Trả lời các câu hỏi Cuối Bài của SGK Địa Lý 12 - Bài 1 - 2
1-Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta ?
- Ngày 30 – 4 – 1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
- Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp. Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. - Lạm phát có thời kỳ luôn ở mức 3 con số.
2-Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta.
-Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới của nước ta đã qua chặng đường 20 năm
-Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kềm chế ở mức một con số.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỉ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, 9,5 % vào năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8 % (năm 1999) và đã tăng lên 8,4 % vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9 %, chỉ đứng sau Xingapo (7,0 %)
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ. Từng bước tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỉ trọng của khu vực dịch vụ (38,0 %).
-Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
-Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân đợc cải thiện rõ rệt.
1-Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ Các nước Đông Nam Á.
- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
-Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.
-Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philipin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan
- Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.
- Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).
- Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng
các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
2-Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam ?
a-Ý nghĩa tự nhiên.
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên chịu ẩnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
-Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á-Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
b-Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới.
=> Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)
- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
*Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
BÀI 1 . VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
1-Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta ?
- Ngày 30 – 4 – 1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
- Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp. Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. - Lạm phát có thời kỳ luôn ở mức 3 con số.
2-Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta.
-Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới của nước ta đã qua chặng đường 20 năm
-Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kềm chế ở mức một con số.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỉ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, 9,5 % vào năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8 % (năm 1999) và đã tăng lên 8,4 % vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9 %, chỉ đứng sau Xingapo (7,0 %)
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ. Từng bước tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỉ trọng của khu vực dịch vụ (38,0 %).
-Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
-Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân đợc cải thiện rõ rệt.
BÀI 2 . VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
-Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.
-Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philipin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan
- Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.
- Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).
- Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng
các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
2-Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam ?
a-Ý nghĩa tự nhiên.
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên chịu ẩnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
-Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á-Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
b-Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới.
=> Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)
- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
*Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: