rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
More information makes you more confident, if not more accurate
More information is not always better than less.
Published on October 9, 2009 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
Vấn đề sự tự tin. Chúng ta có nhiều khả năng hoạt động trong những tình huống khi chúng ta tự tin. Chúng ta quyết định mua sắm dựa trên sự tự tin. Chúng ta cũng bị thuyết phục bởi người khác dựa trên sự tự tin của họ. Một tuyên bố tự tin và mạnh mẽ có nhiều khả năng ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta hơn là 1 tuyên bố quanh co.
Có lẽ sức mạnh của sự tự tin nằm ở niềm tin rằng khi mọi người tự tin hơn vào 1 kết quả thì họ có nhiều khả năng chính xác trong những dự đoán của họ.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy mọi người có xu hướng quá tự tin trong những đánh giá về khả năng chính xác của họ về 1 sự dự đoán hoặc 1 câu trả lời cho 1 câu hỏi. Nhưng điều gì đã gây ra sự tự tin quá mức này?
Một bài báo năm 2008 của Claire Tsai, Joshua Klayman và Reid Hastie đề xuất 1 nhân tố làm mọi người quá tự tin. Họ phát hiện thấy khi mọi người có nhiều thông tin hơn về 1 ý kiến họ đưa ra, nó làm tăng sự tự tin của họ, ngay cả nếu nó không làm tăng tính chính xác của ý kiến của họ.
Trong 1 nghiên cứu, họ tìm những chuyên gia về bóng đá trường đại học và yêu cầu họ dự đoán kết quả của 1 số trận đấu. Tên của những trường thi đấu không được cho biết. Thay vào đó, mọi người được cung cấp thông tin về các đội đã thi đấu như thế nào cho đến thời điểm này dựa trên những khía cạnh thi đấu hữu ích cho việc dự đoán kết quả 1 trận đấu.
Đối với mỗi trận, những người tham gia ban đầu được đưa cho 6 tiêu chuẩn đánh giá cho mỗi đội và được yêu cầu dự đoán đội nào sẽ chiến thắng. Họ cũng được yêu cầu đánh giá sự tự tin trong đánh giá của mình. Dựa trên thông tin ban đầu này, mọi người dự đoán kết quả trận đấu chính xác khoảng 63% thời gian, và sự tự tin trung bình của họ khoảng 68%. Họ đã quá tự tin nhưng không phải là rất quá tự tin.
Sau đó, mọi người được giao thêm 6 tiêu chuẩn đánh giá nữa và họ lặp lại sự đánh giá về kết quả trận đấu và sự tự tin của họ. Điều này được lặp lại hơn 3 lần, vì vậy mọi người đưa ra 5 đánh giá và xem 30 tiêu chuẩn thi đấu cho mỗi trận.
Khi mọi người có nhiều thông tin hơn, thì sự chính xác về tổng thể của họ cũng không thay đổi nhiều. Sau khi xem tất cả 30 tiêu chuẩn, mọi người chỉ dự đoán chính xác đội thắng 67% thời gian. Tuy nhiên, đến cuối nghiên cứu, sự tự tin của họ lên đến 79%. Nó nghĩa là, sự tự tin của họ tăng lên khi họ có nhiều thông tin hơn, mặc dù độ chính xác của họ vẫn không thay đổi.
Một điều dường như xảy đến khi mọi người có nhiều thông tin hơn là họ bắt đầu đi từ những thông tin cụ thể sang những đánh giá chung hơn về những khía cạnh của đội thi đấu.
Tất nhiên, tất cả thông tin là mơ hồ. Không phải tất cả những tiêu chí thi đấu đều nói về cùng câu chuyện của những đội bóng. Khi bạn có nhiều thông tin hơn, bạn sẽ lựa chọn những thông tin nào nhất quán với câu chuyện bạn đang cố gắng kể. Theo cách này, bạn tìm kiếm những thông tin giúp bạn củng cố những gì bạn đã tin là đúng. Khuynh hướng tìm kiếm những thông tin ủng hộ cho 1 kết luận bạn đã rút ra được gọi là thành kiến xác nhận (confirmation bias). Thành kiến xác nhận này sẽ giúp tăng cường sự tự tin trong những đánh giá bạn đưa ra.
Điều quan trọng cần nhận ra là sự tự tin và sự chính xác không có liên quan ở mức độ cao. Chúng ta thường được yêu cầu đưa ra những quyết định dựa trên ý kiến của chuyên gia. Có 1 sự xúi giục dựa vào sự tự tin của chuyên gia để quyết định chúng ta nên tin tưởng vào ý kiếm của chuyên gia nhiều như thế nào. Có lẽ chúng ta tốt hơn là nhìn vào thành tích quá khứ của chuyên gia để quyết định chúng ta nên tự tin bao nhiêu về độ chính xác của những đánh giá của họ.
Nguồn: psychologytoday.com
More information makes you more confident, if not more accurate
More information is not always better than less.
Published on October 9, 2009 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
Vấn đề sự tự tin. Chúng ta có nhiều khả năng hoạt động trong những tình huống khi chúng ta tự tin. Chúng ta quyết định mua sắm dựa trên sự tự tin. Chúng ta cũng bị thuyết phục bởi người khác dựa trên sự tự tin của họ. Một tuyên bố tự tin và mạnh mẽ có nhiều khả năng ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta hơn là 1 tuyên bố quanh co.
Có lẽ sức mạnh của sự tự tin nằm ở niềm tin rằng khi mọi người tự tin hơn vào 1 kết quả thì họ có nhiều khả năng chính xác trong những dự đoán của họ.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy mọi người có xu hướng quá tự tin trong những đánh giá về khả năng chính xác của họ về 1 sự dự đoán hoặc 1 câu trả lời cho 1 câu hỏi. Nhưng điều gì đã gây ra sự tự tin quá mức này?
Một bài báo năm 2008 của Claire Tsai, Joshua Klayman và Reid Hastie đề xuất 1 nhân tố làm mọi người quá tự tin. Họ phát hiện thấy khi mọi người có nhiều thông tin hơn về 1 ý kiến họ đưa ra, nó làm tăng sự tự tin của họ, ngay cả nếu nó không làm tăng tính chính xác của ý kiến của họ.
Trong 1 nghiên cứu, họ tìm những chuyên gia về bóng đá trường đại học và yêu cầu họ dự đoán kết quả của 1 số trận đấu. Tên của những trường thi đấu không được cho biết. Thay vào đó, mọi người được cung cấp thông tin về các đội đã thi đấu như thế nào cho đến thời điểm này dựa trên những khía cạnh thi đấu hữu ích cho việc dự đoán kết quả 1 trận đấu.
Đối với mỗi trận, những người tham gia ban đầu được đưa cho 6 tiêu chuẩn đánh giá cho mỗi đội và được yêu cầu dự đoán đội nào sẽ chiến thắng. Họ cũng được yêu cầu đánh giá sự tự tin trong đánh giá của mình. Dựa trên thông tin ban đầu này, mọi người dự đoán kết quả trận đấu chính xác khoảng 63% thời gian, và sự tự tin trung bình của họ khoảng 68%. Họ đã quá tự tin nhưng không phải là rất quá tự tin.
Sau đó, mọi người được giao thêm 6 tiêu chuẩn đánh giá nữa và họ lặp lại sự đánh giá về kết quả trận đấu và sự tự tin của họ. Điều này được lặp lại hơn 3 lần, vì vậy mọi người đưa ra 5 đánh giá và xem 30 tiêu chuẩn thi đấu cho mỗi trận.
Khi mọi người có nhiều thông tin hơn, thì sự chính xác về tổng thể của họ cũng không thay đổi nhiều. Sau khi xem tất cả 30 tiêu chuẩn, mọi người chỉ dự đoán chính xác đội thắng 67% thời gian. Tuy nhiên, đến cuối nghiên cứu, sự tự tin của họ lên đến 79%. Nó nghĩa là, sự tự tin của họ tăng lên khi họ có nhiều thông tin hơn, mặc dù độ chính xác của họ vẫn không thay đổi.
Một điều dường như xảy đến khi mọi người có nhiều thông tin hơn là họ bắt đầu đi từ những thông tin cụ thể sang những đánh giá chung hơn về những khía cạnh của đội thi đấu.
Tất nhiên, tất cả thông tin là mơ hồ. Không phải tất cả những tiêu chí thi đấu đều nói về cùng câu chuyện của những đội bóng. Khi bạn có nhiều thông tin hơn, bạn sẽ lựa chọn những thông tin nào nhất quán với câu chuyện bạn đang cố gắng kể. Theo cách này, bạn tìm kiếm những thông tin giúp bạn củng cố những gì bạn đã tin là đúng. Khuynh hướng tìm kiếm những thông tin ủng hộ cho 1 kết luận bạn đã rút ra được gọi là thành kiến xác nhận (confirmation bias). Thành kiến xác nhận này sẽ giúp tăng cường sự tự tin trong những đánh giá bạn đưa ra.
Điều quan trọng cần nhận ra là sự tự tin và sự chính xác không có liên quan ở mức độ cao. Chúng ta thường được yêu cầu đưa ra những quyết định dựa trên ý kiến của chuyên gia. Có 1 sự xúi giục dựa vào sự tự tin của chuyên gia để quyết định chúng ta nên tin tưởng vào ý kiếm của chuyên gia nhiều như thế nào. Có lẽ chúng ta tốt hơn là nhìn vào thành tích quá khứ của chuyên gia để quyết định chúng ta nên tự tin bao nhiêu về độ chính xác của những đánh giá của họ.
Nguồn: psychologytoday.com