T
Tuyền Nguyễn
Guest
Người nào luôn tự hào mình đầy ắp giải thưởng thì có lẽ cũng nên gác bút đứng sang một bên nhường đường cho những chàng Đông Ki không ngại chông gai nhưng sợ sự bình yên phẳng lặng của sự tôn vinh thật rồi…
Không phải tự nhiên mà lời từ chối giải thưởng của nhà văn John le Carré lại được dư luận quan tâm đến vậy. Trước những thắc mắc đến kinh ngạc hay khó hiểu, ông điềm nhiên cho rằng: “Tôi vô cùng hãnh diện khi được lọt vào danh sách rút gọn của giải Man Booker International. Tuy nhiên, tôi xin được rút tên khỏi nó vì không muốn tranh đua gì ở các giải văn chương”. Nhìn lại lịch sử văn chương và những lần vinh danh các tài năng thì chuyện từ chối các giải thưởng đỉnh cao như: Erik Axel Karlfeldt (xin rút khỏi đề cử Nobel 1912); Boris Leonidovich Pasternak (từ chối giải trong mười năm liền); Jean-Paul Sartre (từ chối nhận giải Nobel 1964)… đã thành một cách hành xử văn chương không mới. Tuy nhiên, đánh giá về quyết định đó và nhìn nhận sự “tự thức” này như thế nào thì lại là cả một vấn đề rất đáng để bàn luận.
Giải thưởng thật sự là một phát hiện…
Thật ra, sự khiêm nhường đáng quý của những diễn ngôn từ chối đó là những suy nghĩ riêng tư chứ không có ý động chạm gì nhiều đến những tài năng thực sự thăng hoa bằng các giải thưởng.
Nói gần, trong văn chương Việt, bằng lược đồ văn nhân hùng cứ ở khắp các thể loại thì ngẫm ra, nó cũng là cú hích đáng giá lắm chứ. Mộc mạc, dân dã như Nguyễn Bính cũng từ cái giải nhất thi hát trống quân hội làng năm 1931, rồi giải khuyến khích cuộc thi thơ Tự lực văn đoàn năm 1937. Hàn Mặc Tử được cụ Phan giới thiệu thi phẩm Thức khuya lên một tờ báo như một sự nâng đỡ khởi đầu. Anh Thơ với giải khuyến khích cuộc thi thơ Tự lực văn đoàn. Phạm Tiến Duật có giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1970… Không thể nói đó là may mắn, cũng không thể có chuyện những giải thưởng hay vinh danh đó gây áp lực cho các nhà văn. Bởi lẽ, sau bước khởi đầu này họ vẫn cống hiến những tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Có chăng, may mắn đến với văn chương nước nhà và với người đọc vì nhờ có những dấu mốc ấy mà các tài năng được phát hiện và người đọc có một lựa chọn đọc.
… nhưng từ chối giải thưởng cũng là một cách vượt qua những giới hạn
Ngẫm ra cũng lạ, có khối thứ mà người đời ao ước đến mộng mị, thậm chí phải ngụy biện để tranh đoạt, đạo văn để cướp ý tưởng mà lại có không ít người thản nhiên từ chối. Nhưng thực tình, nhà văn chỉ có thể là kẻ mạnh khi trở về đúng bản chất của sáng tạo. Khi ấy, bản chất của sáng tạo cũng như bản tính của nghệ sĩ lại không cầu giải thưởng. Nhà văn nổi tiếng người Nhật, Murakami Haruki từng nói: “Tôi chẳng mấy quan tâm đến bất kỳ giải thưởng nào. Giải thưởng đích thực của tôi là độc giả, những độc giả đang mong chờ tác phẩm kế tiếp của tôi. Tôi rất trân trọng sự quan tâm và thủy chung của họ. Tôi đã nỗ lực suốt nhiều năm trời để nắm được tư tưởng họ, tâm hồn họ, và dường như tôi đã nắm được tư tưởng, tâm hồn độc giả, nhiều độc giả.”
Hẳn thế, nên với nhiều người giải thưởng đôi khi là cái bả vinh hoa với những tung hô từ những chiêu trò của những tay viết không chuyên sâu nghệ thuật, là cái bẫy trung bình khắc tinh với cái tuyệt đỉnh của nghệ thuật văn chương. Và đương nhiên, nó cũng là cái giới hạn để chấm hết cho nội lực của một người cầm bút.
Nhà văn trong cuộc maraton vô hình dường như đã thở dốc và miệt mài tới đích, công chúng và các nhà phê bình đang chờ đón họ với khăn lau mặt, cáng cứu thương, những bó hoa… tương tự như một giải thưởng. Họ sợ rằng khi tên tuổi được khắc ghi cũng là lúc kiệt cùng của trí lực và cạn khô những ý tưởng sáng tạo. Họ không muốn mặt trước của tấm huân chương đó sẽ che đậy cho một tâm hồn đã mọt rũa khả năng kiến tạo những biểu tượng nghệ thuật mới. Không trốn chạy nhưng cần từ chối, chí ít là không phải lúc này khi tuổi văn họ còn quá trẻ, khi trái tim vẫn muốn đối đầu với những thử thách, đôi chân vẫn muốn vượt thêm những đỉnh cao.
Một lần, có người bạn ghé tai tôi mà rằng, văn chương cũng có lẽ âm dương, bù trừ. Người nào luôn tự hào mình đầy ắp giải thưởng thì có lẽ cũng nên gác bút đứng sang một bên nhường đường cho những chàng Đông Ki không ngại chông gai nhưng sợ sự bình yên phẳng lặng của sự tôn vinh thật rồi. Ngẫm ra cũng là một ý hay.
Không phải tự nhiên mà lời từ chối giải thưởng của nhà văn John le Carré lại được dư luận quan tâm đến vậy. Trước những thắc mắc đến kinh ngạc hay khó hiểu, ông điềm nhiên cho rằng: “Tôi vô cùng hãnh diện khi được lọt vào danh sách rút gọn của giải Man Booker International. Tuy nhiên, tôi xin được rút tên khỏi nó vì không muốn tranh đua gì ở các giải văn chương”. Nhìn lại lịch sử văn chương và những lần vinh danh các tài năng thì chuyện từ chối các giải thưởng đỉnh cao như: Erik Axel Karlfeldt (xin rút khỏi đề cử Nobel 1912); Boris Leonidovich Pasternak (từ chối giải trong mười năm liền); Jean-Paul Sartre (từ chối nhận giải Nobel 1964)… đã thành một cách hành xử văn chương không mới. Tuy nhiên, đánh giá về quyết định đó và nhìn nhận sự “tự thức” này như thế nào thì lại là cả một vấn đề rất đáng để bàn luận.
Giải thưởng thật sự là một phát hiện…
Thật ra, sự khiêm nhường đáng quý của những diễn ngôn từ chối đó là những suy nghĩ riêng tư chứ không có ý động chạm gì nhiều đến những tài năng thực sự thăng hoa bằng các giải thưởng.
Nói gần, trong văn chương Việt, bằng lược đồ văn nhân hùng cứ ở khắp các thể loại thì ngẫm ra, nó cũng là cú hích đáng giá lắm chứ. Mộc mạc, dân dã như Nguyễn Bính cũng từ cái giải nhất thi hát trống quân hội làng năm 1931, rồi giải khuyến khích cuộc thi thơ Tự lực văn đoàn năm 1937. Hàn Mặc Tử được cụ Phan giới thiệu thi phẩm Thức khuya lên một tờ báo như một sự nâng đỡ khởi đầu. Anh Thơ với giải khuyến khích cuộc thi thơ Tự lực văn đoàn. Phạm Tiến Duật có giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1970… Không thể nói đó là may mắn, cũng không thể có chuyện những giải thưởng hay vinh danh đó gây áp lực cho các nhà văn. Bởi lẽ, sau bước khởi đầu này họ vẫn cống hiến những tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Có chăng, may mắn đến với văn chương nước nhà và với người đọc vì nhờ có những dấu mốc ấy mà các tài năng được phát hiện và người đọc có một lựa chọn đọc.
… nhưng từ chối giải thưởng cũng là một cách vượt qua những giới hạn
Ngẫm ra cũng lạ, có khối thứ mà người đời ao ước đến mộng mị, thậm chí phải ngụy biện để tranh đoạt, đạo văn để cướp ý tưởng mà lại có không ít người thản nhiên từ chối. Nhưng thực tình, nhà văn chỉ có thể là kẻ mạnh khi trở về đúng bản chất của sáng tạo. Khi ấy, bản chất của sáng tạo cũng như bản tính của nghệ sĩ lại không cầu giải thưởng. Nhà văn nổi tiếng người Nhật, Murakami Haruki từng nói: “Tôi chẳng mấy quan tâm đến bất kỳ giải thưởng nào. Giải thưởng đích thực của tôi là độc giả, những độc giả đang mong chờ tác phẩm kế tiếp của tôi. Tôi rất trân trọng sự quan tâm và thủy chung của họ. Tôi đã nỗ lực suốt nhiều năm trời để nắm được tư tưởng họ, tâm hồn họ, và dường như tôi đã nắm được tư tưởng, tâm hồn độc giả, nhiều độc giả.”
Hẳn thế, nên với nhiều người giải thưởng đôi khi là cái bả vinh hoa với những tung hô từ những chiêu trò của những tay viết không chuyên sâu nghệ thuật, là cái bẫy trung bình khắc tinh với cái tuyệt đỉnh của nghệ thuật văn chương. Và đương nhiên, nó cũng là cái giới hạn để chấm hết cho nội lực của một người cầm bút.
Nhà văn trong cuộc maraton vô hình dường như đã thở dốc và miệt mài tới đích, công chúng và các nhà phê bình đang chờ đón họ với khăn lau mặt, cáng cứu thương, những bó hoa… tương tự như một giải thưởng. Họ sợ rằng khi tên tuổi được khắc ghi cũng là lúc kiệt cùng của trí lực và cạn khô những ý tưởng sáng tạo. Họ không muốn mặt trước của tấm huân chương đó sẽ che đậy cho một tâm hồn đã mọt rũa khả năng kiến tạo những biểu tượng nghệ thuật mới. Không trốn chạy nhưng cần từ chối, chí ít là không phải lúc này khi tuổi văn họ còn quá trẻ, khi trái tim vẫn muốn đối đầu với những thử thách, đôi chân vẫn muốn vượt thêm những đỉnh cao.
Một lần, có người bạn ghé tai tôi mà rằng, văn chương cũng có lẽ âm dương, bù trừ. Người nào luôn tự hào mình đầy ắp giải thưởng thì có lẽ cũng nên gác bút đứng sang một bên nhường đường cho những chàng Đông Ki không ngại chông gai nhưng sợ sự bình yên phẳng lặng của sự tôn vinh thật rồi. Ngẫm ra cũng là một ý hay.