• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Những biểu hiện mới của những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản độc quyền trong giai đoạn

hoa92_tn

New member
Xu
0
Những biểu hiện mới của những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản độc quyền trong giai đoạn ngày nay? Lý do

Viết hộ mình bài tiểu luận này với. Thanks rất nhiều
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Những biểu hiện mới về 5 đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền:

- Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế xuất hiện hình thức liên kết đa ngành dưới hình thức conson và conglomerat.

Số xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp và ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Độc quyền xuất hiện cả ở các nước đang phát triển.

- Sự thay đổi các hình tghuwcs tổ chức và cơ chế thống trị của tư bàn tài chính.

Phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp được mở rộng ra nhiều ngành.

Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng, tinh vi và phức tạp hơn.

Hình thức liên kết theo cả hướng tâm và ly tâm, hình thành nên các trung tâm tài chính của thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hồng Kông, Singapore...

Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh. Ngày nay, trong điều kiện lịch sử mới nó đã có những biến đổi lớn.

Luồng xuất khẩu tư bản. Trong những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua chảy lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau.

Chủ thể xuất khẩu tư bản. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng lớn, đặc biệt là trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển mà nổi bật là NIEs châu Á.

Hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng. chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới như BOT, BT.

Sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được dỡ bỏ dần dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao.

Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh của CNTB, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh tế.

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế lại diễn ra xu hướng khu vực hóa kinh tế, hình thành nhiều liên minh kinh tế khu vực như. Liên minh châu Âu ( EU), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ( APEC), khu vực tự do Bắc Mỹ (NAFTA)...Ngày càng có nhiều nước tham gia vào các liên minh mậu dịch tự do ( FTA) hoặc các liên minh thuế quan (CU).

Sự phân chia thế giới các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới.

Chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng ngược lại được thay thế bằng những cuộc chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng trong hoặc núp sau các cuộc đụng độ đó là các cường quốc đé quốc.

Theo sách Hỏi đáp kinh tế chính trị Mác Lênin


 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top