• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Nhờ các bạn gần xa trả lời giúp mình câu hỏi

tuan viet

New member
Xu
0
Tại sao tại Mường Xén-Nghệ An lại là nơi có nhiệt độ nóng nhất VN, mặc dù địa hình của nó có nhiều điểm tưong đồng với một số nơi khác (thung lũng)?
 
Thực ra mình cũng không biết địa hình Mường Xén chính xác là như thế nào (nếu có thể thì bạn có thể gửi cho mình bản đồ địa hình của vùng này!!!), nhưng nếu như nó là 1 thung lũng thì có thể là do lý do sao: khi gió tây nam (gió lào) đi qua vùng này thì nó vào thẳng thung lũng và đứng lại ở đó (không thể di chuyển ra) do địa hình đặc thù của thung lũng
 
Là thế này bạn à,
Rất đơn giản thôi, trong cuốn " Thiên nhiên Việt Nam" của GS. Lê Bá Thảo cũng đã nhắc tới:
+ Địa hình ở đây thung lũng nhưng không chịu ảnh hưởng của hơi ẩm từ biển vào đất liền.
+ Khối khí thổi đến mà hai bên bị kẹp bởi những dãy núi và khối khí bị đẩy lên cao tạo nên sự đối lưu làm nhiệt độ bên dưới nén xuống và nhiệt độ tăng cao. Điều này cũng giống một số địa điểm như Than uyên(Lai Châu), Ninh Thuận, Bình Thuận
+ Quan trọng nhất là hoạt động của gió phơn hay còn gọi là gió lào đấy thôi từ Vịnh Ben Gan đến có tính chất khô nóng, đây cũng là đặc điểm khó chịu nhất cho khí hậu ở miền Trung Trung Bộ vào mùa hè.
----Cảm ơn bạn đã yêu môn địa lý----
 
nếu nhìn vào atlat dia lý VN phần khí hậu thì ta thấy ở khu vực Mường Xén này có gió mùa hè mang tính chất khô nóng thổi theo hướng tây bắc tới. Vì sao lại có hiện tượng này?
còn như bạn nói nếu khối khí thổi đến đây gây ra hiện tượng đối lưu thì phải gây mưa chứ?còn ở Than Uyên là gió địa phương (gió núi, gió thung lũng), còn ở Bình Thuận do địa hình song song với hướng gió nên ít mưa thôi. Đúng không bạn?
nếu khô nóng nhất thì ở Tây Bắc là nhất chứ tại sao lại ở Mường Xén?mình thật không hiểu nổi nữa
 
"gió mùa hè mang tính chất khô nóng thổi theo hướng tây bắc tới" đúng rồi là gió phơn thổi từ vịnh Ben-Gan tính chất khô nóng. Khi khối khí và hơi ẩm từ biển không ảnh hưởng tới nơi này thì ở đây khối khí vịnh Ben-Gan độc trị, đối lưu ở đây là sự chênh lệch nhiệt độ ở mặt đất với khối khí khô nốn ở phía trên sự đối lưu xảy ra để cột không khí vùng này bão hòa, tuy nhiên sự bão hòa này lại góp phần làm khô hanh trên mặt đất. Còn nếu hiểu ở hai bên có hai khối khí nóng và ẩm gặp nhau thì sẽ tạo ra hiện tượng tranh chấp frong hoặc tạo thành dải hội tụ và gây mưa thì đúng

"còn ở Than Uyên là gió địa phương (gió núi, gió thung lũng), còn ở Bình Thuận do địa hình song song với hướng gió nên ít mưa thôi. Đúng không bạn?" -đúng, nhưng chưa đúng 100%, phải có cả gió mùa Tây Nam(lưu ý là có gió mùa tây nam chính thức và cả không chính thức).
"nếu khô nóng nhất thì ở Tây Bắc là nhất chứ tại sao lại ở Mường Xén?mình thật không hiểu nổi nữa"- Khi gió mùa Tây Nam chính thức hoạt động mạnh ( lúc này là mùa hè) thì ở miền Trung mới là khô và nóng cháy nhất. Bằng chứng là nhìn vào biểu đồ phân bố lượng mưa tháng của vùng này so với vùng khác thì rõ, và, mường xén thường được lấy làm địa điểm tiêu biểu nhất về mùa khô hanh.
----------Thầy Việt ha ?--------
 
Chưa đồng tình lắm với anh tongthieugia86: gió Tây Nam từ Bengal có tính chất nóng ẩm anh ạ, chỉ khi nào nó vượt qua dãy Trường Sơn mới là khô nóng thôi!!!
Còn cái ý về Tây Bắc, có lẽ anh tongthieeugia86 chua hiểu ý của anh tuan viet!!! Ý của anh hỏi là tại sao không phải Tây Bắc mà bắc Trung Bộ mới là nơi nóng nhất???(có phải không anh tuan viet???) Em xin trả lời câu hỏi này như sau: đúng là nếu như gió TN tác động trực tiếp thì Tây Bắc cũng sẽ rất nóng, nhưng anh cũng biết, độ cao trung bình giữa 2 vùng này là có chênh lệch (Tây Bắc là vùng có độ cao lớn nhất nước ta), do đó, gió Tây Nam rất ít khi vượt qua được các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào để tác động trực tiếp đến vùng Tây Bắc
 
mình vừa có phát hiện như thế này không biết có đúng không các bạn góp ý nhé.
Mường Xén là địa hình thung lũng, nằm kẹp giữa hai dãy núi song song theo hướng Tây Bắc-Đông Nam như tongthieugia đã nói. Nhưng đó là chưa đủ, trong cuốn THIÊN NHIÊN VIỆT NAM 2 của Đặng Duy Lợi có nói: dãy Trường Sơn là những dãy núi song song và so le nhau. Điều quan trong nữa ở đây là tính bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây, thoải ở sườn Tây và rất dốc ở sườn Đông.
Với hướng của địa hình là tây bắc-đông nam (cao 2 bên) đã chắn được hầu hết các loại gió theo hai hướng chủ yếu đông bắc và tây nam.
Đặc biệt với hướng của địa hình như vậy thì nó thực sự vuông góc với các hướng gió Đông Bắc và Tây Nam làm cho lượng ẩm bị giữ lại bên sườn đón gió.
Nhưng yếu tố quan trọng nhất là các dãy núi ở đây song song và so le nhau. Khi gió thổi đến vùng này (chủ yếu là gió Tây Nam mang hơi ẩm), gặp dãy Pu Xai lai len chắn (vuông góc) gây mưa lớn ở sườn Tây và nếu gió muốn vượt qua để đến Mường Xén thì phải vượt qua nhiều tầng lớp của các dãy núi song song so le nhau và ở đây sườn núi cũng dốc hơn các khối khí bị giáng xuống đột ngột hơn và phải trải qua rất nhiều lần như vậy nên khi đến Mường Xén thì nhiệt độ lên rất cao, cao nhất cả nước.
Còn trong atlat địa lí phần khí hậu có vẽ khu vực này chịu ảnh hưởng của gió từ Tây Bắc xuống mang tính chất khô nóng chắc hẳn khi gặp bức chắn địa hình ở đây gió đã men theo địa hình đồng thời bị hút bởi hạ áp I ran. Nó đã đi đường vòng xuống Mường Xén theo hướng Tây bắc. Do đường di khá dài lượng ẩm mất đi hầu hết nên gió mang tính chất khô nóng.
không biết các bạn nghĩ sao!:embarrassed:
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top