Những cách tân nghệ thuật trong văn xuôi Tản Đà

  • Thread starter Thread starter Cua Ta
  • Ngày gửi Ngày gửi

Cua Ta

New member
Những cách tân nghệ thuật trong văn xuôi Tản Đà

MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tản Đà là một tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. Nói đến Tản Đà, ai ai cũng cho rằng, đây là một nhà thơ có tài, “một nhà thơ dân tộc chân chính”, “một nhà thơ có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học những năm đầu thế kỉ XX”. Điều này là đúng nhưng chưa đủ... thơ chưa phải là toàn tập của Tản Đà, ông còn có văn xuôi, không chỉ có một mà hàng chục tác phẩm, thuộc nhiều thể loại khác nhau...

Những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của ông như: Thề non nước (tiểu thuyết), Giấc mộng lớn (nhật ký), Giấc mộng con (du ký), Trần ai tri kỷ (truyện ngắn), Còn chơi (luận thuyết)... từ lâu đã được giới nghiên cứu, phê bình chú ý và ngoài mặt thống nhất cao trong đánh giá về nội dung cũng như hình thức... thì đây đó vẫn có những ý kiến khác nhau và dường như vẫn tiếp tục...

Sau 1975, việc nghiên cứu Tản Đà vẫn tiếp tục. Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã lưu ý rằng: Người hiện nay muốn đi tìm Tản Đà một cách có lương tâm, tận tâm phải đọc kỹ lại văn xuôi của ông, mới hiểu hết bản lỉnh của ông...”. Theo chúng tôi, chúng ta còn thiếu những công trình nghiên cứu có quy mô, vừa hệ thống lại vừa cụ thể về văn xuôi Tản Đà. Đây chính là lý do để chúng tôi chọn đề tài Những cách tân nghệ thuật trong văn xuôi Tản Đà.

Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm hướng đến các mục dích sau:
- Góp phần tái hiện lại diện mạo, và hành trình sáng tác văn xuôi của Tản Đà, xác định kiểu nhà văn, một vấn đề chưa được quan tâm đầy đủ...
- Góp phần xác định rõ hơn những cách tân nghệ thuật trong văn xuôi Tản Đà ở cả hai phương diện nội dung và hình thức,
- Xác định rõ hơn những đóng góp của Tản Đà trong tiến trình hiện đại hoá văn xuôi đầu thế kỷ XX.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Dù trực tiếp hay gián tiếp, hay sự tự ý thức về đối tượng có khác nhau, song bản thân vấn đề văn xuôi trong sáng tác của Tản Đà vẫn là đối tượng khảo sát tiềm tàng của các nhà nghiên cứu. Ở trong nước, từ trước cách mạng tháng Tám cho đến nay, đã có hàng chục bài báo, công trình viết về vấn đề này hoặc về một tác phẩm văn xuôi, hoặc liên quan ít nhiều đến những vấn đề chung của văn xuôi Tản Đà.

Tản Đà xuất hiện lần đầu tiên trên văn đàn với Khối tình con, sau đó là Giấc mộng con, Thần tiền... và cuối cùng là Giấc mộng lớn. Thời kỳ đầu người ta đón nhận ông bằng tất cả sự háo hức, nhiệt thành của cái tinh thần yêu chuộng cái mới và người ta xem ông là “một văn tài” đem đến “cơn gió lạ” giữa cái buổi đầy u uất của xã hội. Công chúng tư sản hoan nghênh Tản Đà vì ông đã nói hộ một phần của họ tâm trạng thời đại, đó là nhu cầu khẳng định mình. Chính thời điểm ấy Phạm Quỳnh là người cho rằng Tản Đà đã “dựng ra một văn phái mới” và không ngớt lời tán tụng ông. Thế nhưng chẳng bao lâu sau cuốn Giấc mộng con ra đời thì người ta lại bắt gặp một sự phê phán khác và khá quyết liệt của Phạm Quỳnh. Thế rồi một thời gian dài, người ta đã lãng quên văn xuôi của ông, nhất là khi những tiểu thuyết mới ra đời, người ta lại càng nhanh chóng lãng quên ngay cây cầu bắt qua bến cũ. Mãi đến khi Tản Đà mất năm 1939, cả văn đàn mới giật mình. Cũng trong năm này, Lê Thanh trong cuốn Thi sĩ Tản Đà đã nói đến cái ảnh hưởng của văn xuôi Tản Đà với các văn sĩ đương thời. Càng về sau, người ta càng chú ý đến văn xuôi Tản Đà, và có nhiều ý kiến khen chê khác nhau

Chúng tôi đã tập hợp được một số công trình, bài viết về văn xuôi Tản Đà từ trước cách mạng cho đến nay. Sơ bộ thấy có hai loại ý kiến sau:
- Ở loại ý kiến thứ nhất thì phần lớn đều cho rằng: Dù thành tựu không bằng thơ ca nhưng văn xuôi của Tản Đà đã có những cách tân đáng kể về nội dung cũng như nghệ thuật. Tản Đà đã khai sinh cho nhiều thể văn trong văn học Việt Nam buổi đầu thế kỷ... Điều đặc biệt trong nội dung văn thơ Tản Đà là sự đi sâu vào cái tôi, là việc mạnh dạn, dũng cảm đưa cái tôi vào thơ văn trong rượu và say, trong những cơn sầu dài, trong những câu chuyện lên tiên và hầu trời, trong các cuộc chu du vào quá khứ hoặc đến với các xứ sở xa lạ, trong cả những lo toan về cuộc mưu sinh, trong những tự thuật, tự trào và tự thú về mình... Về hình thức thì văn xuôi Tản Đà với giọng triết lý - trữ tình đặc sắc, với sự khơi mở của một tâm trạng, ngay từ khi đăng lần đầu tiên trên Đông Dương Tạp Chí đã làm cho bạn đọc cảm thấy một sự mới lạ so với những bài văn xuôi đương thời... Có thể tìm thấy nội dung trên đây trong các bài viết của các nhà nghiên cứu: Hoài Thanh, Xuân Diệu, Nguyễn Tiến Lãng, Phan Văn Diêu, Nguyễn Khắc Xương, Tần Dương, Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng, Trần Ngọc Vương, Nguyễn Huệ Chi, Ngô Bằng Giực, Phạm Thế Ngũ ...

- Loại ý kiến thứ hai, mà tiêu biểu là ý kiến của các ông Vũ Ngọc Phan, Phạm Quỳnh Hà Như Chi lại cho rằng: văn xuôi Tản Đà không có nhiều giá trị, nội dung không có gì mới lạ, còn hình thức thì rối ren, có cảm giác tác giả “đùa” với chữ hơn là diễn đạt ý tưởng...
Dễ dàng nhận thấy, dù khen hay chê thì các ý kiến nói trên chủ yếu dừng lại ở dạng các nhận định có tính khái quát trong một bài báo, một bài giới thiệu sách hoặc một phần trong một chương sách... Sự thật là chưa có một công trình nghiên cứu quy mô, vừa hệ thống vừa cụ thể về văn xuôi Tản Đà... chúng tôi muốn góp phần đi sâu nghiên cứu văn xuôi Tản Đà ở góc độ những cách tân nghệ thuật.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

-Đối tượng nghiên cứu là những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của Tản Đà, cụ thể là: Giấc mộng con I, II (du ký), Giấc mộng lớn (tự truyện) , Thề non nước (tiểu thuyết), Trần ai tri kỷ (truyện ngắn), Nhàn tưởng (tản văn)
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là xem xét những cách tân nghệ thuật cuả văn xuôi Tản Đà ở cả hai phương diện nội dung và hình thức.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết những vấn đề trên chúng tôi sử dụng những phương pháp sau đây: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh - thống kê và một số phương pháp bổ trợ khác

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được chia làm 3 chương
Chương 1: Quan niệm văn học và hành trình văn xuôi của Tản Đà
Chương 2: Văn xuôi Tản Đà - những cách tân từ hệ thống đề tài, chủ đề và hình tượng nhân vật
Chương 3: Văn xuôi Tản Đà- những cách tân về phương diện thể loại, ngôn ngữ và giọng điệu
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Chủ topic cho xin password hoặc bỏ password rồi đính kèm lại cho mọi người đi. Chứ chia sẽ thế này thì nửa với quá.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top