Những bức ảnh đặc biệt về Đại thắng 1975

Thandieu2

Thần Điêu
Những bức ảnh đặc biệt về Đại thắng 1975

Kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mời độc giả trở lại những địa danh lưu dấu những chiến thắng oai hùng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975
Thông qua góc ảnh chụp từ vũ trụ. Chúng ta có thể hình dung được một phần nào con đường vĩ đại mà toàn dân tộc Việt Nam đã đi để đến ngày toàn thắng 30/4/1975.
Chiến dịch Tây Nguyên

dai-thang-mua-xuan-1.jpg

Sân bay Hòa Bình (nay là Cảng hàng không Buôn Ma Thuột), nơi 2h sáng 10/3/1975, Trung đoàn đặc công 198 đột kích đánh chiếm, mở đầu cho trận thắng Buôn Ma Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên, thuộc cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
dai-thang-mua-xuan-2.jpg


Trại Mai Hắc Đế, một trong những căn cứ diễn ra sự giao tranh ác liệt nhất trong trận Buôn Ma Thuột (ảnh tư liệu).
dai-thang-mua-xuan-3.jpg


Thành phố Buôn Ma Thuột bây giờ nhìn theo chiều thẳng đứng (ảnh chụp trong điều kiện thời tiết xấu)
dai-thang-mua-xuan-4.jpg

Ngày 10/3/1975, thị xã Buôn Ma Thuộc được giải phóng (trong ảnh là Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột). (ảnh tư liệu)
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

dai-thang-mua-xuan-5.jpg


Cầu An Lỗ, ở phía Bắc TP Huế. Ngày 5/3/1975, chiếc cầu đã bị đánh sập nhằm cắt đứt xe tiếp vận của quân lực Việt Nam cộng hòa, mở đầu chiến dịch xuân hè 1975 Trị Thiên.
dai-thang-mua-xuan-6.jpg


Thành phố Huế với dòng Hương chảy giữa lòng. Ngày 20/3/1975, Bộ Tư lệnh mặt trận Trị Thiên đã hoàn thành bản kế hoạch tấn công thành phố Huế với phương châm không cho quân lực Việt Nam cộng hòa co cụm phòng ngự trong nội đô.

dai-thang-mua-xuan-7.jpg


Cửa biển Thuận An, Huế, nơi mà đêm 22/3/1975, nhận thấy không thể giữ được Huế, tư lệnh địch Ngô Quang Tưởng chấp thuận cho chuẩn tướng Lâm Quang Thi rút quân theo đường biển vào Đà Nẵng.

dai-thang-mua-xuan-8.jpg


Sân bay Phú Bài, Huế, một trong những điểm được quân ta đánh chiếm trong ngày 24/3/1975.

dai-thang-mua-xuan-9.jpg


Toàn cảnh khu Đại Nội, một trong những điểm đánh chiếm cuối cùng ở thành phố Huế của quân ta, trưa ngày 25/3/1975.

dai-thang-mua-xuan-10.jpg


Quân giải phóng tiến vào Đại Nội (ảnh tư liệu).

dai-thang-mua-xuan-11.jpg

Ngày 26/3/1975, thành phố Huế được hoàn toàn giải phóng (ảnh tư liệu).

dai-thang-mua-xuan-12.jpg

Đèo Phú Gia, huyện Phú Lộc, Huế, nơi Sư đoàn 325 của ta giao tranh với liên đoàn Bảo An 914 của quân lực Việt Nam cộng hòa ngày 27/3/1975 trên đường tiến qua đèo Hải Vân sang Đà Nẵng.
dai-thang-mua-xuan-13.jpg


Lăng Cô, Huế, nơi ngày 27/3/1975 địch bố trí trận địa pháo yểm trợ cho lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến và liên đoàn Bảo An 914 quân lực Việt Nam cộng hòa, sau 5 giờ đã bị Sư đoàn 325 của ta san bằng.



dai-thang-mua-xuan-14.jpg


6h30 sáng ngày 29/3/1975, các cụm chốt trên đèo đỉnh đèo Hải Vân của quân lực Việt Nam cộng hòa tan rã, chạy tràn xuống TP Đà Nẵng.

dai-thang-mua-xuan-15.jpg


Ngã ba Cầu Trắng và kho xăng Liên Chiểu dưới chân đèo Hải Vân nhanh chóng được quân ta kiểm soát.

dai-thang-mua-xuan-16.jpg


Thừa thắng Sư đoàn 352 của ta vượt cầu Nam Ô, tiến vào đánh chiếm TP Đà Nẵng từ phía Bắc.

dai-thang-mua-xuan-17.jpg


Cầu Câu Lâu, cây cầu vượt sông Thu Bồn, nơi tướng địch Ngô Quang Tưởng đã lệnh cho Sư đoàn 1 không quân dùng 4 phi đội A-37 đánh sập nhằm ngăn bước tiến của Sư đoàn 2, Quân khu V của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ phía Nam tiến vào Đà Nẵng. Tuy nhiên, địch không ngăn được quân ta vượt sông Thu Bồn bằng xuồng, ghe, bè mảng…

dai-thang-mua-xuan-18.jpg

Cụm sân bay Đà Nẵng, sây bay Nước Mặn, Đài Phát thanh, Ty Cảnh sát, Ngân hàng quốc gia, Trụ sở quân tiếp vụ… lần lượt được quân ta đánh chiếm trong buổi trưa ngày 29/3/1975.
dai-thang-mua-xuan-19.jpg


Chiều cùng ngày, toàn bộ quân lực Việt Nam cộng hòa ở Đà Nẵng hoảng loạn, số ra đầu hàng, số tìm cách tháo chạy nhờ cầu hàng không dân sự Sài Gòn - Đà Nẵng được thiết lập khẩn cấp, và tàu hải quân ngoài biển.


dai-thang-mua-xuan-20.jpg


Ngày 29/3/1975, Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. Trong ảnh là tượng đài Mẹ Nhu trên đường Điện Biên Phủ, cửa ngõ phía Tây Đà Nẵng (ảnh tư liệu).
Chiến dịch Hồ Chí Minh (chia làm 3 đợt)

dai-thang-mua-xuan-21.jpg


Bản đồ các mũi tấn công của chiến dịch Hồ Chí Minh (ảnh tư liệu)

Đợt 1
dai-thang-mua-xuan-22.jpg


17h chiều 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu với tiếng gầm thét của cuộc pháo kích cấp tập từ hơn 20 tiểu đoàn pháo binh thuộc các Quân đoàn 2, 3 và 4 Quân đội Nhân dân Việt Nam vào các căn cứ của quân lực Việt Nam cộng hòa tại Nhơn Trạch, Hố Nai, Biên Hòa (trong ảnh là TP Biên Hòa ngày nay), Nước Trong, Long Thành, Đức Thạnh, Bà Rịa, Đồng Dù, Trảng Bàng, Gò Dầu.

dai-thang-mua-xuan-23.jpg


16h30 chiều 27/4/1975, Sư đoàn 325 đánh chiếm Long Thành (trong ảnh là thị trấn Long Thành ngày nay), bắt hơn 500 tù binh.

dai-thang-mua-xuan-24.jpg


Ngày 28/4/1975, căn cứ Nhơn Trạch bị Sư đoàn 304 của ta đánh chiếm. Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho triển khai ngay Lữ đoàn pháo binh 164 tại đây để pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất (trong ảnh là sân bay Tân Sân Nhất ngày nay). Tuyến phòng thủ hướng Đông Nam Sài Gòn của Quân đoàn 3 thuộc quân lực Việt Nam cộng hòa bị vỡ một mảng lớn.
Đợt 2
dai-thang-mua-xuan-25.jpg


3h sáng ngày 30/4/1975, Sư đoàn 320 Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công đánh chiếm Lái Thiêu (trong ảnh là thị trấn Lái Thiêu ngày nay) và Trung tâm huấn luyện quân sự Huỳnh Văn Lương, bức hàng hơn 2.000 sĩ quan, binh lính địch.


dai-thang-mua-xuan-26.jpg


9h ngày 30/4/1975, Quân đoàn 1 Quân đội Nhân dân Việt Nam lần lượt đánh chiếm Bộ tư lệnh thiết giáp, Bộ tư lệnh lục quân công xưởng, Tổng kho quân nhu, Tổng y viện của địch, căn cứ 31, căn cứ 60, quận lỵ Gò Vấp, Trung tâm truyền tin điện tử, đánh tan cụm phòng thủ Bắc cầu Bình Triệu (trong ảnh là cầu Bình Triệu ngày nay) do các thiết đoàn 15, 18, 22 của Lữ đoàn 3 kỵ binh và 2 tiểu đoàn dù của địch chốt giữ, thu 144 xe tăng, xe thiết giáp, bắt hơn 1.500 tù binh.

dai-thang-mua-xuan-27.jpg


10h30 ngày 30/4/1975 ở hướng Tây Bắc, Sư đoàn 10 với sự dẫn đầu của nữ biệt động Nguyễn Thị Trung Tiên đã tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất qua hai cổng 4, 5 và hầu như đã chiếm trọn sân bay Tân Sơn Nhất, khu ra đa điều hành không lưu, Sở chỉ huy Sư đoàn 5 không quân và Sở chỉ huy Sư đoàn dù của địch. (Trong ảnh là sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay).

chien-thang-1.jpg


Cũng trong sáng 30/4, cụm đột kích sâu ở hướng Đông Nam nhanh chóng dập tắt các ổ đề kháng của quân lực Việt Nam cộng hòa tại cầu Xa Lộ, Căn cứ Rạch Chiếc, căn cứ Nguyễn Huệ, Học viện Cảnh sát, cầu Sài Gòn (trong ảnh là cầu Sài Gòn ngày nay).

chien-thang-2.jpg


Cầu Thị Nghè và Thảo Cầm Viên (ảnh chụp ngày nay) từng là nơi tiểu đoàn xe tăng 1 (lữ đoàn 203) của ta tiêu diệt cụm chốt cuối cùng của quân lực Việt Nam cộng hòa gồm 4 xe tăng và 6 lô cốt chỉ trong 15 phút, trước khi áp sát Dinh Độc Lập.

dai-thang-mua-xuan-30.jpg


Các ngả đường tiến vào Dinh Độc Lập (ảnh chụp ngày nay).

dai-thang-mua-xuan-31.jpg


Xe tăng 390 húc đổ cánh cổng chính và tiến vào sân Dinh Độc Lập (ảnh tư liệu).

dai-thang-mua-xuan-32.jpg

Trong bức ảnh này, phía bên phải là xe tăng 843 lao vào húc cánh cổng phụ bên trái của dinh nhưng bị kẹt lại (ảnh tư liệu).

dai-thang-mua-xuan-33.jpg


Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ giải phóng trên xe của mình cắm lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11h30 ngày 30/4/1975, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

dai-thang-mua-xuan-34.jpg


Năm 2010, Việt Nam kỷ niệm 35 năm ngày thống nhất đất nước.

Nguồn: Internet
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top