Nhiều trường đại học, trong có những trường chiếm số lượng tuyển sinh đông nhất trên thế giới, đang phải đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa trong thập kỉ tới do lượng hồ sơ đăng kí ngày càng giảm. Hiệu trưởng của một viện lớn ở Trung Quốc cho biết trên tờ "Trung Quốc hàng ngày" hôm 27/3.
Ông Cố Hải Lương – Hiệu trưởng đại học Vũ Hán nói: “Với việc chấm dứt thời kì bùng nổ dân số, chúng tôi nhận thấy, số sinh viên ở độ tuổi 18 tới 22 vào trường ngày càng giảm. Một số trường, đặc biệt là những trường ĐH tư thục và dân lập đang phải đối mặt với những thách thức về tài chính.”
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục, năm ngoái, có 10,2 triệu hồ sơ đăng kí trong kì thi đại học, ít hơn 400.000 hồ sơ so với năm 2008.
Theo tờ Oriental Morning Post có trụ sở tại Thượng Hải, số sinh viên đăng kí vào đại học giảm 20% so với năm ngoái, dẫn đến việc không tuyển đủ chỉ tiêu trong 2 năm.
“Nhiều trường ĐH tư thục và dân lập đã cạnh tranh nhau bằng cách giảm điểm đầu vào để thu hút nhiều sinh viên hơn, bởi lẽ, họ sẽ bị thiệt hại về tài chính nếu như số hồ sơ đăng kí giảm xuống dưới 6.000” – ông Cố cho biết.
Các trường ĐH tư thục và dân lập cũng không có nhiều cách để tăng thêm thu nhập, cụ thể là các trường tư thục thiếu kinh nghiệm thực tế về vấn đề tài chính so với các trường ĐH ở phương Tây.
Ông Cố cho rằng, một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho các trường là thăm dò các khóa học thu hút nhiều sinh viên – những người luôn quan tâm tới vấn đề việc làm.
Ông Quách Sinh Luyện – phó chủ tịch tỉnh Hồ Bắc cho hay các trường ĐH đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng tài chính, có thể phải đóng cửa trong 5 năm nữa.
Nhiều ĐH công lập Trung Quốc cũng được cho biết là đang rất khó khăn vì nợ nần chồng chất.
Tờ Nhật báo Quảng Châu ra ngày 10/3 cho rằng, số nợ đã lên tới kỉ lục 500 tỉ nhân dân tệ vào năm 2006. Còn theo thông tin ở website chính thức của Sở giáo dục Ninh Giang, Chiết Giang thì số nợ của các trường đại học ở cả tỉnh Sơn Đông và Giang Tô đã vượt quá 10 tỉ nhân dân tệ.
Theo quyết định của Chính phủ vào năm 1999, để thu hút nhiều hơn sinh viên hơn, các trường ĐH đã có 5 triệu sinh viên mỗi năm, chứ không phải ít hơn 1 triệu sinh viên cách đây 1 thập kỉ.
Ông Vương Bân Thái – Giám đốc Sở Giáo dục Giang Tô cho hay: “Để giải quyết tình trạng đang lan rộng này, nhiều trường ĐH đã rút lại những khoản tiền cho vay để đầu tư vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng”.
Ông Chu Tế – cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã gợi ý cho các trường ĐH vào hồi tháng 9/2007 rằng các trường đang còn nợ nần nên giải quyết tình trạng khủng hoảng của mình bằng phương pháp tạm gọi là “thay thế đất đai” – nghĩa là bán quyền sử dụng đất của trường cũ để trả các khoản nợ bị ứ đọng lại trong quá trình xây dựng những ngôi trường mới.
Tuy nhiên, các trường ĐH lại không có quyền hợp pháp để tiến hành “thay thế đất đai” để trả nợ - Bộ trưởng Tài nguyên và Đất đai cho biết. Ông giải thích thêm rằng, đất đai là thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và chỉ phục vụ cho mục đích giáo dục.
Theo VNN.
Ông Cố Hải Lương – Hiệu trưởng đại học Vũ Hán nói: “Với việc chấm dứt thời kì bùng nổ dân số, chúng tôi nhận thấy, số sinh viên ở độ tuổi 18 tới 22 vào trường ngày càng giảm. Một số trường, đặc biệt là những trường ĐH tư thục và dân lập đang phải đối mặt với những thách thức về tài chính.”
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục, năm ngoái, có 10,2 triệu hồ sơ đăng kí trong kì thi đại học, ít hơn 400.000 hồ sơ so với năm 2008.
Theo tờ Oriental Morning Post có trụ sở tại Thượng Hải, số sinh viên đăng kí vào đại học giảm 20% so với năm ngoái, dẫn đến việc không tuyển đủ chỉ tiêu trong 2 năm.
“Nhiều trường ĐH tư thục và dân lập đã cạnh tranh nhau bằng cách giảm điểm đầu vào để thu hút nhiều sinh viên hơn, bởi lẽ, họ sẽ bị thiệt hại về tài chính nếu như số hồ sơ đăng kí giảm xuống dưới 6.000” – ông Cố cho biết.
Các trường ĐH tư thục và dân lập cũng không có nhiều cách để tăng thêm thu nhập, cụ thể là các trường tư thục thiếu kinh nghiệm thực tế về vấn đề tài chính so với các trường ĐH ở phương Tây.
Ông Cố cho rằng, một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho các trường là thăm dò các khóa học thu hút nhiều sinh viên – những người luôn quan tâm tới vấn đề việc làm.
Ông Quách Sinh Luyện – phó chủ tịch tỉnh Hồ Bắc cho hay các trường ĐH đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng tài chính, có thể phải đóng cửa trong 5 năm nữa.
Nhiều ĐH công lập Trung Quốc cũng được cho biết là đang rất khó khăn vì nợ nần chồng chất.
Tờ Nhật báo Quảng Châu ra ngày 10/3 cho rằng, số nợ đã lên tới kỉ lục 500 tỉ nhân dân tệ vào năm 2006. Còn theo thông tin ở website chính thức của Sở giáo dục Ninh Giang, Chiết Giang thì số nợ của các trường đại học ở cả tỉnh Sơn Đông và Giang Tô đã vượt quá 10 tỉ nhân dân tệ.
Theo quyết định của Chính phủ vào năm 1999, để thu hút nhiều hơn sinh viên hơn, các trường ĐH đã có 5 triệu sinh viên mỗi năm, chứ không phải ít hơn 1 triệu sinh viên cách đây 1 thập kỉ.
Ông Vương Bân Thái – Giám đốc Sở Giáo dục Giang Tô cho hay: “Để giải quyết tình trạng đang lan rộng này, nhiều trường ĐH đã rút lại những khoản tiền cho vay để đầu tư vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng”.
Ông Chu Tế – cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã gợi ý cho các trường ĐH vào hồi tháng 9/2007 rằng các trường đang còn nợ nần nên giải quyết tình trạng khủng hoảng của mình bằng phương pháp tạm gọi là “thay thế đất đai” – nghĩa là bán quyền sử dụng đất của trường cũ để trả các khoản nợ bị ứ đọng lại trong quá trình xây dựng những ngôi trường mới.
Tuy nhiên, các trường ĐH lại không có quyền hợp pháp để tiến hành “thay thế đất đai” để trả nợ - Bộ trưởng Tài nguyên và Đất đai cho biết. Ông giải thích thêm rằng, đất đai là thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và chỉ phục vụ cho mục đích giáo dục.
Theo VNN.