Những bí mật của Mao Trạch Đông

NHỮNG BÍ MẬT CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG

Bài 1: Hé lộ bí mật người tình đầu tiên của Mao Trạch Đông

Mọi người đều biết rằng, người vợ đầu tiên của Mao Trạch Đông khi còn ở làng Thiều Sơn có tên là La Đại Tú. Tuy nhiên, La Đại Tú là người vợ do gia đình sắp đặt khi Mao Trạch Đông mới 7 tuổi, không được ông chấp nhận và hai người cũng chưa bao giờ ở với nhau.

Cuộc hôn nhân chính thức đầu tiên của lãnh tụ Trung Quốc diễn ra vào năm 1927, khi ông 28 tuổi. Và người vợ này thì ai cũng biết chính là Dương Khai Huệ - cô gái đồng hương kém Mao Trạch Đông 8 tuổi. Tuy nhiên, thực tế thì trước khi kết hôn với Dương Khai Huệ, Mao Trạch Đông còn một mối tình nữa mà ít người biết tới…

Mối tình đầu tiên của Mao Trạch Đông sau khi rời khỏi làng Thiều Sơn là một cô gái họ Đào tên là Tư Vịnh, còn gọi là Đào Nghị. Đào Tư Vịnh sinh năm 1896, kém Mao Trạch Đông 3 tuổi, là con gái của Hội trưởng Thương Hội Trường Sa rất giàu có và quyền lực. Thực tế thì họ Đào vốn cũng là người huyện Tương Đàm, Hồ Nam, cùng quê với Mao Trạch Đông, sau đó mới chuyển tới huyện Trường Sa, Hồ Nam làm ăn buôn bán.

Năm 1916, vừa tròn 20 tuổi, Đào Tư Vinh thi vào trường nữ trung học sư phạm Chu Nam, là bạn cùng lớp với nhà nữ cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc là Hướng Cảnh Dư. Tại trường nữ trung học Chu Nam, Hướng Cảnh Dư, Đào Tư Vinh và Thái Sướng được gọi là “Chu Nam tam kiệt” (ba người tài năng, xuất chúng tại trường Chu Nam).

Đào Tư Vinh xuất thân nhà danh gia giàu có, nhưng không hề kênh kiệu hay ngạo mạn vì xuất thân của mình, ngược lại, Đào Tư Vinh nổi tiếng dịu dàng, hiền thục, cư xử rất mực văn nhã và tỏ ra là người có học. Ngoài ra, cô gái họ Đào cũng là một mỹ nữ có tiếng đất Trường Sa. Không chỉ dáng người cao ráo, quý phái mà dung mạo cũng rất xinh đẹp.

nguoiduatin-images5945762.jpg

Đào Tư Vịnh

Bên cạnh sự xinh đẹp, tài năng, Đào Tư Vịnh cũng là một cô gái có cá tính mạnh và tư tưởng tiến bộ vào thời bấy giờ. Với chủ trương giáo dục cứu nước, Đào Tư Vịnh là một nhân vật có tiếng tăm trong hoạt động giáo dục ở Trường Sa những năm đầu thế kỷ 20. Thậm chí, đương thời có người còn gọi Đào Tư Vịnh là “tài nữ số 1 phía Nam sông Trường Giang”. Cũng chính nhờ những hoạt động trong lĩnh vực cải cách giáo dục, Đào Tư Vịnh và Mao Trạch Đông đã gặp nhau.

Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao Trạch Đông cùng với Thái Hòa Sâm, Tiêu Tử Thăng thành lập một tổ chức cách mạng có tên gọi là Tân Dân học hội. Mục tiêu của tổ chức này là giáo dục tư tưởng mới cho thế hệ thanh niên Trung Quốc thông qua việc tổ chức các hoạt động trong nước hoặc đưa những thanh niên Trung Quốc sang nước ngoài (Nga, Pháp) để học tập theo hình thức vừa học vừa làm. Đào Tư Vịnh gia nhập Tân Dân học hội do được sự giới thiệu của Dương Xương Tề - thầy giáo và cũng là cha vợ tương lai của Mao Trạch Đông.

Sau khi tốt nghiệp tại trường nữ trung học sư phạm Chu Nam, do thành tích học tập tốt, Đào Tư Vịnh được giữ lại trường làm giáo viên và bắt đầu có những hoạt động tích cực trong lĩnh vực giáo dục của Hồ Nam. Trong khi đó, Hướng Cảnh Dư sau khi tốt nghiệp thì về quê mình ở Tự Phố mở lớp dạy học, song vẫn thường xuyên liên hệ với trường Chu Nam trong đó có Đào Tư Vịnh.

Mỗi lần có việc tới Trường Sa làm việc, Hướng Cảnh Dư lại tới nhà Đào Tư Vịnh để ở. Tới tháng 9 năm 1918, Thái Sướng gửi thư mời Hướng Cảnh Dư tới Trường Sa cùng tổ chức các lớp du học vừa học vừa làm tại Pháp cho nữ giới.

Hướng Cảnh Dư đồng ý ngay, rời Tự Phố tới Trường Sa. Không lâu sau đó, Hướng Cảnh Dư và Đào Tư Vịnh gia nhập vào Tân Dân học hội do Mao Trạch Đông thành lập, cùng với Thái Sướng trở thành những hội viên nữ đầu tiên của hội.

Trong thời kỳ hoạt động tại Tân Dân học hội, phong thái chững chạc, quyết đoán của Mao Trạch Đông khiến nhiều nữ giáo viên tham gia hội rất khâm phục và ngưỡng mộ. Trong số những nữ thành viên ấy có cả Đào Tư Vịnh. Cô gái họ Đào vốn là đồng hương Tương Đàm với Mao Trạch Đông, vì vậy càng tỏ ra ngưỡng mộ Mao Trạch Đông hơn. Do đó, khi cùng nhau tham gia các hoạt động của hội, Đào Tư Vịnh đã tìm cách tiếp cận Mao Trạch Đông.

Hai người qua lại thân mật với nhau một thời gian đã nảy sinh một tình cảm vừa là tình yêu trai gái lại vừa là sự sùng bái, tôn thờ. Theo những tư liệu còn lưu lại được tới ngày nay thì trong thời gian 1918 - 1919, Mao Trạch Đông có rời khỏi Hồ Nam hai lần và trong hai lần này, Mao Trạch Đông đã gửi cho Đào Nghị khá nhiều thư. Hiện tại, các sử gia Trung Quốc đã tìm được ít nhất là có năm bức thư mà Mao Trạch Đông gửi cho Đào Nghị.


nguoiduatin-images5945811.jpg

Mao Trạch Đông và Tư Vịnh chụp ảnh chung cùng với bạn

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là mối tình giữa hai người kéo dài chưa được bao lâu thì đành phải chia tay. Cho tới nay, không có nhiều sử liệu ghi chép về nguyên nhân dẫn tới việc hai người quyết định chấm dứt mối quan hệ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, nguyên nhân khiến Mao Trạch Đông phải chia tay mối tình đầu của mình là vì sự phản đối từ phía gia đình họ Đào.

Xuất thân trong một gia đình giàu có và quyền lực, việc Đào Tư Vịnh bắt đầu mối quan hệ với Mao Trạch Đông gặp phải sự phản đối rất gay gắt từ phía gia đình họ Đào. Mặc dù tình cảm mà hai người dành cho nhau rất sâu nặng, song lại không vượt qua được sự ngăn cản từ phía gia đình, do vậy mối tình bắt đầu chớm nở của Đào Tư Vịnh và Mao Trạch Đông nhanh chóng kết thúc, không thể tiến xa hơn.

Mặc dù chia tay, song cả hai người vẫn giữ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Tháng 7 năm 1920, khi Mao Trạch Đông sáng lập nên Văn hóa thư xã, Đào Nghị là một trong những người chủ yếu tham gia đầu tư. Tới tháng 10 năm đó, khi Mao Trạch Đông kiến nghị chính phủ cách mạng Hồ Nam tổ chức Hội nghị hiến pháp nhân dân Hồ Nam để lập ra hiến pháp Hồ Nam, Đào Nghị cũng là người giúp Mao Trạch Đông rất nhiều. Mao Trạch Đông trong thời gian này cũng thường xuyên gửi thư bàn bạc thảo luận với Đào Nghị, Dịch Lễ Dung,…

Khi Hướng Cảnh Dư sang Pháp du học, Mao Trạch Đông cũng gửi thư Đào Tư Vịnh, khuyên cô tới Bắc Kinh học thêm. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, Đào Tư Vịnh đã ở đảm nhận vị trí giảng dạy ở Chu Nam nên không đi được. Chỉ tới năm 1921, Đào Tư Vịnh chỉ tới học thêm một khóa tiến tu ngắn ở Đại học Kim Lăng của Nam Kinh. Lần đó, sau khi tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải, mỗi đại biểu nhận được 50 đồng làm tiền lộ phí về quê.

Mao Trạch Đông trên đường về đã du ngoạn Hàng Châu, sau đó tới Nam Kinh để thăm Đào Tư Vịnh đang học tại đây. Có thể thấy thâm tình mà hai người dành cho nhau sâu đậm tới mức nào. Tuy nhiên, từ đó về sau, hai người rất ít gặp lại nhau. Mao Trạch Đông theo đuổi sự nghiệp cách mạng còn Đào Tư Vịnh thì trở về Chu Nam tiếp tục làm giáo viên tại đây.

Một trong những lần gặp gỡ hiếm hoi giữa hai người là vào Tết Nguyên Đán năm 1921. Sau khi thành lập Văn hóa thư xã, Mao Trạch Đông và Đào Nghị đã có một cuộc gặp mặt khó quên. Ngày hôm đó, Mao Trạch Đông, Đào Nghị cùng những người bạn cùng chí hướng với họ bất chấp gió tuyết đầy trời, cùng nhau chụp một bức ảnh lưu niệm ngay trong sân của trường Chu Nam. Bức ảnh này vẫn còn được lưu lại tới ngày nay.

Cũng có nhiều người nói rằng, mối tình giữa Mao Trạch Đông và Đào Tư Vịnh kết thúc là vì vào thời điểm đó, Mao Trạch Đông đã gặp Dương Khai Huệ và hai người chuẩn bị kết hôn. Mao Trạch Đông kết hôn với Dương Khai Huệ - con gái của Dương Xương Tề, thầy giáo của mình vào năm 1921. Tuy nhiên, có người nói rằng, bài từ “Tiễn bạn” Mao Trạch Đông viết vào năm 1922 là bài từ viết dành cho Đào Tư Vịnh (phần lớn người ta cho rằng, đây là bài từ mà Mao Trạch Đông viết cho Dương Khai Huệ).

Do Mao Trạch Đông và Dương Khai Huệ mới lấy nhau được một năm nên vì bài từ này mà giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn. Tuy nhiên, có lẽ mối tình cũ giữa Mao Trạch Đông và Đào Tư Vịnh chỉ thoáng trở về trong cảm xúc chứ không biến thành hành động. Bởi lẽ trong một tài liệu mà Dương Khai Huệ để lại có nói rằng bà đã “giải quyết được hiểu lầm” với Mao Trạch Đông. Thiết nghĩ, chuyện hiểu lầm này chỉ có thể là bài từ gửi cho người bạn gái cũ kia mà thôi.

Về phần Đào Tư Vịnh, sau khi bị gia đình phản đối, phải chia tay với Mao Trạch Đông, bà được rất nhiều người theo đuổi. Một trong số những người theo đuổi cô dài nhất chính là Bành Hoàng, chủ tịch Hội học sinh Hồ Nam. Tuy nhiên, trước sau, Đào Tư Vịnh đều từ chối. Sau này, Đào Tư Vịnh chuyển tới Thượng Hải và tiếp tục tham gia công việc giáo dục. Năm 1931, Đào Tư Vịnh qua đời khi tuổi chỉ mới 35. Cả cuộc đời, bà không hề kết hôn một lần nào.

Sưu tầm*
 
« Bia mộ » : Mao Trạch Đông và nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại



View attachment 11563
"Bia mộ" của Dương Kế Thằng vừa được phát hành tại Paris.


(AFP & Le Monde) Gần 40 triệu người Trung Quốc đã bị chết đói, hậu quả của chiến dịch Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đưa ra. Nhà báo kiêm nhà sử học Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) đã bỏ ra 15 năm trời thu thập chứng cứ để viết ra tác phẩm « Bia mộ », tài liệu đầy đủ nhất từ trước đến nay về nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Sách đã được tái bản đến lần thứ tư tại Hồng Kông.

« Cuốn sách này là bia mộ cho cha tôi, bị chết đói vào năm 1959, bia mộ cho 36 triệu người dân Trung Quốc nạn nhân của trận đói, bia mộ cho chế độ đã gây ra thảm kịch này ». Tác giả đã viết như trên trong lời nói đầu của bản dịch tiếng Pháp vừa được nhà xuất bản Seuil phát hành tại Paris ngày 13/09/2012.

Sinh năm 1940, Dương Kế Thằng từng là phóng viên kỳ cựu của Tân Hoa Xã, và hiện nay là Phó tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu). Mười lăm năm điều tra trên thực địa, với hàng ngàn trang tài liệu tìm được ở địa phương và rất nhiều nhân chứng, tác giả đã thuật lại sự điên cuồng của việc cưỡng bức tập thể hóa.

Xã hội nông thôn bị phá hủy. Để nuôi sống thành thị, người ta đã để cho nông dân phải chết đói. Những thông tin sai lạc (thổi phồng sản lượng, che giấu những trường hợp chết vì đói) được báo cáo lên trên, dẫn đến các chỉ thị mù quáng. Không ai dám cảnh báo với Mao Trạch Đông về nạn đói, vì sợ bị quy là phản cách mạng.

Bắt đầu từ cuối năm 1958, đại họa đã lan tràn : nhiều ngôi làng hoàn toàn bị xóa tên vì dân làng đã chết đói hết, những trường hợp ăn thịt người nhân rộng, những người sống sót trở nên điên loạn. Bên cạnh nạn đói, là hàng loạt các vụ bạo lực, tự tử, nhiều ngàn trẻ em bị bỏ rơi.

…Một số trang sách khiến người ta nghĩ đến sự thinh lặng của một cái xác bị chết trôi. Tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, từ năm 1958 đến 1962, « vài chục triệu người đã biến khỏi thế giới này, không một tiếng động, không một tiếng thở dài, trong sự thờ ơ hoặc u mê ». Giống như là một cả một vùng đất lớn và dân cư trên đó đã bị đổ sụp thành vực sâu.

Thế nhưng không phải thiên tai hay chiến tranh đã gây ra cuộc thảm sát, để lại những người sống sót vật vờ, chỉ lo kéo dài sự sống, mà là nạn đói, một nạn đói khủng khiếp do những quyết định ngu xuẩn của lãnh đạo gây ra.

View attachment 11564
Lao động trong hợp tác xã nông nghiệp​


Từ năm 1958 tất cả phải vào hợp tác xã. Xoong nồi, bàn ghế đều bị trưng dụng, gà vịt cũng thế, không gia đình nào được tự sản xuất. Các bữa ăn được phân phối miễn phí tại các căng-tin được gọi là « điểm đấu tranh giai cấp ở nông thôn ». Chỉ trong vài tháng, sản lượng bị giảm sút thấy rõ. Một « làn sóng phóng đại » lan tràn, đưa đất nước vào cái vòng lẩn quẩn của dối trá. Sợ mất lòng cấp trên, mỗi cấp cơ sở lần lượt thổi phồng sản lượng, còn báo chí thi nhau ca ngợi các phép lạ. Một địa phương vượt kế hoạch ? Điển hình này luôn bị nơi khác vượt qua, một cuộc đua không có hồi kết.

Từ 1959, người ta tịch thu lúa má của nông dân, kể cả lúa giống, khi họ không còn gì nữa thì bị lên án là đã che giấu. « Tại một làng ở Hà Nam, không còn một hạt thóc nào, dân bắt đầu chết đói hàng loạt. Làng có 26.691 dân, và từ tháng 9/1959 đến tháng 6/1960, đã có 12.314 người chết, tức một phần ba dân số ».Tình trạng tương tự diễn ra ở khắp nơi và trong vòng nhiều tháng trời. Trong khi đó Nhà nước vẫn còn hàng chục triệu tấn ngũ cốc trong kho, và tiếp tục xuất khẩu ! Nhiều ngàn trường hợp ăn thịt người đã được ghi nhận trong tài liệu lưu trữ của các địa phương.

Thế mà tháng 8/1958, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vẫn giao cho sáu cơ quan nghiên cứu giải quyết một đề tài - vô nghĩa một cách bi kịch – do Mao nêu ra trong chuyến viếng thăm Hà Bắc : Làm gì đây khi chúng ta có quá nhiều lúa mì ?

Trong vở hài kịch đáng xấu hổ này, Mao Trạch Đông đóng vai chính. Bị ám ảnh bởi cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, ông ta không hề quan tâm đến thực tế, nhất là khi nó chứng minh là Mao đã sai lầm. Tại hội nghị Lư Sơn tháng 7/1959, tất cả những ai phản đối lại chính sách của Mao đều bị bất ngờ tuyên bố là « phần tử cơ hội hữu khuynh » và bị loại trừ. Sau đó, thảm họa đói kém đã mặc sức lan tràn, các cán bộ cao cấp của Đảng đều phải im lặng.

« Bia mộ » (Mộ Bi trong nguyên tác tiếng Hoa) là công trình khảo cứu đầu tiên về đề tài này do một người Trung Quốc tiến hành. Bị cấm ở đại lục, nhưng tác phẩm được xuất bản ở Hồng Kông – chính quyền không cản trở cũng không trấn áp tác giả. Về mặt chính thức, thì Bắc Kinh nói là nạn đói do hạn hán gây ra.

Trích đoạn :

« Trong khi nông dân chết đói, cơ quan công an cấm lan truyền tin tức ra ngoài, cấm gởi thư bằng cách kiểm soát tất cả các bưu cục. Đảng ủy Tín Dương đã buộc bưu điện phải ém lại mười hai ngàn lá thư cầu xin giúp đỡ. Tại chi bộ đảng của một làng đã mất đi 20 đảng viên vì bị chết đói, ba đảng viên sống sót đã gởi cho Tỉnh ủy một lá thư viết bằng máu yêu cầu cứu giúp nông dân. Bức thư này bị bí thư Tỉnh ủy giữ lại, ra lệnh truy lùng các tác giả và trừng trị họ. Tại quận Quang San, một bác sĩ đã bị bắt và trừng phạt vì đã nói với một bệnh nhân, chỉ cần hai bát cháo là khỏi bệnh ».

SƯU TẦM.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top