Nhận danh sách tên thầy đưa, khách ngỏ ý nhờ thầy xem tên ở nhà. Thầy phán: “Gọi là thằng Ti, có lộc ngay. Hoặc gọi là Xí, xí phần, tức là nó ra đời đã có phần ngay rồi”. Khách nói thích tên Miu, Cún, thầy cáu: “Đặt tên con vật nó không ăn học được đâu”.
Con ngõ nhỏ đối diện số nhà 20 Thụy Khuê (Hà Nội) không có gì đặc biệt, trừ ngôi nhà đầu ngõ. Theo truyền khẩu, tại đây có thầy chuyên “giúp” các bậc cha mẹ tìm “quý danh” cho con.
Người phụ nữ trông tuổi ngót sáu mươi đi ra đi vào mặt mũi lầm lì, thấy có người hỏi là chực cau có. Một chiếc xe máy đi vào, người phụ nữ ngồi sau bụng chửa vượt mặt, ông chồng cất tiếng: “Cho cháu hỏi nhà bác xem cách đặt tên”.
Người phụ nữ từ trong nhà đi ra mặt tiếp tục lầm lì quát: “Hỏi gì?”. “Chúng cháu muốn hỏi để đặt tên cho con ạ”. “Để xe sát vào”, bà chủ nhà quát. Một chút im lặng. Bà hất hàm tiếp lời: “Vào đi”.
Chiếc bẫy 8 phút
Nhà trống trơn, không có khách tới xem vì là ngày thường, và cũng đang tầm 7 giờ tối. Thầy ăn vận không có gì đặc biệt. Mặt khô khô, da đen tái, ngón tay không có vẻ của người bút nghiên.
Khách tự ngồi xuống chiếc ghế gỗ, nhìn xung quanh. Ngay trước bộ bàn ghế là ban thờ không lớn. Có đủ hương khói, dầu đèn, hoa quả nhưng không cầu kỳ.
Ông chủ bắt đầu hỏi, khách tuần tự đáp. “Vợ chồng tuổi gì?”. “Chồng cháu tuổi Đinh Mùi, cháu Ất Mão. Tháng 2 sang năm ạ”. “Bố mẹ tên gì?”. “Ngô Vương Hải, Nguyễn Thu Hà. Chúng cháu siêu âm con trai rồi”.
Tiếng thầy thở dài: “Bố đứng chữ Vương khó nuôi lắm, vì bá vương mà. Phải đặt tên cẩn thận, đặt đúng mới nuôi được”. Thầy rút ra mảnh giấy nhỏ được cắt từ tập vở học sinh, lúi húi viết mấy chữ, rồi đưa lại cho cặp vợ chồng. Trên giấy ghi: Ngô Phan Hiển, Ngô Đàm Hưng, Ngô Gia Khoa, Ngô Hà Phan, Ngô Khoa Nam, Ngô Khánh An.
Chị vợ rụt rè: “Bác xem luôn cho cháu tên gọi ở nhà”. Thầy chắc giọng: “Còn tên ở nhà gọi là thằng Ti, là có lộc ngay. Hoặc gọi là Xí, xí phần, tức là nó ra đời đã có phần ngay rồi”. “Nhưng cháu muốn tên con là Cún hoặc Miu”. Thầy hơi cáu: “Không gọi tên con như vậy, vớ vẩn. Đặt tên con vật vào nó không ăn học được đâu”. “Chỉ nhà cháu không được đặt tên con vật hay còn nhà khác?”. “Nhà nào cũng thế hết. Mình là con người lại đi đặt tên con vật, vô lý”.
Cặp vợ chồng vẫn chưa thôi hỏi. “Thế có đặt tên 4 chữ , ví dụ đưa họ mẹ vào có được không?”. “Con trai thì được. Con gái thì không. Con gái về mang họ nhà chồng, đặt tên có họ mẹ vào người ta mắng chết. Con trai đặt họ mẹ vào thì đồng ý ngay, vì thế là có hiếu”.
“Bác xem thêm cho, chúng cháu muốn đặt tên em bé có thể viết được bằng chữ Hán. Những tên này có tên nào viết bằng chữ Hán bác đánh dấu cho cháu”. “Đặt chữ Hán làm gì, tôi không biết chữ Hán. Chữ Hán chỉ có một từ, Việt Nam mình bao nhiêu từ”.
Đồng hồ máy ghi âm chỉ qua phút thứ 8, hai vợ chồng đứng dậy đi về sau khi “tùy tâm” trả tiền. Nhìn danh sách tên, chị Thu Hà thở dài: “Chẳng khác gì mấy so với mấy đứa bạn sắp sinh con trai đi xem cùng thầy. Ngoại trừ họ là phần thầy không tự nghĩ được, còn tên đệm lẫn tên chính chỉ chạy quanh Hà, Đăng, Đàm, Gia, Khoa, Khánh, Phan, An, Bình, Khôi, Nguyên”.
Chị cũng cho biết trong số những tên được đưa ra, nhiều người rất thích chọn tên Hà Khoa và Khánh An. Một người bạn của chị Hà đang ở nước ngoài cũng suýt đặt tên con là Hà Khoa như vậy.
Trái với vợ, anh Hải lại vui ra mặt. “Thấy danh sách tên tôi đoán ngay là lừa. Tôi đã đi tiền trạm nhà này trước rồi. Thấy hàng xóm nhìn mình rất thương hại, bảo đi về đi. Ông này từ xưa đến giờ chữ nghĩa gì, tự dưng một hôm vớ được quyển sách đặt tên, rồi thiên hạ mách nhau kéo đến ầm ầm”.
Nên hiểu biết, đừng cầu kỳ
Vẫn tồn tại một quan niệm đặt tên con sẽ quyết định cả cuộc đời đứa trẻ. Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu chính thức nào về những cái tên quyết định cuộc đời tốt xấu.
Mặc dù vậy, một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy nhiều bậc cha mẹ có vẻ tin tưởng rằng đứa trẻ sẽ không thể thành đạt nếu không được đặt một cái tên phù hợp. Ở nước này, đặt tên cho trẻ còn trở thành một ngành nghề kinh doanh, với vô số sách báo, trang web và nhà tư vấn.
Có rất nhiều nguyên tắc đặt tên cho con. Một số nguyên tắc hay gặp như phản ánh ước nguyện của cha mẹ (muốn con giàu có đặt tên là Thịnh, Vượng); kỷ niệm hay ký ức (quê ở sông Thương nên đặt tên con là Quế Thương); điển hay tích trong văn chương, thi phú (tên con là Ngữ Yên vì thích chưởng Kim Dung); tên các loài hoa đẹp, trái cây (Hồng Hoa, Cẩm Tú); các đức tính cao quý (Dũng); tên các con vật cao quý (Long, Quy); tên các loài chim quý (Phượng); các đồ vật quý hay các loại ngọc quý (Hồng Ngọc, Bích Ngọc).
Tiến sĩ Nguyễn Hải Kế, Chủ nhiệm khoa Lịch sử (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho biết, trong văn hóa Trung Hoa có một cách đặt tên để bù vào hành bị thiếu của đứa trẻ (không một trẻ nào sinh ra lại đủ cả 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn có nhắc tới một trường hợp như vậy. Trong đó, cậu bé Nhuận Thổ sở dĩ được đặt tên như vậy là do ngũ hành của cậu khuyết Thổ.
Tiến sĩ Trần Thúy Anh, giảng viên môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) nói: “Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, khi đặt tên cho con có những điều bố mẹ cần lưu ý như cần kỵ húy trong nhà, tránh phạm húy tên vua, dòng tộc vua. Ví dụ đã có thời, vợ của chúa tên Hoa nên dân chúng không được đặt tên này cho con gái mà phải chuyển thành Bông. Ta cũng có tên quá nhạy cảm. Có thể đặt tên xấu như Cày, Cuốc nhưng không được quá xấu theo kiểu tên bậy, mất vệ sinh”.
Bà Thúy Anh cũng cho biết, hiện đang có phong trào sử dụng những “cẩm nang đặt tên” để con cái sau này được như ý bố mẹ mong muốn.
Mặc dù vậy, theo các nhà khoa học Mỹ, không phải cái tên bạn đặt cho con bạn sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng, mà chính cuộc sống của bạn ảnh hưởng tới cái tên con bạn. Nói cách khác, quyết định sự trưởng thành của trẻ chính là việc bạn là ai, bạn đã chăm sóc con thế nào.
Mặc dù vậy, cũng theo các nhà xã hội học, có những cặp vợ chồng thông minh và hết lòng vì con vẫn có những đứa con hư hỏng và không thành đạt như mong muốn. Bên cạnh đó vẫn có những đứa trẻ đã biết vươn lên trên hoàn cảnh sống tồi tệ của mình để vững vàng trên đường đời.
Theo Tin Tức/Vietnam+
Con ngõ nhỏ đối diện số nhà 20 Thụy Khuê (Hà Nội) không có gì đặc biệt, trừ ngôi nhà đầu ngõ. Theo truyền khẩu, tại đây có thầy chuyên “giúp” các bậc cha mẹ tìm “quý danh” cho con.
Người phụ nữ trông tuổi ngót sáu mươi đi ra đi vào mặt mũi lầm lì, thấy có người hỏi là chực cau có. Một chiếc xe máy đi vào, người phụ nữ ngồi sau bụng chửa vượt mặt, ông chồng cất tiếng: “Cho cháu hỏi nhà bác xem cách đặt tên”.
Người phụ nữ từ trong nhà đi ra mặt tiếp tục lầm lì quát: “Hỏi gì?”. “Chúng cháu muốn hỏi để đặt tên cho con ạ”. “Để xe sát vào”, bà chủ nhà quát. Một chút im lặng. Bà hất hàm tiếp lời: “Vào đi”.
Chiếc bẫy 8 phút
Nhà trống trơn, không có khách tới xem vì là ngày thường, và cũng đang tầm 7 giờ tối. Thầy ăn vận không có gì đặc biệt. Mặt khô khô, da đen tái, ngón tay không có vẻ của người bút nghiên.
Khách tự ngồi xuống chiếc ghế gỗ, nhìn xung quanh. Ngay trước bộ bàn ghế là ban thờ không lớn. Có đủ hương khói, dầu đèn, hoa quả nhưng không cầu kỳ.
Ông chủ bắt đầu hỏi, khách tuần tự đáp. “Vợ chồng tuổi gì?”. “Chồng cháu tuổi Đinh Mùi, cháu Ất Mão. Tháng 2 sang năm ạ”. “Bố mẹ tên gì?”. “Ngô Vương Hải, Nguyễn Thu Hà. Chúng cháu siêu âm con trai rồi”.
Tiếng thầy thở dài: “Bố đứng chữ Vương khó nuôi lắm, vì bá vương mà. Phải đặt tên cẩn thận, đặt đúng mới nuôi được”. Thầy rút ra mảnh giấy nhỏ được cắt từ tập vở học sinh, lúi húi viết mấy chữ, rồi đưa lại cho cặp vợ chồng. Trên giấy ghi: Ngô Phan Hiển, Ngô Đàm Hưng, Ngô Gia Khoa, Ngô Hà Phan, Ngô Khoa Nam, Ngô Khánh An.
Chị vợ rụt rè: “Bác xem luôn cho cháu tên gọi ở nhà”. Thầy chắc giọng: “Còn tên ở nhà gọi là thằng Ti, là có lộc ngay. Hoặc gọi là Xí, xí phần, tức là nó ra đời đã có phần ngay rồi”. “Nhưng cháu muốn tên con là Cún hoặc Miu”. Thầy hơi cáu: “Không gọi tên con như vậy, vớ vẩn. Đặt tên con vật vào nó không ăn học được đâu”. “Chỉ nhà cháu không được đặt tên con vật hay còn nhà khác?”. “Nhà nào cũng thế hết. Mình là con người lại đi đặt tên con vật, vô lý”.
Cặp vợ chồng vẫn chưa thôi hỏi. “Thế có đặt tên 4 chữ , ví dụ đưa họ mẹ vào có được không?”. “Con trai thì được. Con gái thì không. Con gái về mang họ nhà chồng, đặt tên có họ mẹ vào người ta mắng chết. Con trai đặt họ mẹ vào thì đồng ý ngay, vì thế là có hiếu”.
“Bác xem thêm cho, chúng cháu muốn đặt tên em bé có thể viết được bằng chữ Hán. Những tên này có tên nào viết bằng chữ Hán bác đánh dấu cho cháu”. “Đặt chữ Hán làm gì, tôi không biết chữ Hán. Chữ Hán chỉ có một từ, Việt Nam mình bao nhiêu từ”.
Đồng hồ máy ghi âm chỉ qua phút thứ 8, hai vợ chồng đứng dậy đi về sau khi “tùy tâm” trả tiền. Nhìn danh sách tên, chị Thu Hà thở dài: “Chẳng khác gì mấy so với mấy đứa bạn sắp sinh con trai đi xem cùng thầy. Ngoại trừ họ là phần thầy không tự nghĩ được, còn tên đệm lẫn tên chính chỉ chạy quanh Hà, Đăng, Đàm, Gia, Khoa, Khánh, Phan, An, Bình, Khôi, Nguyên”.
Chị cũng cho biết trong số những tên được đưa ra, nhiều người rất thích chọn tên Hà Khoa và Khánh An. Một người bạn của chị Hà đang ở nước ngoài cũng suýt đặt tên con là Hà Khoa như vậy.
Trái với vợ, anh Hải lại vui ra mặt. “Thấy danh sách tên tôi đoán ngay là lừa. Tôi đã đi tiền trạm nhà này trước rồi. Thấy hàng xóm nhìn mình rất thương hại, bảo đi về đi. Ông này từ xưa đến giờ chữ nghĩa gì, tự dưng một hôm vớ được quyển sách đặt tên, rồi thiên hạ mách nhau kéo đến ầm ầm”.
Nên hiểu biết, đừng cầu kỳ
Vẫn tồn tại một quan niệm đặt tên con sẽ quyết định cả cuộc đời đứa trẻ. Tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu chính thức nào về những cái tên quyết định cuộc đời tốt xấu.
Mặc dù vậy, một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy nhiều bậc cha mẹ có vẻ tin tưởng rằng đứa trẻ sẽ không thể thành đạt nếu không được đặt một cái tên phù hợp. Ở nước này, đặt tên cho trẻ còn trở thành một ngành nghề kinh doanh, với vô số sách báo, trang web và nhà tư vấn.
Có rất nhiều nguyên tắc đặt tên cho con. Một số nguyên tắc hay gặp như phản ánh ước nguyện của cha mẹ (muốn con giàu có đặt tên là Thịnh, Vượng); kỷ niệm hay ký ức (quê ở sông Thương nên đặt tên con là Quế Thương); điển hay tích trong văn chương, thi phú (tên con là Ngữ Yên vì thích chưởng Kim Dung); tên các loài hoa đẹp, trái cây (Hồng Hoa, Cẩm Tú); các đức tính cao quý (Dũng); tên các con vật cao quý (Long, Quy); tên các loài chim quý (Phượng); các đồ vật quý hay các loại ngọc quý (Hồng Ngọc, Bích Ngọc).
Tiến sĩ Nguyễn Hải Kế, Chủ nhiệm khoa Lịch sử (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho biết, trong văn hóa Trung Hoa có một cách đặt tên để bù vào hành bị thiếu của đứa trẻ (không một trẻ nào sinh ra lại đủ cả 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn có nhắc tới một trường hợp như vậy. Trong đó, cậu bé Nhuận Thổ sở dĩ được đặt tên như vậy là do ngũ hành của cậu khuyết Thổ.
Tiến sĩ Trần Thúy Anh, giảng viên môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) nói: “Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, khi đặt tên cho con có những điều bố mẹ cần lưu ý như cần kỵ húy trong nhà, tránh phạm húy tên vua, dòng tộc vua. Ví dụ đã có thời, vợ của chúa tên Hoa nên dân chúng không được đặt tên này cho con gái mà phải chuyển thành Bông. Ta cũng có tên quá nhạy cảm. Có thể đặt tên xấu như Cày, Cuốc nhưng không được quá xấu theo kiểu tên bậy, mất vệ sinh”.
Bà Thúy Anh cũng cho biết, hiện đang có phong trào sử dụng những “cẩm nang đặt tên” để con cái sau này được như ý bố mẹ mong muốn.
Mặc dù vậy, theo các nhà khoa học Mỹ, không phải cái tên bạn đặt cho con bạn sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng, mà chính cuộc sống của bạn ảnh hưởng tới cái tên con bạn. Nói cách khác, quyết định sự trưởng thành của trẻ chính là việc bạn là ai, bạn đã chăm sóc con thế nào.
Mặc dù vậy, cũng theo các nhà xã hội học, có những cặp vợ chồng thông minh và hết lòng vì con vẫn có những đứa con hư hỏng và không thành đạt như mong muốn. Bên cạnh đó vẫn có những đứa trẻ đã biết vươn lên trên hoàn cảnh sống tồi tệ của mình để vững vàng trên đường đời.
Theo Tin Tức/Vietnam+