Nước là thứ không thể thiếu với sự sống nhưng cũng có nhiều lúc nước "đỏng đảnh", khó đoán biến gây ra những hậu quả khôn cùng!
Tháng 8 năm nay, đất nước Pakistan chìm trong lũ lụt và vào lúc cao điểm, 1/3 diện tích quốc gia Nam Á này chìm trong biển nước.
Việc khai thác đất nông nghiệp một cách quá mức là nguyên nhân dẫn tới thảm kịch này. Con người đã tận dụng tối đa các vùng đất châu thổ, đào các con kênh lớn và làm thay đổi dòng chảy của nhiều dòng sông. Ngoài ra, việc băng tan trên phạm vi toàn cầu cũng là nguyên nhân khiến mực nước các con sông ngày càng cao.
Trước khi xảy ra lụt lội, người Pakistan lại chịu một thảm họa thiên nhiên khác liên quan tới nước, đó là hạn hán. Khoảng tháng 6 năm nay, người dân ở quốc gia này đã khát đến cháy cổ trong thời tiết nóng bức của mùa hè trước khi lũ bất ngờ ập tới vào cuối tháng 7.
Sông Amazon cạn ở mức kỉ lục
Khí hậu toàn cầu thay đổi và thời tiết ngày càng "đỏng đảnh" hơn. Các trận lụt lớn và những đợt hạn hán kéo dài sẽ xen kẽ nhau, đem tới thách thức cho tất cả các quốc gia.
Sau một đợt hạn hán kéo dài hàng tháng trời, mực nước ở một con sông nhánh của sông Amazon đã cạn tới mức kỷ lục trong hơn 1 thế kỷ. Khoảng 60.000 người ở khu vực này đã bị đói khi nước sông xuống quá thấp và ngăn cản giao thông và đánh bắt cá. Ngoài ra, cá chết quá nhiều cũng khiến nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Toàn bộ những điều này là hậu quả của hiện tượng El Nino.
Hố tứ thần xuất hiện khi nước ngầm rút quá nhanh
Hố tử thần ở Guatemala đã nuốt gọn một tòa nhà 3 tầng. Hố này sinh ra khi nước rút khỏi các hang ngầm dưới đất khiến cho các tầng đất đá phía trên sụp đổ. Thông thường, các vụ sụt lún diễn ra đột ngột và con người gần như không thể dự báo trước.
Nước "độc" ở Bulgari
Vụ tràn bùn thải độc hại ở Bulgari đã khiến nhiều ngôi làng ngập trong chất độc và dòng lũ bùn còn đe dọa của dòng sông Danube. Rất may là cuối cùng bùn độc đã không thể gây hại cho con sông chảy qua hàng loạt nước châu Âu này.
Mưa cực lớn ở Trung Quốc
Mưa lớn ở Trung Quốc đã gây ra lũ lụt nặng nề qua 28 tỉnh thành. Trong ảnh, hai công nhân đang đứng trên con đập Tam Hiệp khổng lồ, một trong những nguyên nhân gây ra nạn lũ lụt lớn khi nó thay đổi dòng chảy của con sông.
Pakistan chịu trận hạn hán tồi tệ
Cũng giống như người Pakistan, hạn hán và lũ lụt cũng là bộ đôi song hành tại Trung Quốc. Vào tháng 3, một trận hạn hán lớn đã diễn ra ở khu vực Tây Nam Trung Quốc, trận hạn hán tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ. 16 triệu hecta đất nông nghiệp đã rơi vào cảnh khô cằn.
Cháy rừng ở Nga
Hạn hán ở nước Nga đã dẫn tới các vụ cháy rừng lớn trong mùa hè năm nay. Các lính cứu hỏa đã phải chiến đấu với hơn 500 đám cháy trong một khu vực rộng gần 1.800km vuông ở ngay gần thủ đô Moscow. Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử nước Nga và khiến thủ đô Moscow chìm trong khói từ các đám cháy rừng còn nhiệt độ lên tới 38 độ trong hàng tuần liền.
__Sưu tầm__:22:
Tháng 8 năm nay, đất nước Pakistan chìm trong lũ lụt và vào lúc cao điểm, 1/3 diện tích quốc gia Nam Á này chìm trong biển nước.
Việc khai thác đất nông nghiệp một cách quá mức là nguyên nhân dẫn tới thảm kịch này. Con người đã tận dụng tối đa các vùng đất châu thổ, đào các con kênh lớn và làm thay đổi dòng chảy của nhiều dòng sông. Ngoài ra, việc băng tan trên phạm vi toàn cầu cũng là nguyên nhân khiến mực nước các con sông ngày càng cao.
Trước khi xảy ra lụt lội, người Pakistan lại chịu một thảm họa thiên nhiên khác liên quan tới nước, đó là hạn hán. Khoảng tháng 6 năm nay, người dân ở quốc gia này đã khát đến cháy cổ trong thời tiết nóng bức của mùa hè trước khi lũ bất ngờ ập tới vào cuối tháng 7.
Sông Amazon cạn ở mức kỉ lục
Khí hậu toàn cầu thay đổi và thời tiết ngày càng "đỏng đảnh" hơn. Các trận lụt lớn và những đợt hạn hán kéo dài sẽ xen kẽ nhau, đem tới thách thức cho tất cả các quốc gia.
Sau một đợt hạn hán kéo dài hàng tháng trời, mực nước ở một con sông nhánh của sông Amazon đã cạn tới mức kỷ lục trong hơn 1 thế kỷ. Khoảng 60.000 người ở khu vực này đã bị đói khi nước sông xuống quá thấp và ngăn cản giao thông và đánh bắt cá. Ngoài ra, cá chết quá nhiều cũng khiến nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Toàn bộ những điều này là hậu quả của hiện tượng El Nino.
Hố tứ thần xuất hiện khi nước ngầm rút quá nhanh
Hố tử thần ở Guatemala đã nuốt gọn một tòa nhà 3 tầng. Hố này sinh ra khi nước rút khỏi các hang ngầm dưới đất khiến cho các tầng đất đá phía trên sụp đổ. Thông thường, các vụ sụt lún diễn ra đột ngột và con người gần như không thể dự báo trước.
Nước "độc" ở Bulgari
Vụ tràn bùn thải độc hại ở Bulgari đã khiến nhiều ngôi làng ngập trong chất độc và dòng lũ bùn còn đe dọa của dòng sông Danube. Rất may là cuối cùng bùn độc đã không thể gây hại cho con sông chảy qua hàng loạt nước châu Âu này.
Mưa cực lớn ở Trung Quốc
Mưa lớn ở Trung Quốc đã gây ra lũ lụt nặng nề qua 28 tỉnh thành. Trong ảnh, hai công nhân đang đứng trên con đập Tam Hiệp khổng lồ, một trong những nguyên nhân gây ra nạn lũ lụt lớn khi nó thay đổi dòng chảy của con sông.
Pakistan chịu trận hạn hán tồi tệ
Cũng giống như người Pakistan, hạn hán và lũ lụt cũng là bộ đôi song hành tại Trung Quốc. Vào tháng 3, một trận hạn hán lớn đã diễn ra ở khu vực Tây Nam Trung Quốc, trận hạn hán tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ. 16 triệu hecta đất nông nghiệp đã rơi vào cảnh khô cằn.
Cháy rừng ở Nga
Hạn hán ở nước Nga đã dẫn tới các vụ cháy rừng lớn trong mùa hè năm nay. Các lính cứu hỏa đã phải chiến đấu với hơn 500 đám cháy trong một khu vực rộng gần 1.800km vuông ở ngay gần thủ đô Moscow. Đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử nước Nga và khiến thủ đô Moscow chìm trong khói từ các đám cháy rừng còn nhiệt độ lên tới 38 độ trong hàng tuần liền.
__Sưu tầm__:22: