Bạn gửi CV đi nhưng lại không nhận được hồi âm của nhà tuyển dụng. Bạn thắc mắc không biết vì sao mình không được chọn và cảm thấy khó chịu.
Dưới đây là các suy nghĩ của nhà tuyển dụng khi xem một CV. Biết được suy nghĩ của họ, bạn sẽ phần nào giải tỏa được nỗi thắc mắc và tâm lý khó chịu của mình. Quan trọng hơn, bạn có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm quí báu cho lần xin việc sau:
Liệu ứng viên này có phù hợp với nhu cầu của công ty?
Đây là câu hỏi thường trực và gần như là quan trọng nhất khi các nhà tuyển dụng xem một bản CV. Họ sẽ tìm kiếm những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc. Có thể bạn rất tự tin về chuyên môn và có một danh sách dài những kinh nghiệm, nhưng bạn vẫn không được gọi đơn giản vì những kinh nghiệm và kỹ năng đó không phù hợp với yêu cầu của công ty.
Hãy dẫn dắt CV của bạn theo đúng những gì mà công việc yêu cầu. Thay vì viết một bản CV phù hợp với mọi công việc, hãy chú ý vào những điểm phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn nên tìm hiểu xem công việc đó là công việc gì, đòi hỏi những kỹ năng gì, kinh nghiệm nào của bạn phù hợp với vị trí đó. Một ứng viên biết tìm tòi, có khả năng và kinh nghiệm phù hợp là điều mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.
Liệu ứng viên này có khả năng làm việc lâu dài?
Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng phải trăn trở. Thực tế cho thấy mỗi một lần thay nhân viên, công ty sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất. Một là về tiền bạc. Hai là mất công tìm kiếm nhân viên mới và đào tạo nhân viên đó làm việc cho tốt. Vì vậy, yếu tố ổn định lâu dài luôn được các nhà tuyển dụng đề cao. Họ sẽ tìm hiểu mức độ nhảy việc của bạn, thời gian làm việc.
Nếu bạn từng nhảy việc, hãy chú ý đến chức năng và nhiệm vụ công việc, đừng đề cập chi tiết về thời gian. Một bản CV chức năng tập trung vào những kỹ năng, kinh nghiệm, những thành tựu bạn đạt được. Bạn cũng cần chú ý đến điều này trong buổi phỏng vấn. Chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn đấy.
Bạn là một ứng viên tiềm năng?
Hãy tưởng tượng bạn cố gắng thuyết phục ai đó một sản phẩm, cung cấp cho họ một tờ mô tả nhưng lại không cho xem cũng như kiểm tra. Nghe có vẻ rất khó hiểu? Thực tế, đó chính là thách thức của bạn khi viết một bản CV. Các nhà tuyển dụng chỉ qua một vài trang giấy để đánh giá khả năng của bạn và đưa ra quyết định tuyển dụng. Vì vậy, hãy thật cẩn thận đến lỗi in ấn, sai chính tả và đảm bảo tính dễ hiểu của văn bản.
Bạn nên biết, có hàng trăm ứng viên như bạn nộp đơn vào cùng một vị trí, nhà tuyển dụng phải thật cẩn thận và sáng suốt để lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Nếu thắc mắc về kinh nghiệm của bạn (do thiếu, hoặc lỗi đánh máy), họ cũng không có thời gian để kiểm tra lại.
Cách tốt nhất, hãy nhờ ai đó đọc trước và kiểm tra thật cẩn thận. Sau đó, nhờ họ tóm tắt lại nội dung và kiểm tra xem liệu anh/chị ta có thể nhớ được vị trí cũ hay những trách nhiệm của bạn hay không? Có thể nêu ra mong ước nghề nghiệp của bạn là gì? Với một bản CV như vậy, bạn phù hợp với công việc gì? Nếu họ không trả lời được, bạn nên xem xét lại, chú ý thông tin rõ ràng và đơn giản hơn.
Liệu ứng viên này có phù hợp với nhu cầu của công ty?
Đây là câu hỏi thường trực và gần như là quan trọng nhất khi các nhà tuyển dụng xem một bản CV. Họ sẽ tìm kiếm những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc. Có thể bạn rất tự tin về chuyên môn và có một danh sách dài những kinh nghiệm, nhưng bạn vẫn không được gọi đơn giản vì những kinh nghiệm và kỹ năng đó không phù hợp với yêu cầu của công ty.
Hãy dẫn dắt CV của bạn theo đúng những gì mà công việc yêu cầu. Thay vì viết một bản CV phù hợp với mọi công việc, hãy chú ý vào những điểm phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn nên tìm hiểu xem công việc đó là công việc gì, đòi hỏi những kỹ năng gì, kinh nghiệm nào của bạn phù hợp với vị trí đó. Một ứng viên biết tìm tòi, có khả năng và kinh nghiệm phù hợp là điều mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.
Liệu ứng viên này có khả năng làm việc lâu dài?
Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng phải trăn trở. Thực tế cho thấy mỗi một lần thay nhân viên, công ty sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất. Một là về tiền bạc. Hai là mất công tìm kiếm nhân viên mới và đào tạo nhân viên đó làm việc cho tốt. Vì vậy, yếu tố ổn định lâu dài luôn được các nhà tuyển dụng đề cao. Họ sẽ tìm hiểu mức độ nhảy việc của bạn, thời gian làm việc.
Nếu bạn từng nhảy việc, hãy chú ý đến chức năng và nhiệm vụ công việc, đừng đề cập chi tiết về thời gian. Một bản CV chức năng tập trung vào những kỹ năng, kinh nghiệm, những thành tựu bạn đạt được. Bạn cũng cần chú ý đến điều này trong buổi phỏng vấn. Chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn đấy.
Bạn là một ứng viên tiềm năng?
Hãy tưởng tượng bạn cố gắng thuyết phục ai đó một sản phẩm, cung cấp cho họ một tờ mô tả nhưng lại không cho xem cũng như kiểm tra. Nghe có vẻ rất khó hiểu? Thực tế, đó chính là thách thức của bạn khi viết một bản CV. Các nhà tuyển dụng chỉ qua một vài trang giấy để đánh giá khả năng của bạn và đưa ra quyết định tuyển dụng. Vì vậy, hãy thật cẩn thận đến lỗi in ấn, sai chính tả và đảm bảo tính dễ hiểu của văn bản.
Bạn nên biết, có hàng trăm ứng viên như bạn nộp đơn vào cùng một vị trí, nhà tuyển dụng phải thật cẩn thận và sáng suốt để lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Nếu thắc mắc về kinh nghiệm của bạn (do thiếu, hoặc lỗi đánh máy), họ cũng không có thời gian để kiểm tra lại.
Cách tốt nhất, hãy nhờ ai đó đọc trước và kiểm tra thật cẩn thận. Sau đó, nhờ họ tóm tắt lại nội dung và kiểm tra xem liệu anh/chị ta có thể nhớ được vị trí cũ hay những trách nhiệm của bạn hay không? Có thể nêu ra mong ước nghề nghiệp của bạn là gì? Với một bản CV như vậy, bạn phù hợp với công việc gì? Nếu họ không trả lời được, bạn nên xem xét lại, chú ý thông tin rõ ràng và đơn giản hơn.
VŨ HUYỀN (Theo Careerbuilder.com)