TT - Năm 2009, điểm chuẩn các ngành trong cùng trường và giữa các trường khác nhau có sự chênh lệch khá lớn. Ngay cả một ngành có hai khối thi đã có sự khác biệt về điểm chuẩn. Nếu tự lượng được sức mình, chọn ngành, trường phù hợp khả năng thì cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ cao hơn.
Trong những kỳ tuyển sinh gần đây, ở khối A có hai nhóm ngành kinh tế và công nghệ khi điểm chuẩn luôn ở tốp dẫn đầu các trường.
Trong nhóm ngành kinh tế, ngành tài chính - ngân hàng luôn có điểm chuẩn cao nhất ở nhiều trường. Ngoại trừ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM lấy điểm chuẩn chung cho tất cả các ngành, ở nhiều trường khác ngành tài chính - ngân hàng luôn có điểm chuẩn cao hơn các ngành khác 1-3 điểm. Tại Trường ĐH Sài Gòn, ngành này có điểm chuẩn 17, cao nhất trường, cách ngành thấp nhất đến 3 điểm.
Cũng tại trường này, các ngành ĐH ngoài sư phạm có mức điểm chuẩn từ 14-16 điểm. Ngành này tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là 19,5, chỉ thấp hơn ngành công nghệ hóa dầu. Tại Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), điểm chuẩn ngành tài chính - ngân hàng là 21,5, cao nhất trường này, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội là 25. Rõ ràng đây là nhóm ngành không hề dễ dàng nếu muốn giành một suất.
Khối A: kinh tế và công nghệ
Riêng tại Khoa kinh tế (ĐHQG TP.HCM), ngành tài chính - ngân hàng sau hai năm đứng đầu, năm 2009 đã “lép vế” trước ngành kinh tế đối ngoại (21 điểm), kế toán kiểm toán (20 điểm) và quản trị kinh doanh (19 điểm) khi điểm chuẩn chỉ là 18.
Trong nhóm ngành công nghệ, ngành công nghệ thông tin (CNTT) vẫn có sức thu hút đáng kể đối với thí sinh khi số lượng đăng ký dự thi vào ngành này vẫn đông, điểm chuẩn luôn nằm ở tốp dẫn đầu của nhiều trường.
Tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), trong hai năm gần đây ngành CNTT luôn có điểm chuẩn cao nhất trường. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) dù điểm chuẩn năm 2009 có giảm so với năm trước nhưng điểm chuẩn ngành CNTT vẫn “chễm chệ” ở ngôi nhất trường.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM điểm chuẩn ngành này là 17,5, cao thứ nhì sau ngành cơ điện tử. Điều đáng lưu ý là ngành CNTT chỉ thật sự nổi bật khi có điểm chuẩn khá cao ở các ĐHQG, các trường ĐH chuyên về kỹ thuật, còn ở những trường ĐH khác, thường điểm chuẩn ngành này chỉ ở mức trung bình 14-16 điểm.
Ở khối A, một số ngành khác cũng luôn có điểm chuẩn rất cao như điện - điện tử, công nghệ hóa dầu, công nghệ thực phẩm, xây dựng dân dụng và công nghiệp... Riêng ngành dược (khối A), điểm chuẩn luôn cao nhất khi luôn ở mức 23-25.
Khối B: phân tốp rõ nét
Nếu điểm chuẩn khối A rải đều từ cao xuống thấp thì ở khối B, điểm chuẩn giữa các ngành, nhóm ngành có sự tách biệt khá lớn. Nhóm ngành luôn có điểm chuẩn cao và cách biệt với các nhóm ngành khác là y dược. Những năm vừa qua, dù điểm chuẩn có sự trồi sụt theo từng năm nhưng nhìn chung, điểm chuẩn của nhóm ngành này luôn ở mức 22-28 điểm.
Tại các trường ĐH Y dược TP.HCM, Y dược Cần Thơ, Y Hà Nội... điểm chuẩn năm 2009 các ngành bác sĩ, dược sĩ đều từ 22-25,5. Tuy nhiên ở các trường y dược, điểm chuẩn các ngành hệ cử nhân học bốn năm có mức điểm thấp hơn nhiều, chỉ 18-20.
Những năm trước ngành công nghệ sinh học khá “hot” khi điểm chuẩn luôn ở mức cao nhất tại các trường. Hai năm trở lại đây, điểm chuẩn của ngành này đã giảm đáng kể, đa số chỉ 17-19 điểm, tuy vậy điểm chuẩn vẫn nằm ở tốp đầu của các trường.
Trong khi đó ngành khoa học môi trường nổi lên như là một “thế lực mới” khi điểm chuẩn tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây. Năm 2009, ở những trường như ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), ĐH Sài Gòn, ĐH Cần Thơ, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)... điểm chuẩn ngành này luôn nằm trong nhóm ngành cao nhất trường. Bên cạnh đó, nhóm ngành sư phạm vẫn giữ được “ưu thế” khi điểm chuẩn khá cao.
Ở khối này, nhóm ngành có điểm chuẩn trung bình thấp (dao động từ điểm sàn đến 16 điểm) là nông lâm, thủy sản. Ở hầu hết các trường khối ngành này, nhiều năm gần đây điểm chuẩn các ngành phần lớn chỉ bằng điểm sàn. Một số ngành kinh tế ở các trường này điểm chuẩn cũng không cao. Học sinh có học lực trung bình khá sẽ có cơ hội trúng tuyển cao hơn nếu thi vào nhóm ngành này.
Khối C: điểm chuẩn không cao
Những năm gần đây nhiều trường đã tuyển song song hai khối C và D1 cho nhiều ngành đào tạo, tuy nhiên nhìn chung điểm chuẩn khối C không quá cao như một số khối khác. Năm 2009, ngoại trừ Học viện Báo chí tuyên truyền và Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) có nhiều ngành điểm chuẩn khối C vượt quá 20, hầu như các trường còn lại đều có điểm chuẩn dưới mức này.
Những trường ĐH lớn như ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn, ĐH Vinh, ĐH Cần Thơ điểm chuẩn hầu hết các ngành đều dao động quanh điểm sàn (14 điểm) hoặc nhỉnh hơn 1-2 điểm.
Trong khối này một số ngành sư phạm như văn, sử, địa lý hay các ngành báo chí, quan hệ công chúng có điểm khá cao. Riêng ngành báo chí tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM và ĐHQG Hà Nội) có điểm cao nhất trường (19 và 21 điểm). Cũng ngành này nhưng tại ĐH Huế chỉ là 16 và ĐH Đà Nẵng là 14 điểm. Nhóm ngành luật cũng có mức điểm tương đối cao khi điểm chuẩn ở các trường đa số nằm trong khoảng 16-18 điểm.
Như vậy ở khối C, ngoại trừ nhóm ngành sư phạm chuyên (văn, sử, địa), nhóm ngành truyền thông và luật có điểm tương đối thì hầu hết các ngành còn lại có điểm khá thấp. Ngay cả những ngành tuyển hai hoặc ba khối song song, điểm chuẩn vẫn chỉ dao động quanh điểm sàn. Điểm chuẩn các trường khu vực phía Bắc luôn cao hơn các trường khu vực miền Trung và miền Nam 1-4 điểm.
Khối D: thêm nhiều cơ hội
Có thể nói cơ hội dành cho thí sinh khối D trong các kỳ tuyển sinh ngày càng được mở rộng so với các khối còn lại. Số trường và ngành bổ sung khối D1 vào các ngành tuyển sinh ngày càng nhiều. Nhiều trường đã bổ sung khối D1 cho ngành kinh tế, xã hội và cả công nghệ thông tin chứ không còn bó buộc như trước đây. Tuy vậy, kỳ thi tuyển sinh năm 2009, nhìn chung hầu hết điểm chuẩn khối D1 ở các trường nằm ở mức trung bình thấp. Đa số các ngành đều có điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Ở những ngành tuyển hai khối, đa số điểm chuẩn khối D1 đều thấp hơn khối C hoặc A. Chẳng hạn tại Học viện Báo chí tuyên truyền, nhiều ngành có điểm chuẩn khối C cao hơn khối D1 3-3,5 điểm. Các trường như Kinh tế quốc dân Hà Nội, Khoa kinh tế (ĐHQG TP.HCM), ĐH Huế, ĐHQG Hà Nội, điểm chuẩn khối A, C luôn cao hơn khối D1 1-2 điểm.
Ở khối này, ngoại trừ những ngành chuyên ngữ, hai nhóm ngành có điểm chuẩn cao là kinh tế và truyền thông. Điểm chuẩn các ngành thuộc hai nhóm ngành này ở các trường ĐH lớn như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, Kinh tế quốc dân, Ngoại thương dao động từ 18 đến trên 20 điểm. Cũng nhóm ngành kinh tế nhưng ở các trường ĐH vùng như Cần Thơ, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, điểm chuẩn chỉ ở mức 13-17. Đặc biệt nhóm ngành kinh tế nông lâm và thủy sản thường có điểm chuẩn thấp nhất trong các nhóm ngành tuyển khối D1.
Điểm chuẩn nhiều trường tuyển khối D thường chỉ ở mức trung bình. Số ngành tuyển khối D ngày càng nhiều nên cơ hội cho thí sinh nhìn chung sẽ ngày càng mở rộng.
Riêng tại Khoa kinh tế (ĐHQG TP.HCM), ngành tài chính - ngân hàng sau hai năm đứng đầu, năm 2009 đã “lép vế” trước ngành kinh tế đối ngoại (21 điểm), kế toán kiểm toán (20 điểm) và quản trị kinh doanh (19 điểm) khi điểm chuẩn chỉ là 18.
Trong nhóm ngành công nghệ, ngành công nghệ thông tin (CNTT) vẫn có sức thu hút đáng kể đối với thí sinh khi số lượng đăng ký dự thi vào ngành này vẫn đông, điểm chuẩn luôn nằm ở tốp dẫn đầu của nhiều trường.
Tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), trong hai năm gần đây ngành CNTT luôn có điểm chuẩn cao nhất trường. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) dù điểm chuẩn năm 2009 có giảm so với năm trước nhưng điểm chuẩn ngành CNTT vẫn “chễm chệ” ở ngôi nhất trường.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM điểm chuẩn ngành này là 17,5, cao thứ nhì sau ngành cơ điện tử. Điều đáng lưu ý là ngành CNTT chỉ thật sự nổi bật khi có điểm chuẩn khá cao ở các ĐHQG, các trường ĐH chuyên về kỹ thuật, còn ở những trường ĐH khác, thường điểm chuẩn ngành này chỉ ở mức trung bình 14-16 điểm.
Ở khối A, một số ngành khác cũng luôn có điểm chuẩn rất cao như điện - điện tử, công nghệ hóa dầu, công nghệ thực phẩm, xây dựng dân dụng và công nghiệp... Riêng ngành dược (khối A), điểm chuẩn luôn cao nhất khi luôn ở mức 23-25.
Trong những kỳ tuyển sinh gần đây, ở khối A có hai nhóm ngành kinh tế và công nghệ khi điểm chuẩn luôn ở tốp dẫn đầu các trường.
Trong nhóm ngành kinh tế, ngành tài chính - ngân hàng luôn có điểm chuẩn cao nhất ở nhiều trường. Ngoại trừ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM lấy điểm chuẩn chung cho tất cả các ngành, ở nhiều trường khác ngành tài chính - ngân hàng luôn có điểm chuẩn cao hơn các ngành khác 1-3 điểm. Tại Trường ĐH Sài Gòn, ngành này có điểm chuẩn 17, cao nhất trường, cách ngành thấp nhất đến 3 điểm.
Cũng tại trường này, các ngành ĐH ngoài sư phạm có mức điểm chuẩn từ 14-16 điểm. Ngành này tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là 19,5, chỉ thấp hơn ngành công nghệ hóa dầu. Tại Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), điểm chuẩn ngành tài chính - ngân hàng là 21,5, cao nhất trường này, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội là 25. Rõ ràng đây là nhóm ngành không hề dễ dàng nếu muốn giành một suất.
Khối A: kinh tế và công nghệ
Riêng tại Khoa kinh tế (ĐHQG TP.HCM), ngành tài chính - ngân hàng sau hai năm đứng đầu, năm 2009 đã “lép vế” trước ngành kinh tế đối ngoại (21 điểm), kế toán kiểm toán (20 điểm) và quản trị kinh doanh (19 điểm) khi điểm chuẩn chỉ là 18.
Trong nhóm ngành công nghệ, ngành công nghệ thông tin (CNTT) vẫn có sức thu hút đáng kể đối với thí sinh khi số lượng đăng ký dự thi vào ngành này vẫn đông, điểm chuẩn luôn nằm ở tốp dẫn đầu của nhiều trường.
Tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), trong hai năm gần đây ngành CNTT luôn có điểm chuẩn cao nhất trường. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) dù điểm chuẩn năm 2009 có giảm so với năm trước nhưng điểm chuẩn ngành CNTT vẫn “chễm chệ” ở ngôi nhất trường.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM điểm chuẩn ngành này là 17,5, cao thứ nhì sau ngành cơ điện tử. Điều đáng lưu ý là ngành CNTT chỉ thật sự nổi bật khi có điểm chuẩn khá cao ở các ĐHQG, các trường ĐH chuyên về kỹ thuật, còn ở những trường ĐH khác, thường điểm chuẩn ngành này chỉ ở mức trung bình 14-16 điểm.
Ở khối A, một số ngành khác cũng luôn có điểm chuẩn rất cao như điện - điện tử, công nghệ hóa dầu, công nghệ thực phẩm, xây dựng dân dụng và công nghiệp... Riêng ngành dược (khối A), điểm chuẩn luôn cao nhất khi luôn ở mức 23-25.
Khối B: phân tốp rõ nét
Nếu điểm chuẩn khối A rải đều từ cao xuống thấp thì ở khối B, điểm chuẩn giữa các ngành, nhóm ngành có sự tách biệt khá lớn. Nhóm ngành luôn có điểm chuẩn cao và cách biệt với các nhóm ngành khác là y dược. Những năm vừa qua, dù điểm chuẩn có sự trồi sụt theo từng năm nhưng nhìn chung, điểm chuẩn của nhóm ngành này luôn ở mức 22-28 điểm.
Tại các trường ĐH Y dược TP.HCM, Y dược Cần Thơ, Y Hà Nội... điểm chuẩn năm 2009 các ngành bác sĩ, dược sĩ đều từ 22-25,5. Tuy nhiên ở các trường y dược, điểm chuẩn các ngành hệ cử nhân học bốn năm có mức điểm thấp hơn nhiều, chỉ 18-20.
Những năm trước ngành công nghệ sinh học khá “hot” khi điểm chuẩn luôn ở mức cao nhất tại các trường. Hai năm trở lại đây, điểm chuẩn của ngành này đã giảm đáng kể, đa số chỉ 17-19 điểm, tuy vậy điểm chuẩn vẫn nằm ở tốp đầu của các trường.
Trong khi đó ngành khoa học môi trường nổi lên như là một “thế lực mới” khi điểm chuẩn tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây. Năm 2009, ở những trường như ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), ĐH Sài Gòn, ĐH Cần Thơ, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)... điểm chuẩn ngành này luôn nằm trong nhóm ngành cao nhất trường. Bên cạnh đó, nhóm ngành sư phạm vẫn giữ được “ưu thế” khi điểm chuẩn khá cao.
Ở khối này, nhóm ngành có điểm chuẩn trung bình thấp (dao động từ điểm sàn đến 16 điểm) là nông lâm, thủy sản. Ở hầu hết các trường khối ngành này, nhiều năm gần đây điểm chuẩn các ngành phần lớn chỉ bằng điểm sàn. Một số ngành kinh tế ở các trường này điểm chuẩn cũng không cao. Học sinh có học lực trung bình khá sẽ có cơ hội trúng tuyển cao hơn nếu thi vào nhóm ngành này.
Khối C: điểm chuẩn không cao
Những năm gần đây nhiều trường đã tuyển song song hai khối C và D1 cho nhiều ngành đào tạo, tuy nhiên nhìn chung điểm chuẩn khối C không quá cao như một số khối khác. Năm 2009, ngoại trừ Học viện Báo chí tuyên truyền và Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) có nhiều ngành điểm chuẩn khối C vượt quá 20, hầu như các trường còn lại đều có điểm chuẩn dưới mức này.
Những trường ĐH lớn như ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn, ĐH Vinh, ĐH Cần Thơ điểm chuẩn hầu hết các ngành đều dao động quanh điểm sàn (14 điểm) hoặc nhỉnh hơn 1-2 điểm.
Trong khối này một số ngành sư phạm như văn, sử, địa lý hay các ngành báo chí, quan hệ công chúng có điểm khá cao. Riêng ngành báo chí tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM và ĐHQG Hà Nội) có điểm cao nhất trường (19 và 21 điểm). Cũng ngành này nhưng tại ĐH Huế chỉ là 16 và ĐH Đà Nẵng là 14 điểm. Nhóm ngành luật cũng có mức điểm tương đối cao khi điểm chuẩn ở các trường đa số nằm trong khoảng 16-18 điểm.
Như vậy ở khối C, ngoại trừ nhóm ngành sư phạm chuyên (văn, sử, địa), nhóm ngành truyền thông và luật có điểm tương đối thì hầu hết các ngành còn lại có điểm khá thấp. Ngay cả những ngành tuyển hai hoặc ba khối song song, điểm chuẩn vẫn chỉ dao động quanh điểm sàn. Điểm chuẩn các trường khu vực phía Bắc luôn cao hơn các trường khu vực miền Trung và miền Nam 1-4 điểm.
Khối D: thêm nhiều cơ hội
Có thể nói cơ hội dành cho thí sinh khối D trong các kỳ tuyển sinh ngày càng được mở rộng so với các khối còn lại. Số trường và ngành bổ sung khối D1 vào các ngành tuyển sinh ngày càng nhiều. Nhiều trường đã bổ sung khối D1 cho ngành kinh tế, xã hội và cả công nghệ thông tin chứ không còn bó buộc như trước đây. Tuy vậy, kỳ thi tuyển sinh năm 2009, nhìn chung hầu hết điểm chuẩn khối D1 ở các trường nằm ở mức trung bình thấp. Đa số các ngành đều có điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Ở những ngành tuyển hai khối, đa số điểm chuẩn khối D1 đều thấp hơn khối C hoặc A. Chẳng hạn tại Học viện Báo chí tuyên truyền, nhiều ngành có điểm chuẩn khối C cao hơn khối D1 3-3,5 điểm. Các trường như Kinh tế quốc dân Hà Nội, Khoa kinh tế (ĐHQG TP.HCM), ĐH Huế, ĐHQG Hà Nội, điểm chuẩn khối A, C luôn cao hơn khối D1 1-2 điểm.
Ở khối này, ngoại trừ những ngành chuyên ngữ, hai nhóm ngành có điểm chuẩn cao là kinh tế và truyền thông. Điểm chuẩn các ngành thuộc hai nhóm ngành này ở các trường ĐH lớn như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, Kinh tế quốc dân, Ngoại thương dao động từ 18 đến trên 20 điểm. Cũng nhóm ngành kinh tế nhưng ở các trường ĐH vùng như Cần Thơ, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, điểm chuẩn chỉ ở mức 13-17. Đặc biệt nhóm ngành kinh tế nông lâm và thủy sản thường có điểm chuẩn thấp nhất trong các nhóm ngành tuyển khối D1.
Điểm chuẩn nhiều trường tuyển khối D thường chỉ ở mức trung bình. Số ngành tuyển khối D ngày càng nhiều nên cơ hội cho thí sinh nhìn chung sẽ ngày càng mở rộng.
Riêng tại Khoa kinh tế (ĐHQG TP.HCM), ngành tài chính - ngân hàng sau hai năm đứng đầu, năm 2009 đã “lép vế” trước ngành kinh tế đối ngoại (21 điểm), kế toán kiểm toán (20 điểm) và quản trị kinh doanh (19 điểm) khi điểm chuẩn chỉ là 18.
Trong nhóm ngành công nghệ, ngành công nghệ thông tin (CNTT) vẫn có sức thu hút đáng kể đối với thí sinh khi số lượng đăng ký dự thi vào ngành này vẫn đông, điểm chuẩn luôn nằm ở tốp dẫn đầu của nhiều trường.
Tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), trong hai năm gần đây ngành CNTT luôn có điểm chuẩn cao nhất trường. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) dù điểm chuẩn năm 2009 có giảm so với năm trước nhưng điểm chuẩn ngành CNTT vẫn “chễm chệ” ở ngôi nhất trường.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM điểm chuẩn ngành này là 17,5, cao thứ nhì sau ngành cơ điện tử. Điều đáng lưu ý là ngành CNTT chỉ thật sự nổi bật khi có điểm chuẩn khá cao ở các ĐHQG, các trường ĐH chuyên về kỹ thuật, còn ở những trường ĐH khác, thường điểm chuẩn ngành này chỉ ở mức trung bình 14-16 điểm.
Ở khối A, một số ngành khác cũng luôn có điểm chuẩn rất cao như điện - điện tử, công nghệ hóa dầu, công nghệ thực phẩm, xây dựng dân dụng và công nghiệp... Riêng ngành dược (khối A), điểm chuẩn luôn cao nhất khi luôn ở mức 23-25.
MINH GIẢNG