Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI CHÂU ÂU
Ở thời sơ kì trung đại ( thế kỉ V- XI), nhà trường chỉ mở ở các tu viện và nhà thờ để đào tạo các tăng lữ và người giúp việc trong giáo hội Ki Tô giáo. Vì thế số người biết chữ và có học vấn thời này rất ít. Nhưng từ thời trung kì ( Thế kỉ XII- XV), cùng với việc xuất hiện thành thị và thành lập chính quyền quân chủ trung ương tập quyền, nhu cầu văn hóa giáo dục đòi hỏi phải mở rộng. Quan lại của nhà vua từ trung ương đến địa phương phải biết chữ và có học vấn mới biết thi hành những chỉ thị, mệnh lệnhcủa nhà vua và cai quản địa phương ( xử kiện, thu thuế...) Thị dân cũng cần biết chữ và có văn hóa để làm ăn buôn bán và hoạt động văn hóa tinh thần. Vì thế từ thế kỉ XIII trở đi, hàng loạt các trường học được thành lập ở các thành thị lớn.
Các bài học trong nhà trường đều bằng tiếng la tinh ( Ngôn ngữ và chữ viết của người Rô ma cổ đại). Do vậy đầu tiên học sinh phải học đọc và viết tiếng la tinh. Thời bấy giờ sách vở rất hiếm và rất đắt ( sách vở bằng da cừu, da dê dát mỏng, viết tay bằng bút lông ngỗng) cho nên chỉ thầy giáo ( đều là thầy tu) mới có một quyển sách để dạy học, còn học trò phải thuộc lòng những chữ và những câu do thầy đọc. Học trò tập viết vào một tấm bảng con xoa sáp, viết xong lại xóa đi và viết chữ khác. Vì tiếng la- tinh rất khó đọc, khó viết nên thời gian học đọc, học viết này kéo dài 3 năm. Do học sinh không có hào hứng với việc học tiếng Latinh lên thầy giáo luôn phải “dùng roi vọt” để nhắc nhở những học trò không chú ý học tập.
Sau khi đọc thông viết thạo tiếng La –tinh, học sinh phải học tiếp “ Bảy nghệ thuật tự do”: văn phạm ( hay phạm ngữ), tu từ học ( Nghệ thuật nói), biện chứng pháp ( nghệ thuật tranh cãi), số học, hình học, thiên văn và âm nhạc. Văn phạm là môn học khó nhất, vì những nguyên tắc cơ bản về biến cách và cách học, người dạy cho học trò những nguyên tắc đơn giản như: các phép tính cộng trù nhân chia bằng chữ số Rô ma, cách đo diện tích và thể tích của các hình tam giác, hình vuông, hình thang, hình tròn.... là những hình thường gặp trong khi tiến hành đo đạc ruộng đất, xây dựng các công trình kiến trúc. Trong môn hình học có cả những kiến thức về địa lý, nhưng hết sức sai lầm và vô lý ( như người ta dạy trái đất như một cái đĩa nổi trên mặtđất giữa cái đĩa là cái rốn của vũ trụ, đó là thành phố Giê- ru-xa-lem; trời thì ở bên trái cái đĩa và có những chiếc cột chống đỡ...) Bản đồ thời bấy giờ chỉ vẽ 3 châu lục : Châu Âu, Châu Á và Châu Phi nhưng còn rất đơn giản và nhiều sai sót...
Sau khi học xong “bảy nghệ thuật tự do” trong 5-7 năm học sinh có thể xin vào học tại trường đại học. Trường đại học thời đó chỉ có 3 khoa : Thần học, luật học, y học. Có một số trường chỉ dạy 1 khoa nhất định chẳng hạn trường đại học Xo óc- bon ở Pari ( Pháp) chủ yếu giảng dạy môn thần học; trường đại học Bô- lô- nha ở I-ta-li a chủ yếu giảng dạy luật Rô ma... Ở thời trung đại môn thần học được đề cao nhất. Giáo hội đặt thần học lên trên mọi khoa học và theo kiến giả của các học giả thời đó thì “ Khoa học chỉ là đầy tớ của thần học”. Có một số tri thức muốn làm nghề tự do không muốn làm quan chức hay thầy thu thì học ngành y. Môn y học thời trung đại cũng bị giáo hội chi phối cấm không được mổ xẻ tử thi, nên nhiều kiến thức y học thiếu chính xác.
( Theo : Đặng Đức An ( chủ biên) những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập I, Sđd)
Ở thời sơ kì trung đại ( thế kỉ V- XI), nhà trường chỉ mở ở các tu viện và nhà thờ để đào tạo các tăng lữ và người giúp việc trong giáo hội Ki Tô giáo. Vì thế số người biết chữ và có học vấn thời này rất ít. Nhưng từ thời trung kì ( Thế kỉ XII- XV), cùng với việc xuất hiện thành thị và thành lập chính quyền quân chủ trung ương tập quyền, nhu cầu văn hóa giáo dục đòi hỏi phải mở rộng. Quan lại của nhà vua từ trung ương đến địa phương phải biết chữ và có học vấn mới biết thi hành những chỉ thị, mệnh lệnhcủa nhà vua và cai quản địa phương ( xử kiện, thu thuế...) Thị dân cũng cần biết chữ và có văn hóa để làm ăn buôn bán và hoạt động văn hóa tinh thần. Vì thế từ thế kỉ XIII trở đi, hàng loạt các trường học được thành lập ở các thành thị lớn.
Các bài học trong nhà trường đều bằng tiếng la tinh ( Ngôn ngữ và chữ viết của người Rô ma cổ đại). Do vậy đầu tiên học sinh phải học đọc và viết tiếng la tinh. Thời bấy giờ sách vở rất hiếm và rất đắt ( sách vở bằng da cừu, da dê dát mỏng, viết tay bằng bút lông ngỗng) cho nên chỉ thầy giáo ( đều là thầy tu) mới có một quyển sách để dạy học, còn học trò phải thuộc lòng những chữ và những câu do thầy đọc. Học trò tập viết vào một tấm bảng con xoa sáp, viết xong lại xóa đi và viết chữ khác. Vì tiếng la- tinh rất khó đọc, khó viết nên thời gian học đọc, học viết này kéo dài 3 năm. Do học sinh không có hào hứng với việc học tiếng Latinh lên thầy giáo luôn phải “dùng roi vọt” để nhắc nhở những học trò không chú ý học tập.
Sau khi đọc thông viết thạo tiếng La –tinh, học sinh phải học tiếp “ Bảy nghệ thuật tự do”: văn phạm ( hay phạm ngữ), tu từ học ( Nghệ thuật nói), biện chứng pháp ( nghệ thuật tranh cãi), số học, hình học, thiên văn và âm nhạc. Văn phạm là môn học khó nhất, vì những nguyên tắc cơ bản về biến cách và cách học, người dạy cho học trò những nguyên tắc đơn giản như: các phép tính cộng trù nhân chia bằng chữ số Rô ma, cách đo diện tích và thể tích của các hình tam giác, hình vuông, hình thang, hình tròn.... là những hình thường gặp trong khi tiến hành đo đạc ruộng đất, xây dựng các công trình kiến trúc. Trong môn hình học có cả những kiến thức về địa lý, nhưng hết sức sai lầm và vô lý ( như người ta dạy trái đất như một cái đĩa nổi trên mặtđất giữa cái đĩa là cái rốn của vũ trụ, đó là thành phố Giê- ru-xa-lem; trời thì ở bên trái cái đĩa và có những chiếc cột chống đỡ...) Bản đồ thời bấy giờ chỉ vẽ 3 châu lục : Châu Âu, Châu Á và Châu Phi nhưng còn rất đơn giản và nhiều sai sót...
Sau khi học xong “bảy nghệ thuật tự do” trong 5-7 năm học sinh có thể xin vào học tại trường đại học. Trường đại học thời đó chỉ có 3 khoa : Thần học, luật học, y học. Có một số trường chỉ dạy 1 khoa nhất định chẳng hạn trường đại học Xo óc- bon ở Pari ( Pháp) chủ yếu giảng dạy môn thần học; trường đại học Bô- lô- nha ở I-ta-li a chủ yếu giảng dạy luật Rô ma... Ở thời trung đại môn thần học được đề cao nhất. Giáo hội đặt thần học lên trên mọi khoa học và theo kiến giả của các học giả thời đó thì “ Khoa học chỉ là đầy tớ của thần học”. Có một số tri thức muốn làm nghề tự do không muốn làm quan chức hay thầy thu thì học ngành y. Môn y học thời trung đại cũng bị giáo hội chi phối cấm không được mổ xẻ tử thi, nên nhiều kiến thức y học thiếu chính xác.
( Theo : Đặng Đức An ( chủ biên) những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập I, Sđd)