Nhân vật - phương tiện biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người

cucphuong

New member
Xu
0
NHÂN VẬT LÀ PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI


Tại sao nói nhân vật là phương tiện để biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người?

Theo “Từ điển Tiếng Việt”, “Phương tiện là cái dùng để làm một việc gì, để đạt một mục đích nào đó” .

Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả

Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức đặc thù thể hiện con người trong văn học. Đó là những nguyên tắc cảm thấy, hiểu biết và miêu tả con người trong văn học. Các nguyên tắc đó chịu sự quy định của lịch sử, xã hội, văn hóa và đặc biệt mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của người nghệ sĩ. Quan niệm nghệ thuật về con người được biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật văn học, bởi “Nhân vật văn học là khái niệm dùng chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ”.

-> 1.Nhân vật là con người được miêu tả trong tác phẩm.

2. Nhân vật là mô hình về con người về tác giả.

3.Nhân vật được thể hiện bằng phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một quan điểm nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả. Khái niệm quan niệm nghệ thuật rộng hơn khái niệm nhân vật. Nhân vật chỉ là biểu hiện cụ thể, cá biệt của quan niệm kia.

Muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người phải xuất phát từ các yếu tố của nhân vật

Ngay cách xưng hô, gọi tên nhân vật cũng thể hiện một quan niệm chung. Các nhân vật Khái Hưng, Nhất Linh gọi nhân vật bằng “chàng, nàng” thể hiện một quan niệm khác với cách gọi “hắn, y” của Nam Cao và cách gọi “anh, chị, ông” trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố mà người ta không thể tùy tiện thay đổi nếu như không thay đổi luôn cả cách cảm thụ cuộc sống tương ứng với cách xưng hô trong văn bản. Miêu tả chân dung cũng là thể hiện quan niệm về con người (chân dung của Từ Hải, Mã Giám Sinh, Chí Phèo, Thị Nở,…). Đó còn là cách các tác giả miêu tả các hành động lặp lại của nhân vật, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ,… của nhân vật.

Như vậy, cách xưng hô nhân vật, tên gọi nhân vật, công thức giới thiệu nhân vật ngay từ đầu và những biến đổi trong tác phẩm; chân dung, ngoại hình, tâm lí, sinh lí, ngôn ngữ,….nhân vật là tất cả những phương tiện để nhà văn thể hiện quan niệm về con người. Chỉ khi tìm hiểu những điều này chúng ta mới hiểu được quan niệm nghệ thuật về con người.


Nguồn: diendankienthuc.net*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top