• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Nhân vật văn học

  • Thread starter Thread starter ruababy
  • Ngày gửi Ngày gửi

ruababy

New member
Xu
0
Nhân vật văn học
I, Nhân vật văn học và chức năng
1, khái niệm nhân vật là gì?
-Nhân vật văn học có thể là con người( có tên hoặc ko có tên), con vật trong các câu truyện ngụ ngôn, có thể là đồ vật hay một loài cây nào đó. Điểm chung là các đối tượng đó được xem như là một phương tiện để chuyển tải những quan niệm , những suy nghĩ về con người
Lưu ý: con người có thể có thức hoặc mang tính chất tâm linh
-NVVH là một hình tượng có tính chất ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, đặc điểm riêng về ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ. Các yếu tố này có thể xuất hiện tập trung hoặc rải rác tùy thuộc vào mục đích của tác giả. Những điểm đó có thể có quá trình vận động
2,chức năng của NVVH
-Nhân vật có chức năng khái quát những tính cách ( tính đại diện điển hình), hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời
II, Phân loại nhân vật
1,Xét ở góc độ tư tưởng
-Nhân vật chính diện(nhân vật tích cực): là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. bởi vậy thường được sử dụng với những phẩm chất hoàn hảo,có tính chât tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, 1 dân tôc, 1 thời đại
Lưu ý: phân biệt nhân vật lí tưởng va nhân vật lí tưởng hóa
-Nhân vật phản diện( nhân vật tiêu cực) : là nhân vật đại diện cho cái phi nghĩa, cái ác, cái lạc hậu
2, Xét từ góc độ kết cấu
-Nhân vật trung tâm: xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, sẽ tập trung mọi mối quan hệ, sâu chuỗi để làm sáng tỏ tư tưởng của tác giả
-Nhân vật chinh: có tần suất xuất hiện lớn trong tác phẩm, giữ vai trò quan tròng trong việc tổ chức , triển khai tác phẩm, thường được miêu tả tỉ mỉ
-Nhân vật phụ: có tân suất xuất hiện ít, làm nền hoặc chỉ thể hiện môt ý nào đó trong tư tưởng của tác giả
3, Xét từ góc độ thể loại
-Nhân vật trữ tình
-Nhân vât tự sự
-Nhân vật (
4,Xét vê chất lượng miêu tả
-Nhân vật ( nói chung): là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm
Ví dụ: trong chi phèo có bà cô, bà ba, thị Nở
Nhà văn chỉ nêu một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ hành động hoặc có thể miêu tả kĩ và đậm nét nhưng chưa thể hiện khái quát về phẩm chất nổi bật nào của nhân vật
-Nhân vât tính cách: là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nét tính cách được khái quát như một điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được biểu hiện sinh động bên ngoài của nhân vật
Ví dụ: bá Kiến là con người thâm hiểm , gian xảo
-Nhân vật điển hình: là nhân vật tính cách đạt đến độ sâu sắc, là sự thống nhất cao độ của cái riêng và cái chung, cái cá thể và cái cộng đồng
Ví dụ: chí phèo
đây là một quy định nghiêm ngặt của các sáng tác hiện thực
III,Cách xây dựng nhân vật
1, ngoại hình cho thấy cuộc sống và tính cách
2, hành động,cử chỉ, ngôn ngữ( đối thoại, độc thoại) cho thấy thế giới nội tâm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top