Khi sát nhập vào tia sét từ trên trời xuống, luồng sét đất nối mạch với sét trời và một phần năng lượng của sét được theo đó truyền xuống. Quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và nhờ đó làm tiêu đi thế điện của đám mây sét. Dựa trên nguyên lý này mà nhà vật lý Faraday phát minh ra cột thu lôi để chống sét, nói cho đúng hơn là để hút sét rồi truyền năng lượng của nó xuống đất cho tiêu đi.
Các nhà thờ thường được xây cao, có vòm, có tháp nhọn và cây thánh giá trên nóc, có chiều cao nhất trong vùng cho nên trở thành những cột thu lôi hút sét, bị sét đánh nhiều hơn tất cả những toà nhà ở chung quanh. Những cây đứng đơn độc, nhất là cây cao cũng có thể đóng vai trò như những cột thu lôi. ở những vùng địa hình bằng phẳng thì những chỗ thường hay bị sét đánh nhất là những khu vực có nước chảy ngầm, có ống nước hay có những thân quặng, tức là những nơi có độ dẫn điện cao hơn. Từ khi xuất hiện những toà nhà cao và công trình có độ cao hơn 100-200 mét, ví dụ các toà nhà chọc trời, các cột vô tuyến truyền hình (chẳng hạn như tháp Vô tuyến truyền hình Ostankimo ở Matxcova cao hơn 500 mét), đã giúp người ta phát hiện được một hiệu ứng mới lý thú: Đó là chúng chẳng những có thể thay đổi được phương hướng của sét đánh xuống đất mà bản thân còn thúc đẩy tạo thành những đám mây sét. Tất nhiên những toà nhà chọc trời và công trình cao này luôn luôn bị sét đánh nên phải lắp thu lôi đặc biệt mới bảo vệ được.
Nhiệt độ của sét thường vào khoảng 25-30 nghìn độ Kelvin. Khi sét đánh chẳng những loé những tia sáng loá mắt mà còn có cả phóng xạ tia cực tím và tia Rơnghen nữa. Những vật càng ở gần nơi sét đánh thì càng chịu phóng xạ cao. Tuy đường kính của luồng sét trong giai đoạn chủ yếu của nó không lớn-chỉ khoảng 3cm, nhưng mật độ năng lượng ở đây thì lớn vô cùng. Sét có khả năng nung chảy hoặc thiêu thành tro những vật liệu bằng kim loại. Nó có thể vặn gẫy cây hoặc hay thậm chí nhổ cả rễ lên. Năng lượng phát xạ của sét lớn đến nỗi ánh sáng của một tia chớp có thể nhìn thấy từ trên mặt trăng. Đường đi của sét gần mặt đất có thể rất phức tạp. Để nghiên cứu trường hợp của những trẻ em Nhật bị sét đánh, người ta mô phỏng sét đánh trong phòng thí nghiệm. Qua đó thấy rằng nếu cài lên đầu hình nhân giả thí nghiệm một cái lược hay trâm cài bằng kim loại, gài lên ngực nó một cái cúc kim loại hay thắt cho nó thắt lưng có khoá bằng kim loại thì dòng điện sẽ đi qua những vật kim loại ấy mà không tổn hại đến hình nhân. Khi nghiên cứu những máy bay bị sét đánh, người ta thấy rằng không hiếm khi sét đánh chảy đầu những chiếc đinh tán ở vỏ máy bay nhưng lại không gây tổn hại gì đến những tấm vỏ ở đây. Cũng có khi sét đánh chảy đầu đinh tán nằm ở phía trong vỏ máy bay.
ở những nơi nào thường hay có sét? ở trong những vĩ tuyến của nước Nga trong một năm chỉ có khoảng 20-30 ngày xảy ra cơn giông và có sấm sét. Nhưng trên thế giới có những vùng mà mùa giông bão kéo dài tới 150-200 ngày. Trong mỗi cơn giông thường có tới vài chục, có khi tới vài trăm tiếng sét. Nhưng cũng có khi cơn giông chỉ có một tiếng sét duy nhất. ở những nơi thường xảy ra giông và nhiều sấm sét là những nơi địa hình và cấu tạo ngầm của đất thuận lợi cho việc thu hút sét và thường bao giờ cũng bị sét đánh liên tục. Nhưng người có óc quan sát phát hiện được điều này, có thể tìm được những mạch nước ngầm ở đấy, hoặc có thể lợi dụng để làm trò phù thuỷ "hô phong hoán vũ" gọi được sét.
Sét có thể tạo nên những điều kỳ diệu. Những điều kỳ diệu này được giải thích là do những hiệu quả vật lý có liên quan đến đặc điểm của sét. Sét có thể tạo ra những bức tranh hay hình vẽ không? Độ sáng chói của sét làm loá mắt chúng ta khi ta trông thấy tia chớp từ cách xa vài cây số, hình ảnh ấy đã in đậm vào mắt chúng ta rồi. Còn khi phải nhìn gần thì độ sáng ấy mạnh hơn gấp hàng trăm lần, thậm chí hàng nghìn hàng triệu lần. Có những trường hợp tia sét làm cho phi công loá mắt như bị mù suốt mấy phút, thậm chí suốt mấy giờ liền. Mật độ của luồng ánh sáng này đủ để làm cho da bị sạm đen, một kiểu như phải bỏng hay cháy nắng. Đó là phản ứng của da đối với tia cực tím hoặc tia phóng xạ.
Các nhà thờ thường được xây cao, có vòm, có tháp nhọn và cây thánh giá trên nóc, có chiều cao nhất trong vùng cho nên trở thành những cột thu lôi hút sét, bị sét đánh nhiều hơn tất cả những toà nhà ở chung quanh. Những cây đứng đơn độc, nhất là cây cao cũng có thể đóng vai trò như những cột thu lôi. ở những vùng địa hình bằng phẳng thì những chỗ thường hay bị sét đánh nhất là những khu vực có nước chảy ngầm, có ống nước hay có những thân quặng, tức là những nơi có độ dẫn điện cao hơn. Từ khi xuất hiện những toà nhà cao và công trình có độ cao hơn 100-200 mét, ví dụ các toà nhà chọc trời, các cột vô tuyến truyền hình (chẳng hạn như tháp Vô tuyến truyền hình Ostankimo ở Matxcova cao hơn 500 mét), đã giúp người ta phát hiện được một hiệu ứng mới lý thú: Đó là chúng chẳng những có thể thay đổi được phương hướng của sét đánh xuống đất mà bản thân còn thúc đẩy tạo thành những đám mây sét. Tất nhiên những toà nhà chọc trời và công trình cao này luôn luôn bị sét đánh nên phải lắp thu lôi đặc biệt mới bảo vệ được.
Nhiệt độ của sét thường vào khoảng 25-30 nghìn độ Kelvin. Khi sét đánh chẳng những loé những tia sáng loá mắt mà còn có cả phóng xạ tia cực tím và tia Rơnghen nữa. Những vật càng ở gần nơi sét đánh thì càng chịu phóng xạ cao. Tuy đường kính của luồng sét trong giai đoạn chủ yếu của nó không lớn-chỉ khoảng 3cm, nhưng mật độ năng lượng ở đây thì lớn vô cùng. Sét có khả năng nung chảy hoặc thiêu thành tro những vật liệu bằng kim loại. Nó có thể vặn gẫy cây hoặc hay thậm chí nhổ cả rễ lên. Năng lượng phát xạ của sét lớn đến nỗi ánh sáng của một tia chớp có thể nhìn thấy từ trên mặt trăng. Đường đi của sét gần mặt đất có thể rất phức tạp. Để nghiên cứu trường hợp của những trẻ em Nhật bị sét đánh, người ta mô phỏng sét đánh trong phòng thí nghiệm. Qua đó thấy rằng nếu cài lên đầu hình nhân giả thí nghiệm một cái lược hay trâm cài bằng kim loại, gài lên ngực nó một cái cúc kim loại hay thắt cho nó thắt lưng có khoá bằng kim loại thì dòng điện sẽ đi qua những vật kim loại ấy mà không tổn hại đến hình nhân. Khi nghiên cứu những máy bay bị sét đánh, người ta thấy rằng không hiếm khi sét đánh chảy đầu những chiếc đinh tán ở vỏ máy bay nhưng lại không gây tổn hại gì đến những tấm vỏ ở đây. Cũng có khi sét đánh chảy đầu đinh tán nằm ở phía trong vỏ máy bay.
ở những nơi nào thường hay có sét? ở trong những vĩ tuyến của nước Nga trong một năm chỉ có khoảng 20-30 ngày xảy ra cơn giông và có sấm sét. Nhưng trên thế giới có những vùng mà mùa giông bão kéo dài tới 150-200 ngày. Trong mỗi cơn giông thường có tới vài chục, có khi tới vài trăm tiếng sét. Nhưng cũng có khi cơn giông chỉ có một tiếng sét duy nhất. ở những nơi thường xảy ra giông và nhiều sấm sét là những nơi địa hình và cấu tạo ngầm của đất thuận lợi cho việc thu hút sét và thường bao giờ cũng bị sét đánh liên tục. Nhưng người có óc quan sát phát hiện được điều này, có thể tìm được những mạch nước ngầm ở đấy, hoặc có thể lợi dụng để làm trò phù thuỷ "hô phong hoán vũ" gọi được sét.
Sét có thể tạo nên những điều kỳ diệu. Những điều kỳ diệu này được giải thích là do những hiệu quả vật lý có liên quan đến đặc điểm của sét. Sét có thể tạo ra những bức tranh hay hình vẽ không? Độ sáng chói của sét làm loá mắt chúng ta khi ta trông thấy tia chớp từ cách xa vài cây số, hình ảnh ấy đã in đậm vào mắt chúng ta rồi. Còn khi phải nhìn gần thì độ sáng ấy mạnh hơn gấp hàng trăm lần, thậm chí hàng nghìn hàng triệu lần. Có những trường hợp tia sét làm cho phi công loá mắt như bị mù suốt mấy phút, thậm chí suốt mấy giờ liền. Mật độ của luồng ánh sáng này đủ để làm cho da bị sạm đen, một kiểu như phải bỏng hay cháy nắng. Đó là phản ứng của da đối với tia cực tím hoặc tia phóng xạ.