Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
FÊÐOR MIKHAILÔVICH ÐÔXTÔIEPXKI
Ra đời trước Xantưcôp - Xêđrin 5 năm, trước Lep Tônxtôi 7 năm, cùng với hai cây bút lỗi lạc đó đã trãi qua những năm rối ren, phức tạp, nặng nề nhất của xã hội Nga nửa sau thế kỉ XIX, Ðôxtôiepxki đã góp phần rất quan trọng vào dung mạo của văn học hiện thực Nga những thập kỉ cuối thế kỉ bạo tàn, làm nghệ thuật ngôn từ Nga đã rạng rỡ càng bội phần rạng rỡ trên văn đàn thế giới.
Tuy nhiên, việc đánh giá công lao nhà văn này đã gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Ơí Liên Xô, kể từ khi cách mạng Tháng 10 thành công, người ta không chú ý, không quan tâm, thậm chí phủ nhận mọi sáng tác, mọi đóng góp cho nghệ thuật của Ðôxtôiepxki. Số lượng sách in các tác phẩm của Ðôxtôiepxki rất ít. Việc nghiên cứu phê bình về nhà văn này bị lãng quên.
Ðến đầu thế kỉ XX, cuốn Những vấn đề thi pháp Ðôxtôiepxki của M. Bakhtin được in lần thứ nhất. Ðây là một công trình nghiên cứu quan trọng và có giá trị to lớn về các sáng tác của Ðôxtôiepxki. Tuy nhiên cuốn sách đã bị chỉ trích và coi thường.
Năm 1972 tình hình xã hội ở Liên Xô có nhiều thay đổi. Người ta cho xuất bản bộ Ðôxtôiepxki toàn tập và đã bán hết ngay. Các nhà phê bình nghiên cứu bắt đầu chú ý đến các tác phẩm của Ðôxtôiepxki. Kể từ đây, những sáng tác của Ðôxtôiepxki được nhìn nhận và đánh giá đúng mức.
I. CUỘC ÐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
Ðôxtôiepxki sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại một bệnh viện nhỏ dành cho người nghèo ở Matxcơva. Bố của ông, ông Mikhain Anđrêêvich, vốn là dòng dõi quý tộc nhưng đã sa sút. Tính tình của ông Mikhain Anđrêêvich khá độc đoán, vì vậy tuổi thơ của Ðôxtôiepxki không được vui. Mẹ của Ðôxtôiepxki là con của một thương gia. Bà là một người hiền lành, thông minh và đam mê đọc sách. Bà mất vì bệnh lúc 37 tuổi, khi đó Ðôxtôiepxki 16 tuổi.
Năm 1839 Ðôxtôiepxki vào học ở học viện kĩ thuật quân sự tại Matxcơva theo ý cha, mặc dù ông rất yêu thích văn chương. Trong thời gian học, Ðôxtôiepxki tìm đọc các tác phẩm của Gôgôn, Banzăc, Silơ... Thần tượng văn học của ông lúc này là Puskin.
Sau khi tốt nghiệp, Ðôxtôiepxki được điều về một đơn vị công binh ở Pêtecbua(1843). Ơí đây ông vô cùng chán nản. Sau một năm phục vụ quân đội, Ðôxtôiepxki xin giải ngũ vì lí do gia cảnh.
Sau khi giải ngũ, Ðôxtôiepxki quyết định đi theo con đường sáng tác văn chương. Ông đã gặp rất nhiều phản ứng từ phía gia đình nhưng ông vẫn cương quyết đi theo con đường mình đã chọn.
Bắt đầu sự nghiệp văn chương, Ðôxtôiepxki gặp rất nhiều gian truân. Ðôxtôiepxki đã phải trãi qua những ngày cùng quẫn, túng thiếu, phải đi vay mượn, cầm cố đồ đạt để kiếm sống qua ngày. Ðôxtôiepxki đã phải nếm trãi cuộc sống đầy khó khăn của những người dân nghèo thành thị, của những viên chức thân phận hèn kém. Hoàn cảnh bắt buột ông phải tích cực lao động bằng chính ngòi bút của mình. Năm 1846 Ðôxtôiepxki hoàn thành tiểu thuyết đầu tay Những người cùng khổ. Ðây là một quyển tiểu thuyết được viết dưới hình thức thư tín nhưng chứa đựng một tư duy nghệ thuật hoàn toàn mới mẻ. Quyển tiểu thuyết ra đời đã khẳng định tài năng to lớn của Ðôxtôiepxki, báo hiệu sự xuất hiện một vì sao sáng đầy hứa hẹn trên nền trời văn học Nga.
Từ năm 1846 đến năm 1849 Ðôxtôiepxki viết một số truyện ngắn như:
Bản ngã thứ hai, Bà chủ, Những đêm trắng, Ông chủ Prôkharsin và tiểu thuyết Nhêtôska Nhêđơvanôva.
Trong bài bình luận, đánh giá những tác phẩm đầu tiên của Ðôxtôiepxki, Bêlinxki cho rằng, tài năng của cây bút này tuy đặc sắc, nhưng dẫu sao vẫn là mới mẻ nên chưa có thể bộc lộ hết, chưa thể định hình rõ. Thực tiễn sáng tác của Ðôxtôiepxki đã chứng minh điều đó.
Âm hưởng của những cuộc cách mạng 1830, 1848 ở châu Âu cùng với những cuộc nổi đậy của nông dân ở Nga đã tác động mạnh mẽ đến trí tuệ của những trí thức tiến bộ đương thời. Họ suy ngẫm những tư tưởng của phương Tây, tìm tòi con đường vận động chuyển biến của xã hội Nga. Hòa nhập trong không khí chung đó, Ðôxtôiepxki đã tham gia vào nhóm những người tôn sùng chủ nghĩa xã hội không tưởng của Phuriê do Pêtrơrasepxki lãnh đạo.
Tháng 4 năm 1849, trong một buổi sinh hoạt của nhóm, Ðôxtôiepxki đã đọc cho các đồng chí của mình nghe bức thư của Bêlinxki gửi Gôgôn. Sau đó ít ngày, ông cùng với nhiều đồng chí bị bắt giam.
Tháng 12 năm 1849, Ðôxtôiepxki cùng với 23 tội phạm bị giải đến trường bắn và bị kết án tử hình. Nhưng đến phút cuối cùng, Nga hoàng ra lệnh miễn tội tử hình, chuyển thành án lưu đày biệt xứ ở Xibia.
Sau bốn năm sống thân phận tù tội lưu đày ở Xibia, Ðôxtôiepxki tiếp tục bị điều vào quân đội mãi đến năm 1859 mới được xuất ngũ vì đau yếu, bệnh tật. Tháng 12 năm đó, Ðôxtôiepxki trở lại Pêtecbua, trở lại với những suy tư trĩu nặng về xã hội Nga, cõi đời Nga, con người Nga...
Từ đây bắt đầu một giai đoạn sáng tác mới của Ðôxtôiepxki với những tác phẩm lớn: Những ghi chép từ căn nhà Chết Chóc, Những người bị chà đạp và nhục mạ, Tội ác và trừng phạt...
Ngày 14 tháng 4 năm 1867, Ðôxtôiepxki phải trốn ra nước ngoài vì thiếu nợ. Ông đến Ðức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý. Tại Thụy Sĩ Ðôxtôiepxki đã viết cuốn tiểu thuyết Chàng ngốc (1868).
Năm 1871, Ðôxtôiepxki trở về cố hương sau bốn năm sống lưu vong. Trong khoảng 10 năm cuối đời, Ðôxtôiepxki sáng tác những tác phẩm lớn như Lũ quỷ dữ (1872), Chàng trai niên thiếu (1875), Anh em nhà Karamadôp (1880). Cũng trong thời gian này, Ðôxtôiepxki sáng tác một số truyện ngắn xuất sắc như Người đàn bà nhu mì (1876), Giấc mộng của một kẻ ngây ngô nực cười (1877).
Ngày 28 tháng 01 nnăm 1881, trái tim của Ðôxtôiepxki ngừng đập, đường đời mới hơn được 59 năm, con đường lao động nghệ thuật mới tròn ba thập kỉ rưỡi, trong đó không ít những năm túng thiếu gian khổ, cả những năm tù đày đen tối và những ngày đẹp đẽ vinh quang trong thành công sáng tạo nghệ thuật, cả những lời khen ngợi náo nức và cả những lời phê phán, bài xích dữ dội.
Ðánh giá ngòi bút của ông, Gorki so sánh tài năng nghệ thuật của ông ngang với Sêcxpia. Nhiều nhà văn lớn của thế kỉ XX này thừa nhận đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ các sáng tác của thiên tài Ðôxtôiepxki.
II.TÁC PHẨM CỦA ÐÔXTÔIEPXKI
1. Tiểu thuyết Những người cùng khổ
Tiểu thuyết Những người cùng khổ được kết cấu dưới hình thức thư tín. Ðây là một hình thức thường được dùng trong những tiểu thuyết tình cảm chủ nghĩa như tiểu thuyết của Ruxô, Gơt ở thế kỷ XVIII. Tuy vậy, tác phẩm đầu tay của nhà văn trẻ không phải là một truyện tình cảm chủ nghĩa mà là một thành tựu mới, kế thừa và phát triển truyền thống Gôgôn hiện thực.
Nhân vật chính của truyện là Makar Ðiêvuskin, một viên chức thấp kém kiểu Akaki Akakiêvich trong Chiếc áo khoác của Gôgôn và Varvara Ðôbrôxêiôva, con gái một gia đình đang trong trong tình cảnh cùng đường khốn khó giữa đất đế đô hoa lệ. Ðiêvuskin đã luống tuổi, gần ngũ tuần và sống độc thân. Ðôbrôxêiôva còn trẻ, mồ côi cả cha lẫn mẹ, đang sống nhờ tại nhà một người họ hàng xa. Họ mến nhau, trao đổi thư từ hẹn hò nhau chân tình chăm sóc cho nhau, đôi lúc bừng lên ít nhiều hy vọng, nhưng hy vọng đó cũng tàn tắt ngay trước bao nổi âu lo về một ngày mai khốn khó. Họ mến thương nhau chân thành và không sợ những lời đàm tếu về quan hệ của mình. Nhưng như thường xảy ra trong xã hội đương thời, mối tình đó đã kết thúc một cách bất hạnh. Xuất hiện một địa chủ lắm tiền nhiều của, hắn thích Ðôbrôxêiôva và với quyền thế của kẻ mạnh hắn giành giật được cô. Người viên chức nghèo rơi vào cảnh tuyệt vọng.
Qua cốt truyện đơn giản này, Ðôxtôiepxki đã bộc lộ rõ tài năng khái quát hóa nghệ thuật và thâm nhập vào tâm lý nhân vật, phát hiện ra hiện thực với ý nghĩa cao nhất: Con người trong con người.
Kết cấu của tác phẩm chỉ gồm những trang thư giữa chàng và nàng và một số đoạn ghi chép hồi ức của nàng, nhưng nội dung không bị khép kín trong cuộc đời và những suy nghĩ xúc cảm của hai người. Qua những lời bình dị, chân thực của chàng và nàng kể cho nhau, nội dung mở rộng dẫn dắt độc giả gặp nhiều loại người đa dạng trong xã hội Pêtecbua. Nó dẫn dắt người đọc vào nhiều cảnh đời thê thảm của những kẻ nghèo hèn, những cư dân của những căn hầm, những gác xép chật chội tối tăm trong thành phố đế đô Nga. Thế giới Pêtecbua hiện ra với những quan chức hống hách, tàn nhẫn, những tên địa chủ, những tên cho vay cắt cổ, những mụ đưa đường bằng trò đưa đường dắt mối, những viên chức bị thải hồi, những sinh viên nghèo kiếm tiền bằng nghề gia sư.. .
Hình tượng Ðiêvuskin là thành công nghệ thuật xuất sắc của cây bút trẻ Ðôxtôiepxki. Trong những người cùng khổ, Ðiêvuskin tự bộc lộ, tự biểu hiện, tự thú nhận với thế giới nội tâm phức tạp, nhiều mâu thuẫn. Trong tác phẩm của mình, nhà văn không chỉ đồng cảm mà Ðiêvuskin là một phần của tâm hồn tác giả, đồng điệu với tâm hồìn tác giả. Puskin, Gôgôn tha thiết khẳng định phải coi những con người nhỏ bé là con người, Ðiêvuskin của Ðôxtôiepxki tự nhìn nhận mình và tự khẳng định mình là con người.
Nhà văn trẻ không lý tưởng hóa nhân vật. Ơí Ðiêvuskin có những mặt hạn chế: học vấn ít ỏi, đầu óc còn nặng những tư tưởng quan điểm trì trệ, tù đọng.
Nhưng Ðiêvuskin không phải đơn thuần chỉ như vậy, những mặt yếu kém là do tác động của hoàn cảnh xã hội và môi trường sinh sống nghề nghiệp của riêng anh ta. Ðôxtôiepxki đã tinh tường nắm bắt ở đây tính mâu thuẫn phức tạp giữa đời sống xã hội và tâm lý ý thức của con người. Tính cách của Ðiêvuskin là một tính cách phức tạp, đa dạng, chứa đựng nhiều mâu thuẫn: Một phức hợp giữa những mặt đen tối và những mặt sáng đẹp; giữa mặc cảm tự ti và khát vọng tự khẳng định; giữa tư tưởng an bài định mệnh và những xúc cảm phản kháng đối với trật tự xã hội hiện hành.
Mối tình chân thành, trong sáng vào buổi chiều tà của cuộc đời đã soi rọi cho Ðiêvuskin nhìn nhận mình rõ hơn, tự phát hiện ra con người trong bản thân: Con người có những phẩm chất tốt đẹp hoàn toàn xứng đáng để làm người. Tôi hiểu rõ tôi chịu ơn cô biết bao ! Quen biết cô điều đầu tiên là tôi bắt đầu hiểu biết bản thân sâu sắc hơn và bắt đầu yêu thương cô. Còn trước đó, tôi đơn độc và dường như ngủ chứ không phải sống trên cõi đời này. Bọn họ, những kẻ đối xử độc ác với tôi nói rằng thậm chí hình dạng của tôi cũng khiếm nhã, họ khinh miệt tôi và tôi cũng khinh mệt chính mình; họ bảo rằng tôi đần độn và tôi thật sự cũng nghĩ rằng mình đần độn. Nhưng từ khi gặp cô, cô đã soi rọi cả cuộc đời tối tăm của tôi, làm cho trái tim và tâm hồn tôi bừng sáng, tôi thấy mình có thể yên tâm và hiểu rằng tôi không tồi hơn những người khác, rằng quả thật tôi chẳng có gì chói lọi, hào nhoáng, rực rỡ, nhưng dầu sau tôi vẫn là con người; với con tim và những suy nghĩ của mình, tôi là con người.
Với con tim và những suy nghĩ của mình, tôi là con người. Ðó là điều tự phát hiện có ý nghĩa xã hội sâu sắc của những con người nhỏ bé, đó cũng là tuyên ngôn nhân quyền trọng đại của những con người bị chà đạp.
Dòng suy tư của Ðiêvuskin còn tiến xa hơn nữa. Ðối với anh những tên chẳng chút e dè làm nhục mạ một kẻ côi cút mà coi là người, là những con người được sao? Ðó là loài đê tiện chứ không phải là những con người, chỉ là loài đê tiện thôi, đành tạm phải liệt kê vào loài người, nhưng thật chất là khôngcó chúng, và tôi tin chắc vào điều đó . Ðiêvuskin căm uất, phẫn nộ, trong thâm tâm phủ định quyết liệt những tên thống trị, tự thấy về thực chất, nhân tính chân chính của mình cao quý khác biệt hẳn với loại đê tiện đội lốt người đó.
Những người cùng khổ của Ðôxtôiepxki thực sự là một hiện tượng văn học báo hiệu những triển vọng mới chủ nghĩa hiện thực Nga. Ðiêvuskin vừa kế thừa những Xamxôn Vưrin, Akaki Akakiêvich, vừa vượt một quãng dài những nhân vật tiền thân đó. Ðôxtôiepxki đã sớm tự khẳng định mình là một tài năng nghệ thuật xuất sắc.
2. Tiểu thuyết Tội ác và hình phạt:
Tội ác và hình phạt là tác phẩm lớn nhất đầu tiên triển khai sâu sắc, hoàn chỉnh những suy tư nung nấu lâu nay, nhất là sau khi Ðôxtôiepxki trực tiếp giáp mặt với chủ nghĩa Tây âu - những suy tư về tình thực trạng xã hội, nhân cách con người đương thời , và hình thức ngôn từ nghệ thuật biểu đạt tương ứng với thực trạng xã hội đo,ï thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình.
Ở tác phẩm này, tài năng nghệ thuật của Ðôxtôiepxki thật sự vượt lên một tầm cao mới, tạo được một thực tế thẩm mĩ xuất sắc, sự hài hòa cân đối giữa việc khắc họa những diễn biến phức tạp trong đáy sâucủa tâm lí, ý thức nhân vật và việc tái hiện hoàn cảnh, môi trường xã hội đã làm nảy sinh và liên tục tác động đến những diễn biến tâm lí đó.
Một sinh viên nghèo- Raxkônnhikôp, nhân vật trung tâm của tiểu thuyết- phạm tội giết một bà già chuyên nghề cầm đồ với giá tiền bắt bí, rẻ mạt. Sinh viên nghèo- loại người quen thuộc ở đất đế đô Nga bây giờ, hành động phạm pháp đó cũng chẳng phải có chuyện gì quá đặt biệt ở Pêtecbua thời ấy. Nhưng chính từ đấy ngòi bút nghệ thuật của Ðôxtôiepxki đã bung ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội rộng lớn, những vấn đề thời sự nóng bỏng đương thời về đạo đức, nhân cách con người.
Hành động của tiểu thuyết diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi vẻn vẹn 14 ngày, trong một không gian hẹp chủ yếu ở Pêtecbua ( trừ phần kết, tác giả lược thuật cuộc sống, những suy tư của Raxkônnhikôp ở trại lưu đày sau khi đã xảy ra vụ án đã 9 tháng).
Nhịp điệu của hành động tiểu thuyết mang tính kịch căng thẳng. Ngay mở đẫu tác phẩm., tác giả đưa ngay chúng ta vào hành động ở thời điểm Raxkônnhikôp sau nhiều ngày nung nấu trăn trơ íđã quyết định thực hiện ý đồ của mình. Và ngay sau đó trong phần một của tác phẩm- tác giả chuyển sang thời điểm của vụ án mạng. Raxkônnhikôp phạm trọng tội giết người, không phải chỉ một mà hai mạng người. Tội ác là thắt nút của hành động, đồng thời là khởi đầu của một nội dung khác của hành động tiểu thuyết- hình phạt kéo dài trong suốt từ phần hai cho đến phần sáu. Hình phạt ở đây không phải chỉ là sự kết thúc của một vụ án mạng, hình phạt được ngòi bút của Ðôxtôiepxki biểu hiện là một quá trình phức tạp diễn ra ngay trong tâm lí, ý thức của nhân vật, quá trình tự nhận thức định hướng tư tưởng, định hướng về giá trị nhân cách của bản thân mình trước kia. Tự nhận thức trong khi suy ngẫm lại hành động tội ác cùng hậu quả của hành động đó; tự nhận thức trong quá trình xúc cảm, suy tư về bao diễn biến phức tạp liên quan đến những con người quanh mình- liên quan đến mẹ và em gái ruột thịt, đến thân phận những kẻ khốn khó gần gũi. Dòng suy tư của Raxkônnhikôp ngày càng xoáy sâu vào chính bản thân, đồng thời cũng là xoáy sâu vào những vấn đề xã hội, tư tưởng, đạo đức đương thời. Bình diện xã hội luôn luôn kết hợp chặt chẽ với bình diện triết lí trong cuốn tiểu thuyết - bi kịch của Ðôxtôiepxki.
Raxkônnhikôp phạm trọng tội giết người nhưng đây không phải là một tên giết người cướp của tầm thường. Anh ta là một kẻ sát nhân khá đặc biệt, giết người với một thứ triết thuyết mà anh ta tự tạo dựng cho mình. Raxkônnhikôp là một sinh viên có tư chất thông minh, tính tình khẳng khái, trung thực, nhưng quá túng thiếu, nghèo khổ đành phải bỏ học. Sau khi bố, một viên chức nhỏ qua đời, mẹ và em gái ở quê lâm vào tình cảnh thiếu thốn, cùng quẫn. Ðể có thể giúp đỡ mẹ và anh, Ðunhia- em của Raxkônnhikôp- đành nhận làm gia sư cho Xviđrigailôp, một địa chủ giàu có, và ở đây cô phải chịu đựng bao điều tủi nhục xót xa.
Cảnh nhà đã vậy, trong cái xóm dân nghèo, nơi Rakônnhikôp ở, trước mắt chàng trai ngày tiếp ngày diễn ra bao cảnh đời lầm than, cùng quẫn. Anh thấu hiểu sâu sắc rằng không chỉ riêng mình, gia đình mình mà vô số những ngưòi khác, gia đình khác gần gũi thân quen cũng đang bị cái cơ chế của xã hội hiện hành đày đọa trong cảnh ngộ khốn quẫn, hèn kém, tủi nhục.
Nhưng đồng thời chàng thanh niên trí thức Nga ấy lại rất xa cách với mọi người, thậm chí lìa tránh mọi người. Anh ta luôn tự coi mình khác biệt, phi thường. Raxkônnhikôp tự khép kín lòng mình trong suy tư đơn độc, nung nấu những nỗi căm uất về trình trạng bất công, phi nghĩa của xã hội, tìm tòi lối thoát bằng sức lực của cá nhân mình.
Raxkônnhikôp là con người luôn suy tư, luôn nghiền ngẫm, phân tích những ấn tượng xúc cảm, hành vi của mình. Nghiền ngẫm, phân tích, đối chiếu những hiện tượng, những con người trong xã hội Nga đen tối đương thời, Raxkônnhikôp khái quát thành một luận điểm tư tưởng lầm lạc nghiêm trọng: Xã hội phân ra thành hai loại người- tầm thường và phi thường, hạ cấp và cao cấp. Trong khi đa số những kẻ tầm thường nhẫn nhục phục tùng cái trật tự hiện hành thì một số những người phi thường như Napôlêông chẳng hạn, dám chống lại cái trật tự đương thời, dám khinh miệt những chuẩn mực đạo đức thông thường, phổ biến, không nề nà tội ác và bạo lực, buộc mọi người phải tuân thủ ý kiến của mình. với luận điểm đó, Raxkônnhikôp trăn trở , dằn vặt không nguôi: mình thuộc loại người nào? Tầm thường hay phi thưòng? Có dám làm một Napôlêông bất chấp mọi biện pháp, kể cả tàn sát sinh mạng con người, miễn là đạt được mục đích, hay đành nhẫn nhục trong thân phận một sinh vật run rẩy sợ sệt? Hoặc làm nô lệ gục đầu làm nô lệ trong tủi nhục hoặc làm chúa tể thống trị, thâu tóm mọi quyền lực trong tay? Raxkônnhikôp không thấy con đường nào khác ngoài hai cực đối lập đó. Và chính những suy tư đó đã dẫn đến hành động giết người của Raxkônnhikôp để thể nghiệm chính mình.
Cái quan niệm về loại người phi thường siêu nhân, cái tư tưởng dám làm một Napôlêông của Raxkônnhikôp quanh quẩn chỉ là những dị bản của tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, vị kỉ cực đoan của giai cấp tư sản đang hãnh tiến trên đất nước Nga, đang ngày càng củng cố, phát triển mạnh mẽ cái trật tự phi nghĩa, tàn bạo mà chính Raxkônnhikôp đang ngày đêm căm uất. Tấn bi kịch của Raxkônnhikôp bắt nguồn từ sự căm ghét cái trật tự xã hội đó nhưng lại không vượt qua được nó. Ðó chính là con người của anh ta.
Như vậy, qua nhân vật trung tâm của tác phẩm, Ðôxtôiepxki đã xây dựng được một loại hình ý thức tâm lí mới mẻ, có ý nghĩa khái quát rộng lớn.
Tiếp theo tội ác là hình phạt. Hình phạt ở đây không phải là sự kết thúc một vụ án mà là hình phạt xảy ra trong chính cá nhân Raxkônnhikôp.
Tâm trí Raxkônnhikôp luôn căng thẳng để nhằm lẩn tránh, che giấu trọng tội, nhiều lúc Raxkônnhikôp cảm thấy toàn thân rã rời, đầu óc tưởng đến vỡ tung ra. Nhưng lẩn tránh che giấu sao được hình phạt nghiêm khắc của chính lương tâm, lương tri bản thân! Nỗi nhức nhói ở đây ngày càng xót xa, vì sau lần kiểm nghiệm có dám làm một Napôlêông phi thường không, Raxkônnhikôp cảm nhận sâu sắc tự mình đã hủy diệt những quan hệ giữa mình với mọi người, đã chia lìa hẳn với mọi người kể cả những người thương yêu, ruột thịt. Vị kỉ cực đoan, siêu nhân chủ nghĩa- đó là hủy diệt nhân cách, nhân phẩm của chính mình, là tự sát. Khi vung búa lên giết bà già cầm đồ khốn khổ đó, đâu phải chỉ là giết bà ấy mà cũng là vung búa lên đập tan tành tính người của chính mình. Và không còn tính người thì làm gì còn là con người, là sống đích thực? Trong một lần đối thoại gay gắt, Raxkônnhikôp đã thốt lên: Ta đã giết không phải một người, ta đã giết một nguyên lí!. Ðúng vậy, cái tư tưởng phi thường, siêu nhân đã xô đẩy Raxkônnhikôp đến chỗ sát hại ngay trông bản thân cái nguyên lí nhân tính, nhân ái trong cuộc sống con người.
Biệt tài của ngòi bút tiểu thuyết của Ðôxtôiepxki thể hiện sáng rõ ở tác phẩm này sự kết hợp hài hòa, cân đối giữa cái nhìn xoáy sâu vào những ngóc ngách ẩn kín của ý thức, tâm lí nhân vật và cái nhìn bao quát thực tại xã hội, những mối quan hệ phức tạp giữa người với người trong thực tại đó. Những tư tưởng và hành vi của Raxkônnhikôp luôn được tác giả miêu tả trong quan hệ đối chiếu một cách tinh tế với thế giới bên ngoài, với những tư tưởng, hành vi, tính cách, số phận của nhiều người khác, và chính qua đó làm sáng tỏ ý nghĩa xã hội, đạo đức của tấn bi kịch Raxkônnhikôp.
Trong Tội ác và hình phạt, ngoài tuyến cốt truyện trung tâm là tuyến tội ác và hình phạt của Raxkônnhikôp, tác giả đã xây dựng một số cốt truyện tương đối độc lập nhưng có tác dụng quan trọng soi rọi tuyến trung tâm, - như tuyến gia đình Marmêlađôp với những số phận, kiếp đời thê thảm, trong đó nổi bật lên tâm hồn cô gái Xônhia vị tha, bác ái thầm lặng ; hay tuyến cốt truyện của Ðunhia, cô gái nghèo trung thực, khảng khái, trở thành vật săn đuổi của những tên Xviđrigailôp, Lugin lắm tiền nhiều của, tâm địa hắc ám, hiểm độc...
Xônhia là một nhân vật hiện thực trong xã hội đế đô Pêtecbua bây giờ. Xônhia gắn liền với mô típ hình phạt, đồng thời thể hiện mô tip phục sinh của tác phẩm. Cô gái thánh thiện với tình cảm vị tha, bác ái, nhẫn nhục, chịu đưng mọi hi sinh, đậm sắc màu cứu thế của chúa thiêng liêng được tác giả xây dựng tiêu biểu cho lí tưởng mà ông cho là gần gũi với quần chúng nhân dân Nga. Trái với Raxkônnhikôp đang bị những tư tưởng siêu nhân, vị kỉ mang tính chất lí trí giá lạnh, tàn nhẫn cuốn hút, ám ảnh.
Xônhia được ngòi bút của nhà văn đưa kên thành một tượng trưng, một nguyên lí sống, một con đường, một giải pháp mà ông kì vọng có khả năng đưa xã hội Nga, con người Nga ra khỏi trình trạng ngầu đục, thác loạn, đẫm đầy nước mắt và máu đương thời. Ðương nhiên, con đường với nguyên lí Xônhia đậm màu tôn giáo đó chỉ là một ảo tưởng chủ quan, biểu hiện những mâu thuẫn trong thế giới quan của tác giả.
3.Tiểu thuyết Anh em nhà Karamadôp
Tiểu thuyết Anh em nhà Karamadôp tiếp tục triển khai những chủ đề cơ bản, tính cách mà chúng ta gặp trong những tác phẩm trước đây, vừa đưa chúng lên một bình diện khái quát triết lý - xã hội sâu rộng hơn. Tác phẩm này được xem là một trong những thành tựu lớn nhất của văn học Nga và thế giới thế kỷ XIX ảnh hường mạnh mẽ đối với văn học thế giới trong cả thế kỷ XX.
Tiểu thuyết anh em nhà Karamadôp khắc họa thành công bức tranh xã hội phức tạp nhiều màu sắc chồng chất, đan chéo nhau, đối địch nhau gay gắt, đặc tả thành công những ngóc ngách tâm lý ẩn kín của con người. Tác phẩm này bộc lộ rõ những mâu thuẫn, những chao đảo trong ý thức nhà văn: giữa Ðôxtôiepxki - người rao giảng đạo đức chính giáo Nga và Ðôxtôiepxki - nhà văn hiện thực suốt đời lo cho số phận của con người, của nhân dân Nga, của nhân loại. Ông chân thành đề cao những tư tưởng tôn giáo của mình và ngay sau đó bộc lộ nỗi hoài nghi đối với những tư tưởng đó trong qúa trình phát triển nhân vật. Cốt truyện của tác phẩm có phần mở đầu và kết thúc nhưng những vấn đề xã hội, tư tưởng, đạo đức, nhân cách được đề xuất luôn luôn mâu thuẫn và thực sự chưa có lời giải đáp cuối cùng, dứt khoát.
Tuyến cốt truyện trung tâm của bộ tiểu thuyết được xây dựng trên cơ sở những sự việc, những con người trong một gia đình ngẫu hợp . Những tính chất ngẫu hợp của gia đình Karamadôp đạt đến mới quái đản, khủng khiếp, đến mức con có thể giết bố. Gia đình Karamadôp có ba thằng con trai. Hai đứa hợp pháp được học hành và một đứa con hoang vô học, tên nào sẽ hạ sát lão bố Karamadôp? Xét hành vi, tâm địa của chúng, mỗi đứa một vẻ, nhưng tên nào cũng đều có khả năng dám nhúng tay vào máu. Vụ án mạng đã xãy ra ; tiếp đó là cuộc truy lùng tên sát nhân tặc tử; rồi tòa án xét xử, kết án tội phạm... Hành động của tiểu thuyết dẫn người dọc vào vòng lưu chuyển căng thẳng của những tình huống.
Tội ác và hình phạt ở đây phức tạp, rối rắm và khủng khiếp. Ơí đây con người lao vào trận đụng độ có thể sát hại nhau, xoáy cuộn đủ thứ dục vọng sôi sục, nóng bỏng, có thể thiêu cháy tất cả những gì là lương tâm, lương tri con người: Dục vọng tiền bạc phân chia gia tài; dục vọng chiếm đoạt người đẹp hạ thủ thù địch; dục vọng điên cuồng báo thù kẻ đã gây nên những nỗi sỉ nhục trong cuộc đời mình. Ơí đây, một cuộc đụng độ sống còn của những dục vọng đam mê giữa bố và con; một cơn lốc xoáy của những thèm khát đen tối phá tan một cộng đồng thường được coi là tế bào của xã hội.
Bộ tiểu thuyết này được phân thành 12 quyển, mỗi quyển gồm nhiều chương liên kết với nhau theo một lôgic cân đối, chặt chẽ. Nhà văn đã xây dựng một hệ thống khá đông nhân vật gồm cả nhân vật chính và nhân vật phụ. Trong tiểu thuyết này, ngoài tuyến cốt truyện chính, nhà văn còn kết hợp và mở ra nhiều tuyến phụ nhằm bao quát các vấn đề xã hội và soi rõ chủ đề trung tâm.
Fêđor Karamadôp là dị bản của Vankôpxki, Xviđrigailôp... Lão là hiện thân cho thói xa đọa cùng cực của giới triệu phú đương thời làm giàu bằng mọi mánh khóe, dơ dáy, tàn bạo; Ðó là một tên bông phèng, cợt nhã, trơ trẽn, tự mình cho rằng có thể làm được tất cả mọi chuyện bất chấp mọi chuẩn mực đạo đức. Hành động hãm hiếp một cô gái dở hơi vỉa hè và đứa con hoang ra đời, cũng như việc hắn không chấp nhận đứa con hoang đó là một lẽ tất nhiên của nhân cách đã suy thoái của hắn. Hành động hắn giành giật cô gái điếm Grusenka với con trai cả là Ðmitơri cũng là một hành động phản ánh đúng bản chất của hắn. Ơí đây, cô gái Grusenka là tượng trưng cho cái đẹp bị mua bán, chà đạp, sỉ nhục.
Ðứa con cả Ðmitơri là một tên ngỗ ngáo, táo tợn, dữ dội, luôn hững hực những dục vọng, những đam mê không sao điều tiết, kiềm chế được. Việc hắn ăn chơi xả láng cũng như công khai tuyên bố giết bố và giành lại người yêu phản ánh bản chất của hắn. Có lần hắn đã điên tiết hò hét:
- Tôi sẽ giết ông .Tuy nhiên, Ðmitơri vẫn còn tin vào Chúa, vào cơ hội phục sinh trong tội lỗi và bằng tội lỗi.
Ðứa con thứ hai - Ivan, là dị bản của Raxkônnhikôp, là một kẻ thèm khát làm một Napôlêông, bất chấp tất cả chuẩn mực đạo đức miễn sao đạt được mục đích. Ðây là một con người vô thần đắm mình vào những luận điểm tư tưởng siêu hình trừu tượng, duy lý giá lạnh. Hắn cho rằng: Chúa chẳng hề có, bất cứ hành động nào cũng được tất ! . Chính vì vậy, hắn công khai giành giật gia tài với anh cả Ðmitơri, hắn lạnh lùng khinh miệt cả bố và anh. Trong lúc gia đình rơi vào tình huống gay cấn, hắn lạnh lùng ra đi với tâm địa đen tối: Mặc xác lũ ác thú xâu xé nhau, phần lợi sẽ về hắn. Về thực chất hắn là tên đồng lõa với kẻ đã giết bố mình.
Xmerđiakôp, đứa con hoang của lão bố Fêđor - đó là sản phẩm của tội ác và cũng là hiện thân của tội ác. Do mặc cảm tâm lý bị sỉ nhục, chà đạp, hắn căm ghét tất cả, từ lão bố cho đến nước Nga, nhân loại. Hắn chỉ rình rập toan tính xoay đủ số tiền và cút khỏi nước Nga.
Aliôsa là đứa con út. Ðây là một chàng trai sùng đạo, kính chúa với tấm lòng trong trắng, không chút vết nhơ, và một tấm lòng yêu thương bao la. Trong tiểu thuyết, Aliôsa giữ vai trò như đặc phái viên của nhà thờ chính giáo, giữ nhiệm vụ hàn gắn những rạn nứt trong gia đình. Chàng trai thánh thiện đó thật sự là thần tượng đạo đức của cả gia đình. Chàng như là cứu cánh, một con đường để con người sống tốt hơn như ý tưởng của Chúa. Và quả thật mọi người đều rất kính nể và yêu thương chú. Tâm sự với chú về tất cả những suy tư của mình. Ơí đây chúng ta gặp lại chủ đề quen thuộc và là niềm khẩn thiết chân thành của Ðôxtôiepxki về con đường cứu rỗi của Chúa. Thế nhưng hiện thực hoàn toàn ngược lại. Con đường của Chúa khong thể cứu được lão bố Fêđor. Tội ác đã xãy ra. Lão Fêđor bị đập vỡ đầu chết tươi; tên xảo trá Xmerđiakôp tuy vớ được số tiền lớn nhưng kinh hoàng tự sát; Ivan sau những cơn ác mộng, lương tâm thẩm vấn gay gắt, trở nên mất trí, điên dại; Ðmitơri tuy chưa phạm tội giết bố những bị tòa xét xử nhầm lẫn và bị kết án lưu đày biệt xứ; Grusenka tự nguyện đi theo Ðmitơri để chuộc lại lỗi lầm.
Ðôxtôiepxki trong tác phẩm của mình đã luận chiến bác bỏ gay gắt những giáo lý Kitô vẫn thường được coi là chân lý. Ông đặt ra câu hỏi: Con người sinh ra bất cứ ai, đều là kẻ chịu tội tổ tông ư ? Vì vậy ai ở cõi thế gian này, sang, hèn, già, trẻ, mạnh, yếu đều là kẻ có tội, phải biết nhẫn nhục chịu đựng khổ ải để cứu rỗi linh hồn ư ? Vị tha, bác ái là tha thứ, khoa dung tất cả, không được tự phép cho mình quyền được phán xét ai cả, kể cả những kẻ gây khổ nhục đớn đau cho những đứa bé trẻ thơ, con đẻ rứt ruột của mình ư ? Qua lời tranh luận giữa Ivan với Aliôsa, nhà văn đã thực sự nổi loạn, buộc những giáo lý đó phải bộc lộ tính chất quanh co, ngụy tạo, thậm chí phi luân lý, phản đạo đức, đồng lõa với tội ác. Ðối với Ðôxtôiepxki kí ức đạo đức, lương tâm nhân loại không dung thứ bất cứ sự hài hòa, trí trá, phản đạo đức nào, trong đó những tội ác tày trời phải bị trừng phạt.
Qua tác phẩm Anh em nhà Karamadôp, Ðôxtôiepxki đã khẳng định tài năng khái quát nghệ thuật của mình, khẳng định một tư duy nghệ thuật mới - Tư duy đa thanh. Tiểu thuyết đa thanh đã thật sự giành được vị trí của mình trong sự tương quan với tiểu thuyết độc thoại của nền văn học châu Âu. Ðó thật sự là một bước tiến văn học có ý nghĩa lớn lao đối với nền văn học thế giới thể kỷ XX.
( Sưu tầm )