Những Ai Đạt trên 900 điểm Toeic dạng mới thì vào đây chia sẻ nhé !!!

Theo bạn, Phương pháp nghe T636 TOEIC là:

  • Không hiệu quả

    Bình chọn: 0 0.0%
  • Chưa rõ có hiệu quả hay không

    Bình chọn: 0 0.0%

  • Số thành viên bình chọn
    1

Toeic.lover

New member
Xu
0
Chào các bạn,

Mình lập Topic để các bạn đã thi và đạt trên 900 điểm Toeic dạng mới cùng chia sẻ kinh nghiệm nhé.
--
Để mở hàng mình xin chia sẻ kinh nghiệm thi Toeic của mình. Mình thi Toeic ngày 22/10/2012. Kết quả thi được 945 điểm, trong đó phần Reading mình được 450 điểm, phần Listening mình được tối đa 495/495 điểm. Thực ra, hôm thi mình cũng cảm giác là mình làm khá tốt phần Listening nhưng mình cũng không nghĩ là mình đạt được kết quả tốt như vậy. Có lẽ là do Part 3, Part 4 mình nghe khá tốt.

Về tài liệu, phương pháp học cũng có nhiều bài trong diễn đàn này chia sẻ rồi. Mình chỉ xin chia sẻ những điều mà theo mình biết là mới, chưa xuất hiện trên diễn đàn này và các sách trên thị trường.

Lần này mình sẽ trình bày về T636 – Kỹ thuật nghe Part 3, 4 New Toeic


1. Dẫn nhập
Toeic là bài thi gồm 2 phần Reading và Listening với tổng số câu hỏi là 200 câu. Phần Reading với các câu hỏi về Sentence Completion và Reading liên quan nhiều đến Ngữ pháp và kỹ năng đọc là thế mạnh của thí sinh Việt Nam và có thể củng cố được thông qua tự học và tự rèn luyện.

Tuy nhiên, đa số các bạn khi học cảm thấy gặp khó khăn với phần Listening, đặc biệt là ở Part 3: Short Conversation (30 câu) và Part 4: Short Talk (30 câu). Nhiều bạn khi nghe có thể nghe được 100% nội dung của bài nói, bài hội thoại nhưng vẫn không thể chọn được đáp án đúng, mất nhiều điểm ở phần này và ảnh hưởng đến điểm số Toeic cuối cùng của mình do 2 phần này chiếm 60% số điểm của phần nghe Toeic (60 câu/tổng số 100 câu).

Thực tiễn cho thấy, điểm Toeic tăng chủ yếu là do việc cải thiện kỹ năng nghe, còn trong thời gian ngắn khó có thể tăng nhiều điểm phần Reading do đòi hỏi đầu tư học thêm về ngữ pháp, từ vựng, cải thiện tốc độ và khả năng đọc hiểu.

Bài viết này xin chia sẻ kinh nghiệm để vượt qua Part 3, 4 phần Listening của bài thi Toeic với kỹ thuật nghe T636. Phương pháp do thầy giáo dạy Toeic của mình, một người thầy mà mình rất khâm phục (thầy Quý Tuấn Toeic - Tuantology, đạt 990 điểm New Toeic) sáng tạo, thử nghiệm và phổ biến. Mình đã áp dụng phương pháp này và đạt điểm tuyệt đối phần nghe Toeic 495/495 vào ngày thi 22/10/2012.

(Còn tiếp)
 
2. Đặc điểm phần nghe Part 3, 4 New Toeic:
Nhiều người khi học, luyện thi Toeic chỉ chú ý đến tips, cách làm và lao ngay vào luyện tập mà không chú ý đến các đặc điểm chủ chốt của phần nghe Part 3, 4 Toeic. Điều này cũng tương tự như việc bạn đi leo núi, dù bạn đã có kỹ thuật leo núi tốt, nhưng nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng, nắm được địa hình của vùng núi mà mình sẽ leo thì khả năng bạn leo được đến đỉnh nhiều hơn, mất ít thời gian công sức hơn. Nếu nắm được các đặc điểm của Part 3, 4 bạn sẽ biết cách phân bố thời gian cho từng câu, biết khi nào sẽ làm gì…?



  1. Part 3 – Short Talks: gồm 30 câu hỏi trong toàn bộ 100 câu hỏi phần LC (câu 41 – câu 70). Thí sinh sẽ nghe Direction của Part 3 trong khoảng 30 giây. Trong New Toeic, mỗi bài đối thoại (Conversation) có ba câu hỏi và câu hỏi cũng sẽ được đọc qua băng. Sau khi nghe câu hỏi, thí sinh có 8 giây để tìm lựa chọn trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Bài đối thoại tăng từ A-B-A lên A-B-A-B và câu hỏi cũng dài hơn.
  2. Part 4 – Short Conversations: gồm 30 câu hỏi trong toàn bộ 100 câu hỏi phần LC (câu 71 – câu 100). Thí sinh sẽ nghe Direction của Part 4 trong khoảng 28 giây. Trong New Toeic, mỗi bài độc thoại (Talk) có ba câu hỏi và câu hỏi cũng sẽ được đọc qua băng. Mỗi bài độc thoại có khoảng 100-120 từ và kéo dài khoảng 25-35 giây.


Có thể phân chia Part 3, 4 New Toeic theo 1. Nội dung 2. Dạng câu hỏi. Về nội dung, Part 3 có các chủ đề liên quan đến Occupations (nghề nghiệp), Activities (hoạt động), Time, Locations (thời gian, nơi chốn), Reasons (lý do). Còn Part 4 có 4 hình thức chính, được nhớ bởi chữ viết tắt WANA: Weather – thời tiết, Anouncements – thông báo ( recorded anouncements, special anouncements, business anouncements), News – tin tức, Advertisements – quảng cáo. Về dạng câu hỏi, cả Part 3 và Part 4 đều có thể chia theo về các câu hỏi Wh (Who, What, Where, When, How, Why) là chính, các kiểu hỏi Yes-No question, question tag không đáng kể.

Như vậy khi luyện nghe Part 3, 4 nên nghe đa dạng các chủ đề để quen tai và quen với mạch nội dung của các bài nghe. Những bạn nghe tốt phần Part 2 Toeic: Question-Response sẽ có lợi thế nhiều khi nghe Part 3, 4 do có khả năng nhận dạng tốt các dạng câu hỏi và cách trả lời. Nhiều bạn chủ quan cho rằng Part 2 là dễ nên không học kỹ phần này, vì cho rằng chỉ cần nhận dạng đúng dạng câu hỏi 1. Wh question 2. Yes-No question 3. Question tag, 4. Statement và áp dụng được 1 số tips như: 1. Wh question không bao giờ có câu trả lời bắt đầu bằng Yes-No 2. Yes-No question sẽ có trả lời là Yes hoặc No … Các đề thi Toeic trong tương lai sẽ bỏ dần các dấu hiệu hiển nhiên như trên và thay bằng các phương án dễ nhầm hơn rất nhiều, đặc biệt là với các câu Statements, question tag và yes-no question dạng phủ định. Nếu các bạn có thời gian làm thử Part 2 trong các quyển sách khó như Jim’s Toeic hoặc Target Toeic, sẽ thấy các tips trên là đúng nhưng chưa đủ hiệu quả để đạt điểm cao.
* Đón đọc: QQ – Kỹ thuật nghe Part 2 New Toeic, đạt tỷ lệ đúng trên 95% trong mọi tình huống (phương pháp của thầy Quý Tuấn Toeic – Tuantology)
 
3. Một số khó khăn khi làm Part 3, 4 New Toeic:



  1. Không đọc kịp nội dung hỏi và trả lời.
  2. Không nhớ được nội dung trả lời
  3. Không nghe được


Với khó khăn số 3: không nghe được nội dung, nguyên nhân là do chủ yếu là do chưa quen với phát âm hoặc người nói nói quá nhanh. Điều này là bình thường, ngay cả trong giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Việt. Chẳng hạn như bạn là người miền Bắc, học đại học với bạn H là người Huế. Nếu bạn đó nói giọng miền Bắc bạn sẽ dễ dàng nghe được, còn nếu nghe bạn H nói chuyện qua điện thoại với gia đình bằng tiếng Huế thì bạn nghe được bao nhiêu %. Tương tự với tiếng Anh cũng vậy, bạn quen nghe tiếng Anh giọng Mỹ nhưng trong bài nghe lại có cả tiếng anh giọng Anh, giọng Úc, giọng New Zeland. Cách khắc phục chủ yếu là nghe đi nghe lại nhiều lần bài nghe để quen với phát âm, tốc độ nói, ghi nhớ các tình huống nghe, đồng thời dựa trên ngữ cảnh để đoán nội dung. Thông thường số tình huống nghe của Toeic là cố định, sau một thời gian học và luyện đề Toeic, bạn sẽ phủ hết được các tình huống nghe thường gặp trong Toeic.

Khó khăn số 1, 2: không đọc kịp và không nhớ kịp nội dung. Mình cũng có đọc một số sách luyện thi Toeic và học thêm 1 khóa chỗ thầy Hoàng Toeic, thấy một số tips như: 1. Tranh thủ thời gian Direction của các phần để đọc trước câu hỏi và câu trả lời. 2. Gạch chân Keyword trong câu hỏi và trả lời khi đọc 3. Sau khi nghe xong 1 đoạn nghe, trả lời 3 câu hỏi kèm theo và nhanh chóng chuyển sang 3 câu tiếp 4. Học thuộc các bài nghe. Mình đã thử áp dụng các phương pháp này nhưng mình vẫn không thể đọc kịp và nhớ kịp nội dung. Mình cũng đầu tư rất nhiều thời gian cho tip 4 là Học thuộc các bài nghe, vì đây là tip chủ đạo của thầy Hoàng Toeic (thầy rất nổi tiếng, dạy Toeic và đạt 990 từ năm 2009) trong phần nghe. Mình học thuộc, ôn đi ôn lại nhưng sau một thời gian là lại quên hết, và không tăng được tỷ lệ đúng trong Part 3, 4. Có lúc mình cũng cảm thấy hơi “tự kỷ”, hay là nhận thức của mình có vấn đề? Có lẽ phương pháp “học thuộc” này không phù hợp với mình, các bạn đã học thầy Hoàng và đạt điểm cao cho biết thêm ý kiến nhé !

* Đọc thêm bài viết của thầy Hoàng Toeic về phương pháp giải quyết tất cả các phần trong thi Toeic dạng Format cũ , trong đó có Part 3, 4 (2 phần này giữa Toeic và New Toeic không có sự khác nhau nhiều) “Toeic: How to Conquer”

Về sau học thêm phương pháp T636 để nghe Part 3, 4 Toeic, mình mới biết hiểu lý do kết quả nghe Part 3, 4 của mình không đạt điểm cao, không ổn định phong độ là do các tips trên quá chung chung, chưa hướng đến quy trình cụ thể, từng bước phải làm gì. Hôm rồi đọc chữ ký 1 bạn trong diễn đàn một câu nói đại ý là “người thành công làm việc đúng, người thất bại làm việc gần đúng”, thấy diễn tả quá đúng luôn. Sự khác nhau giữa thành công và thất bại, điểm cao hay điểm thấp cũng là do “làm đúng” hay “làm gần đúng” mà thôi. Quan điểm của mình là không có phương pháp “tuyệt đối”, tức là tuyệt đối đúng hoặc tuyệt đối sai, chỉ có phương pháp “hiệu quả” hay “không hiệu quả”. Và hiệu quả hay không là tùy thuộc vào từng người. Mình thấy hợp phương pháp nào thì áp dụng theo thôi.

Nhân đây cũng xin lưu ý các bạn luôn về vấn đề đánh dấu vào đề thi. Nhiều bạn thắc mắc là trong lúc thi thật Toeic có được đánh dấu vào đề thi không? Theo mình là không nên đánh dấu vào đề vì đấy là nội quy thi Toeic, do chính các giám thị phổ biến trong buổi thi. Mình cũng nghe nhiều bạn trong diễn đàn mình nói rằng, giám thị phổ biến thế thôi, lúc các bạn thi vẫn đánh dấu lên đề bình thường. Cái này là tùy các bạn cân nhắc hậu quả nhé, nếu đánh dấu vào đề khi làm bài thi thì chắc chắn điểm sẽ cao hơn, nhưng nếu bị bắt được thì “tiêu tùng”. Hôm mình thi ở trụ sở IIG tại 45 Giang Văn Minh, Hà Nội, trong lúc phổ biến nội quy thi Toeic, các giám thi dặn đi dặn lại mấy lần rằng rằng không được đánh dấu vào đề thi, kể cả việc đánh dấu xong rồi tẩy đi, nếu bị phát hiện sẽ bị hủy kết quả thi và đình chỉ thi. Mình cũng hơi “nhát”, lại cần Toeic để tìm việc trong năm tới nên mình cũng không dám mạo hiểm. Trong lúc thi mình thấy các giám thi đi lại quanh phòng suốt, có lúc còn nhìn vào bài thi của mình từ sau lưng nên mình càng “kiên định” hơn, quyết tâm không đánh dấu vào đề. Có điều để tránh bất ngờ, trong lúc ôn luyện Toeic trước khi thi các bạn tập dần việc không đánh dấu vào đề lúc làm bài nhé.
(Còn tiếp)
 
4. Phương pháp nghe T636 cho Part 3, Part 4 New TOEIC
Mình xin trích nguyên tài liệu bài giảng của thầy Quý Tuấn TOEIC - Tuantology về phương pháp nghe T636 cho Part 3, Part 4 New TOEIC để các bạn tham khảo, tất nhiên là nói trực tiếp sẽ dễ hiểu hơn là viết ra thế này. Mình chụp ảnh màn hình từ bài giảng nên có thể hình ảnh sẽ không rõ lắm. Nếu có gì chưa hiểu rõ thì các bạn nêu câu hỏi thắc mắc, mình sẽ trả lời trong hiểu biết của mình.
4. Phương pháp nghe T636 cho Part 3, Part 4 New TOEIC
Mình xin trích nguyên tài liệu bài giảng của thầy Quý Tuấn TOEIC - Tuantology về phương pháp nghe T636 cho Part 3, Part 4 New TOEIC để các bạn tham khảo, tất nhiên là nói trực tiếp sẽ dễ hiểu hơn là viết ra thế này. Mình chụp ảnh màn hình từ bài giảng nên có thể hình ảnh sẽ không rõ lắm. Nếu có gì chưa hiểu rõ thì các bạn nêu câu hỏi thắc mắc, mình sẽ trả lời trong hiểu biết của mình.
Đầu tiên là đồ hình phương pháp T636.
View attachment 10714
Do hinh Phuong phap T636_TuanToeic.com_Tuantology.jpg

Buớc 1: đọc 6 câu hỏi và phương án trả lời B tương ứng từng câu (gồm Conversation/Talk 1 và Conversation 2)



Do hinh Phuong phap T636_TuanToeic.com_B1.png

Bước 2: đọc kỹ 3 câu hỏi và các phương án trả lời tương ứng (Conversation 1) trước khi băng đọc nội dung Conversation/Talk. Băng bắt đầu chạy, bạn chú ý lắng nghe, vừa nghe vừa trả lời. Điền phương án chọn vào Answer Sheet.


Do hinh Phuong phap T636_TuanToeic.com_B2.png

Bước 3: Tiếp tục đọc 6 câu hỏi và phương án trả lời B tương ứng từng câu (gồm Conversation/Talk 2 và Conversation 3). Với mỗi Conversation/Talk gồm 3 câu cần trả lời, các bạn lại quay về bước 1.


Do hinh Phuong phap T636_TuanToeic.com_B3.jpg

Quá trình T636 là một vòng lặp
.

--
Vì mình không upload được ảnh lên diễn đàn nền các bạn Xem/Download Bài giảng Phương pháp Nghe T636 TOEIC qua Google Docs tại:

https://docs.google.com/file/d/0B_SJdQX5cnsmZkxBR2VlbVF3NXM/edit?pli=1


View attachment 10712
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
5. Diễn giải chi tiết Phương pháp nghe T636 cho Part 3, Part 4 New TOEIC
Để đạt điểm cao TOEIC, đặc biệt là với trình độ trên 900 điểm TOEIC, kỹ năng làm bài thi là hết sức quan trọng. Gần như khi làm bài nghe thì chúng ta không được có các động tác thừa để có đủ thời gian đọc câu hỏi và câu trả lời, phân tích, nghe và chọn đáp án đúng.


Theo quy trình T636, lúc đầu bạn 1. đọc nhanh 6 câu hỏi và trả lời B (Conversation/Talk 1 và 2), sau đó 2.đọc kỹ 3 câu hỏi và tất cả phương án trả lời (Conversation/Talk 1), cuối cùng 3. lại đọc nhanh 6 câu hỏi và trả lời B (Conversation/Talk 2 và 3). Như vậy, trong lần đọc 6 câu hỏi thứ nhất (Conversation/Talk 1 và 2) và lần đọc 6 câu hỏi thứ hai (Conversation/Talk 2,3) có chung đoạn Conversation 2 (xem đồ hình T636), do đó thực chất bạn chỉ phải "ép tốc độ đọc" nhanh lên cho 3 câu hỏi và 3 đáp án B của Conversation 3 thôi (vì 3 câu hỏi và đáp án B của Conversation 2 đã được đọc trong Bước 1 của T636)


Ngoài ra, trong Part 3, 4 có những câu hỏi + đáp án ngắn, bạn có thể tiết kiệm thời gian đọc các câu hỏi + đáp án ngắn để đọc các câu hỏi + đáp án dài.

Một số người có tốc độ đọc và tư duy nhanh bằng tiếng anh sẽ có lợi thế trong Part 3, 4 vì đọc nhanh, xử lý thông tin nhanh tức là có thêm một chút thời gian "thừa" trong mỗi Conversation so với các bạn đọc chậm. Các bạn này thường ở trình độ TOEIC trên 930, vậy thì với người thường làm sao để có thêm thời gian đọc, xử lý thông tin?

Thầy Quý Tuấn TOEIC - TUANTOLOGY có đưa ra một giải pháp rất hợp lý cho mọi đối tượng thi TOEIC, đó là sử dụng thời gian Direction của 2 phần dễ là Part 1, Part 2 cho 2 phần khó là Part 3, Part 4. Cách làm như sau:

Part 1, khi băng đọc Direction, bạn xem thật nhanh 10 tranh của Part 1, sau đó chạy qua Part 4 đọc 6 câu hỏi đầu tiên của Part 4. Tương tự, ở Part 2 khi băng đọc Direction, bạn chuyển nhanh sang Part 3 để đọc 6 câu hỏi (từ câu số 6 đến câu 12, conversation 3,4) vì Part 2 không có gì cần phải chuẩn bị cả. Đến Direction của Part 3 bạn đọc 6 câu hỏi đầu (từ câu số 1 đến câu số 6, conversation 1,2), bạn bắt đầu quy trình T636 bình thường từ đây (Bước 1).

Như vậy, khi không có động tác "thừa" lúc làm Part 3, 4 và sử dụng thời gian hợp lý của Part 1,2 bạn sẽ có khả năng làm kịp, làm đúng Part 3, 4.
 
6. Cách chọn sách và trung tâm luyện thi TOEIC
Trong quá trình ôn luyện TOEIC bạn sẽ gặp rất nhiều các tips, phương pháp, chiến lược trong các sách luyện thi cũng như từ các giáo viên tại các trung tâm. Trong đó không phải phương pháp nào cũng hiệu quả. Một phương pháp ôn luyện thi TOEIC hiệu quả có 3 đặc điểm chính:

(1) Được dùng trong thực tế làm bài thi.
Mình xin nhấn mạnh lại là dùng trong lúc làm bài thi, chứ không phải lúc ôn luyện nhé. Ví dụ, nếu bạn đọc sách Longman Preparation Series hoặc sách Tactics for Toeic Listening and Reading Test thì trong các bài học liên quan đến Part 1: Pictures, cả 2 sách này đều có phương pháp là nhìn vào tranh và liệt kê các Noun, Verb trong tranh, tập đặt câu dựa trên các Noun, Verb này. Trong thực tế, khi làm bài thi, không ai đạt điểm cao TOEIC làm như thế trong Part 1: Pictures cả, bởi vì như thế sẽ có quá nhiều phương án, làm mất thời gian và sự tập trung trong thi. Mình thấy nhiều bạn học ở các trung tâm theo giáo trình Longman Preparation Series trong lúc thi thử thường ngồi liệt kê Noun và Verb như vậy. Mặc dù, 2 bộ sách trên rất nổi tiếng nhưng có thể thấy rằng phương pháp liệt kê trong Part 1 trong 2 sách này là "không hiệu quả". Chính vì thế nếu không tự học được TOEIC mà đi học thêm, chúng ta nên tìm đến các giảng viên đạt điểm cao TOEIC, vì ít nhất các thầy cô đã từng đi trên con đường mình muốn đi và đã đến đích. Tối kị là học các giáo viên không có thành tích gì, vì thi TOEIC cũng chẳng mất nhiều thời gian và tiền bạc, nếu họ giỏi thì họ đã thi rồi. Mình rất không phục các giáo viên như thế. Nếu giáo viên chưa từng "thi đấu", sẽ có nhiều khả năng các bạn được giáo viên "dạy y nguyên" một giáo trình nào đó trên thị trường, đưa cho các bạn tất cả các tips mà không có "chính kiến" về phương pháp nào hiệu quả, phương pháp nào không hiệu quả.

Ngay cả những giáo viên được coi là "giỏi", có nhiều người học, nhiều học viên đạt điểm cao khi có ý định tham gia lớp học thêm, chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ, nên trực tiếp nói chuyện với các bạn đã học và với thầy/cô để "tự thẩm định", tránh học thêm theo phong trào. Vì học thêm theo phong trào nên mới có chuyện là giảng viên nào có nhiều học viên theo học thì đương nhiên sẽ có nhiều cơ hội có học viên đạt điểm cao, mặc dù có khi thành tích của học viên chủ yếu lại do bản thân học viên rèn luyện trong giai đoạn nước rút sau khi học thêm, và thành tích của học viên lại được tính cho trung tâm đó. Tốt nhất là hỏi kỹ về tài liệu học, phương pháp mà thầy cô đang sử dụng để thấy được "cái tầm" của thầy cô, từ đó có quyết định chính xác. Nếu chỉ dạy giống sách thì nhiều khi tự học lại còn hay hơn,đặc biệt với các bạn có trình độ tiếng anh khá, giỏi, và chỉ nên học thêm khi chúng ta có "cảm nhận rõ ràng" rằng phương pháp của thầy cô là thực sự hiệu quả.

(2) Phương pháp này được đa số áp dụng thế nào?

Nếu nhiều người áp dụng phương pháp này và có hiệu quả thì nhiều khả năng là phương pháp này là tốt. Có lúc do mình luyện tập và áp dụng "chưa tới" nên phương pháp này chưa phát huy được hiệu quả với bản thân mình. Lúc đó nên xem lại rằng bản thân mình đã áp dụng "đúng cách" chưa? Nếu "đúng cách" rồi, rèn luyện "đủ lâu" rồi mà vẫn thấy không hiệu quả thì chuyển sang suy nghĩ câu hỏi số 3 ở bên dưới.

(3) Phương pháp này có phù hợp với bản thân bạn không?
Như mình đã nói ở đầu Topic này, không có phương pháp "tuyệt đối", có thể phương pháp này hợp với người khác nhưng không hợp với bạn. Lúc đó, một giáo viên giỏi là người đưa ra được phương pháp phù hợp với chính bạn. Chẳng hạn như đầu bài viết mình có nhắc lại trải nghiệm của mình khi học với thầy Hoàng TOEIC, thầy có điểm số cao, dạy nhiều học sinh nhưng với mình thì phương pháp "học thuộc" cho bài Listening đối với mình là chưa phù hợp, mặc dù mình đã cố gắng học thuộc nhưng sau đó mình lại quên hết. Thay vào đó, mình chỉ nghe lại và đọc kỹ lại các Script của Listening sau khi nghe.
--
Vì phương pháp T636 khá mới, do thầy giáo dạy TOEIC mình nghĩ ra, không có trong các giáo trình TOEIC tại Việt Nam và thế giới nên có thể nhiều bạn chưa có điều kiện áp dụng và kiểm chứng. Mình thấy nhiều bạn học với thầy, áp dụng phương pháp này có điểm cao trong phần Listening do nâng được điểm Part 3, Part 4 TOEIC. Bạn nên thử áp dụng và có nhận định riêng của mình.
"Nếu tiếp tục làm những việc thường làm, thì sẽ tiếp tục nhận được những thứ thường nhận". Có lúc chúng ta cần "đổi mới" tư duy một chút, bước ra khỏi vùng an toàn để thử nghiệm những thứ mới mẻ.

 
7. Th ảo lu ận v ề ph ư ơng ph áp nghe T636 cho P art 3, P art 4 L istening TOEIC.
Phương pháp T636 còn có nhiều tầng ý nghĩa mà nếu nghiền ngẫm kỹ sẽ thấy ưu việt của phương pháp này so với các phương pháp đã có. Mình sẽ không nêu ra vội mà để các bạn thử cùng đào sâu và nêu ra nhé. Mình gợi ý vài câu hỏi để các bạn cùng thảo luận về phương pháp T636 nhé:

1. Tại sao trong phần 6 (của T636) lại chỉ đọc nhanh các câu hỏi và các đáp án B ? Tại sao lại đọc cả 3 câu hỏi tiếp mà không tập trung vào 3 câu hỏi đang cần giải quyết trong Conversation/Talk chuẩn bị nghe?

2. Phương pháp nghe T636 này có lợi gì trong điều kiện không được take note vào bài thi theo như quy định mới của ETS lúc thi thật TOEIC?

Một số câu hỏi khác về phương pháp nghe T636 này, các bạn cùng nêu ra để thảo luận nhé.
 
7. Th ảo lu ận v ề ph ư ơng ph áp nghe T636 cho P art 3, P art 4 L istening TOEIC.
Phương pháp T636 còn có nhiều tầng ý nghĩa mà nếu nghiền ngẫm kỹ sẽ thấy ưu việt của phương pháp này so với các phương pháp đã có. Mình sẽ không nêu ra vội mà để các bạn thử cùng đào sâu và nêu ra nhé. Mình gợi ý vài câu hỏi để các bạn cùng thảo luận về phương pháp T636 nhé:

1. Tại sao trong phần 6 (của T636) lại chỉ đọc nhanh các câu hỏi và các đáp án B ? Tại sao lại đọc cả 3 câu hỏi tiếp mà không tập trung vào 3 câu hỏi đang cần giải quyết trong Conversation/Talk chuẩn bị nghe?

2. Phương pháp nghe T636 này có lợi gì trong điều kiện không được take note vào bài thi theo như quy định mới của ETS lúc thi thật TOEIC?

Một số câu hỏi khác về phương pháp nghe T636 này, các bạn cùng nêu ra để thảo luận nhé.

Vì chưa thấy ai trả lời 2 câu hỏi trên nên mình xin đưa ra câu trả lời cho 2 câu hỏi. Các bạn cùng chia sẻ thêm ý kiến nhé.
(1). Tại sao đọc 6 câu hỏi, tại sao lại là phương án B
- Đọc 6 câu hỏi trong đó có 3 câu tiếp để đầu óc mình có thời gian ngấm nội dung.
- Khi đọc phương án B, tự khắc mắt sẽ nhìn thấy các phương án A, C, D, đây là 1 trong các kỹ thuật mở rộng tầm đọc của mắt trong môn Speed Reading. Ngoài ra, khi đọc phương án B gắn với câu hỏi sẽ giúp ta nhớ được câu hỏi rõ hơn vì có sự logic, gắn kết.
Để thấy được lợi ích của việc đọc 6 câu hỏi và phương án trả lời B, hãy xem xét 2 biến thể của T636 ở Bước 1 (đọc nhanh 6 câu hỏi + phương án B):
1. Biến thể 1: Chỉ đọc 6 câu hỏi (mà không đọc câu trả lời B) sẽ thấy tương đối mông lung vì 1 câu hỏi có rất nhiều cách trả lời, do đó không nhớ được câu hỏi.
2. Biến thể 2: Đọc 6 câu hỏi (và đọc tất cả câu trả lời A, B, C, D). Cách đọc này khiến người đọc rất căng thẳng vì phải nhớ nhiều thông tin (24 phương án trả lời), ngoài ra còn không thể đọc kịp.
--> Rõ ràng, đọc 6 câu hỏi và phương án B (cách hiện tại) là "tối ưu" hơn 2 biến thể trên.
--
(2). Sử dụng Phương pháp nghe T636 có lợi gì trong điều kiện ETS không cho take note khi thi New TOEIC từ tháng 8/2012 ?
1. Dễ nhớ hơn.
Mỗi Conversation/Talk được đọc tối thiểu 2 lần (đối với Conversation/Talk 1) và tối đa 3 lần (với các Conversation khác). Theo quy luật lặp lại của trí nhớ, nhiều khả năng sẽ nhớ được nội dung hơn.
2. Tạo ra "sự nghe chủ động".
Do nắm trước, nắm vững được câu hỏi và các phương án trả lời (2-3 lần đọc) nên khả năng "bắt" được thông tin lúc vừa nghe vừa làm bài cao hơn.
3. Quản lý tốt thời gian.
Có sự điều chỉnh nhịp độ đọc thay vì sử dụng một tốc độ đọc duy nhất, có lúc đọc lướt (trong Bước 1, T6) để tiết kiệm thời gian, có lúc đọc kỹ (trong Bước 2, T3) để nắm vững nội dung sắp nghe, chuẩn bị cho việc trả lời.
4. Giảm bớt sự căng thẳng cho não.
Với cách làm truyền thống, nhất là khi không được Take Note, người thi TOEIC sẽ cố gắng đọc thật nhanh, cố gắng nhớ nội dung 3 câu hỏi và 12 phương án trả lời ngay trong 1 lần đọc. Điều này khiến cho não luôn trong trạng thái căng thẳng cao nhất (vì luôn trong trạng thái ghi nhớ cưỡng ép), đặc biệt là những Conversation/Talk sau.

Ngược lại, với phương pháp T636
, người thi TOEIC giảm bớt được lượng thông tin cần nhớ một lúc do thông tin được chia làm ba lần, do đó áp lực ghi nhớ được chia ra 3 lần trong 3 bước T636). Thông tin sẽ 'tự động" nhớ trong đầu do vận dụng nguyên lý ghi nhớ bằng cách "lặp lại" .
 
7. Các câu hỏi/thắc mắc thường gặp khi mới áp dụng Phương Pháp T636

Từ hôm nay, mình sẽ trích đăng dần các ý kiến thắc mắc, trao đổi của các bạn về Phương pháp ôn luyện để đạt trên 900 điểm TOEIC dạng mới cũng như Phương Pháp nghe T636. Các bạn có thắc mắc gì thì bổ sung thêm nhé. Tớ sẽ trả lời trong hiểu biết của mình.
25.gif

--
Bạn ơi bạn có thể nói cụ thể và chi tiết hơn được không bạn?

Mình hiểu như thế này không biết có đúng không?
_Trước khi bắt đầu vào Part 3 or 4 thì có đoạn direction thì mình tranh thủ đọc câu 6 câu hỏi cho 2 đọc Conversation (Talk) liên tiếp (không đọc câu trả lời).
_Sau khi đọc xong 6 câu hỏi bắt đầu quay lại đọc kĩ 3 câu hỏi đầu tiên và đáp án để trả lời đoạn băng.
_Tiếp theo sau đó lại lặp lại bước đầu tiên.

Không biết mình hiểu như vậy có đúng không, nhưng mình thắc mắc là thời gian giữa 2 đoạn này rất ngắn (khoảng 30-35 secs) và thời gian chỉ vừa đủ để mình đọc 3 câu hỏi và 12 đáp án tiếp theo.Vậy nếu đọc tiếp 3 câu hỏi tiếp theo liệu có ảnh hưởng đến đoạn đầu không bạn-vì sẽ tốn thời gian và bị phân tâm hơn.

Mục tiêu của mình là TOEIC 900 và thứ 4 tuần sau là mình thi rồi.Nhưng hiện nay mình vẫn đang loay hoay không biết làm thế nào để nâng cao điểm số. Vì mình làm các đề thi tại nhà chỉ dao động trong 800, chưa thể vượt lên 850 (Bộ đề của Mozilge TOEIC-mình thấy đây là bộ sách hay và chuẩn,rất sát với bài test thật vì mình đã từng thi TOEIC rồi).

Mong bạn có thể chia sẽ phương pháp học tập để giúp mình đạt mốc TOEIC 900 trong tuần sau. Trân trọng cám ơn bạn
@Vanphuc079
Để luyện tập phương pháp nghe T636 cũng không có gì phức tạp. Bạn lấy Part 3 hoặc Part 4 trong các sách luyện thi TOEIC, rồi áp dụng lần lượt 3 bước của kỹ thuật nghe T636. Tập trong khoảng 1 tuần để có phương pháp T636 ngấm vào thành phản xạ, lúc làm không cần suy nghĩ giống như mình đi xe máy vậy.
 
Nguyên văn bởi demon1430
Bạn ơi bạn có thể nói cụ thể và chi tiết hơn được không bạn?

Mình hiểu như thế này không biết có đúng không?
_Trước khi bắt đầu vào Part 3 or 4 thì có đoạn direction thì mình tranh thủ đọc câu 6 câu hỏi cho 2 đọc Conversation (Talk) liên tiếp (không đọc câu trả lời).
_Sau khi đọc xong 6 câu hỏi bắt đầu quay lại đọc kĩ 3 câu hỏi đầu tiên và đáp án để trả lời đoạn băng.
_Tiếp theo sau đó lại lặp lại bước đầu tiên.

Không biết mình hiểu như vậy có đúng không, nhưng mình thắc mắc là thời gian giữa 2 đoạn này rất ngắn (khoảng 30-35 secs) và thời gian chỉ vừa đủ để mình đọc 3 câu hỏi và 12 đáp án tiếp theo.Vậy nếu đọc tiếp 3 câu hỏi tiếp theo liệu có ảnh hưởng đến đoạn đầu không bạn-vì sẽ tốn thời gian và bị phân tâm hơn.

Mục tiêu của mình là TOEIC 900 và thứ 4 tuần sau là mình thi rồi.Nhưng hiện nay mình vẫn đang loay hoay không biết làm thế nào để nâng cao điểm số. Vì mình làm các đề thi tại nhà chỉ dao động trong 800, chưa thể vượt lên 850 (Bộ đề của Mozilge TOEIC-mình thấy đây là bộ sách hay và chuẩn,rất sát với bài test thật vì mình đã từng thi TOEIC rồi).

Mong bạn có thể chia sẽ phương pháp học tập để giúp mình đạt mốc TOEIC 900 trong tuần sau. Trân trọng cám ơn bạn

Để đạt điểm cao TOEIC, đặc biệt là với trình độ trên 900 điểm TOEIC, kỹ năng làm bài thi là hết sức quan trọng. Gần như khi làm bài nghe thì chúng ta không được có các động tác thừa để có đủ thời gian đọc câu hỏi và câu trả lời, phân tích, nghe và chọn đáp án đúng.

Nhận xét của bạn rằng khoảng giữa 2 đoạn Conversation/Talks rất ngắn (khoảng 30s-35s), sợ rằng không đủ thời gian chứng tỏ bạn nắm rất rõ về đặc điểm của Part 3, Part 4. Đây sẽ là lợi thế của bạn khi làm bài thi vì bạn sẽ có cảm giác tốt về thời gian.

Theo quy trình T636, lúc đầu bạn 1. đọc nhanh 6 câu hỏi và trả lời B (Conversation/Talk 1 và 2), sau đó 2.đọc kỹ 3 câu hỏi và tất cả phương án trả lời (Conversation/Talk 1), cuối cùng 3. lại đọc nhanh 6 câu hỏi và trả lời B (Conversation/Talk 2 và 3). Như vậy, trong lần đọc 6 câu hỏi thứ nhất (Conversation/Talk 1 và 2) và lần đọc 6 câu hỏi thứ hai (Conversation/Talk 2,3) có chung đoạn Conversation 2 (xem đồ hình T636), do đó thực chất bạn chỉ phải "ép tốc độ đọc" nhanh lên cho 3 câu hỏi và 3 đáp án B của Conversation 3 thôi (vì 3 câu hỏi và đáp án B của Conversation 2 đã được đọc trong Bước 1 của T636)
Do hinh Phuong phap T636_TuanToeic.com_Tuantology.jpg
Ngoài ra, trong Part 3, 4 có những câu hỏi + đáp án ngắn, bạn có thể tiết kiệm thời gian đọc các câu hỏi + đáp án ngắn để đọc các câu hỏi + đáp án dài.

Một số người có tốc độ đọc và tư duy nhanh bằng tiếng anh sẽ có lợi thế trong Part 3, 4 vì đọc nhanh, xử lý thông tin nhanh tức là có thêm một chút thời gian "thừa" trong mỗi Conversation so với các bạn đọc chậm. Các bạn này thường ở trình độ TOEIC trên 930, vậy thì với người thường làm sao để có thêm thời gian đọc, xử lý thông tin?

Thầy Quý Tuấn có đưa ra một giải pháp rất hợp lý cho mọi đối tượng thi TOEIC, đó là sử dụng thời gian Direction của 2 phần dễ là Part 1, Part 2 cho 2 phần khó là Part 3, Part 4. Cách làm như sau:

Ở Part 1, khi băng đọc Direction, bạn xem thật nhanh 10 tranh của Part 1, sau đó chạy qua Part 4 đọc 6 câu hỏi đầu tiên của Part 4. Tương tự, ở Part 2 khi băng đọc Direction, bạn chuyển nhanh sang Part 3 để đọc 6 câu hỏi (từ câu số 6 đến câu 12, conversation 3,4) vì Part 2 không có gì cần phải chuẩn bị cả. Đến Direction của Part 3 bạn đọc 6 câu hỏi đầu (từ câu số 1 đến câu số 6, conversation 1,2), bạn bắt đầu quy trình T636 bình thường từ đây (Bước 1).

Như vậy, khi không có động tác "thừa" lúc làm Part 3, 4 và sử dụng thời gian hợp lý của Part 1,2 bạn sẽ có khả năng làm kịp, làm đúng Part 3, 4.
 
hic bạn bật mí ưu điểm lun đi .... mình trc giờ chỉ toàn làm theo pp truyền thống , đó là xem trc 3 câu hỏi rùi nhớ đáp án sau đó nghe đoạn băng tho6ii ...... bạn ơi giúp mình với .... còn 2 tuần nữa mình thi toiec rùi ..... bạn bật mí ưu điểm đi , có gì mình ôn luyện theo coi có đạt hiệu quả cao ko ?

Quay lại một chút về 3 câu hỏi để đánh giá 1 phương pháp luyện TOEIC hiệu quả:
1. Phương pháp này có được áp dụng trong thực tế làm bài thi TOEIC không ?
2. Phương pháp này được đa số áp dụng thế nào?
3. Phương pháp này có hợp với bản thân mình không?

Bạn 13112000 thử lấy sách luyện thi TOEIC ra và làm thử bằng phương pháp nghe T636 cho Part 3, Part 4 xem có "hợp" không nhé (trả lời cho câu hỏi số 3 ở trên), làm khoảng 4,5 đề là biết ngay. Có gì thắc mắc mình sẽ trả lời trong hiểu biết của mình. Vì bạn còn 2 tuần nữa là thi, nên bạn cần lưu ý là theo phương pháp T636 hay phương pháp cũ nhé. T636 là một phương pháp mới, nhưng cũng không phải phương pháp vạn năng, có thể hợp với người này nhưng lại không hợp với người khác.

Bạn xem thêm Quy trình phương pháp nghe T636 ở bên dưới (khác với Đồ hình phương pháp T636 đã upload ở trên) để áp dụng cho đúng cách nhé



Quy trinh Thuc hien Phuong Phap T636_TuanToeic.com_Tuantology 2012.jpg


Các cao thủ trong diễn đàn cho biết thêm ý kiến về phương pháp T636 nhé. Hoặc các bạn chia sẻ cách làm Part 3, 4 mà các bạn đã áp dụng và thấy hiệu quả, có lẽ phần Part 3, 4 trong phần Listening của TOEIC là phần cần chiến lược, chiến thuật nhất.
 
8. Trả lời các thắc mắc "cắc cớ" của antiT636

Mình thấy phương pháp này sao có vẻ khó hiểu thế nhỉ? Mình đã thử mà chả thấy hiệu quả gì hết cả. Theo mình cứ theo kiểu cũ mà làm là an toàn nhất. Nếu phương pháp này mà hay như bạn nói thì các trung tâm luyện thi Toeic người ta đã áp dụng lâu rồi. Không phải mình bạn được 945 Toeic đâu, trên diễn đàn này còn đầy người điểm cao hơn bạn nhiều (thuytrieudo283)

Phương pháp "học thuộc" mà bạn chủ topic mỉa mai không phải là không có ích đâu nhé. Hồi xưa các cụ chả học mãi kiểu đấy còn gì, vừa nhớ kỹ nội dung vừa luyện trí nhớ. Đến lúc thi trực tiếp Listening, với khả năng nhớ được rèn luyện nhờ "luyện học thuộc" sẽ nhớ được nội dung ngay sau khi đọc luôn. Ngoài ra, để hiệu quả thì phải kết hợp học thuộc bài nghe với học Pronunciation, bạn tự ý cắt gọt phương pháp của người ta đi là không được.
Bạn chủ topic khè ra nhiều thuật ngữ thời thượng như Speed Reading, quy luật lặp lại của trí nhớ để đánh lạc hướng mọi người về hiệu quả của phương pháp T636 đấy. Làm gì có chuyện người Việt Nam nghĩ ra được một phương pháp chưa từng có ở thế giới, nếu có thì cũng không thể hiệu quả hơn hẳn các phương pháp của nước ngoài như Barron, Longman, Oxford được. Chủ topic chém gió thế chứ chắc gì đã là thật, có giỏi thì post bảng điểm của bạn hoặc ông thầy 990/990 của bạn ra xem nào. Hãy tỉnh táo khi tiếp nhận các thông tin trên Internet các bạn nhé. (thuytrieudo283)




Mình lập Topic này để tất cả các bạn đã và sẽ đạt 900 điểm TOEIC vào cùng chia sẻ. Mình không có ý định nâng ai lên hoặc hạ ai xuống cả. Tất cả những thông tin mà mình đưa ra trong topic này mình đều cố gắng đưa ra một cách khách quan nhất có thể, tức là bao gồm nhiều mặt của vấn đề, tránh “tuyệt đối hóa” dẫn đến quá khen hoặc quá chê giáo viên/phương pháp, mình cũng đưa ra các thông tin để các bạn có thể tự đánh giá vấn đề theo nguyên tắc “We report, You decide”.

Mình đọc kỹ các tranh luận của các bạn về phương pháp nghe T636. Có nhiều ý kiến khác nhau về phương pháp T636, khẳng định rằng T636 là ưu điểm có, nhược điểm có, chưa rõ về phương pháp có. Thậm chí có cả những người vừa ủng hộ vừa thắc mắc về phương pháp. Điều này là chuyện bình thường, đối với mọi hiện tượng trong xã hội, luôn có nhiều ý kiến khác nhau tùy vào góc nhìn của mọi người.

Trong mạch tranh luận, mình thấy nổi lên ý kiến của bạn thuytrieudo283. Để rộng đường cho việc tranh luận về phương pháp T636, mình xin trả lời lần lượt các thắc mắc của bạn thuytrieudo283. Trong phần trả lời dưới đây, có một số ý kiến của cá nhân mình, một số ý kiến mình có tham vấn thầy giáo dạy TOEIC của mình, người sáng tạo, thử nghiệm và phổ biến phương pháp nghe T636. Đây là bài dài kỳ nên mình sẽ chia nhỏ ra để các bạn dễ theo dõi nhé. Sau khi mình trả lời bạn thuytrieudo283 xong, bạn nào có thắc mắc thì tiếp tục nêu ra nhé.
 
Mình thấy phương pháp này sao có vẻ khó hiểu thế nhỉ? Mình đã thử mà chả thấy hiệu quả gì hết cả. Theo mình cứ theo kiểu cũ mà làm là an toàn nhất. Nếu phương pháp này mà hay như bạn nói thì các trung tâm luyện thi Toeic người ta đã áp dụng lâu rồi. Không phải mình bạn được 945 Toeic đâu, trên diễn đàn này còn đầy người điểm cao hơn bạn nhiều (thuytrieudo283)

- Trong xã hội, đối với cái mới, bao giờ cũng có sự khó hiểu nhất định. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thì rất ít khi có cái mới hoàn toàn, thông thường cái mới là sự cải tiến, phát triển của cái cũ. Chẳng hạn, điện thoại di động là cải tiến của điện thoại cố định (thêm tính di động), máy vi tính là cải tiến của máy đánh chữ (thêm bộ nhớ, bộ vi xử lý, phần mềm.. để có khả năng tính toán, thực hiện các nhiệm vụ). Cái mới bao giờ cũng có điểm giống và điểm khác với cái cũ. Bạn có thể xem thêm sách “Nguồn gốc của thương hiệu” của tác giả Alries để thấy thêm nhiều ví dụ nhé. Hoặc bạn có thể đọc thêm quyển “Chiến lược đại dương xanh” để thấy 4 khung hành động để cải tiến đường giá trị của các công ty trong ngành (Value Canvas) so với các đối thủ cạnh tranh: tăng, giảm, thêm bớt, loại bỏ (tạo nên điểm khác và điểm giống). Chẳng hạn, hàng không giá rẻ chính là hàng không bình thường nhưng giảm giá vẻ, giảm dịch vụ, giảm bữa ăn…

- Phương pháp nghe T636 cho Part 3, Part 4 cũng không nằm ngoài quy luật trên. Phương pháp này là sự cải tiến của phương pháp nghe “truyền thống”. Điểm giống của T636 với phương pháp nghe truyền thống là cùng cố gắng đọc trước câu hỏi trước khi nghe, giúp cho người thi TOEIC hình dung trước nội dung phải nghe, tạo điều kiện cho người thi TOEIC vừa nghe vừa trả lời . Điểm khác của T636 với phương pháp nghe truyền thống là là việc “quy trình hóa” các bước thực hiện, trong đó nêu rõ Bước 1, Bước 2, Bước 3 làm gì thay vì “cố gắng đọc thật nhanh các câu hỏi và đáp án”. Tuy vẻ ngoài đơn giản, không khác lắm với phương pháp truyền thống nhưng T636 ẩn chứa nhiều nguyên lý trong việc đọc, ghi nhớ thông tin, nghe và làm bài thi cũng như học tập nói chung. Chẳng hạn như nguyên tắc Speed Reading khi đọc đáp án B, Active Listening khi đọc câu hỏi trước, nguyên tắc của trí nhớ với Sự lặp lại (đọc 6, đọc 3)…

- Bạn thuytrieudo283 thấy khó hiểu ở chỗ nào thì chỉ ra nhé. Mình sẽ cố gắng giải thích trong hiểu biết của mình.
- Về tính hiệu quả của phương pháp, bạn thuytrieudo283 đã áp dụng đúng cách chưa? Trong bước 1, nhiều người không đọc đúng 6 câu hỏi, không đọc đúng đáp án B như hướng dẫn mà lại cố gắng đọc toàn bộ các đáp án, như thế sẽ không kịp và làm sai phương pháp. Nếu đúng cách rồi thì bạn đã luyện đủ lâu chưa. Trong quá trình học bất cứ môn học gì sẽ có 4 cấp độ về sự “thành thạo” được tạo ra bởi 2 trục “có ý thức – vô thức” (conscious), “có năng lực – không có năng lực” (competent). Mức 1 là “không có năng lực, vô thức” (không biết là mình không biết). Mức 4 là mức cao nhất “vô thức, có năng lực”, tức là kĩ năng đã trở thành bản năng, không cần suy nghĩ cũng làm được. Bạn có thể liên hệ 4 cấp độ của sự thành thạo với việc bạn đi xe máy. Lúc bé, bạn không biết đi xe máy và không biết có xe máy. Lớn lên 1 chút, bạn biết là có xe máy, nhưng vẫn không biết đi xe máy. Sau đó, bạn học đi xe máy, lúc đầu phải đi xe bằng lý trí rất nhiều, phải nhớ khi nào bóp phanh, bấm còi, ga. Cuối cùng, khi bạn đã “thành thạo” việc đi xe máy, bạn không cần nghĩ đến việc đi xe máy nữa, bạn có thể vừa đi xe vừa tán gẫu (khi có xe khác rẽ trước mặt, bạn “tự động phản xạ” nhấn phanh hoặc rẽ sang hướng khác.

Nếu trình độ đi xe của bạn thuytrieudo283 đang ở mức 4 thì trình độ áp dụng phương pháp T636 đang ở mức mấy rồi. Theo tớ, bạn đang ở mức 2, tuy là khá nhưng cũng chưa đủ để mang lại hiệu quả như bạn mong muốn. Trong khi đó, với phương pháp nghe truyền thống, có lẽ bạn thuytrieudo283 đang ở mức 3 hoặc 4, do đó kết quả cao hơn là điều dễ hiểu.

- ‘Phương pháp này mà hay thì các trung tâm khác áp dụng lâu rồi”. Đây là phương pháp mới, không có trong các giáo trình nên các trung tâm khác có thể chưa biết để áp dụng. Kể cả biết và thấy phương pháp T636 hiệu quả, có khi họ cũng không muốn áp dụng vì “niềm tự hào” của từng trung tâm, cũng giống như môn sinh Thiếu Lâm Tự không thi triển võ của phái Võ Đang khi giao đấu bên ngoài (dù họ có thể học, tham khảo các thế võ của Võ Đang).

- “Đầy bạn điểm cao hơn bạn nhiều”. Điều này mình hoàn toàn đồng ý với bạn thuytrieudo283. Mình biết rằng có rất nhiều cao thủ trên diễn đàn này, nhiều người vào xem nhưng không comment gì cả, có người lịch sự để dành comment sau khi mình chia sẻ xong cho đỡ bị dứt mạch post bài của chủ topic.
(Còn tiếp)
 
Mình vẫn bảo lưu quan điểm rằng phương pháp T636 này là không hiệu quả. Tất nhiên là tranh luận là vô cùng, bạn có lý lẽ của bạn, tớ có lý lẽ của tớ, không ai chịu ai, tớ cũng không tranh luận với bạn làm gì nữa nhưng về đánh giá của số đông sẽ là chính xác nhất. Hiện tại, 80% số người tham gia Poll đánh giá là phương pháp này là không hiệu quả và chưa rõ có hiệu quả không trong khi chỉ có 20% đánh giá là phương pháp này hiệu quả. Tỉ lệ phản đối/ủng hộ là 4-1 là quá áp đảo rồi đúng không bạn, chưa kể là 20% ủng hộ có thể là các chân gỗ của bạn chủ topic (thuytrieudo283)

1. “Đánh giá của số đông sẽ là chính xác nhất”. Số đông chưa chắc đã chính xác, đặc biệt là khi chưa có nhiều người thực sự áp dụng phương pháp T636 để có sự so sánh và đối chiếu hiệu quả của phương pháp T636 so với phương pháp nghe truyền thống. Ngoài ra, với số người tham gia Poll hiện tại chưa đủ để coi là số đông. Hẳn các bạn đều nhớ câu chuyện Diêm vương sai quân lính tìm bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho mình với yêu cầu là chọn bác sỹ nào có ít hồn ma bệnh nhân đứng trước cửa nhất. Ngờ đâu, vị bác sỹ được chọn (chỉ có 1 hồn ma bệnh nhân) lại mới chỉ chữa cho 1 bệnh nhân duy nhất.

2. “Tỉ lệ phản đối/ủng hộ là 4-1 là quá áp đảo rồi”. Chỗ này bạn thuytrieudo283 nêu ra là chưa chính xác nhé. Ở đây có 3 phương án trả lời (a) Hiệu quả (b) Không hiệu quả (c) Chưa rõ. Không thể gộp mục (b) và (c) (không hiệu quả và chưa rõ hiệu quả hay không) thành phản đối được. Tính đến thời điểm hiện tại 19/12/2012, số người đánh giá hiệu quả/không hiệu quả/chưa rõ hiệu quả hay không là 5/3/8. Tức là, hiện tại, số người cho là hiệu quả > số người cho là không hiệu quả; số người chưa rõ hiệu quả hay không chiếm đa số.
 
Phương pháp "học thuộc" mà bạn chủ topic mỉa mai không phải là không có ích đâu nhé. Hồi xưa các cụ chả học mãi kiểu đấy còn gì, vừa nhớ kỹ nội dung vừa luyện trí nhớ. Đến lúc thi trực tiếp Listening, với khả năng nhớ được rèn luyện nhờ "luyện học thuộc" sẽ nhớ được nội dung ngay sau khi đọc luôn. Ngoài ra, để hiệu quả thì phải kết hợp học thuộc bài nghe với học Pronunciation, bạn tự ý cắt gọt phương pháp của người ta đi là không được.
Bạn chủ topic khè ra nhiều thuật ngữ thời thượng như Speed Reading, quy luật lặp lại của trí nhớ để đánh lạc hướng mọi người về hiệu quả của phương pháp T636 đấy. Làm gì có chuyện người Việt Nam nghĩ ra được một phương pháp chưa từng có ở thế giới, nếu có thì cũng không thể hiệu quả hơn hẳn các phương pháp của nước ngoài như Barron, Longman, Oxford được. Chủ topic chém gió thế chứ chắc gì đã là thật, có giỏi thì post bảng điểm của bạn hoặc ông thầy 990/990 của bạn ra xem nào. Hãy tỉnh táo khi tiếp nhận các thông tin trên Internet các bạn nhé. (thuytrieudo283)

1. Cần phân biệt rõ “phương pháp ôn luyện nói chung”“phương pháp làm bài thi trong thực tế”. Cái chủ yếu làm nên khác biệt trong kết quả thi TOEIC là “phương pháp làm bài thi trong thực tế” bởi vì về nguyên tắc mọi người có thể áp dụng tất cả “phương pháp ôn luyện” trước lúc thi. Chẳng hạn, sau khi nghe bạn nói về phương pháp học thuộc, nếu thấy hợp lý, tớ có thể áp dụng việc học thuộc các bài nghe. Nếu thấy một bạn khác giới thiệu về phương pháp học Pronunciation, nếu thấy hợp lý tớ có thể học bổ sung Pronunciation. Theo tớ, phương pháp “học thuộc” và “học Pronunciation” là “phương pháp ôn luyện nói chung”, không ai cấm chúng ta học và áp dụng trước lúc đi thi cả. Tuy vậy, lúc làm bài thi TOEIC bạn phải lựa chọn một vài phương pháp hiệu quả để áp dụng, không thể áp dụng tất cả được. Một ví dụ chính là việc liệt kê Noun, Verb trong Part 1 Pictures của Listening trong sách của Longman Preparation Series và TOEIC Tactics for Listening and Reading là không hiệu quả khi làm bài thi thực tế. Những người đạt điểm cao TOEIC không bao giờ làm thế trong Part 1 cả.


Về lâu dài, càng học nhiều môn bổ sung càng lợi cho việc đạt điểm TOEIC cao.Tuy nhiên, lưu ý rằng quỹ thời gian của chúng ta là có hạn, không đủ thời gian để học hết các môn bổ sung này. Ví dụ, nếu học Pronunciation chúng ta sẽ mất thêm khoảng 2 tháng, cộng với luyện thi TOEIC 3 tháng, tổng cộng là 5 tháng. Trong khi bình thường, mọi người thường dành 3 tháng để luyện thi TOEIC, thì lấy đâu thời gian để học Pronunciation nữa. Nếu so với một người dùng 5 tháng luyện thi TOEIC thì chưa chắc người học Pronunciation 2 tháng sau đó luyện thi TOEIC 3 tháng đã có kết quả tốt hơn đâu nhé. Sẽ là không công bằng nếu so sánh 1 người dành 3 tháng luyện thi TOEIC với 1 người dành 5 tháng (3 tháng luyện thi TOEIC và 2 tháng luyện Pronuciation).

Nếu bạn nói, học Pronunciation thì sẽ tăng điểm TOEIC thì cũng tương tự như nói rằng học IELTS thì sẽ tăng điểm TOEIC. Ở đây xuất hiện ngụy biện, chúng ta không đánh giá hiệu quả bằng yếu tố tác động trực tiếp (việc luyện thi TOEIC) mà lại đánh giá bằng các yếu tố gián tiếp (học IELTS hay Pronunciation).


2. “Phương pháp "học thuộc" mà bạn chủ topic mỉa mai không phải là không có ích đâu nhé”. “Ngoài ra, để hiệu quả thì phải kết hợp học thuộc bài nghe với học Pronunciation, bạn tự ý cắt gọt phương pháp của người ta đi là không được”.


Thực ra, khi đánh giá hiệu quả của phương pháp học thuộc và phương pháp Pronunciation cũng có nhiều tranh cãi. Tương tự như bạn thuytrieudo283 đang tranh cãi về tính hiệu quả của phương pháp T636

Trong diễn đàn này, đã có nhiều người chia sẻ rằng phương pháp học thuộc bài nghe là không hợp lý, bởi vì sau đó chúng ta sẽ quên ngay. Thay vào đó, nên đọc kỹ Script và nghe đi nghe lại bài nghe nhiều lần để nắm được mạch logic của nội dung. Chúng ta nên “học hiểu” chứ không nên “học thuộc”. Liên hệ với việc học ở trường đại học, nếu học thuộc môn triết học 100% như sách hoặc bài giảng của thầy, chắc chắn sau thi sẽ quên hết, tức là chúng ta chỉ có “trí nhớ ngắn hạn” với môn học. Nhưng nếu chúng ta học hiểu môn triết học, diễn đạt lại theo ý hiểu của mình thì sẽ nhớ lâu hơn, hay nói cách khác chúng ta có “trí nhớ dài hạn” với môn học. Ví dụ của bạn đưa ra rằng có bạn “do luyện học thuộc trước đó nên có thể nhớ luôn nội dung ngay khi đọc” là không điển hình với số đông, thử hỏi có mấy người có khả năng vừa đọc 1 lần đã nhớ luôn nội dung với một khối lượng thông tin nhiều như trong bài nghe TOEIC.

Với phương pháp Pronunciation
, nhiều bạn không học Pronunciation vẫn đạt điểm cao TOEIC như thường, bởi vì khi nghe chúng ta có thể dựa vào Context để đoán nội dung những từ mà mình không nghe được (kể cả khi từ bị biến âm, nối âm, giản âm, phát âm theo tiếng Anh Anh/Mỹ/Úc/New Zealand. Trong một số sách luyện thi TOEIC trên thị trường hiện nay như Hacker TOEIC, có bổ sung một chút Pronunciation bên cạnh việc luyện thi TOEIC, chẳng hạn như có bài học về sự khác nhau trong Pronunciation của tiếng Anh-Anh và tiếng Anh-Mỹ. Tuy nhiên, bạn thử tưởng tượng xem, trong khoảng 1 đến 2 buổi làm sao có thể học hết được tất cả các trường hợp khác nhau trong Pronunciation của tiếng Anh-Anh và tiếng Anh-Mỹ. Lúc làm bài nghe, thực tế là chúng ta dựa vào Context để đoán từ nhiều hơn là dựa vào các bài học về Pronunciation.
--
Các bạn đã trải nghiệm phương pháp học thuộc và Pronunciation chia sẻ thêm ý kiến nhé. Theo bạn, phương pháp học thuộc và Pronunciation hiệu quả đến đâu ? Khi áp dụng lúc ôn luyện cần lưu ý gì?

3. “Chủ topic chém gió thế chứ chắc gì đã là thật, có giỏi thì post bảng điểm của bạn hoặc ông thầy 990/990 của bạn ra xem nào”. Tớ lập topic này để mọi người cùng chia sẻ kinh nghiệm luyện thi TOEIC dạng mới, không có nhu cầu để post bảng điểm này nọ để lấy le với ai. Nếu ai muốn tìm hiểu có thể search “tên thầy giáo + toeic 990” là ra ngay bảng điểm thật của thầy, đây là chi tiết thật, tớ không tự bịa ra chi tiết này. Đề nghị bạn thuytrieudo283 khi tranh luận thì dùng lí luận để chứng minh chứ không nhắm vào người tranh luận.

4. “Bạn chủ topic khè ra nhiều thuật ngữ thời thượng như Speed Reading, quy luật lặp lại của trí nhớ để đánh lạc hướng mọi người về hiệu quả của phương pháp T636 đấy”. Các thuật ngữ như Speed Reading, Active Listening, Quy luật lặp lại của trí nhớ được nêu ra để minh họa/chứng minh rằng phương pháp T636 được sáng tạo ra dựa trên các nguyên lý khoa học, có luận cứ rõ ràng chứ không phải võ đoán. Nếu bạn thuytrieudo283 thấy không thuyết phục ở đâu thì đề nghị bạn chỉ rõ ra để mình làm rõ hơn cho bạn hiểu.

5. “Làm gì có chuyện người Việt Nam nghĩ ra được một phương pháp chưa từng có ở thế giới, nếu có thì cũng không thể hiệu quả hơn hẳn các phương pháp của nước ngoài …” Thực tế chứng minh, tuy người Việt ít có các phát minh hơn các quốc gia phát triển nhưng cũng có lúc phương pháp của người Việt lại hiệu quả hơn phương pháp của người nước ngoài. Một ví dụ là thành tựu của Giáo sư Ngô Bảo Châu trong Toán học, Giáo sư Đàm Thanh Sơn trong Vật lý. Tất nhiên, đây là minh họa để phản bác việc vơ đũa cả nắm của bạn thuytrieudo283 khi đánh giá về toàn bộ người Việt Nam thôi, còn T636 chỉ là một phương pháp nhỏ bé, mọi người tự đánh giá về tính hiệu quả của nó nhé.
 
9. Series "ý kiến trái chiều" của bạn thuytrieudo283

Cảm ơn bạn hellotheworld về những ý kiến xác đáng. Mình cứ tưởng diễn đàn này không còn ai dám nói lên sự thật nữa chứ, định "một mình chống lại mafia" thì lại được bạn ủng hộ. Bạn hellotheworld lãnh đạo một nhóm speaking trên Skype thì mọi người hiểu trình độ của bạn ý cao như thế nào rồi đấy. Mình có cảm giác chỉ có những người rất giỏi mới có thể nhìn ra chân tướng của phương pháp T636 này.

Mình khẳng định là T636 là một phương pháp không hiệu quả, cũng như K54 là súng tiểu liên thì T636 là là một loại "súng cối", nói to nói nhiều nói hoành tráng thế thôi. Mặc dù được trang bị "súng cối" T636, nhưng từ mấy hôm nay chủ topic có dám lên diễn đàn phản pháo lại những luận điểm của mình đưa ra đâu, hay là chẳng có bảng điểm 945 của bạn hay 990/990 của ông thầy Toeic ảo nên sợ quá lặn luôn. Đã chém gió ngay từ đầu thì làm sao mà có tư cách giải thích này nọ.

Bạn hellotheworld nói câu nào đúng câu đấy luôn "Nói chung thì phương pháp nào cũng có hiệu quả cả, vì chúng ta có lòng tin và chỉ chỉ theo nên có hiệu quả". Mình bị bạn vanphuc07 dùng Neuro-Linguistic Programming (NLP lập trình ngôn ngữ tư duy) ra để dọa làm mình sợ qúa. Bạn thích nói chữ thì mình cũng xin phép hầu bạn luôn. Chắc bạn học rộng hiểu nhiều, hay nói chữ thì chắc chắn biết đến hiệu ứng Placebo trong y học rồi nhỉ. Trong thí nghiệm Placeboo, Bệnh nhân uống thuốc giả (không có tác dụng gì nhưng bác sĩ không nói cho bệnh nhân biết để làm thí nghiệm) nhưng vẫn khỏi bệnh là do tâm lý kì vọng rằng mình sẽ khỏi bệnh do uống thuốc. T636 có hiệu quả vì những người như bạn đang tin vào nó có hiệu quả, ở đây xẩy ra hiệu ứng Placebo trong giáo dục. (thuytrieudo283)
--



Cảm ơn bạn vanphuc079 đã nhìn ra bản chất của vấn đề "Nhưng, trước giờ người ta làm như vậy cũng được >900 vậy giờ thêm cái T636 làm gì? T636 là cái tên mà người ta đặt ra, phương pháp thì không khác truyền thống là mấy, được cái nó lùm xùm hơn với lại khó hiểu hơn…." Bạn là người rất thông minh, chắc chắn bạn sẽ có số điểm TOEIC rất cao đấy.

Mình bỏ công lên mạng để tập hợp lại những phương pháp mà các Đại Cao thủ TOEIC -những người đạt 990/990 thực sự, đã dạy hàng ngàn học sinh đạt điểm TOEIC - chia sẻ (khoảng 20 trang A4, cho toàn bộ nội dungg 8 phần thi của TOEIC). Các bạn nào cầu thị có thể tham khảo, để so sánh với phương pháp vớ vẩn T636, một phương pháp chẳng có gì khác trước cả, chỉ là thủ thuật đặt lại cho phương pháp đã có một cái tên "pháo cối " thôi.

Các bạn download Ebook
[Ebook] 3 Đại Cao Thủ 990 TOEIC Bật Mí Bí Mật TOEIC 990 [Ebook]

https://www.tienganh.com.vn/attachmen...7&d=1353085176

Nếu thấy hữu ích thì Thank cho mình có thêm động lực nhé, tìm mấy thứ này cũng mất công phết đấy.

À nhân tiện mình thấy là nhiều khi đạp đổ xây mới có khi còn hiệu quả hơn việc sửa chữa lại đấy. Sửa chữa cái không đúng T636 làm gì, dùng những cái đã đúng thì sẽ đỡ mất công sức, thời gian, điểm số hơn. Dù sao cũng cảm ơn vanphuc07 đã chia sẻ. (thuytrieudo283)
--



Mình giải thích lại các luận điểm chính ở đoạn văn trên nhé:

Thứ nhất, luyện học thuộc trong lúc ôn sẽ giúp trí nhớ tốt, khi vào phòng thi không cần phải take note cũng nhớ được nội dung. Hồi mình học, thầy mình có khả năng nghe 1 lần là có thể nói lại cả bài nghe luôn.

Thứ hai, phương pháp học thuộc cần học kết hợp với học Pronounciation. Nhiều lúc những Vocabulary mà mình đã biết nhưng trong bài nghe mình cũng không nghe được dù nghe đi nghe lại. Đấy là do hiện tượng "biến âm", "nối âm", "giản âm"... trong cách nói của người nước ngoài nói tiếng anh mà trong cách nói người Việt không có. Sau khi mình học 1 khóa Pronounciation tại lớp của thầy mình -2 lần đạt 990/990 TOEIC (chắc chắn là giỏi nhất Việt Nam), thì khả năng nghe của mình tiến bộ rõ rệt. Trong lúc học Pronounciation thì các bạn cũng được học sự khác nhau giữa tiếng Anh Mỹ, Úc, New Zealand. Thế mình mới bảo phương pháp T636 là vớ vẩn khi đặt cạnh phương pháp của thầy mình. Dù ETS có thây đổi quy định trong phòng thi thế nào thì phương pháp của thầy mình cũng đều ứng phó được. (thuytrieudo283)
--
Phương pháp truyền thống đang hiệu quả thì việc gì phải áp dụng một phương pháp không hiệu quả như T636. Ngoài ra, số người vote hiệu quả cho T636 tăng lên chứng tỏ số chân gỗ trong diễn đàn này đang tăng lên để vote cho T636. Nhưng mà mình luôn tin vào nguyên lý hoạt động của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, đó là dù nội dung là mở (như diễn đàn này) nên có thể có người xấu (vào thay đổi nội dung theo hướng có lợi cho họ) thì số người tốt luôn lớn hơn (do đó nội dung wikipedia sẽ là chính xác). Do vậy, các bạn có thể tăng thêm 1 ít vote cho tính hiệu quả của T636 nhưng về lâu dài số người phản đối sẽ luôn cao hơn. Hiện giờ sự thật là số người phản đối T636 đang cao gấp 3 lần số người ủng hộ.

Ngoài ra, ai bảo bạn là mình chưa thử phương pháp T636. Mình và 10 người bạn nữa đã thử phương pháp T636 và đối chứng với phương pháp truyền thống, sử dụng 2 Part 3, 4 của 2 đề trong Longman Full Actual Test. Kết quả cho thấy những người áp dụng T636 có kết quả chỉ bằng 60% số điểm TOEIC khi họ áp dụng phương pháp truyền thống.
(thuytrieudo283)
--
Các bạn khi xem chú ý các trả lời nên chú ý đến thâm niên của các nick nhé. Cái nick mới như thế này (tham gia diễn đàn từ tháng 11/2012) nói thì có vẻ là khách quan nhưng thực ra lại lộ ra ý "nếu tớ ở HN chắc cũng sẽ đi thử học 1 buổi thầy này xem thế nào". Nhiều khả năng đây là chân gỗ, sao không nói là "có thể" mà lại nói là "chắc".

Xin lỗi nếu bạn thực sự không phải là chân gỗ. Tính mình hay nói thẳng nên nhiều người cho là khó nghe.
(thuytrieudo283)



--
Trên đây là một số ý kiến của các AntiT636, đặc điểm chung của các AntiT636 là rất ít đưa ra được các luận điểm và chứng minh một cách thuyết phục. Bài chia sẻ "Những ai đạt trên 900 điểm TOEIC dạng mới" của Toeic.lover trên diễn đàn tienganh.com.vn đã thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng mạng với hàng chục nghìn lượt view, trên 64 replies và đứng số 1 trong danh sách những Topic thu hút nhất diễn đàn (theo tiêu chí lượt View, số Replies và tính Freshness). Mình còn lưu lại được ảnh chụp màn hình. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì mà Ban Quản trị diễn đàn tienganh.com.vn đã ban nick Toeic.lover và các bạn tham gia thảo luận, trong khi không ban các nick như thuytrieudo283, hellotheworld với những comment thiếu văn hóa.

Ngoài ra, Topic "Những ai đạt trên 900 điểm TOEIC dạng mới thì vào đây chia sẻ nhé" đã biến mất một cách bí ẩn trên diễn đàn tienganh.com vào ngày 22/11/2012. Không xuất hiện kể cả trong mục những Topic vi phạm, phải chăng có 1 thế lực nào đó đã can thiệp đến nỗi các Mod trong Box TOEIC không hay biết. Các bạn có thể search từ khóa ("Những ai đạt trên 900 điểm TOEIC dạng mới thì vào đây chia sẻ nhé" + site:tienganh.com.vn) sẽ thầy Google tìm ra rất nhiều bài trên tienganh.com.vn.

Theo các bạn T636 là a) Hiệu quả b) Không hiệu quả c) Chưa rõ có hiệu quả không.
 
10. Những quả trứng Phục sinh (Easter Egg) trong phương pháp nghe T636 TOEIC

"Trứng phục sinh (Easter Egg) là một từ ngữ dùng để chỉ một quả trứng được dùng làm quà tặng trong dịp lễ Phục sinh của phương Tây. Khởi nguồn của quả trứng này là từ việc gia đình Nga Hoàng cuối cùng thường cho người thân của họ những quả trứng Fabergé nạm đá quý nhưng bên trong có chứa một vật nào đó. Còn trong lĩnh vực tin học, trứng phục sinh là những bất ngờ nhỏ được tích hợp vào trong một phần mềm, phần cứng, và hầu hết chúng đều làm người khác vui"

Bạn có biết rằng trong phương pháp nghe T636 cũng ẩn chứa vài "quả trứng Phục sinh" để dành cho những người xứng đáng?
--
Chào bạn Beanie88,

Thắc mắc của bạn chứng tỏ bạn là người đang thực sự thử nghiệm phương pháp T636. Bạn rất xứng đáng được bật mí quả trứng Phục sinh (Easter Egg) đầu tiên ẩn chứa trong phương pháp nghe T636.

Đầu tiên, chúng ta cùng review lại một chút về đặc điểm từ Part 1 đến Part 4 trong Listening của TOEIC. Trong đó chúng ta chú ý đến 1. Thời gian Direction mỗi phần 2. Thời gian sau khi nghe mỗi câu hỏi (của từng Conversation/Talk)

1. Thời gian Direction
Phần Direction:
- Của LC khoảng 25 giây.
- Của Part 1 khoảng 70 giây.
- Của Part 2 khoảng 60 giây.
- Của Part 3 khoảng 30 giây.
- Của Part 4 khoảng 28 giây.
Như vậy tổng cộng thời gian Direction của toàn bộ phần LC là 255 giây (khoảng 4 phút 15 giây)
- tổng thời gian Direction của LC, Part 1, Part 2 là 155 giây (khoảng 2 phút 30 giây)
- khoảng 30 giây cho mỗi phần Part 3, Part 4.

2. Thời gian nghe sau mỗi câu hỏi (của từng Conversation/Talk)
- Với Part 3: Short Conversation, sau khi nghe câu hỏi, sẽ có 8 giây để tìm lựa chọn trả lời đúng cho mỗi câu hỏi.
- Với Part 4: Short Talk, mỗi câu hỏi có 8 giây để lựa chọn đúng cho mỗi câu hỏi.
Như vậy, sau khi nghe hết 1 Conversation/Talk, chúng ta sẽ có khoảng 24 giây "để sử dụng" trước khi chuyển sang Conversation/Talk kế tiếp. Tức là khoảng trống giữa 2 Conversation/Talk liên tiếp nhau là 24 giây, và gần bằng thời gian Direction của Part 3 và Part 4 (30 giây và 28 giây).

Nếu ở Direction 3 và Direction 4 (khoảng 30 giây) bạn đọc kịp Conversation 1,2: "3. đoạn direction part 3, đọc 6 câu hỏi + phương án B part 3 (conversation 1 + 2)" thì chắc chắn bạn sẽ đọc kịp bước 1, bước 2 của T636 chứ (vì bạn có khoảng trống 24 giây giữa 2 Conversation/Talk liên tiếp, và bạn đã đọc trước được 1 ít Conversation rồi). 24 giây với 30 giây là thời gian gần bằng nhau mà.

Theo mình, bạn Beanie88 "lúc đầu còn thư thả kịp, sau đó thì ko kịp để đọc nhiều như vậy" là do:
- Khả năng 1: sự tập trung. Càng về cuối phần thi của Part 3, Part 4 thì đầu óc ta càng căng thẳng, do đó tốc độ đọc, khả năng tập trung giảm. Do đó, cùng khối lượng công việc và thời gian, nhưng lúc đầu đọc kịp, còn lúc sau đọc không kịp. Nếu xảy ra tình huống này, giải pháp là luyện tập thêm để quen chịu áp lực (chẳng hạn như, a)trong tuần trước khi thi liên tục làm mỗi ngày tối thiểu 1 đề, hoặc b) phương pháp này hơi "dã man một chút" nhưng thầy dậy Toecic đã yêu cầu tớ làm, đó là làm liên tục 2 đề trong 4 tiếng không nghỉ thay vì chỉ làm 1 đề trong 2 tiếng.
- Khả năng 2: sai sót "nhỏ" trong việc áp dụng quy trình T636. Ở mức chuẩn, bạn cần vừa nghe Conversation/Talk vừa trả lời, điều này có nghĩa là trong mỗi Conversation/Talk, trước khi băng đọc câu hỏi đầu tiên, chúng ta đã phải trả lời xong 3 câu hỏi của Conversation/Talk đó. Nếu làm đúng như vừa nêu, chúng ta có 24 giây để tiếp tục quy trình T636 cho Conversation/Talk kế tiếp, và hoàn toàn kịp.
--
Bonus quả trứng phục sinh 2
Tớ không biết bạn Beanie88 đang ở mức điểm nào ( nếu trên 900 thì sẽ thuận lợi), nhưng đây là phương pháp của thầy dạy TOEIC tớ bày cho để "xử lý" Part 3, Part 4 cho "người bình thường" (khoảng 500-600 điểm TOEIC). Đó là, sử dụng 5 phút từ phần Reading để bù cho Listening (> thời gian 4 phút 15 giây của toàn bộ phần Direction từ Part 1 đến Part 4 cộng lại).

Cách làm như sau:
- Sau khi nghe mỗi Talk/Conversation và trước khi băng đọc câu hỏi đầu tiên trong gói 3 câu hỏi của từng Talk/Conversation, bạn xác định được đáp án đúng cho cả 3 câu hỏi. Thay vì ngồi tô đậm đáp án lên Answer Sheet (khá mất thời gian), bạn hãy chấm nhẹ đáp án vào Answer Sheet (không tô đậm nhé), sau đó nhanh nhất có thể đọc thật nhanh Conversation/Talk tiếp theo theo quy trình T636. Các Conversation/Talk sau cũng làm tương tự (không tô đậm đáp án).
- Đến cuối cùng của Listening, khi kết thúc Part 4, bạn dành 5 phút đầu của phần Reading để tô đậm phương án trả lời cho toàn bộ Part 3, Part 4 đã đánh dấu mờ trong Answer Sheet. Điều này là khả thi vì chúng ta hoàn toàn đủ sức làm "xong sớm" phần Reading 5 phút để chuyển sang cho Listening. Nếu chia 5 phút (300 giây) cho 60 câu của Part 3, Part 4 thì mỗi câu được thêm 5 giây để tô đậm), và bạn đã tăng khả năng làm đúng cho Part 3, Part 4 của bạn lên rất cao do biết cách bố trí thời gian hợp lý.
--
@ Bạn Beanie: Về cách sử dụng thời gian Direction 1, Direction 2 bạn cứ thoải mái nhé. Đọc trước từ câu hỏi 7 (Conversation/Talk 3) là được, nếu bạn đọc chậm thì đọc 6 câu hỏi thôi (đến câu 12), còn nếu bạn đọc nhanh thì cứ đọc thoải mái (đến câu 15 hoặc 18 cũng được), càng có lợi cho việc nghe các đoạn sau do được đọc trước. Miễn là trước khi hết Direction của Part 1, Part 2 khoảng 5 giây là bạn chuẩn bị tinh thần để xử lý Part 1, Part 2 là được.
--
Những điều mình trình bày ở trên, đều là những "cải tiến nhỏ" của thầy dạy TOEIC của mình nghĩ ra, thế nhưng nếu áp dụng đúng sẽ tăng đáng kể điểm phần Listening của bạn đấy. Hiện tại, theo hiểu biết của mình thì đúng là những điều này chưa được nói đến trong các sách luyện thi TOEIC trên thị trường, kể cả của Mỹ, Hàn Quốc. Một lần nữa thông qua diễn đàn tienganh.com, mình muốn gửi đến lời chúc mừng chân thành nhất đến thầy nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

"Khoe" lại 1 tẹo
10.gif
. Hôm thi TOEIC cuối tháng 10/2012 vừa rồi, nhờ áp dụng đúng Phương pháp T636 mà mình đã đạt điểm tuyệt đối 495/495 phần Listening TOEIC đấy.
 
Gửi bởi vienkeo11
Mình đang học tiếng anh, chưa thi TOEIC bao giờ, đọc bài viết của bạn rất hay và bổ ích. Bạn có thể cho mình biết tài liệu nào ôn thi TOEIC hiệu quả mà bạn đã sử dụng không? mình rất mong đón đọc các chia sẻ tiếp theo của bạn. Hãy chia sẻ để giúp ích cộng đồng!
--
Tớ luyện thi của một thầy giáo 990/990 TOEIC , thầy cũng sử dụng một số sách trên thị trường nhưng chủ yếu là lấy phần bài tập để tập luyện theo các phương pháp của thầy thôi. Còn không sử dụng một tẹo nào các tips, mẹo trong các sách đấy, thay vào đó thầy có sáng tạo ra một Bộ phương pháp/kỹ thuật riêng để giải quyết 8 phần thi trong bài thi TOEIC, cá nhân tớ thấy các phương pháp mà thầy hướng dẫn rất hiệu quả và logic. Kỹ thuật nghe T636 cho Part 3, Part 4 là một ví dụ về các phương pháp/kỹ thuật mà thầy dạy tớ trong quá trình làm bài thi TOEIC.

Nếu bạn vienkeo11 muốn tự ôn TOEIC có thể dùng một số sách mà tớ đã được dùng:

1. Luyện Skills TOEIC nói chung
- Bộ Longman Preparation Series for TOEIC Test: Có 3 quyển tương ứng với 3 trình độ.
- Bộ TOEIC của Compass: gồm 3 quyển tương ứng với 3 trình độ, TOEIC Starter, Developing Skills.., TOEIC Analyst
- Từ vựng TOEIC: 600 Essential Words for TOEIC Test
--
Các bộ sách khác thầy mình khuyến cáo không nên dùng (tất nhiên trong đó vẫn có những phần hay) vì có nhiều chỗ đưa ra các phương pháp làm bài chưa hiệu quả, làm phức tạp vấn đề lên rất nhiều và lúc đi thi thực tế hoàn toàn không làm như vậy. Một lần nữa bạn lưu ý về Phương pháp ôn luyện nói chung và Phương pháp làm bài thi TOEIC trong thực tế như đã chia sẻ trong bài viết ở trên. Nếu ôn xong còn thời gian, bạn có thể xem thêm và chọn học phần mình cần trong các sách này.

2. Luyện đề TOEIC

Sau khi luyện Skills xong, bạn có tiến hành luyện các đề thi TOEIC Full Test. Trong các sách luyện Sills nêu trên thông thường đều có 2 bài Full Test để các bạn tự đánh giá trình độ. Ngoài các đề đó, bạn có thể dùng thêm:
- Longman More Practice Tests
- Longman Full Actual Test, Longman Actual Reading Test, Longman Actual Listening Test
- Jim's TOEIC bộ 1000 questions.
- Economy TOEIC 1,2: có quyển Reading và Listening riêng.
- Target TOEIC.

Các sách luyện đề TOEIC mình xếp một cách tương đối theo thứ tự dễ trước, khó sau. Lúc luyện đề bạn nên luyện theo thứ tự này.
 
--
Tớ luyện thi của một thầy giáo 990/990 TOEIC , thầy cũng sử dụng một số sách trên thị trường nhưng chủ yếu là lấy phần bài tập để tập luyện theo các phương pháp của thầy thôi. Còn không sử dụng một tẹo nào các tips, mẹo trong các sách đấy, thay vào đó thầy có sáng tạo ra một Bộ phương pháp/kỹ thuật riêng để giải quyết 8 phần thi trong bài thi TOEIC, cá nhân tớ thấy các phương pháp mà thầy hướng dẫn rất hiệu quả và logic. Kỹ thuật nghe T636 cho Part 3, Part 4 là một ví dụ về các phương pháp/kỹ thuật mà thầy dạy tớ trong quá trình làm bài thi TOEIC.

Nếu bạn vienkeo11 muốn tự ôn TOEIC có thể dùng một số sách mà tớ đã được dùng:

1. Luyện Skills TOEIC nói chung
- Bộ Longman Preparation Series for TOEIC Test: Có 3 quyển tương ứng với 3 trình độ.
- Bộ TOEIC của Compass: gồm 3 quyển tương ứng với 3 trình độ, TOEIC Starter, Developing Skills.., TOEIC Analyst
- Từ vựng TOEIC: 600 Essential Words for TOEIC Test
--
Các bộ sách khác thầy mình khuyến cáo không nên dùng (tất nhiên trong đó vẫn có những phần hay) vì có nhiều chỗ đưa ra các phương pháp làm bài chưa hiệu quả, làm phức tạp vấn đề lên rất nhiều và lúc đi thi thực tế hoàn toàn không làm như vậy. Một lần nữa bạn lưu ý về Phương pháp ôn luyện nói chung và Phương pháp làm bài thi TOEIC trong thực tế như đã chia sẻ trong bài viết ở trên. Nếu ôn xong còn thời gian, bạn có thể xem thêm và chọn học phần mình cần trong các sách này.

2. Luyện đề TOEIC

Sau khi luyện Skills xong, bạn có tiến hành luyện các đề thi TOEIC Full Test. Trong các sách luyện Sills nêu trên thông thường đều có 2 bài Full Test để các bạn tự đánh giá trình độ. Ngoài các đề đó, bạn có thể dùng thêm:
- Longman More Practice Tests
- Longman Full Actual Test, Longman Actual Reading Test, Longman Actual Listening Test
- Jim's TOEIC bộ 1000 questions.
- Economy TOEIC 1,2: có quyển Reading và Listening riêng.
- Target TOEIC.

Các sách luyện đề TOEIC mình xếp một cách tương đối theo thứ tự dễ trước, khó sau. Lúc luyện đề bạn nên luyện theo thứ tự này.


Gửi các bạn một số tài liệu TOEIC, tranh thủ download ngay không link lại die.
Pass (nếu có): tuhoctoeic990.com
--
A. Sách luyện Skills TOEIC

Bộ 4 quyển sách luyện thi TOEIC của NXB Compass.
--
1. Very Easy TOEIC

Download
Book: Download
CD: https://www.mediafire.com/?0uvxtcwebdg
2. Starter TOEIC
Download
Book:https://www.mediafire.com/download.php?rxse0ruu7750cfy
CD1: www.mediafire.com/?rn4399ojbdz54dm
CD2: www.mediafire.com/?lhxc3tqjsbc8l0x
CD3: www.mediafire.com/?0f3v1526o11349p
3. Developing Skills for the TOEIC test.
Book https://www.mediafire.com/?bk6qzlb80sdl725
CD1: https://www.mediafire.com/?ovm5otjgmcg
CD2: https://www.mediafire.com/?rj2mdjn5gzn
CD3: https://www.mediafire.com/?ugm40mdinnn
4. TOEIC Analyst
Download CD
Part 1,2 https://www.mediafire.com/?q1ajkz2zz4m
Part 3,4 https://www.mediafire.com/?n0yzbgnzldq
Test 1 https://www.mediafire.com/?jmrmmdgbza4
Test 2 https://www.mediafire.com/?u4hynf1zygz
--
5. 600 Essential Words for TOEIC Test

Download

Book: https://www.mediafire.com/?zuy5zo5folz
CD1 https://www.mediafire.com/?3gdem9t0dox
CD2 https://www.mediafire.com/?2wzn205yug9
--------------------------------------------------------
B. Sách luyện đề TOEIC

1. Target TOEIC

Book: https://www.mediafire.com/view/?m9uvu1s0s3d70u3
Test 1 https://www.mediafire.com/?f7dul4bqfmbhrmi
Test 2 https://www.mediafire.com/?a9jxfaci8eacp7f
Test 3 https://www.mediafire.com/?ze0de2acw4i73fu
Test 4 https://www.mediafire.com/?5mq15xjcccfd22d
Test 5 https://www.mediafire.com/?ddd710c1gchs69s
Test 6 https://www.mediafire.com/?ojjw2f5ixf2sl93
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top