Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Nhà văn Băng Sơn
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 10104" data-attributes="member: 6"><p><strong>Nhà văn Băng Sơn</strong></p><p><strong></strong></p><p><strong><em>"Cái chính là bản thân người viết có nhàm chán hay không"</em></strong></p><p></p><p>Bảy mươi tuổi, ông có sức viết thật đáng nể: 2-3 bài/ ngày. Từng thể nghiệm ở nhiều thể loại khác nhau: thơ, xã luận v.v... nhưng sau Vũ Bằng và Nguyễn Tuân có lẽ người ta hay nhắc đến tên ông ở thể loại tuỳ bút: "Thú ăn chơi người Hà Nội" (tập 1,2,3,4 xuất bản các năm 1997,1999,2000), "Nước Việt hồn tôi" (Xuất bản năm 1995), "Nghìn năm còn lại" (1996), "Cái thú lang thang" (1997) v.v... và mới đây "Dòng sông Hà Nội" (2002) là những tập sách gồm nhiều bài viết của ông khai thác ở thể loại này.</p><p></p><p>- Thưa nhà văn Băng Sơn, có thể nói loại tuỳ bút đã mang lại cho ông đến một duyên may, còn vận rủi, có khi nào ông nghĩ tới tình trạng "bội thực" của độc giả khi phải đọc mãi một tác giả với một thể loại nhất định?</p><p></p><p>+ Nhà văn Băng Sơn: - Điều đầu tiên là không phải độc giả nào cũng đọc mãi một tác giả và chỉ đọc một thể loại cố định. Hơn nữa nội trong một thể loại, nếu có 1000 nhà văn thì có 1000 cách viết khác nhau. Tôi luôn cố gắng tìm ra một lối đi riêng, tránh lặp lại mình. Theo tôi, không sợ độc giả nhàm chán. Cái chính là bản thân người viết có nhàm chán hay không?</p><p></p><p>- Vậy có khi nào nhà văn rơi vào tình trạng bất lực, tự cảm thấy mình rất nhàm chán?</p><p></p><p>+ NV Băng Sơn: - Ở một đề tài cũ, tôi cố gắng đưa vào đó một cách viết mới , suy nghĩ mới. Bài sau luôn phải bổ sung cho bài trước, mở rộng hơn bài trước. Những tác phẩm nằm trong số này không nhiều. Thường thì khi ngồi trước máy chữ, trước đó trong đầu tôi đã hiện hình những ý tưởng mới rồi. Nguyên tác của tôi là: Khi không phát hiện ra điều gì mới, không viết. Tôi tránh lặp lại mình bằng cách đó.</p><p></p><p>- Cuốn sách mới nhất của ông được NXB Thanh niên ấn hành tháng 1-2002 có tên "Dòng sông Hà Nội". Ông có thể giải thích đôi chút về tên gọi đầy chất thơ này?</p><p></p><p>+ NV Băng Sơn: - Đây là một cuốn sách có số phận khá long đong, nó nằm ở NXB 2 năm sau đó mới được ra đời. Sách dày 344 trang gồm nhiều bài tuỳ bút về Hà Nội, bạn bè, những sự vật quen thuộc của quê hương đất nước: bóng tre, mùa sen, trăng chiêm, cháo lá đa v.v... về cơ bản vẫn là những bài viết theo mạch cũ là tuỳ bút trữ tình.</p><p></p><p>Hà Nội trong hình dung của tôi là hình ảnh một dòng sông thường nhận về mình những nguồn nước nhỏ to, rồi tìm cho mình một hướng đi riêng ra biển. Hà Nội cũng nhận về mình tất cả sản vật, tinh tuý, con người của mọi địa phương. Nó lọc đi tạp chất, chỉ giữ lại tinh hoa. Vì thế mà Hà Nội hào hoa, thanh lịch tao nhã, tế nhị. Ám ảnh của tôi về "Dòng sông Hà Nội" đã trở thành tên gọi của cuốn sách.</p><p></p><p>- Đời viết văn của ông gắn liền với thể loại tuỳ bút. Vậy thế nào là một tác phẩm tuỳ bút hay thưa ông?</p><p></p><p>+ NV Băng Sơn: - Định nghĩa "hay" trong văn chương nói chung là rất khó. Với cá nhân tôi, một tác phẩm khi viết ra mà mình có thể tạm bằng lòng trước hết là phải trong sáng. Toát ý người viết và người đọc bằng cách này cách khác cũng có thể hiểu được. Vì ngôn ngữ của tuỳ bút gần với thơ, tôi cố gắng tìm chữ "đắt" giàu sức gợi. Ví dụ khi viết về liền chị quan họ, tôi gọi họ là "nàng gái" chữ"nàng" nghe có cổ hợp với không khí của quan họ. Tả cô dân quân "áo lẳn tròn" cũng sẽ gợi hơn "bờ vai lẳn tròn". Vũ khí của người viết tuỳ bút là liên tưởng. Do đó viết tuỳ bút, khi đọc lên thấy lung linh, thấy óng ánh là được.</p><p></p><p></p><p>- Xin cảm ơn nhà văn</p><p></p><p>theo : Phunuthudo</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 10104, member: 6"] [B]Nhà văn Băng Sơn [/B] [B][I]"Cái chính là bản thân người viết có nhàm chán hay không"[/I][/B] Bảy mươi tuổi, ông có sức viết thật đáng nể: 2-3 bài/ ngày. Từng thể nghiệm ở nhiều thể loại khác nhau: thơ, xã luận v.v... nhưng sau Vũ Bằng và Nguyễn Tuân có lẽ người ta hay nhắc đến tên ông ở thể loại tuỳ bút: "Thú ăn chơi người Hà Nội" (tập 1,2,3,4 xuất bản các năm 1997,1999,2000), "Nước Việt hồn tôi" (Xuất bản năm 1995), "Nghìn năm còn lại" (1996), "Cái thú lang thang" (1997) v.v... và mới đây "Dòng sông Hà Nội" (2002) là những tập sách gồm nhiều bài viết của ông khai thác ở thể loại này. - Thưa nhà văn Băng Sơn, có thể nói loại tuỳ bút đã mang lại cho ông đến một duyên may, còn vận rủi, có khi nào ông nghĩ tới tình trạng "bội thực" của độc giả khi phải đọc mãi một tác giả với một thể loại nhất định? + Nhà văn Băng Sơn: - Điều đầu tiên là không phải độc giả nào cũng đọc mãi một tác giả và chỉ đọc một thể loại cố định. Hơn nữa nội trong một thể loại, nếu có 1000 nhà văn thì có 1000 cách viết khác nhau. Tôi luôn cố gắng tìm ra một lối đi riêng, tránh lặp lại mình. Theo tôi, không sợ độc giả nhàm chán. Cái chính là bản thân người viết có nhàm chán hay không? - Vậy có khi nào nhà văn rơi vào tình trạng bất lực, tự cảm thấy mình rất nhàm chán? + NV Băng Sơn: - Ở một đề tài cũ, tôi cố gắng đưa vào đó một cách viết mới , suy nghĩ mới. Bài sau luôn phải bổ sung cho bài trước, mở rộng hơn bài trước. Những tác phẩm nằm trong số này không nhiều. Thường thì khi ngồi trước máy chữ, trước đó trong đầu tôi đã hiện hình những ý tưởng mới rồi. Nguyên tác của tôi là: Khi không phát hiện ra điều gì mới, không viết. Tôi tránh lặp lại mình bằng cách đó. - Cuốn sách mới nhất của ông được NXB Thanh niên ấn hành tháng 1-2002 có tên "Dòng sông Hà Nội". Ông có thể giải thích đôi chút về tên gọi đầy chất thơ này? + NV Băng Sơn: - Đây là một cuốn sách có số phận khá long đong, nó nằm ở NXB 2 năm sau đó mới được ra đời. Sách dày 344 trang gồm nhiều bài tuỳ bút về Hà Nội, bạn bè, những sự vật quen thuộc của quê hương đất nước: bóng tre, mùa sen, trăng chiêm, cháo lá đa v.v... về cơ bản vẫn là những bài viết theo mạch cũ là tuỳ bút trữ tình. Hà Nội trong hình dung của tôi là hình ảnh một dòng sông thường nhận về mình những nguồn nước nhỏ to, rồi tìm cho mình một hướng đi riêng ra biển. Hà Nội cũng nhận về mình tất cả sản vật, tinh tuý, con người của mọi địa phương. Nó lọc đi tạp chất, chỉ giữ lại tinh hoa. Vì thế mà Hà Nội hào hoa, thanh lịch tao nhã, tế nhị. Ám ảnh của tôi về "Dòng sông Hà Nội" đã trở thành tên gọi của cuốn sách. - Đời viết văn của ông gắn liền với thể loại tuỳ bút. Vậy thế nào là một tác phẩm tuỳ bút hay thưa ông? + NV Băng Sơn: - Định nghĩa "hay" trong văn chương nói chung là rất khó. Với cá nhân tôi, một tác phẩm khi viết ra mà mình có thể tạm bằng lòng trước hết là phải trong sáng. Toát ý người viết và người đọc bằng cách này cách khác cũng có thể hiểu được. Vì ngôn ngữ của tuỳ bút gần với thơ, tôi cố gắng tìm chữ "đắt" giàu sức gợi. Ví dụ khi viết về liền chị quan họ, tôi gọi họ là "nàng gái" chữ"nàng" nghe có cổ hợp với không khí của quan họ. Tả cô dân quân "áo lẳn tròn" cũng sẽ gợi hơn "bờ vai lẳn tròn". Vũ khí của người viết tuỳ bút là liên tưởng. Do đó viết tuỳ bút, khi đọc lên thấy lung linh, thấy óng ánh là được. - Xin cảm ơn nhà văn theo : Phunuthudo [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Nhà văn Băng Sơn
Top