Nếu bạn mê thiên văn học và yêu thích những vì sao lấp lánh trên bầu trời đêm thì đây là những bức ảnh không thể thiếu trong bộ sưu tập của bạn. Những bức ảnh vụ trụ đẹp nhất này được chọn ra trong vô số bức ảnh ngân hà do các nhà khoa học, thợ chụp ảnh và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới, bằng những chiếc kính viễn vọng tinh vi ở rất nhiều không gian và thời gian khác nhau. Vì vậy giá trị công sức của các bức ảnh, và sự độc đáo của chi tiết ảnh là thứ chúng ta nên trân trọng.
Hiện tượng vũ trụ "nhái" tranh
Bức ảnh này dường như "nhái" lại bức họa của Vincent van Gogh có tên gọi "Đêm đầy sao," với những quầng sáng đang nở ra xung quanh một ngôi sao ở khoảng cách xa, có tên gọi V838. Bức ảnh này chụp từ Kính thiên văn Hubble bằng thiết bị quang học hiện đại vào ngày 8/2/2004.
Phía sau hành tinh Mimas tạt ngang qua Saturn (Sao Thổ)
Đây là bức ảnh tráng lệ có được nhờ sự tương tác của ánh sáng và lực hấp dẫn. Vệ tinh lẻ loi Mimas quay quanh Saturn (sao Thổ) đang tiến lại gần một phông nền sọc xanh dương lạnh lẽo của bán cầu bắc Thổ tinh. Những mảng tối nhẹ nhàng xen giữa những dải vòng vắt qua hành tinh duyên dáng, nhạt dần vào bóng tối của phía bóng đêm Thổ tinh. Tuyệt diệu.
Tinh vân Tarantula (nebula)
Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA, trước đây gọi là Thiết bị viễn vọng hồng ngoại không gian, đã chớp được những chi tiết kỳ thú từ hình ảnh của những sợi tơ nhện (spidery filaments) và những ngôi sao mới sinh ra thuộc tinh vân Tarantula, một vùng vũ trụ chứa đầy các ngôi sao mới sinh, còn có tên gọi là 30 Doradus. Đám mây bụi và khí phát sáng này nằm giữa Đám mây lớn Ma-gien-lăng, dải ngân hà gần nhất dải ngân hàng mà trái đất chúng ta đang nằm trong đó Milky Way, và có thể nhìn thấy từ Bán cầu Nam. Cái hình vạc giữa các chòm sao cho chúng ta nhìn thấy khoảnh khắc của các quá trình vật lý và hóa học phức hợp đang chế ngự sự sinh ra và chết đi của các ngôi sao.
Hubble nhìn vào bên trong Bong bóng
Kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp được bức hình thú vị bên trong một bong bóng vũ trụ trong suốt và đang nở ra. Bong bóng trong suốt này được coi như một tinh vân, và đặt tên là N44F. Cảnh đẹp này diễn ra cách chúng ta 160.000 năm ánh sáng, nằm trong dải ngân hà lớn Ma-gien-lăng.
Sao chổi Hoang dại
Máy ảnh hoa tiêu chụp được một bức ảnh trong giai đoạn áp sát của đám mây bụi vũ trụ ngày 2/1/2004 khi sao chổi Wild 2 tạt ngang. Một vài vùng bị dồn ép có thể quan sát rõ. Sao chổi Wild 2 có đường kính khoảng 5 km (3.1 dặm).
Cơn bão hoàn hảo
Bức ảnh do Hubble chụp một vùng nhỏ thuộc Messier 17 (M17), cái nôi đỡ ngôi sao. M17 còn gọi là tinh vân Omega hay Thiên Nga, nằm cách chòm sao Sagittarius 5.500 năm ánh sáng. Hình dạng sóng của khí vũ trụ được tạc nên và phát sáng bởi những dòng bức xạ cực tím phát ra từ các ngôi sao cực nặng và trẻ (nằm bên ngoài bức ảnh ở phía cao tay trái).
Ngọc vũ trụ
Khoảnh khắc thoáng qua của thiên đường sau chuyến bay thành công tháng 12/1999, khi đó Kính thiên văn Hubble chớp được cảnh tượng kỳ diệu của Tinh vân Eskimo, một tinh vân các ngôi sao là phần còn lại đang phát sáng của một ngôi sao giống như Mặt Trời, nhưng đang tắt dần.
Trái đất lên đèn khắp nơi
Tàu vũ trụ Polar của NASA trông rõ ánh sáng bao quanh trái đất giữa đem ngày 27/7/2004.
Bốn cây xương rồng và một sao chổi
Dennis Young chụp ảnh Sao chổi Hale-Bopp tại Arizona. Đất trời quện lại như một chỉnh thể thiên nhiên.
Vụ bùng phát núi lửa trên hành tinh Io
Tàu Voyager 1 chớp được hình ảnh của Io vào ngày 4/3/1979, lúc 5:30 khoảng 11 giờ đồng hồ trước khi áp sát mặt trăng Jupiter. Khoảng cách tới Io là 490.000 km (304.000 dặm). Một vụ bùng nổ núi lửa khủng khiếp có thể rọi bóng lên nền không gian tối bao quanh quầng Io.
Theo Saga.
Hiện tượng vũ trụ "nhái" tranh
Bức ảnh này dường như "nhái" lại bức họa của Vincent van Gogh có tên gọi "Đêm đầy sao," với những quầng sáng đang nở ra xung quanh một ngôi sao ở khoảng cách xa, có tên gọi V838. Bức ảnh này chụp từ Kính thiên văn Hubble bằng thiết bị quang học hiện đại vào ngày 8/2/2004.
Phía sau hành tinh Mimas tạt ngang qua Saturn (Sao Thổ)
Đây là bức ảnh tráng lệ có được nhờ sự tương tác của ánh sáng và lực hấp dẫn. Vệ tinh lẻ loi Mimas quay quanh Saturn (sao Thổ) đang tiến lại gần một phông nền sọc xanh dương lạnh lẽo của bán cầu bắc Thổ tinh. Những mảng tối nhẹ nhàng xen giữa những dải vòng vắt qua hành tinh duyên dáng, nhạt dần vào bóng tối của phía bóng đêm Thổ tinh. Tuyệt diệu.
Tinh vân Tarantula (nebula)
Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA, trước đây gọi là Thiết bị viễn vọng hồng ngoại không gian, đã chớp được những chi tiết kỳ thú từ hình ảnh của những sợi tơ nhện (spidery filaments) và những ngôi sao mới sinh ra thuộc tinh vân Tarantula, một vùng vũ trụ chứa đầy các ngôi sao mới sinh, còn có tên gọi là 30 Doradus. Đám mây bụi và khí phát sáng này nằm giữa Đám mây lớn Ma-gien-lăng, dải ngân hà gần nhất dải ngân hàng mà trái đất chúng ta đang nằm trong đó Milky Way, và có thể nhìn thấy từ Bán cầu Nam. Cái hình vạc giữa các chòm sao cho chúng ta nhìn thấy khoảnh khắc của các quá trình vật lý và hóa học phức hợp đang chế ngự sự sinh ra và chết đi của các ngôi sao.
Hubble nhìn vào bên trong Bong bóng
Kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp được bức hình thú vị bên trong một bong bóng vũ trụ trong suốt và đang nở ra. Bong bóng trong suốt này được coi như một tinh vân, và đặt tên là N44F. Cảnh đẹp này diễn ra cách chúng ta 160.000 năm ánh sáng, nằm trong dải ngân hà lớn Ma-gien-lăng.
Sao chổi Hoang dại
Máy ảnh hoa tiêu chụp được một bức ảnh trong giai đoạn áp sát của đám mây bụi vũ trụ ngày 2/1/2004 khi sao chổi Wild 2 tạt ngang. Một vài vùng bị dồn ép có thể quan sát rõ. Sao chổi Wild 2 có đường kính khoảng 5 km (3.1 dặm).
Cơn bão hoàn hảo
Bức ảnh do Hubble chụp một vùng nhỏ thuộc Messier 17 (M17), cái nôi đỡ ngôi sao. M17 còn gọi là tinh vân Omega hay Thiên Nga, nằm cách chòm sao Sagittarius 5.500 năm ánh sáng. Hình dạng sóng của khí vũ trụ được tạc nên và phát sáng bởi những dòng bức xạ cực tím phát ra từ các ngôi sao cực nặng và trẻ (nằm bên ngoài bức ảnh ở phía cao tay trái).
Ngọc vũ trụ
Khoảnh khắc thoáng qua của thiên đường sau chuyến bay thành công tháng 12/1999, khi đó Kính thiên văn Hubble chớp được cảnh tượng kỳ diệu của Tinh vân Eskimo, một tinh vân các ngôi sao là phần còn lại đang phát sáng của một ngôi sao giống như Mặt Trời, nhưng đang tắt dần.
Trái đất lên đèn khắp nơi
Tàu vũ trụ Polar của NASA trông rõ ánh sáng bao quanh trái đất giữa đem ngày 27/7/2004.
Bốn cây xương rồng và một sao chổi
Dennis Young chụp ảnh Sao chổi Hale-Bopp tại Arizona. Đất trời quện lại như một chỉnh thể thiên nhiên.
Vụ bùng phát núi lửa trên hành tinh Io
Tàu Voyager 1 chớp được hình ảnh của Io vào ngày 4/3/1979, lúc 5:30 khoảng 11 giờ đồng hồ trước khi áp sát mặt trăng Jupiter. Khoảng cách tới Io là 490.000 km (304.000 dặm). Một vụ bùng nổ núi lửa khủng khiếp có thể rọi bóng lên nền không gian tối bao quanh quầng Io.
Theo Saga.