Mặc dù mùa tuyển sinh 2010 mới chỉ kết thúc giai đoạn 1 (nộp hồ sơ đăng ký dự thi) nhưng nhiều ĐH, CĐ đã dự báo được tương lai ảm đạm của một số ngành đào tạo vắng thí sinh.
Theo thống kê sơ bộ, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào các ngành đào tạo các khối kỹ thuật công nghệ, xã hội nhân văn, nhóm ngành sư phạm…có tỷ lệ thấp nhất.
Khủng hoảng ngành không 'hot'
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Nông, Hiệu phó ĐH Nông lâm Thái Nguyên, cho biết, trường có bốn ngành học luôn “đói” thí sinh liên tiếp trong vòng ba năm trở lại đây, gồm: Công nghiệp nông thôn, Cơ khí nông nghiệp, Hoa viên cây cảnh, Bảo quản chế biến nông sản. Tuy không vội “khai tử” những ngành này nhưng trường đã phải “hy sinh” một, hai khóa không mở lớp Cơ khí nông nghiệp, cho dù tỉ lệ chọi chỉ là 5 lấy 1. Thậm chí, trong năm vừa rồi, 150 em tham gia thi, chỉ có 15 em trúng tuyển (chỉ tiêu là 50 thí sinh).
“Nhiều ngành đào tạo không “hút” được thí sinh sẽ phải tạm thời đóng cửa trong mùa tuyển sinh 2010”. Ảnh: Trung Kiên.
Tương tự, khối ngành Nông - Lâm - Thủy sản của các CĐ vùng cũng sẽ rơi vào tình cảnh “dở khóc, dở mếu”. Năm trước, ngành Lâm nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Chăn nuôi của CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam có số hồ sơ đăng ký rất thấp so với các ngành khác. Riêng ngành Trồng trọt, trường phải tạm thời “đóng cửa” vì chỉ có vài thí sinh, trường phải chuyển các em sang học ngành khác.
Còn ông Phạm Vũ Luật, Hiệu trưởng CĐ Sư phạm Đăk Lăk, cho biết, năm nay nhà trường rất khó đạt chỉ tiêu ngành Công tác xã hội và Việt Nam học (mùa tuyển sinh năm ngoái cũng chỉ đạt khoảng 60% chỉ tiêu). Theo ông Luật, tại các nước châu Âu, ngành Công tác xã hội rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây không những là ngành mới mà mục tiêu đào tạo cũng chưa rõ ràng.
Đăng ký nhưng không tuyển sinh
Không vội “khai tử” các ngành học “đói” thí sinh, giải pháp mà phần lớn các ĐH, CĐ lựa chọn là tạm thời dừng tuyển sinh một vài khóa.
Mặc dù năm nay, ĐH Nông lâm Thái Nguyên vẫn thông báo tuyển 40 chỉ tiêu ngành Cơ khí nông nghiệp, nhưng trường sẽ vận động các em trúng tuyển chuyển sang ngành khác. Mới ra đời được ba năm, chỉ duy nhất khóa đầu tiên của ngành Cơ khí nông nghiệp khóa tuyển đủ chỉ tiêu rồi sau đó “rụng” dần. Nhiều sinh viên đã xin chuyển sang ngành Kinh tế đất đai, Kinh tế nông nghiệp.
Trong khi đó, từ nhiều năm nay, ĐH Hải Phòng không tuyển đủ chỉ tiêu ngành Tiếng Nga. “Nếu năm nay vẫn vắng thí sinh, có thể sẽ trường phải đóng cửa. Lớp chỉ có 20 sinh viên thì nhà trường không thể bù lỗ cho việc đào tạo”, ông Nguyễn Việt Hải, Hiệu phó nhà trường, chia sẻ.
Theo ông Lăng Khắc Cúc, Hiệu phó phụ trách khoa học và công tác sinh viên, CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam, năm học 2009 - 2010, mặc dù nhà trường đăng ký tuyển ngành Trồng trọt, nhưng tạm thời sẽ không tuyển. Ông Cúc cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT và tỉnh Quảng Nam nên có chính chính sách ưu tiên cho sinh viên học những ngành Lâm nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Chăn nuôi. Cụ thể là, cần có sự đầu tư trong quá trình học tập, khi ra trường được bố trí công việc, có mức lương cao hơn hiện nay thì mới thu hút được thí sinh.
Theo Đất việt.
Theo thống kê sơ bộ, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào các ngành đào tạo các khối kỹ thuật công nghệ, xã hội nhân văn, nhóm ngành sư phạm…có tỷ lệ thấp nhất.
Khủng hoảng ngành không 'hot'
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Nông, Hiệu phó ĐH Nông lâm Thái Nguyên, cho biết, trường có bốn ngành học luôn “đói” thí sinh liên tiếp trong vòng ba năm trở lại đây, gồm: Công nghiệp nông thôn, Cơ khí nông nghiệp, Hoa viên cây cảnh, Bảo quản chế biến nông sản. Tuy không vội “khai tử” những ngành này nhưng trường đã phải “hy sinh” một, hai khóa không mở lớp Cơ khí nông nghiệp, cho dù tỉ lệ chọi chỉ là 5 lấy 1. Thậm chí, trong năm vừa rồi, 150 em tham gia thi, chỉ có 15 em trúng tuyển (chỉ tiêu là 50 thí sinh).
“Nhiều ngành đào tạo không “hút” được thí sinh sẽ phải tạm thời đóng cửa trong mùa tuyển sinh 2010”. Ảnh: Trung Kiên.
Theo dự đoán của ông Bùi Khắc Sơn, Hiệu phó ĐH Quảng Bình, mùa tuyển sinh 2010 này, khối ngành Nông - Lâm - Thủy sản cũng sẽ không khả quan hơn. “Năm ngoái, những ngành học này luôn tuyển thiếu chỉ tiêu. Hơn nữa, cơ sở thực hành của trường chưa tốt nên các em cũng không màng tới”, ông Sơn thẳng thắn.
Còn ông Phạm Vũ Luật, Hiệu trưởng CĐ Sư phạm Đăk Lăk, cho biết, năm nay nhà trường rất khó đạt chỉ tiêu ngành Công tác xã hội và Việt Nam học (mùa tuyển sinh năm ngoái cũng chỉ đạt khoảng 60% chỉ tiêu). Theo ông Luật, tại các nước châu Âu, ngành Công tác xã hội rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây không những là ngành mới mà mục tiêu đào tạo cũng chưa rõ ràng.
Đăng ký nhưng không tuyển sinh
Không vội “khai tử” các ngành học “đói” thí sinh, giải pháp mà phần lớn các ĐH, CĐ lựa chọn là tạm thời dừng tuyển sinh một vài khóa.
Mặc dù năm nay, ĐH Nông lâm Thái Nguyên vẫn thông báo tuyển 40 chỉ tiêu ngành Cơ khí nông nghiệp, nhưng trường sẽ vận động các em trúng tuyển chuyển sang ngành khác. Mới ra đời được ba năm, chỉ duy nhất khóa đầu tiên của ngành Cơ khí nông nghiệp khóa tuyển đủ chỉ tiêu rồi sau đó “rụng” dần. Nhiều sinh viên đã xin chuyển sang ngành Kinh tế đất đai, Kinh tế nông nghiệp.
Trong khi đó, từ nhiều năm nay, ĐH Hải Phòng không tuyển đủ chỉ tiêu ngành Tiếng Nga. “Nếu năm nay vẫn vắng thí sinh, có thể sẽ trường phải đóng cửa. Lớp chỉ có 20 sinh viên thì nhà trường không thể bù lỗ cho việc đào tạo”, ông Nguyễn Việt Hải, Hiệu phó nhà trường, chia sẻ.
Theo ông Lăng Khắc Cúc, Hiệu phó phụ trách khoa học và công tác sinh viên, CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam, năm học 2009 - 2010, mặc dù nhà trường đăng ký tuyển ngành Trồng trọt, nhưng tạm thời sẽ không tuyển. Ông Cúc cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT và tỉnh Quảng Nam nên có chính chính sách ưu tiên cho sinh viên học những ngành Lâm nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Chăn nuôi. Cụ thể là, cần có sự đầu tư trong quá trình học tập, khi ra trường được bố trí công việc, có mức lương cao hơn hiện nay thì mới thu hút được thí sinh.
Theo Đất việt.