Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TÂM LÍ HỌC
Tâm lý phát triển, lứa tuổi
Nhiệm vụ của người trưởng thành.
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 6750" data-attributes="member: 6"><p>Trong toàn bộ hệ thống lý thuyết về sự phân chia các giai đoạn cuộc đời của nam và nữ giới và các nhiệm vụ của người trưởng thành, Levinson đã đưa ra một cấu trúc các giai đoạn của cuộc sống từ 0 tuổi cho đến tuổi già (từ 60 tuổi trở lên) với 3 giai đoạn lớn: Chuyển tiếp sang tuổi đầu trưởng thành (17 – 22 tuổi), chuyển tiếp giữa cuộc đời (40 – 45 tuổi), chuyển tiếp sang tuổi già (60 – 65 tuổi). Đối với mỗi nhà khoa học khác nhau lại có những hướng nghiên cứu và suy nghĩ khác nhau nên quan điểm về giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời cũng có phần khác biệt. Có người thì cho rằng: “Dù bạn có sống bao nhiêu năm trong cuộc đời đi chăng nữa thì 20 năm đầu tiên của cuộc đời là quãng thời gian đẹp nhất, quan trọng nhất”, hay: “Hãy cho tôi tuổi 20 của bạn nếu bạn không dùng nó vào việc gì”, có người cho rằng đó là lúc chúng ta 3 tuổi, còn S. Freud lại cho rằng thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời là vào lúc 5 tuổi... Tuy nhiên cũng như theo Levinson, chúng tôi cũng cho rằng tuổi trưởng thành là một giai đoạn quan trọng và con người cần thực hiện những nhiệm vụ có ảnh hưởng lớn, lâu dài và quyết định tới toàn bộ hoạt động sống ở các giai đoạn sau của cuộc đời con người. Vì vậy để đạt được độ trưởng thành chân thực, theo Levinson phải giải quyết bốn nhiệm vụ phát triển: 1/ Xác định khát vọng; 2/ Tìm kiếm người dẫn đường; 3/ Xây dựng công danh, sự nghiệp; 4/ Xác lập mối quan hệ thân tình.</p><p></p><p></p><p><strong>3.3.1/ Xác định khát vọng</strong></p><p></p><p>Xác định khát vọng là việc xác định những mục tiêu, nhiệm vụ mà mình cần hướng tới. Nó có thể hiểu như là ước mơ của mình, là những điều có ý nghĩa to lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nó giúp cho chúng ta có sự hứng thú, hào hứng và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đặt ra đó.</p><p></p><p>Việc xác định khát vọng đối với mỗi người là khác nhau. Ví dụ có người mơ trở thành một ngôi sao điện ảnh, có người ước mình là một chính trị gia, một nhà tài phiệt, một cô giáo làng, một nhà báo, một phi công. Đó không chỉ là những khát vọng về nghề nghiệp mà có thể là bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống của chúng ta. Ước mơ, khát vọng ấy cũng có thể là có thêm một tấm bằng đại học, có khả năng đi du học, học giỏi ngoại ngữ, tin học hoặc là có một mái nhà khang trang, hạnh phúc, ấm cúng, những đứa trẻ ngoan ngoãn và học thật giỏi, được vào trường chuyên, lớp chọn ...</p><p></p><p>Thời gian đầu của bước chuyển sang độ tuổi trưởng thành khát vọng đó không nhất thiết đều phải trở thành hiện thực. Tuy nhiên, thông qua việc xác định khát vọng và thực hiện nó con người tìm thấy được động cơ, hứng thú để làm việc, học tập và có ý chí quyết tâm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Thông qua việc xác định và thực hiện những khát vọng đó con người tìm ra được mục tiêu cần phấn đấu để xác định nghề nghiệp và công việc cần thực hiện để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho bản thân sau nay.</p><p></p><p></p><p><strong>3.3.2/ Tìm kiếm người dẫn đường</strong></p><p></p><p>Sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm có thể đóng vai trò quan trọng trên bước đường theo đuổi khát vọng của các bạn trẻ. Người thầy có thể làm cho các bạn trẻ cảm thấy tự tin, chia sẻ và tán đồng những ước mơ của họ đồng thời người đi trước còn có thể truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm. Với tính chất là người bảo trợ, “thầy giáo” có thể góp phần làm cho “học sinh” thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Tuy vậy, chức năng chủ yếu của thầy giáo là biến mối quan hệ thầy trò trở thành mối quan hệ giữa những người trưởng thành bình đẳng. “Thầy giáo” ở một mức độ nào đó xử sự như là cha mẹ, hiểu biết và có uy tín. “Học sinh” dần dần có được cảm giác tự chủ và am hiểu, với thời gian “học sinh” có thể theo kịp người thầy của mình. Những người trưởng thành đều có xu hướng tìm cho mình một hoặc nhiều người dẫn đường để có thể giúp đỡ mình trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng làm việc và giúp mình có cơ hội thăng tiến, luôn tán đồng với những mục tiêu, khát vọng của người trưởng thành, có thể làm cho họ tự tin hơn, chia sẻ và giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn. Nghĩa là những người đó phải là những người thành công trong sự nghiệp hoặc có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Bên cạnh đó người trưởng thành không chỉ tìm người dẫn đườn trên con đường sự nghiệp mà còn có thể là những vấn đề khác trong lĩnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình... những vấn đề trong cuộc sống nói chung</p><p></p><p><strong></strong></p><p><strong>3.3.3/Xây dựng công danh, sự nghiệp</strong></p><p></p><p>Ngoài việc ấp ủ khát vọng và tìm kiếm thầy giáo, các bạn trẻ phải nỗ lực học hỏi, tập luyện, vượt qua những khó khăn trên con đường tự khẳng định mình theo một kế hoạch nghề nghiệp đã lựa chọn. Nghĩa là biến những ước mơ, khát vọng đã xác định ở nhiệm vụ đầu tiên. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà Levinson cho rằng nhiệm vụ này bao trùm toàn bộ thời kỳ đầu của con đường sự nghiệp, khi bạn trẻ còn đang gắng tự xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp nhất định. Để thực hiện những ước mơ, khát vọng ở trên người trưởng thành phải cố gắng rất nhiều và có thể gặp không ít thất bại, đắng cay mới có thể có những thành công nhất định trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ có thể nói là có tính chất quyết định đến cuộc sống sau này của người trưởng thành. Vì vậy nếu thực hiện được thì có thể nói là người đó đã có một sự thành còn ngược lại, những người nào chưa thực hiện được nhiệm vụ này hoặc chưa có một công việc ổn định hay một chỗ đứng nhất định thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.</p><p></p><p><strong></strong></p><p><strong>3.3.4/Xác lập mối quan hệ thân tình</strong></p><p></p><p>Việc xây dựng mối quan hệ thân tình không phải chỉ bắt đầu và cũng không nhất thiết là phải kết thúc bằng sự kết hôn. Trước cũng như sau, các sự kiện đó, những nam thanh niên luôn có xu hướng tự nghiên cứu bản than và mối quan hệ của mình đối với phái nữ. họ phải tìm hiểu xem là họ có thích các cô gái không và các cô gái liệu có thích họ không. Chàng trai phải đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của mình tròn quan hệ thân tình cũng như trong các quan hệ tình dục. Mặc dù câu hỏi đó cũng đã xuất hiện ở tuổi thiếu niên một cách vô thức song lúc đó chưa ai có thể giải thích, trả lời cho họ. Theo quan điểm của Levinson, khả năng xây dựng các mối quan hệ lãng mạn nghiêm túc chỉ xuất hiện sau 30 tuổi.</p><p></p><p>Mối quan hệ thân tình của chàng trai với cô gái mà anh ta yêu có khả năng cổ vũ, động viên, đáp ứng yêu cầu của anh ta. Nếu cô gái ủng hộ những niềm hy vọng của chàng trai trẻ và biết khoan dung với những nhược điểm của anh ta, thì có thể giúp cho anh ta tự tin hơn vào khả năng thực hiện được khát vọng của mình. Theo Levinson, nhu cầu của một người đàn ông có một người phụ nữ thân tình với tư cách là người cổ vũ, động viên sau này sẽ giảm đi vào giai đoạn giữa của cuộc đời (Giữa tuổi trung niên) vào thời gian khi phần lớn trong số họ đạt được tính tự chủ và uy quyền cao.</p><p></p><p><strong> Sự phân chia các giai đoạn cuộc đời phụ nữ theo Levinson</strong></p><p></p><p> Levinson đã tiến hành nghiên cứu một nhóm gồm 45 phụ nữ, 15 người trong số đó làm công việc nội trợ, 15 người làm kinh doanh, còn 15 người còn lại làm trong ngành giáo dục đại học. Một phần số liệu thu thập được đã khẳng định lý thuyết của ông là bước vào tuổi trưởng thành người ta có các hoài bão nhất định, tìm kiếm thầy giáo, lựa chọn nghề nghiệp và thiết lập các mối quan hệ thân tình. Mô hình phát triển đối với nữ giới của Levinson đưa ra cũng giống mô hình của nam giới, tuy nhiên có một số sự khác biệt. Mô hình này cũng xem xét cả thời kì khủng hoảng quá độ biến động ở khoảng độ tuổi 30, là thời gian có những hoài nghi và không thoả mãn, khi người phụ nữ phải xem xét các mục tiêu nghề nghiệp và lối sống của mình. Tuy vậy, kinh nghiệm của phụ nữ rõ ràng là khác với kinh nghiệm của nam giới. Ngoài ra, mặc dù Levinson khẳng định rằng các thời kỳ chuyển tiếp ở nam cũng như nữ đều có những liên hệ chặt chẽ với độ tuổi, nhiều nhà nghiên cứu lại thấy rằng các giai đoạn của cuộc sống gia đình mới là chỉ báo đối với nữ giới, chứ không phải là độ tuổi (Harris, Ellicot & Hommes, 1986). Các bước ngoặt và những sự khủng hoảng ở phụ nữ có thể ít liên quan với độ tuổi hơn là với các sự kiện như: Sinh con hoặc khi chồng hoặc đứa con sống tách khỏi ra đình.</p><p></p><p> Những khác biệt về khát vọng: Rất có thể sự khác biệt rõ rệt nhất giữa các giới là ở chỗ họ xác định khát vọng của mình như thế nào. Sự khác biệt này thực sự đáng kể đến nỗi Levinson coi đó là sự khác biệt có tính chất giới tính. Trong khi nam giới chỉ nghĩ đến công danh thì nhiều phụ nữ lại hướng tới “khát vọng kép”. Theo công trình của Levinson, phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng như phụ nữ làm việc kinh doanh đều muốn kết hợp con đường công danh ca hôn nhân, mặc dù bằng cách khác nhau. Những phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục ít hiếu danh hơn và họ sẵn sàng từ bỏ con đường công danh của mình sau khi sinh con với điều kiện được hoà nhập vào hoạt động trí óc tích cực trong môi trường gần gũi của mình. Những phụ nữ làm trong lĩnh vực kinh doanh mong muốn tiếp tục con đường công danh của mình nhưng đều nói thời gian và công sức dành cho công việc sẽ giảm đi sau khi sinh con. Chỉ một số ít trong số những người phụ nữ làm nội trợ - cũng giống như nam giới – chỉ một khát vọng mong muốn ở nhà với vai trò làm vợ và làm mẹ.</p><p></p><p> Tương tự, phần lớn phụ nữ trong các nghiên cứu khác với phương pháp của Levinson đều nói về khát vọng bao gồm sự nghiệp và hôn nhân, song phần lớn họ coi trong việc xây dựng gia đình hơn. Chỉ có một số ít phụ nữ có khát vọng nhiều hơn vào con đường công danh; còn số phụ nữ cho rằng tương lai của họ chỉ làm vợ và làm mẹ là rất ít. Tuy nhiên, thậm chí những phụ nữ mong ước cả công danh và hôn nhân cũng vấn muốn những khát vọng của mình được kết hợp hài hoà với những mục tiêu của người chồng và thực hiện được những niềm mơ ước có tính truyền thống trong một phong cách sống hiện đại hơn (Roberts, Newton, 1987).</p><p></p><p>Nhiều phụ nữ đã bày tỏ sự không đồng tình của mình về “khát vọng kép” (Droege, 1982). Một số người cho rằng sự nghiệp và gia đình không thể cùng tồn tại. họ thấy rất khó khăn trong việc liên kết công danh với gia đình. Ví dụ, mặc dù các đồng nghiệp và những người trong gia đình thường cho rằng những người phụ nữ kinh doanh là những người thành đạt. xong bản thân những người phụ nữ này lại cho rằng họ đã hy sinh một trong số những ước mơ lớn của mình để thực hiện cái ước mơ kia (Roberts, Newton, 1987).</p><p></p><p> Những khác biệt về các mối quan hệ với người hướng dẫn (“thầy giáo”): Người ta phát hiện ra rằng so với nam giới, nữ giới thường ít có mối quan hệ qua lại với người hướng dẫn. Nguyên nhân có thể là do hiện nay còn thiếu những người phụ nữ là lãnh đạo, thủ lĩnh hoặc nhà tư vấn, những người bảo trợ… có thể thực hiện vai trò người hướng dẫn đối với những người phụ nữ trẻ tuổi mong muốn có được công danh trong sự nghiệp. Nếu thầy giáo là nam giới thì những lôi cuốn tình dục có thể gây ra trở ngại trong mối quan hệ của họ (Roberts, Newton, 1987). Đôi khi người chồng hoặc người tình đóng vai trò người thầy giáo, xong các trường hợp tương tự, chức năng nhà giáo thường trở lên phức tạp do có những nhu cầu xung đột. Nếu phụ nữ bảo vệ tính độc lập của mình và hoàn toàn dành cho bước đường công danh hoặc đấu tranh cho sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa họ thì chồng hoặc người tình đôi khi không ủng hộ họ.</p><p> </p><p> Phụ nữ cũng có thể có các các vấn đề về việc tìm một người động viên với tư cách là người động viên, cổ vũ, ủng hộ ước mơ, khát vọng của họ (Droege, 1982). Trên thực tế, người đó thường là chồng hoặc người yêu của cô, nhất là trong thời kỳ không có cha mẹ bên cạnh ở tuổi đầu trưởng thành. Tuy nhiên, những đối tác (Kể cả chồng hoặc người yêu) là những người đàn ông có quan điểm truyền thống ít khi ủng hộ khát vọng của phụ nữ nếu những người phụ nữ đó bắt đầu đe doạ ưu thế của họ trong các mối quan hệ. Nói một cách khác, những đối tác – nam giới có thể không thực hiện mọi chức năng của họ với tư cách là người động viên trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và sự nghiệp của người phụ nữ.</p><p></p><p> Sự khác biệt về phát triển đường công danh: Phụ nữ không chỉ có những khó khăn so với nam giới trong việc tìm kiếm một người có khả năng góp phần thực hiện những khát vọng của cô mà cả bước đường công danh của cô cũng hình thành muộn hơn. Trong tác phẩm trước đây của Levinson (Levinson, 1978) có nhận định rằng phần lớn nam giới “kết thúc giai đoạn thích ứng nghề nghiệp và hoàn toàn có được một chỗ đứng của người trưởng thành trong nghề nghiệp” vào cuối thời kỳ ở độ tuổi 30. Lúc đó họ đã không còn là người học việc nữa. Trái lại, phụ nữ có được vị trí này chỉ sau khi đến tuổi trung niên (Droege, 1982; Furst, Stewart, 1977). Rutth Droege phát hiện ra rằng một số phụ nữ đã ổn định nghề nghiệp của mình vào thời kỳ từ 20 đến 30 tuổi, song phần lớn họ vẫn trong giai đoạn của người học việc đến tuổi 40 và thậm chí còn muộn hơn. Bà cũng nhận xét rằng người phụ nữ vào tuổi trung niên còn nghĩ nhiều về những thành tựu sẽ đạt được trong công tác và không có ý định tổng kết, đánh giá lại các mục tiêu nghề nghiệp hoặc những thành quả lao động của mình. Trong một tác phẩm khác (Adams, 1983) nhận định rằng nhóm phụ nữ - luật sư có thể thành công trong sự nghiệp ở độ tuổi 30, song tiếp theo phần lớn trong số họ đã có sự quan tâm của mình từ quan tâm tới sự nghiệp sang việc thoả mãn các mối quan hệ cá nhân.</p><p></p><p> Sự khác biệt trong việc đánh giá lại (Xem xét lại các mục tiêu): Trong thời kỳ chuyển tiếp ở độ tuổi 30 có những stress đối với phụ nữ cũng như nam giới. Xong ở hai giới này cũng có những phản ứng khác nhau đối với quá trình đánh giá lại ở trong giai đoạn này. Nam giới có thể thay đổi nghề nghiệp hoặc phong cách sống của mình, nhưng vẫn trung thành với công việc và sự nghiệp. Trái lại, phụ nữ thường thay đổi những mục tiêu đã lựa chọn ở đầu tuổi trưởng thành (Adams, 1983; Droege, 1982; Levinson, 1990; Stewart, 1977). Những phụ nữ có định hướng vào gia đình và nuôi dạy con cái thường chuyển hướng vào mục tiêu phát triển sự nghiệp thì bây giờ lại tập trung vào gia đình và con cái</p><p></p><p>Thông qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng: Theo quan điểm của Levinson thì ông xác định nhiệm vụ chính của người trưởng thành đó là xây dựng con đường công danh sự nghiệp, đây là mối quan tâm sâu sắc nhất, sau đó mới đến các nhu cầu tình cảm, tâm lý, xã hội khác như: Thiết lập các mối quan hệ thân tình.</p><p>Lý thuyết về nhiệm vụ của người trưởng thành của Levinson là một lý thuyết mà chúng tôi cảm thấy có nhiều tính thực tiễn nhất và có thể áp dụng vào tuổi trưởng thành ở nhiều quốc gia, khu vực với những điều kiện kinh tế, văn hoá hay hoàn cảnh sống khác nhau. Chính vì vậy mà trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài chúng tôi muốn đối chiếu, so sánh lý thuyết của Levinson với thực tế những nhiệm vụ của người trưởng thành Việt Nam để xem những lý thuyết đó có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống của người Việt Nam hay không, những điểm tương đồng và khác biệt đó là gì .</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 6750, member: 6"] Trong toàn bộ hệ thống lý thuyết về sự phân chia các giai đoạn cuộc đời của nam và nữ giới và các nhiệm vụ của người trưởng thành, Levinson đã đưa ra một cấu trúc các giai đoạn của cuộc sống từ 0 tuổi cho đến tuổi già (từ 60 tuổi trở lên) với 3 giai đoạn lớn: Chuyển tiếp sang tuổi đầu trưởng thành (17 – 22 tuổi), chuyển tiếp giữa cuộc đời (40 – 45 tuổi), chuyển tiếp sang tuổi già (60 – 65 tuổi). Đối với mỗi nhà khoa học khác nhau lại có những hướng nghiên cứu và suy nghĩ khác nhau nên quan điểm về giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời cũng có phần khác biệt. Có người thì cho rằng: “Dù bạn có sống bao nhiêu năm trong cuộc đời đi chăng nữa thì 20 năm đầu tiên của cuộc đời là quãng thời gian đẹp nhất, quan trọng nhất”, hay: “Hãy cho tôi tuổi 20 của bạn nếu bạn không dùng nó vào việc gì”, có người cho rằng đó là lúc chúng ta 3 tuổi, còn S. Freud lại cho rằng thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời là vào lúc 5 tuổi... Tuy nhiên cũng như theo Levinson, chúng tôi cũng cho rằng tuổi trưởng thành là một giai đoạn quan trọng và con người cần thực hiện những nhiệm vụ có ảnh hưởng lớn, lâu dài và quyết định tới toàn bộ hoạt động sống ở các giai đoạn sau của cuộc đời con người. Vì vậy để đạt được độ trưởng thành chân thực, theo Levinson phải giải quyết bốn nhiệm vụ phát triển: 1/ Xác định khát vọng; 2/ Tìm kiếm người dẫn đường; 3/ Xây dựng công danh, sự nghiệp; 4/ Xác lập mối quan hệ thân tình. [B]3.3.1/ Xác định khát vọng[/B] Xác định khát vọng là việc xác định những mục tiêu, nhiệm vụ mà mình cần hướng tới. Nó có thể hiểu như là ước mơ của mình, là những điều có ý nghĩa to lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nó giúp cho chúng ta có sự hứng thú, hào hứng và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đặt ra đó. Việc xác định khát vọng đối với mỗi người là khác nhau. Ví dụ có người mơ trở thành một ngôi sao điện ảnh, có người ước mình là một chính trị gia, một nhà tài phiệt, một cô giáo làng, một nhà báo, một phi công. Đó không chỉ là những khát vọng về nghề nghiệp mà có thể là bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống của chúng ta. Ước mơ, khát vọng ấy cũng có thể là có thêm một tấm bằng đại học, có khả năng đi du học, học giỏi ngoại ngữ, tin học hoặc là có một mái nhà khang trang, hạnh phúc, ấm cúng, những đứa trẻ ngoan ngoãn và học thật giỏi, được vào trường chuyên, lớp chọn ... Thời gian đầu của bước chuyển sang độ tuổi trưởng thành khát vọng đó không nhất thiết đều phải trở thành hiện thực. Tuy nhiên, thông qua việc xác định khát vọng và thực hiện nó con người tìm thấy được động cơ, hứng thú để làm việc, học tập và có ý chí quyết tâm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Thông qua việc xác định và thực hiện những khát vọng đó con người tìm ra được mục tiêu cần phấn đấu để xác định nghề nghiệp và công việc cần thực hiện để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất cho bản thân sau nay. [B]3.3.2/ Tìm kiếm người dẫn đường[/B] Sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm có thể đóng vai trò quan trọng trên bước đường theo đuổi khát vọng của các bạn trẻ. Người thầy có thể làm cho các bạn trẻ cảm thấy tự tin, chia sẻ và tán đồng những ước mơ của họ đồng thời người đi trước còn có thể truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm. Với tính chất là người bảo trợ, “thầy giáo” có thể góp phần làm cho “học sinh” thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Tuy vậy, chức năng chủ yếu của thầy giáo là biến mối quan hệ thầy trò trở thành mối quan hệ giữa những người trưởng thành bình đẳng. “Thầy giáo” ở một mức độ nào đó xử sự như là cha mẹ, hiểu biết và có uy tín. “Học sinh” dần dần có được cảm giác tự chủ và am hiểu, với thời gian “học sinh” có thể theo kịp người thầy của mình. Những người trưởng thành đều có xu hướng tìm cho mình một hoặc nhiều người dẫn đường để có thể giúp đỡ mình trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng làm việc và giúp mình có cơ hội thăng tiến, luôn tán đồng với những mục tiêu, khát vọng của người trưởng thành, có thể làm cho họ tự tin hơn, chia sẻ và giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn. Nghĩa là những người đó phải là những người thành công trong sự nghiệp hoặc có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Bên cạnh đó người trưởng thành không chỉ tìm người dẫn đườn trên con đường sự nghiệp mà còn có thể là những vấn đề khác trong lĩnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình... những vấn đề trong cuộc sống nói chung [B] 3.3.3/Xây dựng công danh, sự nghiệp[/B] Ngoài việc ấp ủ khát vọng và tìm kiếm thầy giáo, các bạn trẻ phải nỗ lực học hỏi, tập luyện, vượt qua những khó khăn trên con đường tự khẳng định mình theo một kế hoạch nghề nghiệp đã lựa chọn. Nghĩa là biến những ước mơ, khát vọng đã xác định ở nhiệm vụ đầu tiên. Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà Levinson cho rằng nhiệm vụ này bao trùm toàn bộ thời kỳ đầu của con đường sự nghiệp, khi bạn trẻ còn đang gắng tự xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp nhất định. Để thực hiện những ước mơ, khát vọng ở trên người trưởng thành phải cố gắng rất nhiều và có thể gặp không ít thất bại, đắng cay mới có thể có những thành công nhất định trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ có thể nói là có tính chất quyết định đến cuộc sống sau này của người trưởng thành. Vì vậy nếu thực hiện được thì có thể nói là người đó đã có một sự thành còn ngược lại, những người nào chưa thực hiện được nhiệm vụ này hoặc chưa có một công việc ổn định hay một chỗ đứng nhất định thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. [B] 3.3.4/Xác lập mối quan hệ thân tình[/B] Việc xây dựng mối quan hệ thân tình không phải chỉ bắt đầu và cũng không nhất thiết là phải kết thúc bằng sự kết hôn. Trước cũng như sau, các sự kiện đó, những nam thanh niên luôn có xu hướng tự nghiên cứu bản than và mối quan hệ của mình đối với phái nữ. họ phải tìm hiểu xem là họ có thích các cô gái không và các cô gái liệu có thích họ không. Chàng trai phải đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của mình tròn quan hệ thân tình cũng như trong các quan hệ tình dục. Mặc dù câu hỏi đó cũng đã xuất hiện ở tuổi thiếu niên một cách vô thức song lúc đó chưa ai có thể giải thích, trả lời cho họ. Theo quan điểm của Levinson, khả năng xây dựng các mối quan hệ lãng mạn nghiêm túc chỉ xuất hiện sau 30 tuổi. Mối quan hệ thân tình của chàng trai với cô gái mà anh ta yêu có khả năng cổ vũ, động viên, đáp ứng yêu cầu của anh ta. Nếu cô gái ủng hộ những niềm hy vọng của chàng trai trẻ và biết khoan dung với những nhược điểm của anh ta, thì có thể giúp cho anh ta tự tin hơn vào khả năng thực hiện được khát vọng của mình. Theo Levinson, nhu cầu của một người đàn ông có một người phụ nữ thân tình với tư cách là người cổ vũ, động viên sau này sẽ giảm đi vào giai đoạn giữa của cuộc đời (Giữa tuổi trung niên) vào thời gian khi phần lớn trong số họ đạt được tính tự chủ và uy quyền cao. [B] Sự phân chia các giai đoạn cuộc đời phụ nữ theo Levinson[/B] Levinson đã tiến hành nghiên cứu một nhóm gồm 45 phụ nữ, 15 người trong số đó làm công việc nội trợ, 15 người làm kinh doanh, còn 15 người còn lại làm trong ngành giáo dục đại học. Một phần số liệu thu thập được đã khẳng định lý thuyết của ông là bước vào tuổi trưởng thành người ta có các hoài bão nhất định, tìm kiếm thầy giáo, lựa chọn nghề nghiệp và thiết lập các mối quan hệ thân tình. Mô hình phát triển đối với nữ giới của Levinson đưa ra cũng giống mô hình của nam giới, tuy nhiên có một số sự khác biệt. Mô hình này cũng xem xét cả thời kì khủng hoảng quá độ biến động ở khoảng độ tuổi 30, là thời gian có những hoài nghi và không thoả mãn, khi người phụ nữ phải xem xét các mục tiêu nghề nghiệp và lối sống của mình. Tuy vậy, kinh nghiệm của phụ nữ rõ ràng là khác với kinh nghiệm của nam giới. Ngoài ra, mặc dù Levinson khẳng định rằng các thời kỳ chuyển tiếp ở nam cũng như nữ đều có những liên hệ chặt chẽ với độ tuổi, nhiều nhà nghiên cứu lại thấy rằng các giai đoạn của cuộc sống gia đình mới là chỉ báo đối với nữ giới, chứ không phải là độ tuổi (Harris, Ellicot & Hommes, 1986). Các bước ngoặt và những sự khủng hoảng ở phụ nữ có thể ít liên quan với độ tuổi hơn là với các sự kiện như: Sinh con hoặc khi chồng hoặc đứa con sống tách khỏi ra đình. Những khác biệt về khát vọng: Rất có thể sự khác biệt rõ rệt nhất giữa các giới là ở chỗ họ xác định khát vọng của mình như thế nào. Sự khác biệt này thực sự đáng kể đến nỗi Levinson coi đó là sự khác biệt có tính chất giới tính. Trong khi nam giới chỉ nghĩ đến công danh thì nhiều phụ nữ lại hướng tới “khát vọng kép”. Theo công trình của Levinson, phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng như phụ nữ làm việc kinh doanh đều muốn kết hợp con đường công danh ca hôn nhân, mặc dù bằng cách khác nhau. Những phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục ít hiếu danh hơn và họ sẵn sàng từ bỏ con đường công danh của mình sau khi sinh con với điều kiện được hoà nhập vào hoạt động trí óc tích cực trong môi trường gần gũi của mình. Những phụ nữ làm trong lĩnh vực kinh doanh mong muốn tiếp tục con đường công danh của mình nhưng đều nói thời gian và công sức dành cho công việc sẽ giảm đi sau khi sinh con. Chỉ một số ít trong số những người phụ nữ làm nội trợ - cũng giống như nam giới – chỉ một khát vọng mong muốn ở nhà với vai trò làm vợ và làm mẹ. Tương tự, phần lớn phụ nữ trong các nghiên cứu khác với phương pháp của Levinson đều nói về khát vọng bao gồm sự nghiệp và hôn nhân, song phần lớn họ coi trong việc xây dựng gia đình hơn. Chỉ có một số ít phụ nữ có khát vọng nhiều hơn vào con đường công danh; còn số phụ nữ cho rằng tương lai của họ chỉ làm vợ và làm mẹ là rất ít. Tuy nhiên, thậm chí những phụ nữ mong ước cả công danh và hôn nhân cũng vấn muốn những khát vọng của mình được kết hợp hài hoà với những mục tiêu của người chồng và thực hiện được những niềm mơ ước có tính truyền thống trong một phong cách sống hiện đại hơn (Roberts, Newton, 1987). Nhiều phụ nữ đã bày tỏ sự không đồng tình của mình về “khát vọng kép” (Droege, 1982). Một số người cho rằng sự nghiệp và gia đình không thể cùng tồn tại. họ thấy rất khó khăn trong việc liên kết công danh với gia đình. Ví dụ, mặc dù các đồng nghiệp và những người trong gia đình thường cho rằng những người phụ nữ kinh doanh là những người thành đạt. xong bản thân những người phụ nữ này lại cho rằng họ đã hy sinh một trong số những ước mơ lớn của mình để thực hiện cái ước mơ kia (Roberts, Newton, 1987). Những khác biệt về các mối quan hệ với người hướng dẫn (“thầy giáo”): Người ta phát hiện ra rằng so với nam giới, nữ giới thường ít có mối quan hệ qua lại với người hướng dẫn. Nguyên nhân có thể là do hiện nay còn thiếu những người phụ nữ là lãnh đạo, thủ lĩnh hoặc nhà tư vấn, những người bảo trợ… có thể thực hiện vai trò người hướng dẫn đối với những người phụ nữ trẻ tuổi mong muốn có được công danh trong sự nghiệp. Nếu thầy giáo là nam giới thì những lôi cuốn tình dục có thể gây ra trở ngại trong mối quan hệ của họ (Roberts, Newton, 1987). Đôi khi người chồng hoặc người tình đóng vai trò người thầy giáo, xong các trường hợp tương tự, chức năng nhà giáo thường trở lên phức tạp do có những nhu cầu xung đột. Nếu phụ nữ bảo vệ tính độc lập của mình và hoàn toàn dành cho bước đường công danh hoặc đấu tranh cho sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa họ thì chồng hoặc người tình đôi khi không ủng hộ họ. Phụ nữ cũng có thể có các các vấn đề về việc tìm một người động viên với tư cách là người động viên, cổ vũ, ủng hộ ước mơ, khát vọng của họ (Droege, 1982). Trên thực tế, người đó thường là chồng hoặc người yêu của cô, nhất là trong thời kỳ không có cha mẹ bên cạnh ở tuổi đầu trưởng thành. Tuy nhiên, những đối tác (Kể cả chồng hoặc người yêu) là những người đàn ông có quan điểm truyền thống ít khi ủng hộ khát vọng của phụ nữ nếu những người phụ nữ đó bắt đầu đe doạ ưu thế của họ trong các mối quan hệ. Nói một cách khác, những đối tác – nam giới có thể không thực hiện mọi chức năng của họ với tư cách là người động viên trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và sự nghiệp của người phụ nữ. Sự khác biệt về phát triển đường công danh: Phụ nữ không chỉ có những khó khăn so với nam giới trong việc tìm kiếm một người có khả năng góp phần thực hiện những khát vọng của cô mà cả bước đường công danh của cô cũng hình thành muộn hơn. Trong tác phẩm trước đây của Levinson (Levinson, 1978) có nhận định rằng phần lớn nam giới “kết thúc giai đoạn thích ứng nghề nghiệp và hoàn toàn có được một chỗ đứng của người trưởng thành trong nghề nghiệp” vào cuối thời kỳ ở độ tuổi 30. Lúc đó họ đã không còn là người học việc nữa. Trái lại, phụ nữ có được vị trí này chỉ sau khi đến tuổi trung niên (Droege, 1982; Furst, Stewart, 1977). Rutth Droege phát hiện ra rằng một số phụ nữ đã ổn định nghề nghiệp của mình vào thời kỳ từ 20 đến 30 tuổi, song phần lớn họ vẫn trong giai đoạn của người học việc đến tuổi 40 và thậm chí còn muộn hơn. Bà cũng nhận xét rằng người phụ nữ vào tuổi trung niên còn nghĩ nhiều về những thành tựu sẽ đạt được trong công tác và không có ý định tổng kết, đánh giá lại các mục tiêu nghề nghiệp hoặc những thành quả lao động của mình. Trong một tác phẩm khác (Adams, 1983) nhận định rằng nhóm phụ nữ - luật sư có thể thành công trong sự nghiệp ở độ tuổi 30, song tiếp theo phần lớn trong số họ đã có sự quan tâm của mình từ quan tâm tới sự nghiệp sang việc thoả mãn các mối quan hệ cá nhân. Sự khác biệt trong việc đánh giá lại (Xem xét lại các mục tiêu): Trong thời kỳ chuyển tiếp ở độ tuổi 30 có những stress đối với phụ nữ cũng như nam giới. Xong ở hai giới này cũng có những phản ứng khác nhau đối với quá trình đánh giá lại ở trong giai đoạn này. Nam giới có thể thay đổi nghề nghiệp hoặc phong cách sống của mình, nhưng vẫn trung thành với công việc và sự nghiệp. Trái lại, phụ nữ thường thay đổi những mục tiêu đã lựa chọn ở đầu tuổi trưởng thành (Adams, 1983; Droege, 1982; Levinson, 1990; Stewart, 1977). Những phụ nữ có định hướng vào gia đình và nuôi dạy con cái thường chuyển hướng vào mục tiêu phát triển sự nghiệp thì bây giờ lại tập trung vào gia đình và con cái Thông qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng: Theo quan điểm của Levinson thì ông xác định nhiệm vụ chính của người trưởng thành đó là xây dựng con đường công danh sự nghiệp, đây là mối quan tâm sâu sắc nhất, sau đó mới đến các nhu cầu tình cảm, tâm lý, xã hội khác như: Thiết lập các mối quan hệ thân tình. Lý thuyết về nhiệm vụ của người trưởng thành của Levinson là một lý thuyết mà chúng tôi cảm thấy có nhiều tính thực tiễn nhất và có thể áp dụng vào tuổi trưởng thành ở nhiều quốc gia, khu vực với những điều kiện kinh tế, văn hoá hay hoàn cảnh sống khác nhau. Chính vì vậy mà trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài chúng tôi muốn đối chiếu, so sánh lý thuyết của Levinson với thực tế những nhiệm vụ của người trưởng thành Việt Nam để xem những lý thuyết đó có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống của người Việt Nam hay không, những điểm tương đồng và khác biệt đó là gì . [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TÂM LÍ HỌC
Tâm lý phát triển, lứa tuổi
Nhiệm vụ của người trưởng thành.
Top