Nhận thức như thế nào về tính cách cá nhân? Nhận thức đó giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống và công tác?
I/ Định nghĩa tính cách cá nhân
Các Mác đã từng chỉ rõ rằng: “Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Thực tế cuộc sống đã cho thấy: Sống và hoạt động trong xã hội, con người với tư cách là một cá nhân, thể hiện thái độ của mình đối với thế giới xung quanh, với mọi người, với công việc và bản thân mình. Con người thường biểu hiện rõ rệt bản chất xã hội của mình qua tính cách cá nhân. Vậy tính cách cá nhân là gì?
Theo các nhà tâm lý học, tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người, những đặc điểm này quy định phương thức hành vi điển hình của người đó trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và chính bản thân họ.
II/ Cấu trúc của tính cách cá nhân
Xét về mặt cấu trúc, tính cách có hai mặt, đó là mặt nội dung và mặt hình thức.
1.Mặt nội dung của tính cách
Nội dung của tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm các mặt sau đây:
- Thái độ đối với tập thể và xã hội chính là ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với sự ổn định, phát triển của tập thể, của xã hội. Thái độ này có thể là tình yêu thương, sự tôn trọng hay sự ghét bỏ, thù hằn, coi thường. Mức độ cao nhất của thái độ đối với xã hội chính là thái độ đối với Tổ quốc, với nhân dân, là tinh thần hy sinh vì mọi người, vì lợi ích chung của cộng đồng, tập thể.
- Thái độ của con người đối với lao động thể hiện ở tinh thần yêu lao động, lương tâm trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm trong lao động, tính kiên trì, sáng tạo, cần cù, có kỷ luật, tận tâm với công việc.
- Thái độ đối với mọi người thể hiện ở những nét tính cách như: lòng yêu thương con người theo tinh thần nhân đạo, quý trọng con người, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tính cởi mở, tính chân thành, tốt bụng, thái độ tôn trọng mọi người xung quanh… Những nét của tính cách trái ngược với những nét kể trên là tính vị kỷ chỉ biết mình, tính nhẫn tâm, lãnh đạm, thô lỗ, tính thâm trầm, kín đáo, thái độ kinh người.
- Thái độ đối với bản thân thể hiện ở những nét tính cách như: tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tinh thần tự phê bình hoặc rụt rè, e thẹn, hay mếch lòng, ích kỷ cá nhân (chỉ lo cho bản thân mình, luôn luôn thấy mình là trọng tâm của sự quan tâm) v.v…
- Thái độ đối với tài sản nói lên tính cẩn thận hay cẩu thả, hoang phí hay tiết kiệm của người đó đối với của cải dù là của mình, của người khác hay là của xã hội.
2. Mặt hình thức của tính cách
Hình thức của tính cách là sự biểu hiện ra bên ngoài của tính cách, là hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người. Đây là sự thể hiện cụ thể ra bên ngoài của hệ thống thái độ nói trên. Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng rất đa dạng, chịu sự chi phối của hệ thống thái độ. Người có tính cách tốt, nhất quán thì hệ thống thái độ sẽ tương ứng với hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng. Trong đó, thái độ là mặt nội dung, mặt chỉ đạo, còn hành vi, cử chỉ, cách nói năng là hình thức biểu hiện của tính cách, chúng không tách rời nhau, thống nhất hữu cơ với nhau.
Giữa nội dung và hình thức của tính cách có mối quan hệ biện chứng, tác động, chi phối lẫn nhau. Nội dung nào thì hình thức đó, hình thức nào thì nội dung đó, trừ một vài trường hợp cố tình ngụy tạo nhằm che đậy một ý đồ nào đó.
1. Sự hình thành tính cách
Tính cách không phải được di truyền, không phải là bẩm sinh cũng không phải là một thuộc tính bất biến của con người. Tính cách được hình thành trong tiến trình sống, nó phụ thuộc vào cách sống của con người, phản ánh những điều kiện sống và là hình ảnh của cuộc sống con người. Tuy nhiên con người không phải là đối tượng thụ động, chịu những tác động của những điều kiện sống và hoàn cảnh bên ngoài. Con người là chủ thể của hoạt động, có hành động tương hỗ, tích cực với môi trường. Không những môi trường biến đổi con người mà con người cũng tích cực tác động đến môi trường, biến đổi môi trường, khắc phục và cải tạo những hoàn cảnh sống không thuận lợi. Không phải tự bản thân môi trường mà chính là hoạt động của con người với môi trường đã đóng vai trò quyết định trong việc hình thành tính cách của họ.
Tính cách là một hiện tượng xã hội - lịch sử. Do đó không thể có tính cách chung chung cho mọi tầng lớp, giai cấp, tách khỏi không gian, thời gian sống. Song cá nhân có tính cách lại là một thành viên của xã hội và liên quan với xã hội bằng các quan hệ khác nhau.
Những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá chung tạo nên cho tính cách những nét chung. Cái chung trong tính cách là những nét chung cho một nhóm người. Những nét này phản ánh những điều kiện chung trong cuộc sống của nhóm người ấy và biểu hiện nhiều hay ít ở từng đại diện của nhóm ấy. Mỗi thời kì lịch sử mỗi chế độ xã hội, mỗi giai cấp có những nét tính cách điển hình riêng.
Như vậy là trong tính cách của một con người cụ thể có thể tách ra những nét tính cách chung của cả loài người, của dân tộc, của giai cấp và những nét cá biệt đặc trưng cho cá nhân ấy. Chúng thấm quyện vào nhau tạo thành một sắc thái tâm lý thống nhất, độc đáo của tính cách.
Qua ví dụ trên ta có thể thấy, các bạn A, B, C mỗi người mang mỗi nét tính cách riêng nhưng các bạn ấy có nét tính cách chung là rất năng động.
IV/ Mối quan hệ giữa tính cách cá nhân với các thuộc tính tâm lý khác của nhân cách
Người ta coi nhân cách là một cấu trúc gồm bốn nhóm thuộc tính tâm lý điển hình là: xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất. Cũng giống như một véctơ lực có phương, chiều, cường độ và tính chất của nó. Do vậy, giữa tính cách và các thuộc tính tâm lý khác của nhân cách có mối quan hệ rất mật thiết, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
Xu hướng là thành phần chủ đạo, là một trong những mặt quan trọng nhất của tính cách. Xu hướng quy định tính cách con người phát triển theo hướng nào. Khi con người đặt ra cho mình mục đích, mục tiêu nào trong cuộc sống (xu hướng) họ sẽ hướng thái độ và hành vi của mình (tính cách) vào mục đích, mục tiêu đó. Tính cách của con người ổn định và vững vàng (con người có bản lĩnh) khi xu hướng được hình thành và ổn định. Bên cạnh đó, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng và môi trường xung quanh cũng quy định nên nội dung đạo đức trong thái độ, giúp cá nhân định hướng đúng đắn trong cuộc sống và quy định nguyên tắc của hành vi khiến con người trở nên vững vàng trong mọi tình huống.
Thế giới quan là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, định hướng và điều khiển mọi hoạt động thực tiễn của con người. Thế giới quan khoa học là thế giới quan được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thế giới quan đó mang tính khoa học, tính nhất quán cao.
Niềm tin là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí đã được con người thể nghiệm trong hoạt động sống của mình, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.
Lý tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh do cá nhân tự xây dựng nên, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó. Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn. Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng tính cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân; là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển cá nhân.
Môi trường xung quanh là tập hợp những môi trường nơi cá nhân là thành viên. Đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường chính trị, giáo dục, văn hóa, tôn giáo… Nó có ảnh hưởng không ít thì nhiều đến việc hình thành tính cách cá nhân. Bởi vì một cá nhân không thể nào sống tách biệt với môi trường xung quanh mình.
Song, tính cách cá nhân cũng có ảnh hưởng ngược lại xu hướng. Tính cách sẽ góp phần định hướng cho việc hình thành xu hướng. Nó là căn cứ thứ yếu để cá nhân dựa vào đó đề ra hệ thống động cơ, mục đích hành động cho mình. Xu hướng phải phù hợp, có tính khả thi so với tính cách thì đó mới là một xu hướng đúng đắn.
Năng lực không chỉ quan hệ với xu hướng của cá nhân mà còn có liên quan đến tính cách. Những nét tính cách tốt của con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành năng lực. Một người có năng lực đối với một hoạt động nào đó mà lại đồng thời có những nét tính cách tốt thì họ sẽ đạt kết quả cao trong hoạt động. Những người ít có năng lực lại càng cần phải kiên trì làm việc. Niu tơn đã nói: “Thiên tài là sự kiên trì của trí tuệ, đã không phải thiên tài thì mình lại càng phải kiên nhẫn”.
Thái độ đối với công việc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành năng lực. Người Việt Nam ta thường nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là ý muốn nói về sự kiên trì sẽ dẫn đến thành công. Một nét tính cách rất quan trọng để phát triển năng lực đó là yêu cầu cao đối với bản thân, không chủ quan, tự mãn, luôn luôn phải nghiêm khắc với bản thân.
Tính cách khác với khí chất. Khí chất là thuộc tính tâm lý bẩm sinh còn tính cách là hình thành từ kinh nghiệm sống có giáo dục. Mặt khác, khí chất chính là mặt cơ động của tính cách. Nó thể hiện sắc thái hoạt động tâm lý của cá nhân về cường độ, tốc độ, nhịp độ tạo nên bức tranh hành vi của cá nhân đó, làm đậm nét tính đặc thù của nhân cách. Nó cũng có ảnh hưởng đến sự dễ dàng hay khó khăn của việc hình thành và phát triển nét tính cách này hay khác của cá nhân. Tuy nhiên, khí chất không quy định con đường phát triển của các đặc điểm đặc trưng của tính cách một cách một chiều và hơn nữa một cách định mệnh. Bản thân khí chất được cải tổ dưới ảnh hưởng của tính cách. Nhưng nội dung bên trong của tính cách khi biểu hiện ra bên ngoài thường mang sắc thái của loại khí chất này hay loại khí chất khác góp phần tạo nên tính độc đáo, riêng biệt trong tính cách mỗi người.
V/ Các kiểu tính cách cá nhân
Qua việc tìm hiểu về cấu trúc của tính cách ta đã biết giữa nội dung và hình thức của tính cách có mối quan hệ với nhau rất phức tạp. Các hành vi, cử chỉ, lời nói của cá nhân được biểu hiện rất đa dạng và phong phú nhưng suy cho cùng chúng đều được hình thành, chi phối bởi thái độ. Thường thì hình thức phản ánh đúng nội dung. Hai mặt này thống nhất với nhau. Tuy nhiên trong thực tế, hai mặt này không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Có những người dùng hành vi, cử chỉ, lời nói để che đậy cho thái độ thực của mình, chẳng hạn: “Ngoài thì xơn xớt nói cười, trong thì nham hiểm giết người không dao”, “Miệng nam mô bụng bồ dao găm” hoặc là “Khẩu phật tâm xà”…
Dựa vào mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tính cách cá nhân, chúng ta có thể chia làm 4 kiểu người như sau:
Tóm lại, trong quản lý, người lãnh đạo nhất thiết phải quan tâm tới các tính cách của từng cá nhân thành viên. Điều này không những chỉ để giao công việc mà còn nhằm kết hợp các tính cách khác nhau trong tập thể. Người lãnh đạo cũng có thể thông qua giáo dục, huấn luyện để hạn chế những nét tính cách tiêu cực của một cá nhân.
VI/ Kết luận rút ra
- Nắm được bản chất tâm lý bên trong của một người giúp ta dự đoán được hành vi ứng xử của người ấy trong một tình huống cụ thể nào đó để dự tính cách ứng xử của mình cho phù hợp.
- Cần tạo ra một môi trường sống tốt đẹp để vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát triển tính cách, nâng cao vai trò của giáo dục để uốn nắn những sai lệch trong tính cách cá nhân.
- Phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả cho cá nhân để hình thành những nét tính cách tốt.
- Cần xây dựng một thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, môi trường sống tốt đẹp để hình thành một tính cách tốt.
- Phải tôn trọng tính cách cá nhân, tôn trọng hành vi ứng xử của người khác, tránh thái độ bảo thủ, áp đặt.
- Giúp nhà quản lý hiểu được tính cách người dưới quyền, tránh được những sai lầm trong quản lý con người, bố trí con người tùy theo tính cách cá nhân vào những công việc phù hợp để phát huy hết những mặt mạnh của họ. Đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên, nhân viên – nhân viên…
Sưu tầm*
I/ Định nghĩa tính cách cá nhân
Các Mác đã từng chỉ rõ rằng: “Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Thực tế cuộc sống đã cho thấy: Sống và hoạt động trong xã hội, con người với tư cách là một cá nhân, thể hiện thái độ của mình đối với thế giới xung quanh, với mọi người, với công việc và bản thân mình. Con người thường biểu hiện rõ rệt bản chất xã hội của mình qua tính cách cá nhân. Vậy tính cách cá nhân là gì?
Theo các nhà tâm lý học, tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người, những đặc điểm này quy định phương thức hành vi điển hình của người đó trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và chính bản thân họ.
II/ Cấu trúc của tính cách cá nhân
Xét về mặt cấu trúc, tính cách có hai mặt, đó là mặt nội dung và mặt hình thức.
1.Mặt nội dung của tính cách
Nội dung của tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm các mặt sau đây:
- Thái độ đối với tập thể và xã hội chính là ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với sự ổn định, phát triển của tập thể, của xã hội. Thái độ này có thể là tình yêu thương, sự tôn trọng hay sự ghét bỏ, thù hằn, coi thường. Mức độ cao nhất của thái độ đối với xã hội chính là thái độ đối với Tổ quốc, với nhân dân, là tinh thần hy sinh vì mọi người, vì lợi ích chung của cộng đồng, tập thể.
- Thái độ của con người đối với lao động thể hiện ở tinh thần yêu lao động, lương tâm trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm trong lao động, tính kiên trì, sáng tạo, cần cù, có kỷ luật, tận tâm với công việc.
- Thái độ đối với mọi người thể hiện ở những nét tính cách như: lòng yêu thương con người theo tinh thần nhân đạo, quý trọng con người, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tính cởi mở, tính chân thành, tốt bụng, thái độ tôn trọng mọi người xung quanh… Những nét của tính cách trái ngược với những nét kể trên là tính vị kỷ chỉ biết mình, tính nhẫn tâm, lãnh đạm, thô lỗ, tính thâm trầm, kín đáo, thái độ kinh người.
- Thái độ đối với bản thân thể hiện ở những nét tính cách như: tính khiêm tốn, lòng tự trọng, tinh thần tự phê bình hoặc rụt rè, e thẹn, hay mếch lòng, ích kỷ cá nhân (chỉ lo cho bản thân mình, luôn luôn thấy mình là trọng tâm của sự quan tâm) v.v…
- Thái độ đối với tài sản nói lên tính cẩn thận hay cẩu thả, hoang phí hay tiết kiệm của người đó đối với của cải dù là của mình, của người khác hay là của xã hội.
2. Mặt hình thức của tính cách
Hình thức của tính cách là sự biểu hiện ra bên ngoài của tính cách, là hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người. Đây là sự thể hiện cụ thể ra bên ngoài của hệ thống thái độ nói trên. Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng rất đa dạng, chịu sự chi phối của hệ thống thái độ. Người có tính cách tốt, nhất quán thì hệ thống thái độ sẽ tương ứng với hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng. Trong đó, thái độ là mặt nội dung, mặt chỉ đạo, còn hành vi, cử chỉ, cách nói năng là hình thức biểu hiện của tính cách, chúng không tách rời nhau, thống nhất hữu cơ với nhau.
- Ví dụ: Bạn A có tính cách tự cao. Xét về mặt nội dung, bạn A đã đánh giá sai khả năng của mình. Xét về mặt hình thức, bạn A có hành vi coi thường mọi người xung quanh, gặp mặt mọi người nhưng không chào hỏi, luôn coi mình là trọng tâm của mọi vấn đề, luôn nghĩ mình sẽ thành công trong mọi việc và không bao giờ quan tâm tới những lời khuyên, góp ý đúng đắn của người khác mà đưa ra những quyết định độc lập và hành động theo suy nghĩ của mình.
Giữa nội dung và hình thức của tính cách có mối quan hệ biện chứng, tác động, chi phối lẫn nhau. Nội dung nào thì hình thức đó, hình thức nào thì nội dung đó, trừ một vài trường hợp cố tình ngụy tạo nhằm che đậy một ý đồ nào đó.
- Ví dụ 1: Một người có tính cách siêng năng sẽ có thái độ yêu lao động và có những hành vi rất tích cực, có trách nhiệm đối với công việc. Khi ta thấy một người xông xáo trong công việc, tìm tòi, sáng tạo để công việc đạt được kết quả cao nhất thì ta có thể suy ra, người đó có thái độ yêu lao động.
- Ví dụ 2: Có những người ta thấy họ làm việc rất chăm chỉ, tích cực nhưng thực ra chẳng phải vì họ có thái độ yêu lao động mà vì một lý do khác. Thường ngày, họ vốn rất lười biếng nhưng vì hôm đó họ muốn để lại ấn tượng tốt trong mắt thủ trưởng, lãnh đạo nên họ buộc phải có những hành vi yêu lao động như thế.
1. Sự hình thành tính cách
Tính cách không phải được di truyền, không phải là bẩm sinh cũng không phải là một thuộc tính bất biến của con người. Tính cách được hình thành trong tiến trình sống, nó phụ thuộc vào cách sống của con người, phản ánh những điều kiện sống và là hình ảnh của cuộc sống con người. Tuy nhiên con người không phải là đối tượng thụ động, chịu những tác động của những điều kiện sống và hoàn cảnh bên ngoài. Con người là chủ thể của hoạt động, có hành động tương hỗ, tích cực với môi trường. Không những môi trường biến đổi con người mà con người cũng tích cực tác động đến môi trường, biến đổi môi trường, khắc phục và cải tạo những hoàn cảnh sống không thuận lợi. Không phải tự bản thân môi trường mà chính là hoạt động của con người với môi trường đã đóng vai trò quyết định trong việc hình thành tính cách của họ.
- Ví dụ: Trong câu truyện “Mẹ hiền dạy con”, thằng bé khi ở trong những môi trường khác nhau sẽ hình thành những tính cách khác nhau. Khi ở gần nghĩa địa, nó bắt chước người ta cúng bái, khóc lóc điên đảo, hình thành tính cách hay than vãn. Khi ở gần chợ, nó lại học người ta cách buôn bán, hình thành nét tính cách toan tính, mưu mô. Và khi ở gần trường học, nó học theo các bạn cắp sách đến trường, hình thành nét tính cách ham học hỏi. Tuy nhiên, không phải môi trường thằng bé đang sống làm biến đổi tính cách của nó mà chính nó đã biến đổi môi trường của mình (nhà của nó) cho giống với môi trường mà nó thấy (nghĩa địa, chợ, trường học) để hình thành những nét tính cách nói trên.
Tính cách là một hiện tượng xã hội - lịch sử. Do đó không thể có tính cách chung chung cho mọi tầng lớp, giai cấp, tách khỏi không gian, thời gian sống. Song cá nhân có tính cách lại là một thành viên của xã hội và liên quan với xã hội bằng các quan hệ khác nhau.
Những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá chung tạo nên cho tính cách những nét chung. Cái chung trong tính cách là những nét chung cho một nhóm người. Những nét này phản ánh những điều kiện chung trong cuộc sống của nhóm người ấy và biểu hiện nhiều hay ít ở từng đại diện của nhóm ấy. Mỗi thời kì lịch sử mỗi chế độ xã hội, mỗi giai cấp có những nét tính cách điển hình riêng.
Như vậy là trong tính cách của một con người cụ thể có thể tách ra những nét tính cách chung của cả loài người, của dân tộc, của giai cấp và những nét cá biệt đặc trưng cho cá nhân ấy. Chúng thấm quyện vào nhau tạo thành một sắc thái tâm lý thống nhất, độc đáo của tính cách.
- Ví dụ: Trong một nhóm bạn, mỗi thành viên có những nét tính cách riêng:
- Bạn A thì năng động, sáng tạo nhưng lại rất bảo thủ.
- Bạn B rất năng động, tính tình lại hòa nhã, dễ gần.
- Bạn C cũng năng động không kém, luôn thân thiện với mọi người nhưng lại rất dễ bị kích động.
Qua ví dụ trên ta có thể thấy, các bạn A, B, C mỗi người mang mỗi nét tính cách riêng nhưng các bạn ấy có nét tính cách chung là rất năng động.
IV/ Mối quan hệ giữa tính cách cá nhân với các thuộc tính tâm lý khác của nhân cách
Người ta coi nhân cách là một cấu trúc gồm bốn nhóm thuộc tính tâm lý điển hình là: xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất. Cũng giống như một véctơ lực có phương, chiều, cường độ và tính chất của nó. Do vậy, giữa tính cách và các thuộc tính tâm lý khác của nhân cách có mối quan hệ rất mật thiết, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
- Mối quan hệ giữa xu hướng và tính cách
Xu hướng là thành phần chủ đạo, là một trong những mặt quan trọng nhất của tính cách. Xu hướng quy định tính cách con người phát triển theo hướng nào. Khi con người đặt ra cho mình mục đích, mục tiêu nào trong cuộc sống (xu hướng) họ sẽ hướng thái độ và hành vi của mình (tính cách) vào mục đích, mục tiêu đó. Tính cách của con người ổn định và vững vàng (con người có bản lĩnh) khi xu hướng được hình thành và ổn định. Bên cạnh đó, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng và môi trường xung quanh cũng quy định nên nội dung đạo đức trong thái độ, giúp cá nhân định hướng đúng đắn trong cuộc sống và quy định nguyên tắc của hành vi khiến con người trở nên vững vàng trong mọi tình huống.
Thế giới quan là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, định hướng và điều khiển mọi hoạt động thực tiễn của con người. Thế giới quan khoa học là thế giới quan được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thế giới quan đó mang tính khoa học, tính nhất quán cao.
Niềm tin là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí đã được con người thể nghiệm trong hoạt động sống của mình, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.
Lý tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh do cá nhân tự xây dựng nên, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó. Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn. Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng tính cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân; là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển cá nhân.
Môi trường xung quanh là tập hợp những môi trường nơi cá nhân là thành viên. Đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường chính trị, giáo dục, văn hóa, tôn giáo… Nó có ảnh hưởng không ít thì nhiều đến việc hình thành tính cách cá nhân. Bởi vì một cá nhân không thể nào sống tách biệt với môi trường xung quanh mình.
Song, tính cách cá nhân cũng có ảnh hưởng ngược lại xu hướng. Tính cách sẽ góp phần định hướng cho việc hình thành xu hướng. Nó là căn cứ thứ yếu để cá nhân dựa vào đó đề ra hệ thống động cơ, mục đích hành động cho mình. Xu hướng phải phù hợp, có tính khả thi so với tính cách thì đó mới là một xu hướng đúng đắn.
- Ví dụ 1: Người ngoan đạo Phật sẽ tin vào những điều duy tâm, họ tin có sự tồn tại của đức Phật, của Bồ Tát. Họ tin vào thuyết luân hồi (Khi chết, thân xác hủy hoại tan rã, chỉ có linh hồn tồn tại. Mọi sinh vật, sau khi chết, linh hồn sẽ chuyển hóa từ một thân xác này sang một thân xác khác. Ngay cả loài vật và loài cây cỏ cũng vậy. Tuy nhiên đó là một phản ứng nghịch lại, là một sự báo ứng tự nhiên của mọi hành động. Mỗi hành động đều có những phản ứng dội lại cho hành động gây ra. Nếu khi sống tạo nghiệp ác thì khi chết phải chịu luân hồi tái sinh vào thân phận kẻ chịu khổ đau vì phải trả cái nghiệp xấu ấy. Nếu khi sống tạo nghiệp lành, thì khi chết sẽ luân hồi đầu thai vào thân xác mới có đời sống sung sướng tốt lành hơn. Nói tóm lại tất cả những gì mà bản thân đang phải trải qua ở hiện tại chính là kết quả của những nghiệp gì mà kiếp trước bản thân đã làm. Và tất cả những gì mà hiện tại bản thân hành động thì đó sẽ là cái nghiệp được tạo lập trong hiện tại để có nghiệp báo ở tương lai tức là sự báo ứng của việc mình làm). Do đó, những tín đồ Phật giáo sẽ cố gắng sống tốt, làm nhiều điều thiện để kiếp sau có được cuộc sống sung sướng hơn. Chính môi trường Phật giáo đã dạy con người cách sống, cách hành xử. Nó đã ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách cá nhân – tính cách lương thiện, thương người.
- Ví dụ 2: Những người có tính cách mạnh mẽ, gan dạ, dũng cảm thì sẽ có xu hướng làm việc trong những ngành nghề đòi hỏi một chút phiêu lưu, mạo hiểm như công an, lực lượng an ninh, thám hiểm… Ngược lại, ta cũng nhận thấy, người có xu hướng thích làm việc trong các lĩnh vực trên thường rèn cho mình tính cách mạnh mẽ, gan dạ, dũng cảm.
- Ví dụ 3: Một người có tính cách ác độc, nhẫn tâm, ích kỉ thì sẽ không thích hợp với những ngành nghề có tính xã hội, tính nhân văn, cao thượng như bác sĩ, nhà hoạt động xã hội, thành viên các tổ chức y tế cộng đồng… Nếu họ có xu hướng làm việc trong các ngành nghề nói trên thì đó là một xu hướng sai lệch, bất khả thi.
- Mối quan hệ giữa năng lực và tính cách
Năng lực không chỉ quan hệ với xu hướng của cá nhân mà còn có liên quan đến tính cách. Những nét tính cách tốt của con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành năng lực. Một người có năng lực đối với một hoạt động nào đó mà lại đồng thời có những nét tính cách tốt thì họ sẽ đạt kết quả cao trong hoạt động. Những người ít có năng lực lại càng cần phải kiên trì làm việc. Niu tơn đã nói: “Thiên tài là sự kiên trì của trí tuệ, đã không phải thiên tài thì mình lại càng phải kiên nhẫn”.
Thái độ đối với công việc có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành năng lực. Người Việt Nam ta thường nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là ý muốn nói về sự kiên trì sẽ dẫn đến thành công. Một nét tính cách rất quan trọng để phát triển năng lực đó là yêu cầu cao đối với bản thân, không chủ quan, tự mãn, luôn luôn phải nghiêm khắc với bản thân.
- Ví dụ: Một người thiếu nghiêm túc trong công việc thường đi đôi với lười biếng, thiếu kỷ luật, thiếu quyết đoán và hay hứa hẹn nhưng rồi mọi chuyện vẫn không đâu vào đâu. Người như thế khó mà tiến bộ và năng lực chắc chắn sẽ không phát triển hoàn chỉnh (nếu không muốn nói là tụt hậu). Ngược lại, tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, đã học thì quyết học đến cùng, đã làm thì phải làm cho xong, thì dù chưa đạt được thành tựu lớn thì người ấy cũng được đánh giá cao về năng lực và tố chất.
- Mối quan hệ giữa khí chất và tính cách
Tính cách khác với khí chất. Khí chất là thuộc tính tâm lý bẩm sinh còn tính cách là hình thành từ kinh nghiệm sống có giáo dục. Mặt khác, khí chất chính là mặt cơ động của tính cách. Nó thể hiện sắc thái hoạt động tâm lý của cá nhân về cường độ, tốc độ, nhịp độ tạo nên bức tranh hành vi của cá nhân đó, làm đậm nét tính đặc thù của nhân cách. Nó cũng có ảnh hưởng đến sự dễ dàng hay khó khăn của việc hình thành và phát triển nét tính cách này hay khác của cá nhân. Tuy nhiên, khí chất không quy định con đường phát triển của các đặc điểm đặc trưng của tính cách một cách một chiều và hơn nữa một cách định mệnh. Bản thân khí chất được cải tổ dưới ảnh hưởng của tính cách. Nhưng nội dung bên trong của tính cách khi biểu hiện ra bên ngoài thường mang sắc thái của loại khí chất này hay loại khí chất khác góp phần tạo nên tính độc đáo, riêng biệt trong tính cách mỗi người.
- Ví dụ 1: Cùng một tính cách yêu lao động, người có khí chất nảy sẽ lao động sôi nổi, hào hứng, cuồng nhiệt; người có khí chất ưu tư sẽ lao động thầm lặng, từ tốn, tưởng tượng trước khó khăn để lường trước hậu quả…
- Ví dụ 2: Người có khí chất ưu tư sẽ rất khó để hình thành tính cách mạnh mẽ, gan dạ, dũng cảm. Ngược lại, người có khí chất hăng hái sẽ rất dễ hình thành tính cách lạc quan, vui vẻ, dí dỏm, cởi mở, nhiệt tình.
- Ví dụ 3: Người có khí chất ưu tư nếu được rèn luyện nhiều thông qua giao tiếp, tham gia các hoạt động có tính chất “động”, hình thành được tính cách lạc quan, vui vẻ, tự tin thì bản thân khí chất của họ sẽ có thể được cải tổ thành khí chất bình thản và về lâu dần có thể sẽ hình thành khí chất hăng hái.
V/ Các kiểu tính cách cá nhân
Qua việc tìm hiểu về cấu trúc của tính cách ta đã biết giữa nội dung và hình thức của tính cách có mối quan hệ với nhau rất phức tạp. Các hành vi, cử chỉ, lời nói của cá nhân được biểu hiện rất đa dạng và phong phú nhưng suy cho cùng chúng đều được hình thành, chi phối bởi thái độ. Thường thì hình thức phản ánh đúng nội dung. Hai mặt này thống nhất với nhau. Tuy nhiên trong thực tế, hai mặt này không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Có những người dùng hành vi, cử chỉ, lời nói để che đậy cho thái độ thực của mình, chẳng hạn: “Ngoài thì xơn xớt nói cười, trong thì nham hiểm giết người không dao”, “Miệng nam mô bụng bồ dao găm” hoặc là “Khẩu phật tâm xà”…
Dựa vào mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tính cách cá nhân, chúng ta có thể chia làm 4 kiểu người như sau:
- Kiểu 1: Nội dung tốt - hình thức tốt
- Kiểu 2: Nội dung tốt - hình thức chưa tốt
- Kiểu 3: Nội dung xấu - hình thức tốt
- Kiểu 4: Nội dung xấu - hình thức cũng xấu
Tóm lại, trong quản lý, người lãnh đạo nhất thiết phải quan tâm tới các tính cách của từng cá nhân thành viên. Điều này không những chỉ để giao công việc mà còn nhằm kết hợp các tính cách khác nhau trong tập thể. Người lãnh đạo cũng có thể thông qua giáo dục, huấn luyện để hạn chế những nét tính cách tiêu cực của một cá nhân.
VI/ Kết luận rút ra
- Nắm được bản chất tâm lý bên trong của một người giúp ta dự đoán được hành vi ứng xử của người ấy trong một tình huống cụ thể nào đó để dự tính cách ứng xử của mình cho phù hợp.
- Cần tạo ra một môi trường sống tốt đẹp để vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát triển tính cách, nâng cao vai trò của giáo dục để uốn nắn những sai lệch trong tính cách cá nhân.
- Phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả cho cá nhân để hình thành những nét tính cách tốt.
- Cần xây dựng một thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, môi trường sống tốt đẹp để hình thành một tính cách tốt.
- Phải tôn trọng tính cách cá nhân, tôn trọng hành vi ứng xử của người khác, tránh thái độ bảo thủ, áp đặt.
- Giúp nhà quản lý hiểu được tính cách người dưới quyền, tránh được những sai lầm trong quản lý con người, bố trí con người tùy theo tính cách cá nhân vào những công việc phù hợp để phát huy hết những mặt mạnh của họ. Đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên, nhân viên – nhân viên…
Sưu tầm*