Nhân và Trí

Bạch Việt

New member
Xu
69
Nhân và Trí


Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi: - Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?

Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:

- Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người hiểu người.

Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:

- Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình; người trí là người tự biết mình.

Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi:

- Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?

Tử Lộ thưa:

- Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình; còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!...

Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng:

- Bất ngờ thay!...

LỜI BÀN:

Cùng một cân hỏi nhưng ba câu trả lời hoàn toàn khác nhau, đây thật là điều thú vị và bất ngờ.

Nhưng ta thường thấy việc đời không khác nào một dòng sông, có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn mình, len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng tờ giữa bình nguyên... thiên hình vạn trạng. Nhưng mỗi dạng trạng đều phù hợp với mỗi hoàn cảnh. Bởi không bao giờ trời mưa lụt mà sông cạn, trời nắng hạn mà nước sông dâng. Núi dựng bạt ngàn dòng sông không thể không uốn mình lượn theo thế núi. Con người cũng thế. Có lúc ta vì người và người vì ta, có lúc ta vì ta, và người vì người, theo hoàn cảnh mà hành sự. Như thế mới không lỗi. Trong toán học cũng có những vấn đề như trong nhân sinh.

Trước đây 2300 năm, nhà Toán học Hi Lạp, Eulide phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho"! Ai muốn học toán lên cao bắt buộc phải chấp nhận lời yêu cầu này. Vì đây là một điều hiển nhiên. Thế mà ở Anh, Remann lại phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta không vẽ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng cho trước"! Chưa hết! Sau đó nhà toán học Laubatchewsky lại phát biểu: - "Từ một điểm nằm ngoài đường thẳng, ta có thể vẽ được vô số đường thẳng song song với đường thẳng cho trước"! Thế có trái ngược không? Hai định đề sau đây phải là sai (vìsai đâu là định đề!), ở toán cao cấp người ta vẫn dùng nó. Tất nhiên muốn dùng nó phải tùy theo điều kiện. Người ta thường nói, "chân lý ở bên này Pyrréneés, sang bên kia trở thành nghịch lý". Đúng hay không đúng còn tùy theo hoàn cảnh. Qua câu hỏi nhân trí của Khổng Tử, Ngũ tử Tư ở nước Ngô (người cùng thời với Khổng Tử) nói:

- Không thương mình làm sao thương được người ngoài?

Không thương người làm sao người thương ta? Môn đồ của Khổng Tử chỉ "chẻ tư sợi tóc nhân nghĩa" (ý nói phiến diện) mà thôi! Nhân và Trí ít nhiều gì vốn đã có sẵn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi! Do đó bất kỳ việc gì, đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem nhận xét chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.


Sưu tầm
 
31 CÂU NÓI CHẮT LỌC TINH HOA NGÀN ĐỜI, ĐỌC ĐỂ HIỂU THẤU LẼ ĐỐI NHÂN XỬ THẾ

1. Kẻ phú quý tặng người tài sản, bậc tài đức tặng người lời nói.

2. Người biết làm chưa chắc biết nói, kẻ biết nói chưa chắc biết làm.

3. Biết nghe các ý kiến trái ngược gọi là thông minh, biết nhìn vào trong nội tâm tìm vấn đề gọi là sáng suốt, chiến thắng bản thân gọi là mạnh.

4. Lời cay đắng là thuốc, lời ngọt ngào là bệnh.

5. Kẻ trí nghĩ nghìn điều, ắt có 1 điều sai. Kẻ ngu nghĩ nghìn điều, ắt có một điều đúng.

6. Kẻ sáng suốt nhìn xa khi việc chưa manh nha, kẻ trí giả tránh nguy hiểm khi chưa hình thành.

7. Hành động trước chế phục người, hành động sau sẽ bị người chế phục.

8. Vì quốc gia thì phải quên gia đình, vì công thì phải quên cá nhân.

9. Thần trí dùng nhiều quá sẽ suy kiệt, thể xác dùng nhiều quá sẽ mệt mỏi, thể xác và thần trí cùng cạn thì chết.

10. Nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì không có người theo.

11. Biết đủ thì không bị nhục, biết dừng thì không nguy hiểm.

12. Cách trăm dặm sẽ không cùng phong thái, cách nghìn dặm sẽ không cùng tục lệ.

13. Không sốt sắng bởi phú quý, không lo lắng bởi nghèo hèn.

14. Việc làm chưa thỏa đáng thì cố tranh luận bàn bạc cho ra biện pháp, phòng họa hoạn từ khi nó chưa manh nha.

15. Người có chí việc ắt thành.

16. Liêm khiết, tiết kiệm, cẩn thận, nghiêm khắc bản thân, phụng sự việc công.

17. Bậc trượng phu có chí, khi khốn cùng chí càng kiên định, khi già cả chí càng mạnh mẽ.

18. Đừng để người thân, bạn bè của mình đau lòng, đừng để kẻ thù của mình khoái trá.

19. Thành kính thì sắt đá cũng tan.

20. Không vào hang hổ, sao bắt được hổ con.

21. Yêu thì không thấy được cái sai của người ta, ghét thì không thấy được cái tốt của người ta.

22. Không lo địa vị không cao, mà lo đức không cao; không xấu hổ vì bổng lộc không nhiều, mà buồn vì trí tuệ không rộng.

23. Múc nước trong nồi để dừng nước sôi chi bằng dập lửa rút củi.

29. Mê mà biết quay lại, sai lệch không xa; Sai mà biết sửa, gọi là không sai.

30. Người nói quá sự thực, không thể trọng dụng.

31. Người đi vạn dặm, không giữa đường dừng bước; Kẻ mưu đồ bốn biển, không ôm cái nhỏ để hại cái lớn.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top