Nhạc điệu câu thơ trữ tình Nga – những vấn đề phương pháp luận
Khi nghiên cứu câu thơ như vốn dĩ, người ta thường nghĩ tới tổ chức nhịp điệu và thanh điệu của nó. Nhưng
cả nhịp điệu lẫn thanh điệu, tự bản thân chúng không quyết định đặc điểm của phong cách và không có khả
năng xác lập các nguyên tắc kết cấu. Nhịp điệu và sự “phối” thanh chỉ xác định câu thơ nói chung, xác định
bản chất của nó, và do đó không tạo ra cơ sở để nghiên cứu sự khác biệt mang tính đặc thù của phong
cách này với phong cách kia. Lẽ cố nhiên, vì thế, muốn phân biệt sự khác nhau giữa các phong cách, ta
đành dựa vào nền tảng từ vựng như là chất liệu thường xuyên thay đổi tương ứng với những nguyên tắc
tu từ của trường phái này hay trường phái kia. Nhưng làm như vậy, ta lại bỏ mất câu thơ như vốn dĩ và chỉ
có thể tiếp xúc với ngôn ngữ thơ nói chung. Những yếu tố có thể xác định đặc điểm đích thị của câu thơ
như vậy hiển nhiên là chưa đủ, tức là chưa đủ những yếu tố vừa gắn chặt với tổ chức nhịp điệu, lại vừa xác
định sự khác biệt giữa phong cách này với phong cách khác. Cần tìm ra một cái gì đó vừa gắn với câu nói[2]
của thơ, vừa không đưa ta lạc ra ngoài câu thơ[3] như vốn dĩ, tức là một cái gì đó nằm ở chỗ giáp ranh giữa
ngữ âm và ngữ nghĩa.
Tải xem TẠI ĐÂY
Nguồn thư viên số
Khi nghiên cứu câu thơ như vốn dĩ, người ta thường nghĩ tới tổ chức nhịp điệu và thanh điệu của nó. Nhưng
cả nhịp điệu lẫn thanh điệu, tự bản thân chúng không quyết định đặc điểm của phong cách và không có khả
năng xác lập các nguyên tắc kết cấu. Nhịp điệu và sự “phối” thanh chỉ xác định câu thơ nói chung, xác định
bản chất của nó, và do đó không tạo ra cơ sở để nghiên cứu sự khác biệt mang tính đặc thù của phong
cách này với phong cách kia. Lẽ cố nhiên, vì thế, muốn phân biệt sự khác nhau giữa các phong cách, ta
đành dựa vào nền tảng từ vựng như là chất liệu thường xuyên thay đổi tương ứng với những nguyên tắc
tu từ của trường phái này hay trường phái kia. Nhưng làm như vậy, ta lại bỏ mất câu thơ như vốn dĩ và chỉ
có thể tiếp xúc với ngôn ngữ thơ nói chung. Những yếu tố có thể xác định đặc điểm đích thị của câu thơ
như vậy hiển nhiên là chưa đủ, tức là chưa đủ những yếu tố vừa gắn chặt với tổ chức nhịp điệu, lại vừa xác
định sự khác biệt giữa phong cách này với phong cách khác. Cần tìm ra một cái gì đó vừa gắn với câu nói[2]
của thơ, vừa không đưa ta lạc ra ngoài câu thơ[3] như vốn dĩ, tức là một cái gì đó nằm ở chỗ giáp ranh giữa
ngữ âm và ngữ nghĩa.
Tải xem TẠI ĐÂY
Nguồn thư viên số