Với thanh niên, Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Vào một ngày đầu tháng 11 năm 1955, trong bộ kaki sáng màu và đôi giầy vải giản dị, Bác Hồ đã đến thăm cơ quan T.Ư Đoàn khi đó trụ sở tại số nhà 55 phố Quang Trung...
Hôm đó, Hà Nội vàng nắng rạng rỡ trong tiết trời mát mẻ. Đúng 8 giờ sáng, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Lam gọi anh Văn Tùng (cán bộ trẻ từ Huế ra nhận công tác mới được 4 tháng) và anh Nguyễn Thừa Lương (khi đó là Chánh văn phòng T.Ư Đoàn) lên phòng làm việc. Anh Nguyễn Lam chỉ thị: “Chuẩn bị hội trường, tập hợp tất cả cán bộ nhân viên cơ quan, đúng 9 giờ sáng có mặt”.
Anh Văn Tùng và anh Thừa Lương đoán già đoán non: “Hà Nội mới giải phóng chưa lâu, chắc là có việc đột xuất”. Anh Văn Tùng nhận nhiệm vụ vội lao lên yên chiếc xe đạp cà tàng phóng gấp đến báo Tiền phong ở 45 Hàm Long và mấy đơn vị thuộc T.Ư Đoàn ở 64 Bà Triệu, 20 Phạm Đình Hổ, số 3 Hồ Xuân Hương để báo tin và huy động cán bộ đến họp.
Khi phóng xe trở về đến trụ sở chính cơ quan T.Ư Đoàn tại 55 Quang Trung (nay là NXB Kim Đồng) anh Văn Tùng thấy nơi họp đã gọn gàng. Trên sảnh tầng 2 của căn biệt thự đã kê một chiếc bàn gỗ trải khăn màu trắng và lọ hoa hồng.
Khi mọi người có mặt đông đủ, anh Nguyễn Lam và anh Thừa Lương chỉ đạo sắp xếp chỗ ngồi theo thứ tự: hàng trên dành cho các cháu thiếu nhi, con em cán bộ T.Ư Đoàn và một số cán bộ Đoàn trẻ tuổi từng là thanh niên xung phong ở Việt Bắc, Liên khu 5 và nhiều chiến trường khác nhau, cán bộ miền Nam tập kết, Thành Đoàn Sài Gòn..., còn cán bộ T.Ư Đoàn, Hội LHTN Việt Nam và cán bộ lãnh đạo thì đều đứng phía sau.
Tổng cộng có khoảng gần 60 người có mặt tại hội trường. Thấy hai cánh cổng lớn của cơ quan rộng mở hết cỡ hơn mọi ngày và không khí bài trí trang trọng, trong đầu anh Văn Tùng lóe lên ý nghĩ: “Hay là Bác Hồ đến!”. Vừa nghĩ đến đây, anh Văn Tùng chợt thấy một chiếc xe hơi 4 chỗ đã cũ màu sữa do Liên Xô sản xuất đến cổng rồi đi thẳng vào sân. “Bác Hồ đến!” - Nhiều tiếng reo đồng thanh vang lên.
Bác bước nhanh ra khỏi xe trong bộ kaki sáng màu và đôi giầy vải giản dị, dáng người hơi gầy. Bên cạnh Bác không có thư ký riêng, chỉ có anh lái xe và người cận vệ. Bác bắt tay anh Nguyễn Lam rồi khoát tay ra hiệu chưa đi lên hội trường mà muốn đi thăm khu nhà bếp. Bác đi vòng về phía sau căn nhà chính và vào thẳng nhà ăn.
Trên sảnh khu nhà lớn đồng thanh vang lên tiếng hô: “Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”. Khi đó là 11 giờ, nhà ăn đang chia cơm ra từng khay để chuẩn bị bữa trưa. Bác đến bên nhóm nhân viên chia cơm thăm hỏi từng người. Bác hỏi: “Sao các cô không để lúc có người ăn đến mới chia cơm cho nóng, chia trước thì nguội hết?”.
Quay lên đến hội trường, Bác hỏi anh Nguyễn Lam: “Có mấy cháu gái ở đây?”. “Thưa Bác có 9 đồng chí ạ”
- Anh Nguyễn Lam thưa. Đến bên các cán bộ nữ, Bác hỏi: “Các cháu từ đơn vị nào đến?”. “Thưa Bác, chúng cháu là thanh niên xung phong từ các chiến trường được điều về công tác tại đây ạ”- Một chị tên Sen trả lời.
Bác hỏi các cán bộ nữ có được đối xử bình đẳng như nam giới không? Cả hội trường đồng thanh trả lời: “Thưa Bác có ạ”. Bác cười vui hỏi lại: “Sao Bác hỏi các cháu gái mà tất cả lại trả lời thay cho các cháu gái?”. Cả hội trường cười vang. Không khí trang nghiêm có phần hơi “cứng” lúc đầu dường như đã tan biến mà thay vào đó là không khí chan hòa, thân mật.
Bác nói: “Đồng chí Nguyễn Lam cho Bác biết hôm nay có mặt các cháu thanh niên cả Bắc - Trung - Nam, thế là chúng ta có một gia đình đoàn kết tại đây làm Bác rất vui. Nhưng các cháu đừng quên khi Bác cháu ta ở đây thì đồng bào miền Nam đang phải đấu tranh anh dũng gian khổ để Bắc-Nam sum họp một nhà.
Vậy, các cháu phải ra sức công tác, tích cực rèn luyện để ủng hộ đồng bào miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà”. Bác nhìn mọi người một lượt rồi chỉ ra đằng sau cùng: “Các cháu đứng phía sau kia có nghe rõ Bác nói không?”. Nhiều người giơ tay nói: “Thưa Bác có ạ”.
Về việc chuẩn bị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, Bác căn dặn: “Bác nghe các cháu sắp khai hội (Đại hội Đoàn, Đại hội Liên đoàn thanh niên Việt Nam - PV), khai hội để đoàn kết các tầng lớp thanh niên, xây dựng Đoàn để mọi mặt công tác được tốt. Bác và Trung ương đã cử đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng với đồng chí Nguyễn Lam chăm lo, chỉ đạo công việc này”.
Bác yêu cầu: Trước khi khai hội thì phải thực hiện dân chủ, tức là lắng nghe ý kiến đóng góp của quần chúng để suy nghĩ rồi đề ra nhiệm vụ cho sát đúng. Trong khi khai hội thì phải thực hiện tiết kiệm tránh lãng phí phô trương vì nước ta vừa trải qua chiến tranh, bị tàn phá nặng nề.
Sau khi khai hội thì phải đề ra kế hoạch thật cụ thể, kế hoạch đó phải xuống đến cấp dưới, đến cơ sở. Phải cử cán bộ đi xem xét, nơi làm tốt thì biểu dương, nơi làm chưa tốt thì phải phê bình để sửa chữa.
Với cán bộ làm việc tại cơ quan T.Ư Đoàn, Bác nói: “Bây giờ các cháu đang sống và làm việc trong điều kiện tốt hơn khi ở chiến khu và nông thôn. Vậy phải ra sức công tác. Mình là đoàn thể thì không chỉ loay hoay nơi nhà cao cửa lớn mà phải về với quần chúng lao động”.
Nói đoạn Bác chỉ tay ra phía xóm lao động nghèo phía hồ Thiền Quang: “Các cháu thấy đó còn biết bao đồng bào lao động đang sống trong những căn nhà nghèo khổ. Vì vậy, ở ngay trong thành phố này, các cháu có thể tranh thủ những ngày nghỉ về các xóm lao động dạy chữ, hướng dẫn vệ sinh, đề phòng bệnh tật, chăm sóc giúp đỡ các cháu thiếu nhi.
Như vậy, vừa có ích cho đồng bào, vừa có ích cho các cháu. Phải tranh thủ thời gian để học, học mãi. Vì sao phải học? Vì cách mạng muốn tiến lên thì người cách mạng phải học mới theo kịp không thì sẽ trở nên lạc hậu, bảo thủ. Có cháu nào có kế hoạch học tập cá nhân chưa?”.
Cả hội trường bối rối, yên lặng. Bác nói tiếp: “Nếu chưa có kế hoạch thì phải bắt đầu từ hôm nay!”. (Theo nhà sử học Văn Tùng, người có mặt tại cuộc gặp mặt này thì tại thời điểm đó, trình độ của đa số cán bộ T.Ư Đoàn là tiểu học, một số ít là trung học).
“Các cháu phải đoàn kết trong cơ quan thành một khối. Đoàn kết Bắc- Trung - Nam. Muốn đoàn kết thì phải thực hành phê bình và tự phê bình...”. Nói đến đây Bác dừng lại và gọi đồng chí cận vệ đem một túi kẹo để Bác chia cho các cháu bé. Mọi người trong hội trường dồn lại vây quanh lấy Bác...
Đã 53 năm đi qua kể từ ngày Bác Hồ đến thăm T.Ư Đoàn nhưng nhà sử học Văn Tùng vẫn nhớ như in từng cử chỉ, từng câu nói và lời căn dặn của Bác. Tại cuộc gặp đặc biệt ấy, người thanh niên xứ Huế 22 tuổi Văn Tùng đã có được cơ hội nắm bàn tay ấm áp, mềm mại của Bác.
Đến nay ông Văn Tùng đã viết cả chục cuốn sách dày dặn về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là tác giả của bộ sách gồm 8 cuốn với trên 2.000 trang in về Hồ Chí Minh với thanh niên và công tác thanh niên...
Hôm đó, Hà Nội vàng nắng rạng rỡ trong tiết trời mát mẻ. Đúng 8 giờ sáng, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Lam gọi anh Văn Tùng (cán bộ trẻ từ Huế ra nhận công tác mới được 4 tháng) và anh Nguyễn Thừa Lương (khi đó là Chánh văn phòng T.Ư Đoàn) lên phòng làm việc. Anh Nguyễn Lam chỉ thị: “Chuẩn bị hội trường, tập hợp tất cả cán bộ nhân viên cơ quan, đúng 9 giờ sáng có mặt”.
Anh Văn Tùng và anh Thừa Lương đoán già đoán non: “Hà Nội mới giải phóng chưa lâu, chắc là có việc đột xuất”. Anh Văn Tùng nhận nhiệm vụ vội lao lên yên chiếc xe đạp cà tàng phóng gấp đến báo Tiền phong ở 45 Hàm Long và mấy đơn vị thuộc T.Ư Đoàn ở 64 Bà Triệu, 20 Phạm Đình Hổ, số 3 Hồ Xuân Hương để báo tin và huy động cán bộ đến họp.
Khi phóng xe trở về đến trụ sở chính cơ quan T.Ư Đoàn tại 55 Quang Trung (nay là NXB Kim Đồng) anh Văn Tùng thấy nơi họp đã gọn gàng. Trên sảnh tầng 2 của căn biệt thự đã kê một chiếc bàn gỗ trải khăn màu trắng và lọ hoa hồng.
Khi mọi người có mặt đông đủ, anh Nguyễn Lam và anh Thừa Lương chỉ đạo sắp xếp chỗ ngồi theo thứ tự: hàng trên dành cho các cháu thiếu nhi, con em cán bộ T.Ư Đoàn và một số cán bộ Đoàn trẻ tuổi từng là thanh niên xung phong ở Việt Bắc, Liên khu 5 và nhiều chiến trường khác nhau, cán bộ miền Nam tập kết, Thành Đoàn Sài Gòn..., còn cán bộ T.Ư Đoàn, Hội LHTN Việt Nam và cán bộ lãnh đạo thì đều đứng phía sau.
Tổng cộng có khoảng gần 60 người có mặt tại hội trường. Thấy hai cánh cổng lớn của cơ quan rộng mở hết cỡ hơn mọi ngày và không khí bài trí trang trọng, trong đầu anh Văn Tùng lóe lên ý nghĩ: “Hay là Bác Hồ đến!”. Vừa nghĩ đến đây, anh Văn Tùng chợt thấy một chiếc xe hơi 4 chỗ đã cũ màu sữa do Liên Xô sản xuất đến cổng rồi đi thẳng vào sân. “Bác Hồ đến!” - Nhiều tiếng reo đồng thanh vang lên.
Bác bước nhanh ra khỏi xe trong bộ kaki sáng màu và đôi giầy vải giản dị, dáng người hơi gầy. Bên cạnh Bác không có thư ký riêng, chỉ có anh lái xe và người cận vệ. Bác bắt tay anh Nguyễn Lam rồi khoát tay ra hiệu chưa đi lên hội trường mà muốn đi thăm khu nhà bếp. Bác đi vòng về phía sau căn nhà chính và vào thẳng nhà ăn.
Trên sảnh khu nhà lớn đồng thanh vang lên tiếng hô: “Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”. Khi đó là 11 giờ, nhà ăn đang chia cơm ra từng khay để chuẩn bị bữa trưa. Bác đến bên nhóm nhân viên chia cơm thăm hỏi từng người. Bác hỏi: “Sao các cô không để lúc có người ăn đến mới chia cơm cho nóng, chia trước thì nguội hết?”.
Quay lên đến hội trường, Bác hỏi anh Nguyễn Lam: “Có mấy cháu gái ở đây?”. “Thưa Bác có 9 đồng chí ạ”
- Anh Nguyễn Lam thưa. Đến bên các cán bộ nữ, Bác hỏi: “Các cháu từ đơn vị nào đến?”. “Thưa Bác, chúng cháu là thanh niên xung phong từ các chiến trường được điều về công tác tại đây ạ”- Một chị tên Sen trả lời.
Bác hỏi các cán bộ nữ có được đối xử bình đẳng như nam giới không? Cả hội trường đồng thanh trả lời: “Thưa Bác có ạ”. Bác cười vui hỏi lại: “Sao Bác hỏi các cháu gái mà tất cả lại trả lời thay cho các cháu gái?”. Cả hội trường cười vang. Không khí trang nghiêm có phần hơi “cứng” lúc đầu dường như đã tan biến mà thay vào đó là không khí chan hòa, thân mật.
Bác nói: “Đồng chí Nguyễn Lam cho Bác biết hôm nay có mặt các cháu thanh niên cả Bắc - Trung - Nam, thế là chúng ta có một gia đình đoàn kết tại đây làm Bác rất vui. Nhưng các cháu đừng quên khi Bác cháu ta ở đây thì đồng bào miền Nam đang phải đấu tranh anh dũng gian khổ để Bắc-Nam sum họp một nhà.
Vậy, các cháu phải ra sức công tác, tích cực rèn luyện để ủng hộ đồng bào miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà”. Bác nhìn mọi người một lượt rồi chỉ ra đằng sau cùng: “Các cháu đứng phía sau kia có nghe rõ Bác nói không?”. Nhiều người giơ tay nói: “Thưa Bác có ạ”.
Về việc chuẩn bị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, Bác căn dặn: “Bác nghe các cháu sắp khai hội (Đại hội Đoàn, Đại hội Liên đoàn thanh niên Việt Nam - PV), khai hội để đoàn kết các tầng lớp thanh niên, xây dựng Đoàn để mọi mặt công tác được tốt. Bác và Trung ương đã cử đồng chí Nguyễn Chí Thanh cùng với đồng chí Nguyễn Lam chăm lo, chỉ đạo công việc này”.
Bác yêu cầu: Trước khi khai hội thì phải thực hiện dân chủ, tức là lắng nghe ý kiến đóng góp của quần chúng để suy nghĩ rồi đề ra nhiệm vụ cho sát đúng. Trong khi khai hội thì phải thực hiện tiết kiệm tránh lãng phí phô trương vì nước ta vừa trải qua chiến tranh, bị tàn phá nặng nề.
Sau khi khai hội thì phải đề ra kế hoạch thật cụ thể, kế hoạch đó phải xuống đến cấp dưới, đến cơ sở. Phải cử cán bộ đi xem xét, nơi làm tốt thì biểu dương, nơi làm chưa tốt thì phải phê bình để sửa chữa.
Với cán bộ làm việc tại cơ quan T.Ư Đoàn, Bác nói: “Bây giờ các cháu đang sống và làm việc trong điều kiện tốt hơn khi ở chiến khu và nông thôn. Vậy phải ra sức công tác. Mình là đoàn thể thì không chỉ loay hoay nơi nhà cao cửa lớn mà phải về với quần chúng lao động”.
Nói đoạn Bác chỉ tay ra phía xóm lao động nghèo phía hồ Thiền Quang: “Các cháu thấy đó còn biết bao đồng bào lao động đang sống trong những căn nhà nghèo khổ. Vì vậy, ở ngay trong thành phố này, các cháu có thể tranh thủ những ngày nghỉ về các xóm lao động dạy chữ, hướng dẫn vệ sinh, đề phòng bệnh tật, chăm sóc giúp đỡ các cháu thiếu nhi.
Như vậy, vừa có ích cho đồng bào, vừa có ích cho các cháu. Phải tranh thủ thời gian để học, học mãi. Vì sao phải học? Vì cách mạng muốn tiến lên thì người cách mạng phải học mới theo kịp không thì sẽ trở nên lạc hậu, bảo thủ. Có cháu nào có kế hoạch học tập cá nhân chưa?”.
Cả hội trường bối rối, yên lặng. Bác nói tiếp: “Nếu chưa có kế hoạch thì phải bắt đầu từ hôm nay!”. (Theo nhà sử học Văn Tùng, người có mặt tại cuộc gặp mặt này thì tại thời điểm đó, trình độ của đa số cán bộ T.Ư Đoàn là tiểu học, một số ít là trung học).
“Các cháu phải đoàn kết trong cơ quan thành một khối. Đoàn kết Bắc- Trung - Nam. Muốn đoàn kết thì phải thực hành phê bình và tự phê bình...”. Nói đến đây Bác dừng lại và gọi đồng chí cận vệ đem một túi kẹo để Bác chia cho các cháu bé. Mọi người trong hội trường dồn lại vây quanh lấy Bác...
Đã 53 năm đi qua kể từ ngày Bác Hồ đến thăm T.Ư Đoàn nhưng nhà sử học Văn Tùng vẫn nhớ như in từng cử chỉ, từng câu nói và lời căn dặn của Bác. Tại cuộc gặp đặc biệt ấy, người thanh niên xứ Huế 22 tuổi Văn Tùng đã có được cơ hội nắm bàn tay ấm áp, mềm mại của Bác.
Đến nay ông Văn Tùng đã viết cả chục cuốn sách dày dặn về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là tác giả của bộ sách gồm 8 cuốn với trên 2.000 trang in về Hồ Chí Minh với thanh niên và công tác thanh niên...
Minh Tuấn
(lời kể của nhà sử học Văn Tùng)
Báo Tiền Phong
(lời kể của nhà sử học Văn Tùng)
Báo Tiền Phong