Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TÂM LÍ HỌC
Tâm lý phát triển, lứa tuổi
Nhiệm vụ của người trưởng thành.
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 6749" data-attributes="member: 6"><p><strong>2. Tuổi đầu trưởng thành và sự phát triển thể chất:</strong></p><p></p><p>Mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi dân tộc khác nhau có độ tuổi trưởng thành không giống nhau. Vì vậy, việc xác định chính xác độ tuổi trưởng thành không phải là công việc dễ dàng. Ở Việt Nam, trước kia do đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động cơ bắp. Con người bước vào đời sống lao động sớm, lập gia đình sớm nên cũng sớm trưởng thành về mặt xã hội, tâm lý. Do đó, độ tuổi trưởng thành sớm và tuổi thọ trung bình thấp.</p><p></p><p> Ngày nay, do trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, tuổi thọ con người kéo dài hơn. Yêu cầu lao động đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, thời gian học tập kéo dài, độ tuổi trưởng thành của con người chậm hơn.</p><p> Ở các nước kinh tế phát triển khác như Anh, Mỹ, Nhật… chất lượng đời sống của người dân ở mức cao, có tuổi thọ trung bình cao, độ tuổi trưởng thành khác với người Việt Nam cũng như các dân tộc khác trên thế giới.</p><p></p><p>Tuy nhiên, nhiều nhà Tâm Lý Học thường xem thời kì đầu tuổi trưởng thành bắt đầu khoảng tuổi 20 và kéo dài đến khoảng 40 tuổi. Trong thời kì phát triển này sự thay đổi cơ thể diễn ra chậm chạp và ít rõ ràng hơn so với các giai đoạn trước. Điểm đặc biệt ở giai đoạn này là sự biến đổi rất phức tạp của yếu tố xã hội, đòi hỏi con người phải có sự thích ứng về tâm lý với sự biến đổi đó.</p><p></p><p>Thời kì đầu tuổi trưởng thành là thời điểm đánh dấu sức khoẻ đạt đỉnh điểm. Đến 25 tuổi sự phát triển thể chất của con người đã đạt đến mức hoàn thiện. Đặc biệt, từ 18 – 25 tuổi sức khoẻ con người ở mức cao nhất.</p><p></p><p>Trọng lượng não đạt đến mức tối đa, số lượng nơron thần kinh lên tới mức cao nhất (14 – 16 tỉ). Quá trình myelin hoá cao độ tạo nên chất lượng nơron thần kinh hoàn hảo nhất. Số lượng synap của các tế bào thần kinh đảm bảo cho sự liên lạc rộng khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số các kênh làm cho hoạt động của não bộ trở nên nhanh nhạy, chính xác nhất so với các lứa tuổi khác. Vào độ tuổi này, những ai là sinh viên có thể tích luỹ được 2/3 lượng tri thức của cuộc đời trong thời kì học đại học (nhận định của giáo sư sinh học Lê Quang Long – ĐHSP Hà Nội) .</p><p></p><p>Cũng đến độ tuổi này hệ xương, cơ bắp phát triển một cách ổn định, đồng đều, tạo ra nét đẹp hoàn mĩ ở người trưởng thành. Đồng thời sức nhanh, sức bền, sự dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sự tăng trưởng các hoocmôn giới tính. Tuy nhiên, sự phát triển ở hai giới là không giống nhau. Ở nữ có sự phát triển thể chất sớm hơn nam 1, 2 năm: sự không giống nhau giữa nam và nữ thể hiện ở đặc điểm cơ thể như: Chân tay của nữ tương đối ngắn hơn nam; tổ chức cơ bắp chân tay của nữ kém hơn nam; xương và khớp chi nhỏ hơn nam;</p><p>tổ chức cơ bắp ở chân tay của nữ kém hơn nam; phổi của nam lớn gấp rưỡi nữ; mỗi phút tim của nam đập trung bình 72 lần/phút, nữ là 80 lần/phút. Nam trung bình có 4,5 lít máu, nữ là 3,6 lít máu. 40% cơ thể nam do cơ bắp tạo nên, nữ là 35%.</p><p>Sau tuổi 25 , mọi sự phát triển về thể chất đều dừng lại và khoảng 30 tuổi thì bắt đầu có có sự trùng xuống. Và đến 35 – 40 tuổi thì bắt đầu đi xuống. Hoạt động của hệ thống sinh học đểu giảm sau 40 tuổi. Điều này thể hiện trong hình vẽ sau.</p><p>Hình 1. Giá trị giảm trung bình của hiệu suất sác hệ thống sinh học. Mức giảm này phần lớn được điều chỉnh bởi lối sống lành mạnh bao gồm cả việc tập luyện đều đặn. Theo tài liệu của J. Fries and Crapo.</p><p></p><p><strong></strong></p><p><strong>3. Các lý thuyết nghiên cứu về giai đoạn và nhiệm vụ của tuổi trưởng thành.</strong></p><p></p><p>Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên thì người trưởng thành là người đã có sự chín muồi về cả ba mặt: sinh học, xã hội và tâm lý. Bởi thế lúc này người trưởng thành phải tự chủ trong cuộc sống của mình và có nhiều quyết định cũng như hành động, việc làm độc lập, có ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp, sự phát triển của bản thân mình... người trưởng thành đã đủ khả năng sinh con và lập gia đình riêng cũng như có khả năng làm việc và kiếm sống. Nếu như thời kì thơ ấu là thời kì quan trọng nhất, có ý nghĩa lớn nhất trong việc phát nhân cách của con người (Theo như S. Freud và một số nhà tâm lý học khác thì giai đoạn từ 0 – 5 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất), còn giai đoạn tuổi trưởng thành là giai đoạn các thuộc tính của nhân cách tiếp tục được củng cố, có sự thay đổi và phát triển và có thể nói đây là thời kì con người cần thực hiện những nhiệm vụ có ảnh hưởng lớn, lâu dài và quyết định tới toàn bộ hoạt động sống ở các giai đoạn sau của cuộc đời con người. Vì vậy cũng có thể nói đây là một thời kỳ cũng vô cùng quan trọng trong cuộc đời con người.</p><p></p><p>Trong lịch sử phát triển của tâm lí học đã từng có nhiều nhà nghiên cứu đi nghiên cứu về các nhiệm vụ của người trưởng thành. Tuy nhiên, tuổi trưởng thành là một “khái niệm động” bởi mỗi nhà nghiên cứu khi tiến hành nghiên cứu lại xét trên những phương diện, những yếu tố khác nhau với góc độ và lăng kính chủ quan của mình nên đã đưa ra những khái niệm, định nghĩa khác nhau về người trưởng thành và căn cứ vào đó để phân ra các nhiệm vụ của người trưởng thành. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xin nêu ra 3 lý thuyết về nhiệm vụ của người trưởng thành. Đó là lý thuyết của Havinguar, Erickson và Lêvinson.</p><p></p><p><strong></strong></p><p><strong>3. 1/ Những nhiệm vụ phát triển theo Havinguar</strong></p><p></p><p>Năm 1993, <strong>Robert Havinguar</strong> đã đưa ra một mô tả mang tính kinh điển và giáo điều về chu kì sống của con người. Trong đó ông cũng có sự quan tâm đối với tuổi trưởng thành. Ông coi tuổi trưởng thành như là một loạt các thời kì, trong mỗi thời kì con người cần phải giải quyết những nhiệm vụ phát triển nhất định. Các nhiệm vụ này với một ý nghĩa nào đó tạo nên một khung cảnh rộng rãi trong đó diễn ra sự phát triển. Con người cần phải huy động những năng lực trí tuệ của mình để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Và trong lý thuyết của mình ông đã đưa ra những nhiệm vụ của người trưởng thành với những điểm cơ bản như: Bắt đầu cuộc sống gia đình và sự nghiệp. Thời kì trung niên thì nhiệm vụ chủ yếu là duy trì những gì mà chúng ta đã tạo ra ở các giai đoạn trước đó và thích ứng với những biến đổi và thể chất và gia đình. Còn với những năm tiếp theo, khi đã bước vào giai đoạn của người cao tuổi (người trưởng thành muộn) con người buộc phải thích ứng với các yếu tố khác.</p><p><strong></strong></p><p><strong>Lý thuyết của Havinguar </strong>đã được đưa ra từ rất lâu cho đến nay ở một khía cạnh nào đó nó vẫn còn có tính ứng khi xem xét các nhiệm vụ của người trưởng thành. Tuy nhiên, hoàn cảnh nền kinh tế, văn hoá, xã hội của con người ngày càng phát triển và ở mỗi khu vực, quốc gia, dân tộc lại có những yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội khác nhau nên tính ứng dụng của các quan điểm của Havinguar là không còn cao và không phải phù hợp với tất cả mọi người, tất cả các nhiệm vụ. Có thể dẫn chứng như: Ở nước Mỹ hiện nay có một số lượng lớn thanh niên trên 30 tuổi vẫn phụ thuộc vào gia đình. Bên cạnh đó, ở các nước có nền kinh tế, văn hoá xã hội phát triển (Ví dụ như: Nhật Bản, các nước Tây Âu...) thì có xu hướng kết hôn muộn hoặc không kết hôn, không sinh con hay li hôn sớm…thì các nhiệm vụ bắt đầu cuộc sống gia đình, học cách sống với vợ (chồng), giáo dục con trẻ…ở đầu tuổi trưởng thành thì có thể đến muộn hơn hoặc có sự biến đổi, thay thế bằng các nhiệm vụ của các thời kỳ trước hoặc sau đó như: Thích ứng với các mối quan hệ qua lại với người bạn đời mới sau li hôn. Hoặc do sự nghèo nàn, lạc hậu ở một số nơi (Đặc biệt là ở các vùng nông thôn) vẫn còn giữ hủ tục “tảo hôn” nên những nhiệm vụ chọn vợ, chọn chồng, bắt đầu cuộc sống gia đình có thể được đẩy lên sớm hơn vào tuổi thanh niên…</p><p></p><p>Bên cạnh đó ở các nước Châu Á hay Châu Phi, cuộc sống của đại bộ phân người dân thành thị hoặc người có học thức cao cũng phù hợp một phần so với những nhiệm vụ phát triển do Havinguar đưa ra, tuy nhiên lý thuyết này không phù hợp với toàn thể bộ phận, thành phần dân cư với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau về văn hóa, kinh tế, môi trường sống…</p><p></p><p><strong></strong></p><p><strong>3. 2/ Những nhiệm vụ phát triển theo Erickson.</strong></p><p><strong></strong></p><p><strong>Erick Erickson (1902 - 1994) </strong>là một nhà phân tâm học, ông đã phát triển lý thuyết của S. Freud. Tuy nhiên, ông đã vượt ra khỏi phạm vi của phân tâm học cổ điển nhờ vào cách tiếp cận vấn đề sự phát triển của trẻ em trong các vấn đề văn hoá xã hội. Đây cũng là một yếu tố nếu kết hợp với quan điểm của Havinguar, nó sẽ khắc phục được những thiếu xót về những ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, xã hội, môi trường lên sự phát triển tâm lý của con người.</p><p><strong></strong></p><p><strong>Trong hệ thống lý thuyết</strong> của mình về sự phát triển tâm lý con người, Erickson đã chia quá trình phát triển đời người thành 8 giai đoạn và sự phát triển của mỗi giai đoạn đều dựa trên việc thực hiện thành công hay không thành công các nhiệm vụ của giai đoạn ngay trước đó. Theo lý thuyết của Erickson sự phát triển của con người gồm một chuỗi những mau thuẫn trong bản thân mỗi người. Những mâu thuẫn này là bẩm sinh nổi lên ở những giai đoạn khác nhau của hoàn cảnh sống đòi hỏi những sự thích nghi nhất định mà các cá nhân phải đương đầu. mỗi lần cá nhân phải đương đầu để thích nghi với hoàn cảnh sống như vậy có thể xảy ra theo hướng thích nghi tốt hoặc không tốt. Erickson gọi đó là một lần khủng hoảng đòi hởi mỗi người phải vượt qua để chuyển sang một giai đoạn phát triển tiếp theo. Và mỗi giai đoạn tượng trưng cho một trình độ chín muồi về sinh lý – một phần của chương trình nền tảng (bẩm sinh) và sự tác động đặc thù của yếu tố xã hội (môi trường) đòi hỏi một sự thích nghi nhất định đối với nó. Nếu khủng hoảng xảy ra mà được giải quyết một cách hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển bản ngã của con người, có ảnh hưởng to lớn đến thái độ và sự phát triển của mỗi cá nhân sau này.</p><p></p><p><strong>Trong tám giai đoạn</strong> phát triển tâm lý xã hội theo lý thuyết của Erickson mỗi giai đoạn lại có những nội dung, nhiệm vụ khác nhau. Giáo sư Lê Khanh đã chỉ ra một cách rõ ràng đó là:</p><p><strong></strong></p><p><strong> Giai đoạn thứ nhất:</strong> “Tin tưởng hoặc nghi ngờ” (0 – 1 tuổi): Ở giai đoạn này trẻ không thể tự lo liệu được mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ (Hoặc người thay thế). Mối quan hệ giữa trẻ sơ sinh và thế giới xung quanh không chỉ duy nhất có tính sinh học mà còn có tính xã hội (Sự chăm sóc của mẹ hoặc người thay thế). Nếu mẹ luôn xử sự thích hợp với những nhu cầu cơ thể của trẻ và tỏ ra âu yếm, che chở, bảo vệ thì đó là cơ sở để phát triển lòng tin ở trẻ đối với thế giới xung quanh. Ngược lại nếu mẹ tỏ ra thờ ơ, bỏ mặc, không nhất quán trong hành vi đối với trẻ, thì đó là cơ sở phát triển thái độ nghi ngờ, sợ hãi, lo lắng ở trẻ. Những cảm nhận “nghi ngờ” hoặc “tin tưởng” mang tính vô thức trong giai đoạn này (được lưu giữ trong vô thức) có thể được tái xuất hiện trong các giai đoạn phát triển tiếp theo.</p><p><strong></strong></p><p><strong> Giai đoạn thứ hai: </strong>Tự lập (Độc lập) hoặc xấu hổ và nghi ngờ bản thân (1 – 3 tuổi): Ở giai đoạn này trẻ phát triển nhanh chóng một loạt các năng lực thể chất và tinh thần khác nhau, bắt đầu có khả năng thực hiện một số việc theo ý muốn (Đi tới lấy đồ chơi mà nó thích, cầm lấy cái nó cần, vứt đi cái nó không cần, không thích…). Trẻ tỏ ra tự hào về những kỹ năng này và có xu hướng làm lại thật nhiều lần. Tuỳ theo cách dạy bảo, huấn luyện của cha mẹ mà ở trẻ phát triển được tính độc lập hay dựa dẫm vào người khác dẫn tới nghi ngờ chính bản thân mình.</p><p></p><p><strong> Giai đoạn thứ ba:</strong> Chủ động hoặc tội lỗi (3 – 6 tuổi): Ở giai đoạn này, bản năng vận động và trí tuệ của trẻ tiếp tục phát triển cao hơn giai đoạn phát triển trước. Chúng thể hiện ham muốn giành thế chủ động trong nhiều hoạt động, đặc biệt sự chủ động cũng biểu hiện ở ước muốn có được người cha, mẹ khác giới với nó và cạnh tranh với người cha hoặc mẹ cùng giới với nó (Phức cảm Ơđip). Tuỳ thuộc vào cách xử sự của cha mẹ đối với tính chủ động này thế nào mà tính chủ động này của trẻ sẽ được phát triển theo hướng hướng tới những mục đích có tính hiện thực và được xã hội chấp nhận, hay phát triển cảm giác tội lỗi lâu dài ảnh hưởng tới những hoạt động tự định hướng trong suốt cuộc đời nó.</p><p></p><p><strong> Giai đoạn thứ tư:</strong> Siêng năng hoặc tự ti (6 – 12 tuổi): Ở tuổi này, lần đầu tiên trong cuộc đời trẻ bắt đầu đi học ở trường phổ thông (Tiểu học). Tuỳ theo cách dạy dỗ của thầy cô ở trường và của cha mẹ ở nhà, trẻ hình thành và phát triển được đức tính siêng năng khi chúng nhận được sự động viên hay khiển trách một cách hợp lý), hoặc phát triển mặc cảm, tự ti cho mình là kém cỏi, vô tích sự (Khi chúng luôn bị chê bai, khiển trách, nhạo báng, hắt hủi… một cách vô lý).</p><p></p><p>Sự phát triển tâm lý của trẻ ở 4 giai đoạn trên, theo quan niệm của Erickson diễn ra chủ yếu dưới sự ảnh hưởng của cha mẹ và thầy cô những người có ý nghĩa nhất trong cuộc sống của chúng ở lứa tuổi này, chứ không phải là ham muốn tính dục quyết định hoàn toàn như cách hiểu mà S.Freud đã đưa ra.</p><p><strong></strong></p><p><strong> Giai đoạn thứ năm:</strong> Khẳng định chính mình hay mơ hồ về vai trò của bản thân (12 – 18 tuổi). Giai đoạn này nói lên khuynh hướng nhất quán về bản sác hay rối loạn vai trò (Khủng hoảng bản sắc). Đây là thời kỳ con người hình thành hình ảnh về bản thân mình, thể hiện ở sự thống nhất giữa ý kiến của chúng ta về bản thân mình và với việc người khác nghĩ về chúng ta (Sự thừa nhận của người khác). Để định hình bản sắc (Nhất quán về mặt bản sắc) thanh thiếu niên thường phải trải qua một thời kì tự đóng các vai trò khác nhau (Tham gia vào các việc làm với nhau với ý nghĩa thử sức), trải nghiệm những hình ảnh bản thân khác nhau để xem cái nào phù hợp nhất (Có sự thống nhất giữa ý kiến của mình về bản thân mình với việc người khác nghĩ về mình). Đây là thời kì con người đi tìm chính mình và trải qua không ít những khó khăn, kể cả những trải nghiệm chứa đầy những dằn vặt, băn khoăn, lo lắng.</p><p></p><p> Trong quá trình này con người nhanh chóng định hình được bản sắc riêng thường được trang bị một niềm tin vào chính bản thân mình để đối mặt với thời kì trưởng thành. Những người không tìm thấy được một bản sắc nhất quán (Khủng hoảng bản sắc) dường như họ không biết mình là ai, như thế nào, thuộc về đâu, đi đâu (Mơ hồ về vai trò của bản thân). Những lúc như thế vai trò của nhóm tham chiếu thường có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bản sắc, cái tôi ở tuổi thanh thiếu niên (Có thể theo hướng tích cự hoặc tiêu cực).</p><p></p><p><strong> Giai đoạn thứ sáu:</strong> Thân mật, gần gũi hoặc tách biệt, cô lập (18 – 40 tuổi): Trong giai đoạn này bằng nghề nghiệp của mình con người hình thành một cuộc sống độc lập với cha mẹ, tham gia vào các nhóm khác nhau trên cơ sở bản sắc riêng của mình và bắt đầu thực hiện vai trò là những người trưởng thành, có trách nhiệm. Trong quá trình này con người dễ dàng thiết lập được các mối quan hệ thân tình với người khác, bản sắc cái tôi ngày càng rõ nét hoặc ngược lại không thể thiết lập các mối quan hệ như vậy mà trở thành tách biệt khỏi những người khác. Họ tránh những giao thiệp mang tính chất xã hội, không chấp nhận và hay gây gổ với người khác.</p><p></p><p><strong> Giai đoạn thứ bảy:</strong> Sinh sản hay trì trệ (40 – 60 tuổi). Trong thuật ngữ “sinh sản” Erickson muốn nói tới sự quan tâm của một người tới sự chăm sóc thế hệ tương lai (Kể cả con cháu mình và những người thuộc thế hệ khác) cho sự phát triển xã hội. Erickson cho rằng ở độ tuổi này người ta thường tìm thấy niềm vui khi trở thành người cố vấn, chỉ đường cho những người trẻ tuổi hơn của xã hội, trái lại cũng có thể họ trở thành nên bị khống chế bởi “sự trì trệ”, buồn rầu và nghèo nàn trong các mối quan hệ liên nhân cách. họ có thể trở thành những người ốm yếu về mặt tinh thần vì chính họ thu hút hết tâm trí họ.</p><p><strong></strong></p><p><strong> Giai đoạn thứ tám</strong>: Cái tôi toàn vẹn hay sự thất vọng (60 tuổi cho đến chết). Ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời người ta thường xem xét, suy ngẫm ề cuộc đời mình, đánh giá cuối cùng về nó. Có thể người ta cảm thấy thoả mãn, hài lòng, tin rằng mình đã ứng xử thoả đáng với những thành công và cả với những thất bại của cuộc đời mình, khi đó Erickson nói rằng: Những người có được cái tôi toàn vẹn (Sự chấp nhận vị trí và quá khứ của mình). Cũng có thể người ta cảm thấy không thoả mãn với những gì mà mình đã trải qua, bực tức về những cơ hội mà mình đã bỏ lỡ, hối hận về những lỗi lầm không còn cơ hội để sửa chữa…, khi đó người ta cảm thấy thất vọng. Người ta có thể trở nên chán ghét chính bản thân mình, khinh bỉ người khác và lòng đầy thù hận.</p><p></p><p>Ở đây chúng ta có thể thấy rằng: Sự phát triển của người trưởng thành phụ thuộc cào việc giải quyết thành công các nhiệm vụ, các vấn đề của giai đoạn trước đó: Tin tưởng và tự chủ, sáng kiến và yêu lao động. Bên cạnh đó vấn đè trung tâm cần giải quyết ở tuổi vị thanh niên là xác định tính đồng nhất (Giai đoạn thứ năm) nó có thể được tiếp tục cả trong thời kì đầu trưởng thành và đem lại ý nghĩa trọn vẹn cho tâm lý của người trưởng thành.</p><p></p><p>Chính điều này đã làm ảnh hưởng tới việc chúng ta “Thân mật, gần gũi hay tách biệt, cô lập” với những người xung quanh. Khi chúng ta đã định hình được về bản thân mình, chúng ta sẽ tự trang bị cho mình một niềm tin vào chính bản thân mình để đối mặt với thời kì trưởng thành và có thể xác lập được mối quan hệ thân tình, gần gũi, có nghĩa là xác lập được các mối quan hệ qua lại thân thiết với người khác như bạn bè, người yêu, vợ hoặc chồng, con cái… để để đem lại sự thoả mãn cho nhau. Nó là sự liên kết của 2 “tính đồng nhất” (Hai cái “tôi”) trong đó không có “tính đồng nhất” nào bị đánh mất đi các phẩm chất riêng, độc đáo của mình. Trái lại những người không tìm thấy một bản sắc nhất quán thì họ không biết mình là ai, như thế nào, thuộc về đâu, mơ hồ về vai trò của bản thân vì vậy nó ảnh hưởng đến giai đoạn thứ sáu trong sự phát triển tâm lý con người làm cho họ không có khả năng hoặc thất bại trong việc xác lập các mối quan hệ thân tình. Đôi khi nó cũng liên quan đến “tính đồng nhất” của nhân cách quá yếu ớt, không sẵn sàng để tạo ra mối liên kết gần gũi với người khác và từ đó làm cho họ bị tách biệt , cô lập. Chính vì vậy khủng hoảng thân tình và cô lập là vấn đề đặc trưng nhất đối với tuổi trưởng thành.</p><p></p><p>Có thể nói rằng lý thuyết của Erickson là lý thuyết về các giai đoạn phát triển tuy nhiên ông đã giải thích nó một cách linh hoạt hơn và được nhiều nhà khoa học khác đánh giá cao và coi đó là các tiêu chuẩn chuẩn mực. Và trong hệ thống lý thuyết của mình, ông cũng chỉ ra rằng: nội dung nhiệm vụ quan trọng nhất của tuổi trưởng thành đó là việc xác lập các mối quan hệ thân tình hay không thành công hoặc thất bại dẫn đến việc bị cô lập và cách ly với các nối quan hệ.</p><p></p><p><strong>3. 3/ Những nhiệm vụ</strong> của người trưởng thành theo lý thuyết của Levinson .</p><p>Đanien Levinson đã tiến hành một cuộc điều tra lớn ở Mỹ về sự phát triển của những người trưởng thành; Có 40 nam giới tuổi từ 35 đến 45 tham gia vào cuộc điều tra này, họ được chọn từ các nhóm người có chủng tộc và nghề nghiệp khác nhau. Trong vài tháng những người này thực hiện việc tự quan sát. họ nghiên cứu những trải nghiệm, tâm thế và những kinh nghiệm sống của mình và kể chúng trong quá trình phỏng vấn. Ngoài ra, Levinson và các đồng nghiệp của ông còn nghiên cứu tiểu sử của những người nổi tiếng như: Đantê và Gandi nhằm xác định quá trình phát triển trong thời kỳ trưởng thành. Lý thuyết của Levinson còn chú trọng vào các vai trò và các mối quan hệ qua lại có tính truyền thống của nam và nữ giới.</p><p></p><p>Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 giai đoạn chủ yếu của người đàn ông. Mỗi giai đoan kéo dài khoảng 15 đến 25 năm (Tham khảo hình vẽ dưới đây). Trong các giai đoạn con người cần tạo ra cái mà Levinson gọi là “Cấu trúc cuộc sống”. Cấu trúc cuộc sống về cơ bản bao gồm các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ qua lại với môi trường xung quanh và bao gồm cả cái mà cá nhân lĩnh hội được, có được nhờ vào các mối quan hệ qua lại chủ yếu là các mối quan hệ trong công việc và gia đình.</p><p></p><p>Levinson tập trung nghiên cứu thời kỳ sống từ 35 đến 45 tuổi song ông phát hiện ra rằng: Sự trưởng thành của cá nhân trong giai đoạn từ 17 đến 33 tuổi (Không thể hiện ở hình vẽ). Đó chính là giai đoạn giải quyết các cuộc xung đột tuổi vị thành niên đi tìm vị trí của mình trong xã hội của người trưởng thành, hình thành các khuôn mẫu ứng xử ổn định. Giai đoạn 17 – 33 tuổi theo Levinson, được chia thành 3 giai đoạn nhỏ: giai đoạn chuyển tiếp sang tuổi trưởng thành (Khoảng từ 17 – 20 tuổi); giai đoạn thâm nhập vào thế giới người lớn (Khoảng từ 22 - 28); và giai đoạn chuyển qua tuổi 30 (từ 28 – 33 tuổi). Những khủng hoảng phát triển diễn ra trong trường hợp cá nhân gặp khó khăn ở giai đoạn nào đó trong 3 giai đoạn trên.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 6749, member: 6"] [B]2. Tuổi đầu trưởng thành và sự phát triển thể chất:[/B] Mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi dân tộc khác nhau có độ tuổi trưởng thành không giống nhau. Vì vậy, việc xác định chính xác độ tuổi trưởng thành không phải là công việc dễ dàng. Ở Việt Nam, trước kia do đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động cơ bắp. Con người bước vào đời sống lao động sớm, lập gia đình sớm nên cũng sớm trưởng thành về mặt xã hội, tâm lý. Do đó, độ tuổi trưởng thành sớm và tuổi thọ trung bình thấp. Ngày nay, do trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, tuổi thọ con người kéo dài hơn. Yêu cầu lao động đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, thời gian học tập kéo dài, độ tuổi trưởng thành của con người chậm hơn. Ở các nước kinh tế phát triển khác như Anh, Mỹ, Nhật… chất lượng đời sống của người dân ở mức cao, có tuổi thọ trung bình cao, độ tuổi trưởng thành khác với người Việt Nam cũng như các dân tộc khác trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhà Tâm Lý Học thường xem thời kì đầu tuổi trưởng thành bắt đầu khoảng tuổi 20 và kéo dài đến khoảng 40 tuổi. Trong thời kì phát triển này sự thay đổi cơ thể diễn ra chậm chạp và ít rõ ràng hơn so với các giai đoạn trước. Điểm đặc biệt ở giai đoạn này là sự biến đổi rất phức tạp của yếu tố xã hội, đòi hỏi con người phải có sự thích ứng về tâm lý với sự biến đổi đó. Thời kì đầu tuổi trưởng thành là thời điểm đánh dấu sức khoẻ đạt đỉnh điểm. Đến 25 tuổi sự phát triển thể chất của con người đã đạt đến mức hoàn thiện. Đặc biệt, từ 18 – 25 tuổi sức khoẻ con người ở mức cao nhất. Trọng lượng não đạt đến mức tối đa, số lượng nơron thần kinh lên tới mức cao nhất (14 – 16 tỉ). Quá trình myelin hoá cao độ tạo nên chất lượng nơron thần kinh hoàn hảo nhất. Số lượng synap của các tế bào thần kinh đảm bảo cho sự liên lạc rộng khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số các kênh làm cho hoạt động của não bộ trở nên nhanh nhạy, chính xác nhất so với các lứa tuổi khác. Vào độ tuổi này, những ai là sinh viên có thể tích luỹ được 2/3 lượng tri thức của cuộc đời trong thời kì học đại học (nhận định của giáo sư sinh học Lê Quang Long – ĐHSP Hà Nội) . Cũng đến độ tuổi này hệ xương, cơ bắp phát triển một cách ổn định, đồng đều, tạo ra nét đẹp hoàn mĩ ở người trưởng thành. Đồng thời sức nhanh, sức bền, sự dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sự tăng trưởng các hoocmôn giới tính. Tuy nhiên, sự phát triển ở hai giới là không giống nhau. Ở nữ có sự phát triển thể chất sớm hơn nam 1, 2 năm: sự không giống nhau giữa nam và nữ thể hiện ở đặc điểm cơ thể như: Chân tay của nữ tương đối ngắn hơn nam; tổ chức cơ bắp chân tay của nữ kém hơn nam; xương và khớp chi nhỏ hơn nam; tổ chức cơ bắp ở chân tay của nữ kém hơn nam; phổi của nam lớn gấp rưỡi nữ; mỗi phút tim của nam đập trung bình 72 lần/phút, nữ là 80 lần/phút. Nam trung bình có 4,5 lít máu, nữ là 3,6 lít máu. 40% cơ thể nam do cơ bắp tạo nên, nữ là 35%. Sau tuổi 25 , mọi sự phát triển về thể chất đều dừng lại và khoảng 30 tuổi thì bắt đầu có có sự trùng xuống. Và đến 35 – 40 tuổi thì bắt đầu đi xuống. Hoạt động của hệ thống sinh học đểu giảm sau 40 tuổi. Điều này thể hiện trong hình vẽ sau. Hình 1. Giá trị giảm trung bình của hiệu suất sác hệ thống sinh học. Mức giảm này phần lớn được điều chỉnh bởi lối sống lành mạnh bao gồm cả việc tập luyện đều đặn. Theo tài liệu của J. Fries and Crapo. [B] 3. Các lý thuyết nghiên cứu về giai đoạn và nhiệm vụ của tuổi trưởng thành.[/B] Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên thì người trưởng thành là người đã có sự chín muồi về cả ba mặt: sinh học, xã hội và tâm lý. Bởi thế lúc này người trưởng thành phải tự chủ trong cuộc sống của mình và có nhiều quyết định cũng như hành động, việc làm độc lập, có ảnh hưởng đến công danh, sự nghiệp, sự phát triển của bản thân mình... người trưởng thành đã đủ khả năng sinh con và lập gia đình riêng cũng như có khả năng làm việc và kiếm sống. Nếu như thời kì thơ ấu là thời kì quan trọng nhất, có ý nghĩa lớn nhất trong việc phát nhân cách của con người (Theo như S. Freud và một số nhà tâm lý học khác thì giai đoạn từ 0 – 5 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất), còn giai đoạn tuổi trưởng thành là giai đoạn các thuộc tính của nhân cách tiếp tục được củng cố, có sự thay đổi và phát triển và có thể nói đây là thời kì con người cần thực hiện những nhiệm vụ có ảnh hưởng lớn, lâu dài và quyết định tới toàn bộ hoạt động sống ở các giai đoạn sau của cuộc đời con người. Vì vậy cũng có thể nói đây là một thời kỳ cũng vô cùng quan trọng trong cuộc đời con người. Trong lịch sử phát triển của tâm lí học đã từng có nhiều nhà nghiên cứu đi nghiên cứu về các nhiệm vụ của người trưởng thành. Tuy nhiên, tuổi trưởng thành là một “khái niệm động” bởi mỗi nhà nghiên cứu khi tiến hành nghiên cứu lại xét trên những phương diện, những yếu tố khác nhau với góc độ và lăng kính chủ quan của mình nên đã đưa ra những khái niệm, định nghĩa khác nhau về người trưởng thành và căn cứ vào đó để phân ra các nhiệm vụ của người trưởng thành. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xin nêu ra 3 lý thuyết về nhiệm vụ của người trưởng thành. Đó là lý thuyết của Havinguar, Erickson và Lêvinson. [B] 3. 1/ Những nhiệm vụ phát triển theo Havinguar[/B] Năm 1993, [B]Robert Havinguar[/B] đã đưa ra một mô tả mang tính kinh điển và giáo điều về chu kì sống của con người. Trong đó ông cũng có sự quan tâm đối với tuổi trưởng thành. Ông coi tuổi trưởng thành như là một loạt các thời kì, trong mỗi thời kì con người cần phải giải quyết những nhiệm vụ phát triển nhất định. Các nhiệm vụ này với một ý nghĩa nào đó tạo nên một khung cảnh rộng rãi trong đó diễn ra sự phát triển. Con người cần phải huy động những năng lực trí tuệ của mình để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Và trong lý thuyết của mình ông đã đưa ra những nhiệm vụ của người trưởng thành với những điểm cơ bản như: Bắt đầu cuộc sống gia đình và sự nghiệp. Thời kì trung niên thì nhiệm vụ chủ yếu là duy trì những gì mà chúng ta đã tạo ra ở các giai đoạn trước đó và thích ứng với những biến đổi và thể chất và gia đình. Còn với những năm tiếp theo, khi đã bước vào giai đoạn của người cao tuổi (người trưởng thành muộn) con người buộc phải thích ứng với các yếu tố khác. [B] Lý thuyết của Havinguar [/B]đã được đưa ra từ rất lâu cho đến nay ở một khía cạnh nào đó nó vẫn còn có tính ứng khi xem xét các nhiệm vụ của người trưởng thành. Tuy nhiên, hoàn cảnh nền kinh tế, văn hoá, xã hội của con người ngày càng phát triển và ở mỗi khu vực, quốc gia, dân tộc lại có những yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội khác nhau nên tính ứng dụng của các quan điểm của Havinguar là không còn cao và không phải phù hợp với tất cả mọi người, tất cả các nhiệm vụ. Có thể dẫn chứng như: Ở nước Mỹ hiện nay có một số lượng lớn thanh niên trên 30 tuổi vẫn phụ thuộc vào gia đình. Bên cạnh đó, ở các nước có nền kinh tế, văn hoá xã hội phát triển (Ví dụ như: Nhật Bản, các nước Tây Âu...) thì có xu hướng kết hôn muộn hoặc không kết hôn, không sinh con hay li hôn sớm…thì các nhiệm vụ bắt đầu cuộc sống gia đình, học cách sống với vợ (chồng), giáo dục con trẻ…ở đầu tuổi trưởng thành thì có thể đến muộn hơn hoặc có sự biến đổi, thay thế bằng các nhiệm vụ của các thời kỳ trước hoặc sau đó như: Thích ứng với các mối quan hệ qua lại với người bạn đời mới sau li hôn. Hoặc do sự nghèo nàn, lạc hậu ở một số nơi (Đặc biệt là ở các vùng nông thôn) vẫn còn giữ hủ tục “tảo hôn” nên những nhiệm vụ chọn vợ, chọn chồng, bắt đầu cuộc sống gia đình có thể được đẩy lên sớm hơn vào tuổi thanh niên… Bên cạnh đó ở các nước Châu Á hay Châu Phi, cuộc sống của đại bộ phân người dân thành thị hoặc người có học thức cao cũng phù hợp một phần so với những nhiệm vụ phát triển do Havinguar đưa ra, tuy nhiên lý thuyết này không phù hợp với toàn thể bộ phận, thành phần dân cư với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau về văn hóa, kinh tế, môi trường sống… [B] 3. 2/ Những nhiệm vụ phát triển theo Erickson.[/B] [B] Erick Erickson (1902 - 1994) [/B]là một nhà phân tâm học, ông đã phát triển lý thuyết của S. Freud. Tuy nhiên, ông đã vượt ra khỏi phạm vi của phân tâm học cổ điển nhờ vào cách tiếp cận vấn đề sự phát triển của trẻ em trong các vấn đề văn hoá xã hội. Đây cũng là một yếu tố nếu kết hợp với quan điểm của Havinguar, nó sẽ khắc phục được những thiếu xót về những ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, xã hội, môi trường lên sự phát triển tâm lý của con người. [B] Trong hệ thống lý thuyết[/B] của mình về sự phát triển tâm lý con người, Erickson đã chia quá trình phát triển đời người thành 8 giai đoạn và sự phát triển của mỗi giai đoạn đều dựa trên việc thực hiện thành công hay không thành công các nhiệm vụ của giai đoạn ngay trước đó. Theo lý thuyết của Erickson sự phát triển của con người gồm một chuỗi những mau thuẫn trong bản thân mỗi người. Những mâu thuẫn này là bẩm sinh nổi lên ở những giai đoạn khác nhau của hoàn cảnh sống đòi hỏi những sự thích nghi nhất định mà các cá nhân phải đương đầu. mỗi lần cá nhân phải đương đầu để thích nghi với hoàn cảnh sống như vậy có thể xảy ra theo hướng thích nghi tốt hoặc không tốt. Erickson gọi đó là một lần khủng hoảng đòi hởi mỗi người phải vượt qua để chuyển sang một giai đoạn phát triển tiếp theo. Và mỗi giai đoạn tượng trưng cho một trình độ chín muồi về sinh lý – một phần của chương trình nền tảng (bẩm sinh) và sự tác động đặc thù của yếu tố xã hội (môi trường) đòi hỏi một sự thích nghi nhất định đối với nó. Nếu khủng hoảng xảy ra mà được giải quyết một cách hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển bản ngã của con người, có ảnh hưởng to lớn đến thái độ và sự phát triển của mỗi cá nhân sau này. [B]Trong tám giai đoạn[/B] phát triển tâm lý xã hội theo lý thuyết của Erickson mỗi giai đoạn lại có những nội dung, nhiệm vụ khác nhau. Giáo sư Lê Khanh đã chỉ ra một cách rõ ràng đó là: [B] Giai đoạn thứ nhất:[/B] “Tin tưởng hoặc nghi ngờ” (0 – 1 tuổi): Ở giai đoạn này trẻ không thể tự lo liệu được mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ (Hoặc người thay thế). Mối quan hệ giữa trẻ sơ sinh và thế giới xung quanh không chỉ duy nhất có tính sinh học mà còn có tính xã hội (Sự chăm sóc của mẹ hoặc người thay thế). Nếu mẹ luôn xử sự thích hợp với những nhu cầu cơ thể của trẻ và tỏ ra âu yếm, che chở, bảo vệ thì đó là cơ sở để phát triển lòng tin ở trẻ đối với thế giới xung quanh. Ngược lại nếu mẹ tỏ ra thờ ơ, bỏ mặc, không nhất quán trong hành vi đối với trẻ, thì đó là cơ sở phát triển thái độ nghi ngờ, sợ hãi, lo lắng ở trẻ. Những cảm nhận “nghi ngờ” hoặc “tin tưởng” mang tính vô thức trong giai đoạn này (được lưu giữ trong vô thức) có thể được tái xuất hiện trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. [B] Giai đoạn thứ hai: [/B]Tự lập (Độc lập) hoặc xấu hổ và nghi ngờ bản thân (1 – 3 tuổi): Ở giai đoạn này trẻ phát triển nhanh chóng một loạt các năng lực thể chất và tinh thần khác nhau, bắt đầu có khả năng thực hiện một số việc theo ý muốn (Đi tới lấy đồ chơi mà nó thích, cầm lấy cái nó cần, vứt đi cái nó không cần, không thích…). Trẻ tỏ ra tự hào về những kỹ năng này và có xu hướng làm lại thật nhiều lần. Tuỳ theo cách dạy bảo, huấn luyện của cha mẹ mà ở trẻ phát triển được tính độc lập hay dựa dẫm vào người khác dẫn tới nghi ngờ chính bản thân mình. [B] Giai đoạn thứ ba:[/B] Chủ động hoặc tội lỗi (3 – 6 tuổi): Ở giai đoạn này, bản năng vận động và trí tuệ của trẻ tiếp tục phát triển cao hơn giai đoạn phát triển trước. Chúng thể hiện ham muốn giành thế chủ động trong nhiều hoạt động, đặc biệt sự chủ động cũng biểu hiện ở ước muốn có được người cha, mẹ khác giới với nó và cạnh tranh với người cha hoặc mẹ cùng giới với nó (Phức cảm Ơđip). Tuỳ thuộc vào cách xử sự của cha mẹ đối với tính chủ động này thế nào mà tính chủ động này của trẻ sẽ được phát triển theo hướng hướng tới những mục đích có tính hiện thực và được xã hội chấp nhận, hay phát triển cảm giác tội lỗi lâu dài ảnh hưởng tới những hoạt động tự định hướng trong suốt cuộc đời nó. [B] Giai đoạn thứ tư:[/B] Siêng năng hoặc tự ti (6 – 12 tuổi): Ở tuổi này, lần đầu tiên trong cuộc đời trẻ bắt đầu đi học ở trường phổ thông (Tiểu học). Tuỳ theo cách dạy dỗ của thầy cô ở trường và của cha mẹ ở nhà, trẻ hình thành và phát triển được đức tính siêng năng khi chúng nhận được sự động viên hay khiển trách một cách hợp lý), hoặc phát triển mặc cảm, tự ti cho mình là kém cỏi, vô tích sự (Khi chúng luôn bị chê bai, khiển trách, nhạo báng, hắt hủi… một cách vô lý). Sự phát triển tâm lý của trẻ ở 4 giai đoạn trên, theo quan niệm của Erickson diễn ra chủ yếu dưới sự ảnh hưởng của cha mẹ và thầy cô những người có ý nghĩa nhất trong cuộc sống của chúng ở lứa tuổi này, chứ không phải là ham muốn tính dục quyết định hoàn toàn như cách hiểu mà S.Freud đã đưa ra. [B] Giai đoạn thứ năm:[/B] Khẳng định chính mình hay mơ hồ về vai trò của bản thân (12 – 18 tuổi). Giai đoạn này nói lên khuynh hướng nhất quán về bản sác hay rối loạn vai trò (Khủng hoảng bản sắc). Đây là thời kỳ con người hình thành hình ảnh về bản thân mình, thể hiện ở sự thống nhất giữa ý kiến của chúng ta về bản thân mình và với việc người khác nghĩ về chúng ta (Sự thừa nhận của người khác). Để định hình bản sắc (Nhất quán về mặt bản sắc) thanh thiếu niên thường phải trải qua một thời kì tự đóng các vai trò khác nhau (Tham gia vào các việc làm với nhau với ý nghĩa thử sức), trải nghiệm những hình ảnh bản thân khác nhau để xem cái nào phù hợp nhất (Có sự thống nhất giữa ý kiến của mình về bản thân mình với việc người khác nghĩ về mình). Đây là thời kì con người đi tìm chính mình và trải qua không ít những khó khăn, kể cả những trải nghiệm chứa đầy những dằn vặt, băn khoăn, lo lắng. Trong quá trình này con người nhanh chóng định hình được bản sắc riêng thường được trang bị một niềm tin vào chính bản thân mình để đối mặt với thời kì trưởng thành. Những người không tìm thấy được một bản sắc nhất quán (Khủng hoảng bản sắc) dường như họ không biết mình là ai, như thế nào, thuộc về đâu, đi đâu (Mơ hồ về vai trò của bản thân). Những lúc như thế vai trò của nhóm tham chiếu thường có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bản sắc, cái tôi ở tuổi thanh thiếu niên (Có thể theo hướng tích cự hoặc tiêu cực). [B] Giai đoạn thứ sáu:[/B] Thân mật, gần gũi hoặc tách biệt, cô lập (18 – 40 tuổi): Trong giai đoạn này bằng nghề nghiệp của mình con người hình thành một cuộc sống độc lập với cha mẹ, tham gia vào các nhóm khác nhau trên cơ sở bản sắc riêng của mình và bắt đầu thực hiện vai trò là những người trưởng thành, có trách nhiệm. Trong quá trình này con người dễ dàng thiết lập được các mối quan hệ thân tình với người khác, bản sắc cái tôi ngày càng rõ nét hoặc ngược lại không thể thiết lập các mối quan hệ như vậy mà trở thành tách biệt khỏi những người khác. Họ tránh những giao thiệp mang tính chất xã hội, không chấp nhận và hay gây gổ với người khác. [B] Giai đoạn thứ bảy:[/B] Sinh sản hay trì trệ (40 – 60 tuổi). Trong thuật ngữ “sinh sản” Erickson muốn nói tới sự quan tâm của một người tới sự chăm sóc thế hệ tương lai (Kể cả con cháu mình và những người thuộc thế hệ khác) cho sự phát triển xã hội. Erickson cho rằng ở độ tuổi này người ta thường tìm thấy niềm vui khi trở thành người cố vấn, chỉ đường cho những người trẻ tuổi hơn của xã hội, trái lại cũng có thể họ trở thành nên bị khống chế bởi “sự trì trệ”, buồn rầu và nghèo nàn trong các mối quan hệ liên nhân cách. họ có thể trở thành những người ốm yếu về mặt tinh thần vì chính họ thu hút hết tâm trí họ. [B] Giai đoạn thứ tám[/B]: Cái tôi toàn vẹn hay sự thất vọng (60 tuổi cho đến chết). Ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời người ta thường xem xét, suy ngẫm ề cuộc đời mình, đánh giá cuối cùng về nó. Có thể người ta cảm thấy thoả mãn, hài lòng, tin rằng mình đã ứng xử thoả đáng với những thành công và cả với những thất bại của cuộc đời mình, khi đó Erickson nói rằng: Những người có được cái tôi toàn vẹn (Sự chấp nhận vị trí và quá khứ của mình). Cũng có thể người ta cảm thấy không thoả mãn với những gì mà mình đã trải qua, bực tức về những cơ hội mà mình đã bỏ lỡ, hối hận về những lỗi lầm không còn cơ hội để sửa chữa…, khi đó người ta cảm thấy thất vọng. Người ta có thể trở nên chán ghét chính bản thân mình, khinh bỉ người khác và lòng đầy thù hận. Ở đây chúng ta có thể thấy rằng: Sự phát triển của người trưởng thành phụ thuộc cào việc giải quyết thành công các nhiệm vụ, các vấn đề của giai đoạn trước đó: Tin tưởng và tự chủ, sáng kiến và yêu lao động. Bên cạnh đó vấn đè trung tâm cần giải quyết ở tuổi vị thanh niên là xác định tính đồng nhất (Giai đoạn thứ năm) nó có thể được tiếp tục cả trong thời kì đầu trưởng thành và đem lại ý nghĩa trọn vẹn cho tâm lý của người trưởng thành. Chính điều này đã làm ảnh hưởng tới việc chúng ta “Thân mật, gần gũi hay tách biệt, cô lập” với những người xung quanh. Khi chúng ta đã định hình được về bản thân mình, chúng ta sẽ tự trang bị cho mình một niềm tin vào chính bản thân mình để đối mặt với thời kì trưởng thành và có thể xác lập được mối quan hệ thân tình, gần gũi, có nghĩa là xác lập được các mối quan hệ qua lại thân thiết với người khác như bạn bè, người yêu, vợ hoặc chồng, con cái… để để đem lại sự thoả mãn cho nhau. Nó là sự liên kết của 2 “tính đồng nhất” (Hai cái “tôi”) trong đó không có “tính đồng nhất” nào bị đánh mất đi các phẩm chất riêng, độc đáo của mình. Trái lại những người không tìm thấy một bản sắc nhất quán thì họ không biết mình là ai, như thế nào, thuộc về đâu, mơ hồ về vai trò của bản thân vì vậy nó ảnh hưởng đến giai đoạn thứ sáu trong sự phát triển tâm lý con người làm cho họ không có khả năng hoặc thất bại trong việc xác lập các mối quan hệ thân tình. Đôi khi nó cũng liên quan đến “tính đồng nhất” của nhân cách quá yếu ớt, không sẵn sàng để tạo ra mối liên kết gần gũi với người khác và từ đó làm cho họ bị tách biệt , cô lập. Chính vì vậy khủng hoảng thân tình và cô lập là vấn đề đặc trưng nhất đối với tuổi trưởng thành. Có thể nói rằng lý thuyết của Erickson là lý thuyết về các giai đoạn phát triển tuy nhiên ông đã giải thích nó một cách linh hoạt hơn và được nhiều nhà khoa học khác đánh giá cao và coi đó là các tiêu chuẩn chuẩn mực. Và trong hệ thống lý thuyết của mình, ông cũng chỉ ra rằng: nội dung nhiệm vụ quan trọng nhất của tuổi trưởng thành đó là việc xác lập các mối quan hệ thân tình hay không thành công hoặc thất bại dẫn đến việc bị cô lập và cách ly với các nối quan hệ. [B]3. 3/ Những nhiệm vụ[/B] của người trưởng thành theo lý thuyết của Levinson . Đanien Levinson đã tiến hành một cuộc điều tra lớn ở Mỹ về sự phát triển của những người trưởng thành; Có 40 nam giới tuổi từ 35 đến 45 tham gia vào cuộc điều tra này, họ được chọn từ các nhóm người có chủng tộc và nghề nghiệp khác nhau. Trong vài tháng những người này thực hiện việc tự quan sát. họ nghiên cứu những trải nghiệm, tâm thế và những kinh nghiệm sống của mình và kể chúng trong quá trình phỏng vấn. Ngoài ra, Levinson và các đồng nghiệp của ông còn nghiên cứu tiểu sử của những người nổi tiếng như: Đantê và Gandi nhằm xác định quá trình phát triển trong thời kỳ trưởng thành. Lý thuyết của Levinson còn chú trọng vào các vai trò và các mối quan hệ qua lại có tính truyền thống của nam và nữ giới. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 giai đoạn chủ yếu của người đàn ông. Mỗi giai đoan kéo dài khoảng 15 đến 25 năm (Tham khảo hình vẽ dưới đây). Trong các giai đoạn con người cần tạo ra cái mà Levinson gọi là “Cấu trúc cuộc sống”. Cấu trúc cuộc sống về cơ bản bao gồm các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ qua lại với môi trường xung quanh và bao gồm cả cái mà cá nhân lĩnh hội được, có được nhờ vào các mối quan hệ qua lại chủ yếu là các mối quan hệ trong công việc và gia đình. Levinson tập trung nghiên cứu thời kỳ sống từ 35 đến 45 tuổi song ông phát hiện ra rằng: Sự trưởng thành của cá nhân trong giai đoạn từ 17 đến 33 tuổi (Không thể hiện ở hình vẽ). Đó chính là giai đoạn giải quyết các cuộc xung đột tuổi vị thành niên đi tìm vị trí của mình trong xã hội của người trưởng thành, hình thành các khuôn mẫu ứng xử ổn định. Giai đoạn 17 – 33 tuổi theo Levinson, được chia thành 3 giai đoạn nhỏ: giai đoạn chuyển tiếp sang tuổi trưởng thành (Khoảng từ 17 – 20 tuổi); giai đoạn thâm nhập vào thế giới người lớn (Khoảng từ 22 - 28); và giai đoạn chuyển qua tuổi 30 (từ 28 – 33 tuổi). Những khủng hoảng phát triển diễn ra trong trường hợp cá nhân gặp khó khăn ở giai đoạn nào đó trong 3 giai đoạn trên. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TÂM LÍ HỌC
Tâm lý phát triển, lứa tuổi
Nhiệm vụ của người trưởng thành.
Top