[FONT="][FONT="]Nhiều sinh viên khoa Sáng tác hệ tại chức của Học viên Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trả gần 20 triệu đồng cho Nhạc trưởng Thiếu Hoa và dàn nhạc để hoàn thành bài tốt nghiệp của mình.[/FONT][/FONT]
[FONT="]19,3 triệu đồng cho tác phẩm tốt nghiệp
Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa đang là Chủ nhiệm khoa Lý luận - Sáng tác – Chỉ huy của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ông chính là người đứng ra để chỉ huy và thuê dàn nhạc biểu diễn tác phẩm tốt nghiệp cho các sinh viên trong Khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy với tổng mức chi phí lên tới gần 20 triệu đồng mỗi người.
Việc nhạc trưởng Thiếu Hoa đưa ra mức phí quá cao đã khiến sinh viên và giảng viên của khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam bức xúc. Năm 2008, một số sinh viên từng lên tiếng phản đối vì thầy Hoa lấy thù lao chỉ huy 3 triệu đồng/bài, đưa tổng mức thu lên tới 6 triệu. Mọi việc vẫn tiếp diễn và đến năm 2011, mức chi phí của mỗi sinh viên đã lên đến con số 19,3 triệu đồng.
Học viên T.L, người vừa tốt nghiệp vào tháng 4 năm nay cho biết, mọi vấn đề về tiền nong đều thông qua một trưởng nhóm. Ban đầu, mỗi người nộp 20 triệu đồng, nhưng sau đó được thầy Hoa trả lại 700.000 đồng. T.L là một giáo viên ở Hòa Bình. Với đồng lương ít ỏi của mình, số tiền trên với anh là một khoản rất lớn và anh đã phải vay mượn để có được.[/FONT]
[FONT="]Năm nay, số sinh viên có tác phẩm tốt nghiệp do nhạc trưởng Thiếu Hoa chỉ huy dàn nhạc là 7 người. Như vậy, tổng số tiền để họ tốt nghiệp lên tới 135,1 triệu đồng, trong đó gồm tiền thuê dàn nhạc và thù lao chỉ huy dàn nhạc cho ông Hoa.
Theo tìm hiểu của TS, mỗi nhạc công trong dàn nhạc này được trả 800.000 đồng tiền tập luyện và 800.000 đồng tiền biểu diễn. Số chi phí cho dàn nhạc khoảng 40 người là khoảng 60-70 triệu đồng.
Một nghệ sĩ Cello trong dàn nhạc này cho biết, họ tập luyện và diễn với tinh thần ủng hộ sinh viên là chính và cho biết: "Sẽ không liên quan đến ông Thiếu Hoa trong những năm sau".
"Giáo dục biến thành làm kinh tế"
Sau khi tốt nghiệp, từ tháng 4/2011, một số học viên vì quá "xót của" đã xầm xì bàn tán. Sự việc trở nên ầm ĩ khi tin này loang ra toàn trường khiến đông đảo giáo viên và sinh viên đều sự phẫn nộ. Một số giảng viên khoa Lý luận - Sáng tác – Chỉ huy như nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, GS.TS Minh Khang, Phạm Minh Thành cũng phản đối mức giá của nhạc trưởng Thiếu Hoa.
GS Minh Khang cho rằng điều này đã phạm đến tư cách nhà giáo ở một trường đào tạo về âm nhạc lớn nhất Việt Nam. "Việc lấy tiền thù lao chỉ huy tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên từ trước tới nay anh Hoa vẫn làm, nhưng tôi không hiểu sao lần này lại cao đến mức không thể tưởng tượng nổi. Trước đây chỉ là 1 - 1,2 triệu đồng/em là cùng. Năm nay, mỗi em phả bỏ ra tới 19,3 triệu đồng thì quá cao. Vì chuyện tốt nghiệp, chắc chắn nhiều em đã phải vay mượn. Anh Hoa lấy lí do "trượt giá", nhưng trượt giá cũng không đến mức cao như vậy. Mình là người thầy mà làm chuyện kinh tế đó là thiếu tính nhân văn đối với học sinh", GS Khang nhận xét.
GS Minh Khang còn cho biết thêm, khi các sinh viên nộp bài tốt nghiệp, nhạc sĩ Thiếu Hoa đều... sửa vào bài và tính tiền cho việc này. Theo GS Minh Khang, việc làm này là không đúng: "Các thầy hướng dẫn đã giúp sinh viên thực hiện bài đến khâu đó là xong rồi. Anh Hoa sửa vào tức là anh ấy không tin vào thầy hướng dẫn, đồng thời lại tính cả tiền công sửa. Anh Hoa làm như vậy là lạm dụng danh nghĩa Trưởng khoa".
GS Minh Khang nhấn mạnh: "Người thầy phải có tình thương, lòng nhân đạo và tính nhân văn với học sinh. Không thể đem chuyện làm kinh tế ra để áp dụng với học sinh được. Gia cảnh của nhạc trưởng Thiếu Hoa không khó khăn đến mức phải lấy thù lao cao như vậy. Tôi thấy buồn vì môi trường giáo dục bị biến thành môi trường làm ăn kinh tế.
Nhạc trưởng Thiếu Hoa: Sinh viên có thể thuê người khác
[/FONT]
[FONT="]Trao đổi với TS, nhạc trưởng Thiếu Hoa cho biết, chính GS Minh Khang là người thuyết phục ông chỉ huy giúp cho sinh viên. Ông cũng cho rằng việc trả thù lao làm ngoài giờ cho thầy là điều hết sức bình thường và đã có sự thỏa thuận rõ ràng. “Nếu các sinh viên không đồng ý, họ có thể thuê người khác. Hơn thế, số tiền 4-5 triệu chỉ huy một bản giao hưởng so với bên ngoài là quá thấp”, ông Hoa khẳng định.[/FONT]
[FONT="]Nhạc trưởng Thiếu Hoa cũng cho rằng nhận định của những người "tố" mình đều xuất phát từ sự ghen ghét.
Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ông Vũ Chí Nguyện, nhận định trên của nhạc trưởng Thiếu Hoa là cảm tính. Ông Nguyện cho rằng, sự việc cần phải được nhìn nhận một cách khách quan. Với vai trò là Phó Giám đốc Học viện, ông Vũ Chí Nguyện đã yêu cầu khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy có một cuộc họp để thống nhất lại về cách làm việc để tránh lùm xùm trong những năm sau.
“Quan trọng nhất là về mức chi phí, phải xem xét thế nào là cao, thế nào là thấp, nếu không thống nhất thì dù là ông Thiếu Hoa hay bất cứ ai đi nữa cũng có thể bị mang tiếng”, ông Nguyện nói.[/FONT]
[FONT="]Theo Dat viet[/FONT]
[FONT="]19,3 triệu đồng cho tác phẩm tốt nghiệp
Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa đang là Chủ nhiệm khoa Lý luận - Sáng tác – Chỉ huy của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ông chính là người đứng ra để chỉ huy và thuê dàn nhạc biểu diễn tác phẩm tốt nghiệp cho các sinh viên trong Khoa Lý luận - Sáng tác - Chỉ huy với tổng mức chi phí lên tới gần 20 triệu đồng mỗi người.
Việc nhạc trưởng Thiếu Hoa đưa ra mức phí quá cao đã khiến sinh viên và giảng viên của khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam bức xúc. Năm 2008, một số sinh viên từng lên tiếng phản đối vì thầy Hoa lấy thù lao chỉ huy 3 triệu đồng/bài, đưa tổng mức thu lên tới 6 triệu. Mọi việc vẫn tiếp diễn và đến năm 2011, mức chi phí của mỗi sinh viên đã lên đến con số 19,3 triệu đồng.
Học viên T.L, người vừa tốt nghiệp vào tháng 4 năm nay cho biết, mọi vấn đề về tiền nong đều thông qua một trưởng nhóm. Ban đầu, mỗi người nộp 20 triệu đồng, nhưng sau đó được thầy Hoa trả lại 700.000 đồng. T.L là một giáo viên ở Hòa Bình. Với đồng lương ít ỏi của mình, số tiền trên với anh là một khoản rất lớn và anh đã phải vay mượn để có được.[/FONT]
[FONT="]Năm nay, số sinh viên có tác phẩm tốt nghiệp do nhạc trưởng Thiếu Hoa chỉ huy dàn nhạc là 7 người. Như vậy, tổng số tiền để họ tốt nghiệp lên tới 135,1 triệu đồng, trong đó gồm tiền thuê dàn nhạc và thù lao chỉ huy dàn nhạc cho ông Hoa.
Theo tìm hiểu của TS, mỗi nhạc công trong dàn nhạc này được trả 800.000 đồng tiền tập luyện và 800.000 đồng tiền biểu diễn. Số chi phí cho dàn nhạc khoảng 40 người là khoảng 60-70 triệu đồng.
Một nghệ sĩ Cello trong dàn nhạc này cho biết, họ tập luyện và diễn với tinh thần ủng hộ sinh viên là chính và cho biết: "Sẽ không liên quan đến ông Thiếu Hoa trong những năm sau".
"Giáo dục biến thành làm kinh tế"
Sau khi tốt nghiệp, từ tháng 4/2011, một số học viên vì quá "xót của" đã xầm xì bàn tán. Sự việc trở nên ầm ĩ khi tin này loang ra toàn trường khiến đông đảo giáo viên và sinh viên đều sự phẫn nộ. Một số giảng viên khoa Lý luận - Sáng tác – Chỉ huy như nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, GS.TS Minh Khang, Phạm Minh Thành cũng phản đối mức giá của nhạc trưởng Thiếu Hoa.
GS Minh Khang cho rằng điều này đã phạm đến tư cách nhà giáo ở một trường đào tạo về âm nhạc lớn nhất Việt Nam. "Việc lấy tiền thù lao chỉ huy tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên từ trước tới nay anh Hoa vẫn làm, nhưng tôi không hiểu sao lần này lại cao đến mức không thể tưởng tượng nổi. Trước đây chỉ là 1 - 1,2 triệu đồng/em là cùng. Năm nay, mỗi em phả bỏ ra tới 19,3 triệu đồng thì quá cao. Vì chuyện tốt nghiệp, chắc chắn nhiều em đã phải vay mượn. Anh Hoa lấy lí do "trượt giá", nhưng trượt giá cũng không đến mức cao như vậy. Mình là người thầy mà làm chuyện kinh tế đó là thiếu tính nhân văn đối với học sinh", GS Khang nhận xét.
GS Minh Khang còn cho biết thêm, khi các sinh viên nộp bài tốt nghiệp, nhạc sĩ Thiếu Hoa đều... sửa vào bài và tính tiền cho việc này. Theo GS Minh Khang, việc làm này là không đúng: "Các thầy hướng dẫn đã giúp sinh viên thực hiện bài đến khâu đó là xong rồi. Anh Hoa sửa vào tức là anh ấy không tin vào thầy hướng dẫn, đồng thời lại tính cả tiền công sửa. Anh Hoa làm như vậy là lạm dụng danh nghĩa Trưởng khoa".
GS Minh Khang nhấn mạnh: "Người thầy phải có tình thương, lòng nhân đạo và tính nhân văn với học sinh. Không thể đem chuyện làm kinh tế ra để áp dụng với học sinh được. Gia cảnh của nhạc trưởng Thiếu Hoa không khó khăn đến mức phải lấy thù lao cao như vậy. Tôi thấy buồn vì môi trường giáo dục bị biến thành môi trường làm ăn kinh tế.
Nhạc trưởng Thiếu Hoa: Sinh viên có thể thuê người khác
[/FONT]
[FONT="]Trao đổi với TS, nhạc trưởng Thiếu Hoa cho biết, chính GS Minh Khang là người thuyết phục ông chỉ huy giúp cho sinh viên. Ông cũng cho rằng việc trả thù lao làm ngoài giờ cho thầy là điều hết sức bình thường và đã có sự thỏa thuận rõ ràng. “Nếu các sinh viên không đồng ý, họ có thể thuê người khác. Hơn thế, số tiền 4-5 triệu chỉ huy một bản giao hưởng so với bên ngoài là quá thấp”, ông Hoa khẳng định.[/FONT]
[FONT="]Nhạc trưởng Thiếu Hoa cũng cho rằng nhận định của những người "tố" mình đều xuất phát từ sự ghen ghét.
Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ông Vũ Chí Nguyện, nhận định trên của nhạc trưởng Thiếu Hoa là cảm tính. Ông Nguyện cho rằng, sự việc cần phải được nhìn nhận một cách khách quan. Với vai trò là Phó Giám đốc Học viện, ông Vũ Chí Nguyện đã yêu cầu khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy có một cuộc họp để thống nhất lại về cách làm việc để tránh lùm xùm trong những năm sau.
“Quan trọng nhất là về mức chi phí, phải xem xét thế nào là cao, thế nào là thấp, nếu không thống nhất thì dù là ông Thiếu Hoa hay bất cứ ai đi nữa cũng có thể bị mang tiếng”, ông Nguyện nói.[/FONT]
[FONT="]Theo Dat viet[/FONT]