ Mặt trận sông Lô, ta bao vây chặn đánh địch trên nhiều đoạn sông.
=> Hai gọng kìm Đông và Tây bị bẻ gẫy, không gặp nhau được ở Đài Thị.
+ Cuộc chiến đấu hơn hai tháng rất ác liệt giữa ta và địch được kết thúc bằng cuộc rút chạy của Pháp ( 19/12/1947).
+ Các mặt trận khác cũng phối hợp với Việt Bắc đánh địch như ở Hà Nội, Sài Gòn, ta tập kích vào các vị trí, đồn bốt của giặc.
- Kết quả và ý nghĩa:
+ Với Pháp:Việt Bắc trở thành mồ chôn quân Pháp với hơn 6000 tên địch bị loại, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 ca nô và tàu chiến và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bị thất bại.
+ Với ta: Cơ quan đầu não được an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới.
b. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950:
* Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến:- Thuận lợi:
+ Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. Từ đây, Việt Nam thoát khỏi sự bao vây của chủ nghĩa đế quốc.
+ Các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam như Trung Quốc ( 18 - 1 - 1950 ), Liên Xô ( 30 - 1 - 1950 ) và nhiều nước XHCN khác.
- Khó khăn:
+ Mĩ bắt đầu giúp Pháp can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương thông qua kế hoạch Rơ-ve: ngày 7 - 2 - 1950, Mĩ công nhận chính quyền bù nhìn Bảo Đại. Ngày 8 - 5 - 1950, Mĩ viện trợ 10 triệu USD cho Pháp. Tháng 7 - 1950, Mĩ đặt phái đoàn cố vẫn quân sự ở Việt Nam, từng bước điều kiển chiến tranh ở Đông Dương.
+ Từ 6 - 1949, Pháp đưa nhiều vũ khí vào Việt Nam, đưa quân từ Trung Bộ và Nam Bộ ra Bắc, tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông - Tây ( Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La ), bao vây chuẩn bị đánh Việt Bắc lần hai.
* Cuộc tiến công địch ở biên giới phía Bắc của quân ta: Tháng 6 - 1950, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở đường liên lạc với quốc tế, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc để tạo đà phát triển cho cuộc kháng chiến. Hồ Chủ tịch đã trực tiếp lên trận địa để chỉ đạo chiến dịch.
- Diễn biến:
+ Ngày 16 - 9 - 1950, ta đánh Đông Khê thì đến 18 - 9 là giành thắng lợi khiến Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, địch từ Thất Khê lên Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng về.
+ Từ 1 - 10 đến 8 - 10 - 1950, ta mở cuộc bao vây, đánh chặn ở Cốc Xá, đồi 477, tiêu diệt cả hai binh đoàn Sác-tông và Lơ-pa-giơ khiến địch phải rút khỏi Thất Khê ( 8 - 10 - 1950 ) và rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn ( 13 - 10 - 1950 ).
+ Từ 13 - 10 đến 22 - 10 - 1950, Pháp lần lượt rút khỏi Lộc Bình, An Châu, Đình Lộc.
=> Chiến dịch trên mặt trận Biên giới kết thúc.
+ Các mặt trận khác cũng phối hợp với Biên giới đánh địch ở tả ngạn sông Hồng, đường 6, đường 22. Tháng 11 - 1950, Pháp rút khỏi Hòa Bình.
+ Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Liên khu V, Bình Trị Thiên và Nam Bộ.
- Kết quả và ý nghĩa:
* Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên, thu và phá hủy hơn 3000 vũ khí, giải phóng tuyến biên giới dài 750 km từ Đình Lộc lên Cao Bằng, chọc thủng hành lang Đông - Tây, kế hoạch Rơ-ve bước đầu bị phá sản.
* Ý nghĩa: Khai thông con đường nước ta với thế giới XHCN. Quân đội ta được trưởng thành, ta giành được thế chủ động ở chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
c. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954:
* Chủ trương của ta:
Tập trung lực lượng, tiến công theo những hướng quan trọng về chiến lược nhưng ở đó địch yếu, sơ hở nhằm giải phóng đất đai, tiêu diệt sinh lực địch và buộc chúng phải phân tán lực lượng để đối phó với ta.
* Diễn biến:
+ Ngày 10 - 12 - 1953, ta tấn công theo hướng Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, Sơn La và uy hiếp Điện Biên Phủ.
+ Đầu tháng 12 - 1953, liên quân Việt - Lào tiến công ở Trung Lào, giải phóng nhiều đất đai và uy hiếp Xê-nô. Pháp điều quân tiếp viện cho Xê-nô nên Xê-nô đã trở thành nơi tập trung lực lượng thứ 3 của địch.
+ Cuối tháng 1 - 1954, liên quân Việt - Lào tiến công ở Thượng Lào, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, uy hiếp Luông-pha-băng. Pháp điều quân tiếp viện cho Luông-pha-băng nên Luông-pha-băng trở thành nơi tập trung binh lực thứ 4 của địch.
+ Tháng 2 - 1954, ta tiến công theo hướng Bắc của Tây Nguyên, giải phóng Kom Tum và uy hiếp Plây-cu. Pháp điều quân từ Tuy Hòa tiếp cứu cho Plây-cu nên Plây-cu trở thành nơi tập trung binh lực thứ 5 của địch.
+ Sau lưng địch: chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
* Kết luận:
Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954, ta đã chủ động mở hàng loạt chiến dịch và đã đạt được mục đích đề ra, khiến Pháp phải phân tán lực lượng thành 5 cứ điểm.
d. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:
* Âm mưu của Pháp và Mĩ: + Điện Biên Phủ có vị trí đặc biệt: nằm ở phía Tây của Tây Bắc, giáp biên giới với Lào. Có thể nói đây là vị trí then chốt ở Đông Dương.
+ Sau cuộc tiến công đông - xuân 1953 - 1954, Pháp điều chỉnh coi Điện Biên Phủ là khâu chính của kế hoạch Nava. Pháp xây dựng Điện Biên Phủ là căn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương về lực lượng, vũ khí.
+ Phân làm 3 phân khu: phân khu phía Bắc, khu trung tâm và phân khu Nam nhằm hút chủ lực của ta đến đây để tiêu diệt.
* Chủ trương của ta: + Tháng 12 - 1953, bộ Tổng tư lệnh và Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
+ Ta chuẩn bị gấp rút cho Điện Biên Phủ:
Lực lượng 55.000 quân gồm 4 đại đoàn bộ bình, 1 đại đoàn pháo binh và nhiều tiểu đoàn công binh, 27.000 tấn gạo, 628 ô tô tải và 2.100 xe đạp,...
* Diễn biến: + Đợt 1 (từ 13 đến 17/3/1954): ta đánh vào phân khu phía Bắc bao gồm Bản Kéo, đồi Độc Lập, Him Lam, loại khỏi vòng chiến đấu 2.000 địch.
+ Đợt 2 (từ 30/3 đến 26/4/1954): ta đánh vào khu trung tâm Mường Thanh.
+ Đợt 3 ( từ 1/5 đến 7/5/1954 ): ta đánh khu trung tâm và phân khu phía Nam, chiếm được những cứ điểm còn lại.
+ Những chiến trường khác đã phối hợp với Điện Biên Phủ đánh địch nhằm phân tán, tiêu háo, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
* Kết quả và ý nghĩa:
+ Kết quả:
Loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 địch và thu được 19.000 súng các loại và phá 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
Riêng ở Điện Biên Phủ, loại 16.200 tên địch, phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
+ Ý nghĩa: Đập tan kế hoạch Nava, ráng đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh. Tạo điều kiện cho đàm phán ngoại giao ở Giơ-ne-vơ.
ST