Học sinh ngủ trong giờ học không phải là chuyện hiếm thấy ở các nước. Theo một khảo sát mới đây, có tới 45,1% học sinh ở đất nước hoa anh đào ngủ trong giờ học. Tỷ lệ này ở Hàn Quốc thấp hơn với khoảng 1/3 học sinh “say giấc nồng” trong buổi học.
Viện Nghiên cứu Tuổi trẻ Nhật Bản đặt tại Tokyo, Nhật Bản đã thực hiện một khảo sát với tổng cộng 6.173 học sinh trung học ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm ngoái.
Khảo sát cho thấy trong 4 nước này, tỷ lệ học sinh trung học ngủ trong giờ học ở Nhật Bản chiếm mức cao nhất (45,1%). Tỷ lệ này ở Hàn Quốc và Mỹ lần lượt là 32,3% và 20,8%. Học sinh Trung Quốc có vẻ tỉnh táo hơn trong giờ học, chỉ 4,7% học ính trung học ngủ trong lớp.
Theo tờ Korea Times, nhiều học sinh trung học ở Hàn Quốc thường học thêm tại các cơ sở dạy thêm tư nhân đến tối muộn. Chính bởi vậy mà các em có xu hướng ngủ chập chờn khi ở lớp học ban ngày.
Một nhóm học sinh bước ra khỏi một trung tâm dạy thêm buổi tối ở Seoul, Hàn Quốc vào lúc nửa đêm. (Ảnh: Korea Times)
Park Hee-keun, giám đốc phụ trách về Sức khỏe và an toàn học sinh tại Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, cho biết: “Các em học sinh phải làm một khối lượng bài tập lớn để có thể đỗ vào các trường đại học danh tiếng. Kể cả sau khi tan học ở trường, các em vẫn phải thức đến khuya để học thêm”.
Cũng theo ông Park, nhiều học sinh bị nghiện Internet và các trò game trên máy tính, đó cũng là một lý do khiến nhiều học sinh Hàn Quốc ngủ trong buổi học.
Ông Park kêu gọi các trường phải khởi động các câu lạc bộ thể thao để tăng sức mạnh thể lực cho học sinh.
Trong khi đó, một giáo viên trường trung học ngoại ngữ ở tỉnh Gyeonggi cho rằng: “Học sinh của chúng tôi khó có thể tỉnh táo trong tất cả các buổi học vì các em đến lớp lúc 7 giờ rưỡi sáng và ở trường đến tận 10 giờ đêm”. Giáo viên này cũng chỉ ra rằng lối giảng dạy một chiều là một lý do khiến học sinh gà gật trong lớp. Nếu có thêm những chương trình sáng tạo thì sẽ thu hút học sinh hơn. Đồng thời, giáo viên cần khuyến khích các em tham gia vào bài học trên lớp.
Theo Dân trí.
Viện Nghiên cứu Tuổi trẻ Nhật Bản đặt tại Tokyo, Nhật Bản đã thực hiện một khảo sát với tổng cộng 6.173 học sinh trung học ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm ngoái.
Khảo sát cho thấy trong 4 nước này, tỷ lệ học sinh trung học ngủ trong giờ học ở Nhật Bản chiếm mức cao nhất (45,1%). Tỷ lệ này ở Hàn Quốc và Mỹ lần lượt là 32,3% và 20,8%. Học sinh Trung Quốc có vẻ tỉnh táo hơn trong giờ học, chỉ 4,7% học ính trung học ngủ trong lớp.
Theo tờ Korea Times, nhiều học sinh trung học ở Hàn Quốc thường học thêm tại các cơ sở dạy thêm tư nhân đến tối muộn. Chính bởi vậy mà các em có xu hướng ngủ chập chờn khi ở lớp học ban ngày.
Một nhóm học sinh bước ra khỏi một trung tâm dạy thêm buổi tối ở Seoul, Hàn Quốc vào lúc nửa đêm. (Ảnh: Korea Times)
Các chuyên gia giáo dục cũng cho rằng các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng học sinh ngủ trong lớp là thể trạng của học sinh Hàn Quốc đang giảm sút, lối giảng dạy của giáo viên thì buồn tẻ.
Park Hee-keun, giám đốc phụ trách về Sức khỏe và an toàn học sinh tại Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, cho biết: “Các em học sinh phải làm một khối lượng bài tập lớn để có thể đỗ vào các trường đại học danh tiếng. Kể cả sau khi tan học ở trường, các em vẫn phải thức đến khuya để học thêm”.
Cũng theo ông Park, nhiều học sinh bị nghiện Internet và các trò game trên máy tính, đó cũng là một lý do khiến nhiều học sinh Hàn Quốc ngủ trong buổi học.
Ông Park kêu gọi các trường phải khởi động các câu lạc bộ thể thao để tăng sức mạnh thể lực cho học sinh.
Trong khi đó, một giáo viên trường trung học ngoại ngữ ở tỉnh Gyeonggi cho rằng: “Học sinh của chúng tôi khó có thể tỉnh táo trong tất cả các buổi học vì các em đến lớp lúc 7 giờ rưỡi sáng và ở trường đến tận 10 giờ đêm”. Giáo viên này cũng chỉ ra rằng lối giảng dạy một chiều là một lý do khiến học sinh gà gật trong lớp. Nếu có thêm những chương trình sáng tạo thì sẽ thu hút học sinh hơn. Đồng thời, giáo viên cần khuyến khích các em tham gia vào bài học trên lớp.
Theo Dân trí.