Đây là loạt bài đăng trong blog đã khá lâu nay đăng lên 4rum chơi
Cuối cùng, mai là ngày đầu tiên bước vào kỳ thi tuyển sinh trường phổ thông chuyên: môn văn…
Thí sinh phải thi 3 môn: văn, toán (môn mặt bằng) và môn chuyên; không có môn nào dưới 4 điểm và môn chuyên phải từ 6 điểm trở lên mới trúng cách.
Văn là môn khó gặm nhất trong các môn thi tuyển đối với đa số thí sinh, nhất là các em có năng khiếu về khoa học tự nhiên, và thật lòng, với cả các em thiên về khoa học xã hội & nhân văn nữa, nếu không tin, bạn đọc thử đề sau:
Câu 1: Văn (1 điểm)
Hãy phân tích ngắn gọn làm nổi bật cái hay, cái đẹp của bức tranh thiên nhiên qua những câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
a.Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
b.Dưới trăng, quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Câu 2: Tiếng Việt (3 điểm)
2.1: Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã hàng trăm lần sử dụng từ “hoa”. Có lúc dùng:
a. Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
b. Nàng rằng:”Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa, nên phải đánh đường tìm hoa”.
c.Mấy lần cửa đóng then cài,
Đầy thềm hoa rụng biết người ở đâu?
d.Nỗi mình them tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Hãy phân tích nghĩa của từ “hoa” trong mỗi lần dùng. Nghĩa nào là nghĩa chính, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
2.2: Chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách dùng từ “ta” trong những câu thơ của Tố Hữu:
a. Ta (1) về mình có nhớ ta (2)
Ta (1) về ta (2) nhớ cả hoa cùng người.
b. Nhớ khi giặc đến giặc lung,
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
2.3: Xác định và phân tích các phép tu từ trong những câu thơ sau:
a. Mình về rừng núi nhớ ai?
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
b. Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
2.4: Phân tích cấu trúc ngữ pháp câu thơ của Hàn Mặc Tử:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà.
Câu 3: Làm Văn (6 điểm)
Phân tích truyện ngắn Bức tranh của nhà văn Nguyễn Minh Châu, qua đó nêu bật tư tưởng đạo đức của tác giả.
Đề thi này mà thử đưa cho các thầy cô giáo làm không biết được bi nhiêu điểm???
Vậy mới có chuyện, chỉ cần 23 điểm là trúng cách (thi đậu) mà 31,5 điểm lại rới cái ình!!!
Chuyện có thật cách đây 6 năm, cậu học sinh đoạt giải giỏi vật lý, thi chuyên lý được 10 (điểm chuyên hệ số 2 thành 20) toán được 10, thế là được 30 điểm; chỉ tại cái đề văn khủng khiếp mà cậu ta bị đánh rớt oan uổng...
Còn anh học dở hơn anh ta rất nhiều, lý chỉ vừa đúng 6, nhưng văn lại được hơn 2 điểm (hồi đó lấy điểm liệt là 2 - bây chừ là 4); tổng điểm của chàng vừa đúng 23, đường hoàng trở thành học sinh trường chuyên...
Như vậy là ta chỉ tuyển học sinh giỏi kiểu tai tái thui, chứ hổng phải học sinh giỏi chuyên thật, giỏi chuyên phải là môn chuyên 9 - 10 điểm.
Tuyển giỏi phải là giỏi nhứt, không cần biết những điều khác anh làm sao, tôi chỉ cần anh giỏi không ai bằng trong lĩnh vực đó. Thế mới là tận dụng người tài, biết đâu sau này từ những nhân tố đó, ta lại có những những giải Nobel...
Chắc rằng cậu học sinh giỏi mà thiếu may mắn kia sẽ phải cố gắng lắm mới vượt qua được nỗi oan ức này.
Ngày 7 - 6 – 201.
Đã có kết quả thi vào trường chuyên! Coi trên mạng đã đời, không tin vào mắt mình, bèn xách xe chạy lên tận trường xem danh sách điểm thi, trợn ngược mắt lên, cụp mi mắt xuống, ngứa con mắt bên tả, đỏ con mắt bên hữu; và không tin vào mắt của mình; không mắt của ai đó đó...
Bất chợt thấy quanh mình vật vờ rất nhiều "oan hồn" - "Con em thi chuyên anh văn, vất vả vượt qua 70 câu trắc nghiệm, viết thêm bài văn gần 300 từ tiếng Anh, điểm cao nhưng văn lại bị liệt, chỉ được hơn 3 điểm!" - Cháu đạt giải 3 học sinh giỏi toàn tỉnh môn hóa, nhưng sao thi lại chỉ có vài điểm thế này??? - Ăn thua gì, cháu là học sinh giỏi toán cấp quốc gia, thi toán mặt bằng 10, toán chuyên được 9,25 vậy mà cũng chắc rớt nè, chỉ vì văn, văn và văn!
Không biết vật lý gia vĩ đại nhất mọi thời đại Eo bợt Ai xì tai (Albert Einstein) có giỏi văn không hè? Dạ bác mà sống lại thi thử vào trường chuyên ni, chửa chắc đã đậu à nghe...
20/7/2011.
Albert Einstein: Thui, hổng dám thi vào trường chuyên đâu!
Ý kiến riêng: Theo tôi, nên bỏ bớt một môn, chỉ thi môn chuyên và môn tự chọn (toán hoặc văn) tùy theo khả năng của mỗi em; bởi em giỏi toán thường kém văn, nhất là các em cực kỳ giỏi môn này, cũng vậy, các em giỏi văn lại hay kém toán, còn các em “giỏi toàn diện” theo tiêu chuẩn giáo dục của ta hiện nay thì khá hiếm. Ông bà ta nói: “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” cơ mà, chỉ cần các em giỏi nhất môn mà mình yêu thích, chúng ta sẽ có các nhà toán học, vật lý học hoặc nhà văn giỏi ngay thôi…
24/8/2011
Cuối cùng, mai là ngày đầu tiên bước vào kỳ thi tuyển sinh trường phổ thông chuyên: môn văn…
Thí sinh phải thi 3 môn: văn, toán (môn mặt bằng) và môn chuyên; không có môn nào dưới 4 điểm và môn chuyên phải từ 6 điểm trở lên mới trúng cách.
Văn là môn khó gặm nhất trong các môn thi tuyển đối với đa số thí sinh, nhất là các em có năng khiếu về khoa học tự nhiên, và thật lòng, với cả các em thiên về khoa học xã hội & nhân văn nữa, nếu không tin, bạn đọc thử đề sau:
Câu 1: Văn (1 điểm)
Hãy phân tích ngắn gọn làm nổi bật cái hay, cái đẹp của bức tranh thiên nhiên qua những câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
a.Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
b.Dưới trăng, quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Câu 2: Tiếng Việt (3 điểm)
2.1: Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã hàng trăm lần sử dụng từ “hoa”. Có lúc dùng:
a. Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
b. Nàng rằng:”Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa, nên phải đánh đường tìm hoa”.
c.Mấy lần cửa đóng then cài,
Đầy thềm hoa rụng biết người ở đâu?
d.Nỗi mình them tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
Hãy phân tích nghĩa của từ “hoa” trong mỗi lần dùng. Nghĩa nào là nghĩa chính, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
2.2: Chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách dùng từ “ta” trong những câu thơ của Tố Hữu:
a. Ta (1) về mình có nhớ ta (2)
Ta (1) về ta (2) nhớ cả hoa cùng người.
b. Nhớ khi giặc đến giặc lung,
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
2.3: Xác định và phân tích các phép tu từ trong những câu thơ sau:
a. Mình về rừng núi nhớ ai?
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
b. Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
2.4: Phân tích cấu trúc ngữ pháp câu thơ của Hàn Mặc Tử:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà.
Câu 3: Làm Văn (6 điểm)
Phân tích truyện ngắn Bức tranh của nhà văn Nguyễn Minh Châu, qua đó nêu bật tư tưởng đạo đức của tác giả.
Đề thi này mà thử đưa cho các thầy cô giáo làm không biết được bi nhiêu điểm???
Vậy mới có chuyện, chỉ cần 23 điểm là trúng cách (thi đậu) mà 31,5 điểm lại rới cái ình!!!
Chuyện có thật cách đây 6 năm, cậu học sinh đoạt giải giỏi vật lý, thi chuyên lý được 10 (điểm chuyên hệ số 2 thành 20) toán được 10, thế là được 30 điểm; chỉ tại cái đề văn khủng khiếp mà cậu ta bị đánh rớt oan uổng...
Còn anh học dở hơn anh ta rất nhiều, lý chỉ vừa đúng 6, nhưng văn lại được hơn 2 điểm (hồi đó lấy điểm liệt là 2 - bây chừ là 4); tổng điểm của chàng vừa đúng 23, đường hoàng trở thành học sinh trường chuyên...
Như vậy là ta chỉ tuyển học sinh giỏi kiểu tai tái thui, chứ hổng phải học sinh giỏi chuyên thật, giỏi chuyên phải là môn chuyên 9 - 10 điểm.
Tuyển giỏi phải là giỏi nhứt, không cần biết những điều khác anh làm sao, tôi chỉ cần anh giỏi không ai bằng trong lĩnh vực đó. Thế mới là tận dụng người tài, biết đâu sau này từ những nhân tố đó, ta lại có những những giải Nobel...
Chắc rằng cậu học sinh giỏi mà thiếu may mắn kia sẽ phải cố gắng lắm mới vượt qua được nỗi oan ức này.
Ngày 7 - 6 – 201.
Đã có kết quả thi vào trường chuyên! Coi trên mạng đã đời, không tin vào mắt mình, bèn xách xe chạy lên tận trường xem danh sách điểm thi, trợn ngược mắt lên, cụp mi mắt xuống, ngứa con mắt bên tả, đỏ con mắt bên hữu; và không tin vào mắt của mình; không mắt của ai đó đó...
Bất chợt thấy quanh mình vật vờ rất nhiều "oan hồn" - "Con em thi chuyên anh văn, vất vả vượt qua 70 câu trắc nghiệm, viết thêm bài văn gần 300 từ tiếng Anh, điểm cao nhưng văn lại bị liệt, chỉ được hơn 3 điểm!" - Cháu đạt giải 3 học sinh giỏi toàn tỉnh môn hóa, nhưng sao thi lại chỉ có vài điểm thế này??? - Ăn thua gì, cháu là học sinh giỏi toán cấp quốc gia, thi toán mặt bằng 10, toán chuyên được 9,25 vậy mà cũng chắc rớt nè, chỉ vì văn, văn và văn!
Không biết vật lý gia vĩ đại nhất mọi thời đại Eo bợt Ai xì tai (Albert Einstein) có giỏi văn không hè? Dạ bác mà sống lại thi thử vào trường chuyên ni, chửa chắc đã đậu à nghe...
20/7/2011.
Albert Einstein: Thui, hổng dám thi vào trường chuyên đâu!
Ý kiến riêng: Theo tôi, nên bỏ bớt một môn, chỉ thi môn chuyên và môn tự chọn (toán hoặc văn) tùy theo khả năng của mỗi em; bởi em giỏi toán thường kém văn, nhất là các em cực kỳ giỏi môn này, cũng vậy, các em giỏi văn lại hay kém toán, còn các em “giỏi toàn diện” theo tiêu chuẩn giáo dục của ta hiện nay thì khá hiếm. Ông bà ta nói: “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” cơ mà, chỉ cần các em giỏi nhất môn mà mình yêu thích, chúng ta sẽ có các nhà toán học, vật lý học hoặc nhà văn giỏi ngay thôi…
24/8/2011
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: