hotgirlthekymoi
New member
- Xu
- 71
Ngày ấy, mỗi khi nước từ thượng nguồn tràn về mấp mé bờ đê, gió rào rào trở mình là cả nhà rộn rịp chuẩn bị cho một mùa mới. Ba lu bu với mấy miệng dớn đón cá linh non, con háo hức chuẩn bị cặp sách cho năm học mới. Nước lên, ăn cá linh non, bơi xuồng đi học – cái điệp khúc ấy đã in sâu vào tâm trí con để thương, để tiếc…
Thuở ấy mùa tựu trường đến với con cùng bao cảm xúc lẫn lộn vui buồn. Vui vì gặp lại bè bạn, thầy cô, được lật từng trang vở mới thơm mùi giấy. Chỉ có vở là mới thôi, còn cặp sách, quần áo… cái gì cũng kế thừa “gia sản” của chị Hai để lại. Ai biểu ba mẹ mình nghèo? Cũng có chút tủi phận khi chúng bạn xúng xính quần áo mới. Chỉ chạnh lòng chút rồi thôi, vì trẻ con nhà nghèo luôn biết an phận, vì cá linh hồi đó “rẻ như bèo”, mấy đêm thức dớn của ba chưa chắc đã đổi được đôi dép mới cho con bằng chúng bạn. Cũng may bạn bè thời đó cũng không mấy đứa quan tâm chuyện nghèo giàu và thầy cô yêu thương không bao giờ phân biệt em này có xe gắn máy đưa đón, em kia lội bộ đến trường. Vì thế, dù học đến lớp 5 vẫn cứ ôm cái cặp xài từ năm lớp 2, đứa trẻ nhà nghèo là con vẫn nôn nao mong đến ngày tựu trường.
Đó là niềm vui. Còn nỗi buồn? Đúng ra là vừa buồn vừa bực vì nước dâng đã nhấn chìm đường sá, mái lá nghèo nhà ta lọt thỏm giữa bốn bề biển nước, việc đi lại đâu đó là cả vấn đề. Nhiều lúc cuồng chân, thèm lắm cái cảm giác chạy thẳng cẳng trên lộ. Mấy hôm đầu nước ngập ít thì xắn quần lội lõm bõm đến lớp. Vài hôm sau, nước lút đầu, đành bó gối trên xuồng để nội đưa đi học. Tan học, đứng ở đầu vàm réo: “Nội ơi, rước con!”. Rồi chờ cái dáng lưng còng đánh trần đen mốc cùng chiếc xuồng ba lá chòng chành xuất hiện. Nội giành việc đưa rước bầy cháu đi học, với nội, đó là niềm vui, là những chuyến đưa chở ước mơ: “Mong một ngày tụi bây thành tài, có đi làm xa tới đâu nội cũng theo nấu cơm cho bây ăn”. Những chiếc xuồng mơ ước ấy đều đặn đi về suốt mấy tháng trời nước nổi, suốt mười mấy năm trời nội đưa đón. Khi mùa nước nổi ở quê mình không còn thì nội cũng đi xa. Để bây giờ, nhiều lúc thèm được sống lại thời thơ ấu, ngồi ở mép sông đầu vàm chờ nội và chiếc xuồng con xuất hiện. Để bấy giờ mỗi mùa cá linh non, mẹ bày lên bàn thờ cúng nội mấy món làm từ cá linh, vì mẹ vẫn nhớ món này nội thích.
Nhớ hồi ấy – nào có xa cho lắm, cá linh kéo về theo con nước tràn đồng. Mỗi lần đổ dớn, cá nhảy xoi xói, tươi xanh. Cá linh non qua bàn tay mẹ chế biến trở thành vô số món ngon: kho lạt – nhúng giấm – chiên bột, trọng trọng chút thì có canh chua – kho quéo… Mấy hôm đầu mới có cá, ngồi trong lớp học mà nhấp nhổm mong tới giờ về vì chiều nay ở nhà có cá linh nhúng giấm. Nhưng cảm giác thèm thuồng, háo hức ấy chỉ được đôi ba hôm. Đến ngày thứ tư đi học về gặp món cá linh đã muốn khóc. Ngán! Từ đó tới cuối mùa bữa nào gặp món cá linh là vùng vằng không chịu ăn cơm. Vậy mà con cá linh gắn bó suốt một thời đi học.
Nước về, theo ba ra đồng đổ dớn khi trời tờ mờ sáng. Giữa đồng nước mênh mông, lạnh lẽo trong thời khắc tranh tối tranh sáng, nhìn cảnh ba lội xuống nước kéo miệng dớn mà thương ba nhiều lắm. Sợ đủ thứ: cá sấu, thủy quái, rắn… biết đâu tụi nó theo con nước tràn bờ đang quanh quẩn đâu đó chờ mồi sẽ lao ra tấn công ba bất cứ lúc nào. Muốn khóc mà không dám. Cứ mong một ngày nào đó giúp được ba để ba nhẹ bớt nỗi nhọc nhằn mưa nắng. Cũng có hôm nhớ tới bài học bảo vệ tài nguyên, giữa lúc ba đang lóp ngóp dưới nước, con buột miệng hỏi:
– Ba à, cá nhỏ vầy mà mình bắt hết, nó tuyệt chủng luôn rồi sao?
– Ba cũng biết chớ…
Bỏ dở câu nói, con nhớ ba đã trầm ngâm nhìn về phía thượng nguồn. Vì mưu sinh, đôi lúc con người phải làm những việc dù biết rõ ràng là chưa đúng với thiên nhiên. Mấy chị em con lớn lên theo từng mùa cá. Chị Hai đậu tốt nghiệp, đi Cần Thơ luyện thi khóa cấp tốc. Chưa được một tuần đã về nhà khóc ròng: “Con không luyện thi đâu. Con tự học, được tới đâu thì tới. Con nhớ nhà lắm, tiền ăn một dĩa cơm gần bằng 3 kí cá linh của ba…”. Mẹ lau nước mắt, ba dứt khoát: “Ba lo nổi mà con”…
Rồi đứa lớn, đứa nhỏ, đứa út của ba mẹ lần lượt lớn lên, ra trường, đi làm… Những mùa cá linh ngày ấy đã giúp bao nhiêu đứa trẻ nhà nghèo trưởng thành? Bao nhiêu gia đình đi qua nghèo đói với loài cá “không thờ sao gọi cá linh”? Mười mấy năm, nhìn lại bỗng giật mình. Hình như lâu lắm rồi con không còn ra đồng trong mùa nước nổi cùng ba. Mười mấy năm rồi con không còn được chạm tay vào những chiếc vảy bạc lấp lánh, nhảy xoi xói trong khoang xuồng giữa biển nước tranh tối tranh sáng.
Tuổi cao, ba giã từ nghề hạ bạc, mà dù có nhớ nghề cũng chẳng còn được như ngày xưa. Những mùa lũ nước về ngày càng ít, những con đê bao ngạn mọc lên ngày càng nhiều, bầy cá linh buồn chi mà cũng chẳng về lũ lượt, nô nức như ngày trước. Chúng không còn kịp sinh sôi khi thiên nhiên ngày càng biến đổi? Hay lỗi tại con người? Câu nói “rẻ như cá linh, bèo như cá linh” không còn đúng nữa. Thèm ăn thì đầu mùa vẫn mua được cá, mà sao vẫn thấy thiếu điều gì không gọi được thành tên? Là những kí ức nghèo khó của đứa trẻ lớn lên cùng những mùa cá? Là nỗi nhớ những cánh đồng mênh mông mùa nước nổi? Là hình ảnh nội bơi xuồng ra đầu vàm rước con về ăn cá linh non? Là những giọt mồ hôi ba mẹ? Là những gương mặt bạn bè thời thơ ấu mà giờ đây đứa mất đứa còn? Rồi cháu ngoại của ba sẽ có một kí ức thời đi học khác với con, ở đó không có hình ảnh mùa nước ngập lút đầu với những con cá về từ đầu nguồn. Nhưng con sẽ nói cho cháu biết, để nhớ, để trân trọng một loài cá đã đi suốt tuổi thơ của mẹ, của các dì…
Nguyễn Ngọc Đào Uyên
Thuở ấy mùa tựu trường đến với con cùng bao cảm xúc lẫn lộn vui buồn. Vui vì gặp lại bè bạn, thầy cô, được lật từng trang vở mới thơm mùi giấy. Chỉ có vở là mới thôi, còn cặp sách, quần áo… cái gì cũng kế thừa “gia sản” của chị Hai để lại. Ai biểu ba mẹ mình nghèo? Cũng có chút tủi phận khi chúng bạn xúng xính quần áo mới. Chỉ chạnh lòng chút rồi thôi, vì trẻ con nhà nghèo luôn biết an phận, vì cá linh hồi đó “rẻ như bèo”, mấy đêm thức dớn của ba chưa chắc đã đổi được đôi dép mới cho con bằng chúng bạn. Cũng may bạn bè thời đó cũng không mấy đứa quan tâm chuyện nghèo giàu và thầy cô yêu thương không bao giờ phân biệt em này có xe gắn máy đưa đón, em kia lội bộ đến trường. Vì thế, dù học đến lớp 5 vẫn cứ ôm cái cặp xài từ năm lớp 2, đứa trẻ nhà nghèo là con vẫn nôn nao mong đến ngày tựu trường.
Đó là niềm vui. Còn nỗi buồn? Đúng ra là vừa buồn vừa bực vì nước dâng đã nhấn chìm đường sá, mái lá nghèo nhà ta lọt thỏm giữa bốn bề biển nước, việc đi lại đâu đó là cả vấn đề. Nhiều lúc cuồng chân, thèm lắm cái cảm giác chạy thẳng cẳng trên lộ. Mấy hôm đầu nước ngập ít thì xắn quần lội lõm bõm đến lớp. Vài hôm sau, nước lút đầu, đành bó gối trên xuồng để nội đưa đi học. Tan học, đứng ở đầu vàm réo: “Nội ơi, rước con!”. Rồi chờ cái dáng lưng còng đánh trần đen mốc cùng chiếc xuồng ba lá chòng chành xuất hiện. Nội giành việc đưa rước bầy cháu đi học, với nội, đó là niềm vui, là những chuyến đưa chở ước mơ: “Mong một ngày tụi bây thành tài, có đi làm xa tới đâu nội cũng theo nấu cơm cho bây ăn”. Những chiếc xuồng mơ ước ấy đều đặn đi về suốt mấy tháng trời nước nổi, suốt mười mấy năm trời nội đưa đón. Khi mùa nước nổi ở quê mình không còn thì nội cũng đi xa. Để bây giờ, nhiều lúc thèm được sống lại thời thơ ấu, ngồi ở mép sông đầu vàm chờ nội và chiếc xuồng con xuất hiện. Để bấy giờ mỗi mùa cá linh non, mẹ bày lên bàn thờ cúng nội mấy món làm từ cá linh, vì mẹ vẫn nhớ món này nội thích.
Nhớ hồi ấy – nào có xa cho lắm, cá linh kéo về theo con nước tràn đồng. Mỗi lần đổ dớn, cá nhảy xoi xói, tươi xanh. Cá linh non qua bàn tay mẹ chế biến trở thành vô số món ngon: kho lạt – nhúng giấm – chiên bột, trọng trọng chút thì có canh chua – kho quéo… Mấy hôm đầu mới có cá, ngồi trong lớp học mà nhấp nhổm mong tới giờ về vì chiều nay ở nhà có cá linh nhúng giấm. Nhưng cảm giác thèm thuồng, háo hức ấy chỉ được đôi ba hôm. Đến ngày thứ tư đi học về gặp món cá linh đã muốn khóc. Ngán! Từ đó tới cuối mùa bữa nào gặp món cá linh là vùng vằng không chịu ăn cơm. Vậy mà con cá linh gắn bó suốt một thời đi học.
Nước về, theo ba ra đồng đổ dớn khi trời tờ mờ sáng. Giữa đồng nước mênh mông, lạnh lẽo trong thời khắc tranh tối tranh sáng, nhìn cảnh ba lội xuống nước kéo miệng dớn mà thương ba nhiều lắm. Sợ đủ thứ: cá sấu, thủy quái, rắn… biết đâu tụi nó theo con nước tràn bờ đang quanh quẩn đâu đó chờ mồi sẽ lao ra tấn công ba bất cứ lúc nào. Muốn khóc mà không dám. Cứ mong một ngày nào đó giúp được ba để ba nhẹ bớt nỗi nhọc nhằn mưa nắng. Cũng có hôm nhớ tới bài học bảo vệ tài nguyên, giữa lúc ba đang lóp ngóp dưới nước, con buột miệng hỏi:
– Ba à, cá nhỏ vầy mà mình bắt hết, nó tuyệt chủng luôn rồi sao?
– Ba cũng biết chớ…
Bỏ dở câu nói, con nhớ ba đã trầm ngâm nhìn về phía thượng nguồn. Vì mưu sinh, đôi lúc con người phải làm những việc dù biết rõ ràng là chưa đúng với thiên nhiên. Mấy chị em con lớn lên theo từng mùa cá. Chị Hai đậu tốt nghiệp, đi Cần Thơ luyện thi khóa cấp tốc. Chưa được một tuần đã về nhà khóc ròng: “Con không luyện thi đâu. Con tự học, được tới đâu thì tới. Con nhớ nhà lắm, tiền ăn một dĩa cơm gần bằng 3 kí cá linh của ba…”. Mẹ lau nước mắt, ba dứt khoát: “Ba lo nổi mà con”…
Rồi đứa lớn, đứa nhỏ, đứa út của ba mẹ lần lượt lớn lên, ra trường, đi làm… Những mùa cá linh ngày ấy đã giúp bao nhiêu đứa trẻ nhà nghèo trưởng thành? Bao nhiêu gia đình đi qua nghèo đói với loài cá “không thờ sao gọi cá linh”? Mười mấy năm, nhìn lại bỗng giật mình. Hình như lâu lắm rồi con không còn ra đồng trong mùa nước nổi cùng ba. Mười mấy năm rồi con không còn được chạm tay vào những chiếc vảy bạc lấp lánh, nhảy xoi xói trong khoang xuồng giữa biển nước tranh tối tranh sáng.
Tuổi cao, ba giã từ nghề hạ bạc, mà dù có nhớ nghề cũng chẳng còn được như ngày xưa. Những mùa lũ nước về ngày càng ít, những con đê bao ngạn mọc lên ngày càng nhiều, bầy cá linh buồn chi mà cũng chẳng về lũ lượt, nô nức như ngày trước. Chúng không còn kịp sinh sôi khi thiên nhiên ngày càng biến đổi? Hay lỗi tại con người? Câu nói “rẻ như cá linh, bèo như cá linh” không còn đúng nữa. Thèm ăn thì đầu mùa vẫn mua được cá, mà sao vẫn thấy thiếu điều gì không gọi được thành tên? Là những kí ức nghèo khó của đứa trẻ lớn lên cùng những mùa cá? Là nỗi nhớ những cánh đồng mênh mông mùa nước nổi? Là hình ảnh nội bơi xuồng ra đầu vàm rước con về ăn cá linh non? Là những giọt mồ hôi ba mẹ? Là những gương mặt bạn bè thời thơ ấu mà giờ đây đứa mất đứa còn? Rồi cháu ngoại của ba sẽ có một kí ức thời đi học khác với con, ở đó không có hình ảnh mùa nước ngập lút đầu với những con cá về từ đầu nguồn. Nhưng con sẽ nói cho cháu biết, để nhớ, để trân trọng một loài cá đã đi suốt tuổi thơ của mẹ, của các dì…
Nguyễn Ngọc Đào Uyên
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: