Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Nhà thơ Nga Puskin
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Bút Nghiên" data-source="post: 14439" data-attributes="member: 699"><p><strong>IV.TIỂU THUYẾT EPGHÊNHI ÔNÊGHIN </strong></p><p><strong></strong></p><p>Ðây là tiểu thuyết bằng thơ viết trong hơn tám năm ( 1823 - 1831 ). </p><p></p><p>Tác phẩm nêu lên vấn đề con người thời đại. Vấn đề này ông đã đề cập đến hai bản trường ca Người tù Capcaz và Ðoàn người Sưgan . Ơí đây vấn đề này được phát triển thêm. Trong hai bản trương ca trước, Puskin viết theo bút pháp lãng mạn do đó tính cách nhân vật bị hạn chế. Trong quyển tiểu thuyết bằng thơ này Puskin viết theo phương pháp hiện thực. </p><p></p><p>Epghênhi Ônêghin là tác phẩm trung tâm trong toàn bộ sáng tác của Puskin. Ðây là một tác phẩm lớn của văn học Nga và văn học thế giới, đặc biệt trong văn học thời kỳ này. </p><p>Epghênhi Ônêghin của Puskin là tác phẩm mở đường cho chủ nghĩa hiện thực văn học Nga, đánh dấu văn học Nga chuyển sang một thời kỳ mới. </p><p></p><p>Epghênhi Ônêghin chia thành tám chương, mỗi chương có 40 đến 60 khổ thơ, mỗi khổ gồm 14 dòng thơ. Tất cả là 5275 dòng ( Truyện Kiều có 3254 dòng ). </p><p></p><p>Tác phẩm có bốn nhân vâtû chính: Epghênhi Ônêghin, Tachiana, Lenxki, Ônga. </p><p>Epghênhi Ônêghin là một chàng thanh niên quý tộc thủ đô, thông minh, ăn diện đúng kiểu cách, được lòng gái đẹp. Chàng được xem là kiểu mẫu của xã hội thượng lưu. Epghênhi Ônêghin đắm mình trong sinh hoạt xã hội thượng lưu: tham gia phòng trà, nhà hát, yến tiệc, khiêu vũ... Nhưng không lâu anh bắt đầu chán. Anh đóng cửa ngồi nhà để viết văn đọc sách. Nhưng những công việc đó không thể nào xua tan được những nỗi buồn chán trong lòng. </p><p></p><p>Trong lúc đó anh nghe tin từ nông thôn người chú vừa qua đời. Gia đình anh ở nông thôn gọi anh về quê để thừa kế và chăm nom trang ấp. Anh rất hồ hởi ra đi vì nghĩ rằng sẽ vơi bớt nỗi buồn chán ở thành thị. </p><p></p><p>Ðược vài ngày anh lại buồn chán như lúc trước. Vì vậy, anh tìm mọi việc để làm: thăm họ hàng, chăm sóc trẻ con... nhưng nỗi buồn chán vẫn đeo đuổi. </p><p></p><p>Ngay trong làng anh có chàng trai trẻ tên là Lenxki vừa đi học ở Ðức về. Lenxki kém tuổi hơn Epghênhi Ônêghin và chưa từng trải. Lenxki biết làm thơ, có nhiều mộng tưởng. Cũng tại làng này có người con gái tên là Ônga và là người yêu của Lenxki. Ðó là một cô gái đẹp, hồn nhiên. Lenxki đến với Ônga là do hai người thân nhau từ nhỏ. </p><p></p><p>Epghênhi Ônêghin kết bạn với Lenxki. Ônga có người chị là Tachiana. Lenxki dẫn Epghênhi Ônêghin đến thăm gia đình Ônga và làm quen với Tachiana. Tachiana không xinh đẹp bằng Ônga nhưng có tâm hồn rất đẹp và trong sáng. Trong khi cô em hay ca hát vui nhộn thì cô chị hay mơ màng, tư lự, ít nói, lặng lẽ, suy tư. </p><p></p><p>Chỉ mới qua buổi đầu gặp gỡ Tachiana đã yêu Epghênhi Ônêghin. Tachiana cảm thấy người mơ ước của mình đã đến nên yêu mãnh liệt. Cô đã đánh bạo viết thư tình cho chàng nói lên lòng thương yêu, sầu nhớ, tương tư. </p><p></p><p>Nhận được thư Tachiana, Epghênhi Ônêghin xúc động trước tấm lòng chân tình tha thiết của nàng nhưng Epghênhi Ônêghin lại khước từ tình yêu. Anh ta sợ cuộc sống gia đình sẽ làm anh ta mất tự do. Ðây là một hành động làm rõ tính cách con người thời đại. </p><p>Trong lễ thánh của Tachiana, Lenxki và Epghênhi Ônêghin cùng đến dự. Trong ngày vui này Epghênhi Ônêghin khiêu vũ với Ônga. Ðiều này làm Lenxki nghi ngờ. Kết quả là Lenxki thách Epghênhi Ônêghin đấu súng. Thực chất trong thâm tâm Epghênhi Ônêghin không muốn nhận lời đấu súng nhưng cuối cùng thì anh ta đã nhận lời. Trong cuộc đấu súng Lenxki bị chết. Epghênhi Ônêghin rất đau buồn, vì thế anh bỏ làng quê ra đi. </p><p>Sau đó ít lâu Ônga lấy một chàng sĩ quan Nga hoàng và theo chồng đi nơi khác. </p><p>Tachiana ở nhà với mẹ. Lúc này có nhiều người đến dạm hỏi nhưng Tachiana từ chối. Trong thời gian này Tachiana âm thầm lặng lẽ với bản thân, với những kỷ niệm và thường đến thăm căn phòng Epghênhi Ônêghin từng ở. </p><p></p><p>Ðến mùa đông cả hai mẹ con Tachiana rời bỏ làng quê để đến Maxcơva và sống ở tại nhà một bà cô. Tại đây nàng hòa nhập với sinh hoạt của giới thượng lưu. Lúc bấy giờ có một viên tướng Nga về hưu để mắt đến Tachiana và ông đã cầu hôn với nàng. Theo lời khuyên của mẹ và vì thương mẹ, Tachiana đã nhận lời. </p><p></p><p>Sau một thời gian Epghênhi Ônêghin trở về và gặp lại Tachiana. Lúc này nàng không còn là con người thuở xưa mà trở thành một phu nhân kiều diễm. Trong lòng Epghênhi Ônêghin tình yêu sống dậy một cách mãnh liệt. Chàng viết thư tỏ tình với nàng, nhưng khi thư đến thì không có hồi âm. Vì thế chàng đau buồn đến bệnh. Cuối cùng Epghênhi Ônêghin đánh bạo đến nhà nàng. Chàng gặp Tachiana và nói thật lòng mình. Tachiana rất cảm động và cô cũng thú nhận với Epghênhi Ônêghin là nàng vẫn còn yêu anh tha thiết, nhưng nàng không thể phản bội chồng. Trong lúc đó chồng của Tachiana bước vào. </p><p></p><p><strong>* Epghênhi Ônêghin </strong></p><p></p><p> Epghênhi Ônêghin là một thanh niên quý tộc và là nhân vật chính của tiểu thuyết. Ðây là một nhân vật khá phức tạp, mâu thuẫn sâu sắc trong tâm hồn và tư tưởng. Anh ta là con đẻ của giai cấp quý tộc thượng lưu, vì vậy anh ta đắm mình trong cuộc sống thượng lưu là điều tất nhiên. Anh rất giàu sang, không phải làm việc gì cả và anh ta không muốn lao động. Giai cấp qúy tộc đã tạo ra một con người như thế và lẽ tất nhiên anh sẽ là người tiếp nối, phục vụ và tán dương giai cấp thống trị. Ðó là sự mong muốn của giai cấp quý tộc, những người đi trước anh. Nhưng anh không phải là người tầm thường như những người cùng giới. Trong tâm tư anh vẫn le lói ánh sáng của trí tuệ. Sống trong xã hội thượng lưu nhưng anh không ham danh vọng, không tán thành, không ngợi ca, không cúc cung tận tụy nó. </p><p></p><p>Epghênhi Ônêghin còn nhận ra được những xấu xa, đểu cáng, những điều đáng chê trách trong xã hội anh đang sống, đó là nguyên nhân làm anh chán xã hội này, thậm chí coi thường, khinh khi nó và khinh khi chính bản thân mình. Vậy mà khi nhận ra sự xấu xa của nó anh vẫn sống với nó không dứt ra được. Anh vẫn tiêu phí tuổi trẻ, tâm hồn của mình trong xã hội đó. Chính những điều đó càng làm cho anh buồn chán hơn, chán đến nỗi cùng cực. </p><p></p><p>Trong bản thân anh có nhiều cái đáng quý: tuổi trẻ, sức lực, học vấn... nhưng anh chẳng biết dùng vào việc gì. Anh sống không có mục đích, không có lý tưởng. Những điều đó là do hoàn cảnh, do lối giáo dục của xã hội, anh không gì lóe lên ở ngày mai vì thế anh không biết quan tâm đến ai, anh chỉ biết có mình. Anh sinh ra để sống an thân, ích kỷ, và chỉ có buồn chán. </p><p></p><p>Do buồn chán, ích kỷ, an thân, có lúc anh đã gây tác hại đối với người khác. Và không chỉ đối với người khác anh còn hại ngay cả bản thân mình. Anh từ chối một mối tình đáng lẽ ra anh phải được sống hạnh phúc. Anh muốn sống tự do cho riêng mình, và điều đó làm cho Tachiana đau khổ, thất vọng, buồn đau. Trong tình bạn, anh đấu súng với Lenxki, đó là điều vớ vẩn, tuyệt đối không nên làm nhưng anh vẫn để điều đó xảy ra vì anh sợ dư luận xã hội - cái mà anh coi thường. Ðó là điều mâu thuẫn trong con người anh. Anh là một người chán xã hội, khinh bỉ nó nhưng anh lại sợ chính nó. Vừa coi thường, khinh khi nhưng lại sợ. Ðó là nét tính cách của anh. </p><p></p><p>Qua việc từ chối tình yêu của Tachiana chúng ta thấy Epghênhi Ônêghin là người không có lối thoát, sống quẫn quanh, tiêu phí cuộc đời vào những điều vô nghĩa, hiểm nguy không đáng. </p><p></p><p>Bên cạnh đó anh cũng có những ưu điểm: thông minh, phủ nhận xã hội, không ham danh vọng. Anh là người biết quan sát, biết bồi dưỡng kiến thức, là một con người sống cao thượng, chân thành trong tình yêu. Trong con người anh vẫn tiềm tàng một vài nét đẹp mặc dù anh không vượt ra khỏi những thành kiến của xã hội. </p><p></p><p>Epghênhi Ônêghin sống không có mục đích, sống buồn bã, cô đơn, không biết mọi việc xung quanh, không làm được việc gì cho đời... anh trở thành con người thừa của xã hội. </p><p>Con người thừa này trở thành hình tượng điển hình, đại diện cho một bộ phận của tầng lớp thanh niên quý tộc đương thời. Ðiều này thể hiện ở tâm trạng, lối sống của nhân vật. </p><p></p><p>Anh là một con người không ủng hộ xã hội đương thời. Ða số thanh niên quý tộc ủng hộ xã hội nhưng anh chán ghét vì anh hiểu hơn họ. Nhưng đồng thời anh không chống lại nó do nền giáo dục, do những hạn chế của bản thân anh. Nếu như anh chống lại xã hội, lẽ đương nhiên anh đã đi theo những người tháng Chạp. Vì thế Epghênhi Ônêghin là nhân vật chưa mang ý tưởng thời đại ( Chống lại chế độ nông nô chuyên chế Nga hoàng ), do đó anh không thể được xem là nhân vật tích cực. Nhưng anh cũng là người không ủng hộ nền chuyên chế đó nên chúng ta cũng không thể coi anh là nhân vật tiêu cực. </p><p>Nếu Epghênhi Ônêghin xuất hiện vào thời kỳ đầu của cách mạng thì anh là người có những nét tích cực. Nhưng về sau thì anh trở thành con người tiêu cực. </p><p></p><p>Hình tượng Epghênhi Ônêghin được nhà thơ miêu tả trong sự phát triển, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của tiểu thuyết. Khi anh giết Lenxki anh đã bước vào bước ngoặc của cuộc đời. anh đã rời bỏ, anh khgông đủ sức bình tỉnh ở lại nơi đã khiến anh gây tội ác, xa rời xã hội thượng lưu để đi đến một nơi nào đó. Và nhờ đi đây đi đó, anh đã hiểu được nổi khổ của người dân. Ðây cũng là một bước tiến. Cuối cùng anh chán nản và trở về, gặp Tachiana và tình cảm trước kia được đánh thức. </p><p></p><p>Tóm lại, Epghênhi Ônêghin là một con người thừa, một sản phẩm của xã hội Nga đầu thế kỷ XIX, xã hội đó đã tạo ra một người như anh ta. Thông qua hình tượng này, nhà văn đã thể hiện hiện thực một cách sâu sắc, đầy đủ về lối sống, tâm trạng, lý tưởng của lớp thanh niên quý tộc đương thời. </p><p></p><p><strong>* Tachiana </strong></p><p></p><p> Ðây là người phụ nữ Nga làm cho người đọc yêu mến. Puskin đã để tất cả tình cảm, tâm hồn và sự quý trọng để xây dựng nhân vật lý tưởng này. </p><p></p><p> Nếu như Epghênhi Ônêghin là nhân vật phức tạp đầy mâu thuẫn thì đây là một hình tượng có tính cách đa dạng. Ðiều chung nhất, đây là một tâm hồn Nga đẹp đẽ. Tachiana là một thiếu nữ quý tộc ở làng quê, nàng sống rất bình dị như những cô gái nông thôn khác. Sự bình dị thể hiện ở ngay tên gọi Tachiana. </p><p></p><p>Tachiana là một cô gái sống có nghị lực, trách nhiệm, nàng có một nét đẹp dịu hiền, kín đáo, đăöm thắm, cái đẹp chủ yếu là ở vẻ đẹp tâm hồn. Nội tâm cô hơi buồn, hay sống cô đơn, trầm mặc, hay suy nghĩ, xúc cảm một mình. </p><p></p><p>Tachiana rất thích đọc sách tiếng Pháp, viết thư bằng tiếng Pháp nhưng đồng thời lại là cô gái hay bói toán, nằm mộng như những cô gái đồng quê Nga. </p><p></p><p>Tachiana là cô gái rất gắn bó với làng quê cả về tâm hồn lẫn tư tưởng. Cô rất yêu ruộng vườn, thiên nhiên bốn mùa... </p><p></p><p>Tachiana rất trầm lặng nhưng khi đã yêu thì yêu vô cùng nồng cháy, chân thành, tha thiết, mãnh liệt, chỉ biết tuân theo nhịp đập của trái tim. Nàng đã chủ động viết thư tỏ tình với Epghênhi Ônêghin. </p><p></p><p>Tachiana bị từ chối tình yêu, nàng đau khổ vô cùng nhưng vẫn giữ mãi tình yêu của mình. Ðến khi có chồng Tachiana vẫn còn vẫn nguyên vẹn tình cảm đó. Tất cả những điều này nói lên sự thủy chung và tình yêu sâu nặng trong tâm hồn Tachiana. </p><p>Tóm lại, bản chất của Tachiana là sự cao quý về tâm hồn và tinh thần trách nhiệm, không hề tráo trở trong tình yêu và tình nghĩa vợ chồng. Chính điều này thể hiện bản chất của người phụ nữ Nga, tâm hồn Nga chân chính và sâu sắc. </p><p></p><p><strong>* Lenxki </strong></p><p></p><p> Lenxki là một người nồng nhiệt, có tài, nhưng chết rất trẻ. Anh ta là một con người lãng mạng mang biết bao hoài bảo ở đời. nhưng cái chết của anh là một điều tất nhiên. Ðó chính là tính hiện thực của tác phẩm. </p><p></p><p>Bên cạnh việc miêu tả những nhân vật như Epghênhi Ônêghin, Tachiana, Lenxki, Ônga Puskin </p><p></p><p>còn xây dựng những nhân vật như bà nhũ mẫu, những cô gái nông thôn tất cả những điều này làm tăng thêm tính hiện thực của tác phẩm. </p><p></p><p>Trong tác phẩm Puskin còn tái hiện thiên nhiên Nga với mọi nét điển hình và chân thật của nó. Nhà thơ miêu tả từ kinh thành Pêtecbua cho đến những miền quê với cảnh sắc bốn mùa đặc trưng ở Nga. </p><p></p><p>Nông thôn Nga chiếm một vị trí đặc biệt trong tiểu thuyết. Ông miêu tả các mùa: xuân, hạ, thu, đông với núi non, sông rộng, tuyết phủ, bầu trời xanh... Nhà thơ đã nắm bắt những cái đẹp trong chính cái bình thường, dung dị. </p><p></p><p>Ngoài ra trong tác phẩm nhà thơ còn thể hiện nhiều bức tranh về phong tục tập quán Nga với tầm bao quát sâu rộng. </p><p></p><p>Tóm lại, trước khi tiểu thuyêt bằng thơ này ra đời, ở Nga chưa có một tác phẩm văn học nào thể hiện được toàn bộ một giai đoạn lịch sử một cách trọn vẹn, rộng rão, chân thực như Epghênhi Ônêghin. Do đó , Bêlinxki gọi tiểu thuyết này là bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga đặc biệt đầu thế kỷ XIX. </p><p></p><p>Nổi bật trong tác phẩm này là tính hiện thực, tính nhân dân và chất trữ tình. Epghênhi Ônêghin và hai tác phẩm Người tù Capcaz, Ðoàn người Sưgan" đều nói về con người thời đại, nhưng đây là tác phẩm tiêu biểu, thành công và xuất sắc nhất của Puskin. </p><p></p><p><strong>V .VĂN XUÔI </strong></p><p></p><p> Trong mười năm cuối cùng 1827- 1837 , Puskin chú trọng viết văn xuôi . Ông là người đặt nền mống cho văn xuôi hiện thực Nga. Những tác phẩm tiêu biểu của ông là: Con đầm bích, Tập truyện của ông Benkin, Người con gái viên đại úy, Người da đen của Piôt Ðại đế, Phát súng, bão tuyết, Ông chủ hiệu đám ma, Người trưởng trạm, Cô tiểu thư nông dân.. </p><p></p><p>Puskin tỏ ra không hài lòng với văn xuôi hiện tại bởi vì khi đọc lên ông thấy nó hời hợt, kiểu cách, xa rời cuộc sống, giả tạo, xa lạ với những vấn đề của đất nước, của nhân dân. </p><p></p><p> Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn xuôi hiện tại của Nga thường đưa tiếng nước ngoài vào, nhất là tiếng Pháp làm cho nó nặng nề, thấp kém, không đủ sức diễn đạt và nói lên những điều tinh tế....Nó không hấp dẫn đối với người đọc đương thời. </p><p>Puskin thấy mình có nhiệm vụ cải cách văn xuôi, đặt nền mống cho nền văn xuôi hiện đại. </p><p></p><p> Ơí phương Tây, chủ nghĩa hiện thực ra đời đã dẫn đến sự phát triển vững vàng của văn xuôi. Ơí Nga chủ nghĩa hiện thực ra đời đặt ra vấn đề xây dựng nền văn xuôi đặc biệt là phát triển ngôn ngữ văn xuôi. Văn xuôi ở Nga đuổi kịp các nước phương Tây chính là nhờ vai trò to lớn của Puskin. Tônxtôi nhận xét: Puskin là người thầy của tôi và tôi cần phải học tập". </p><p></p><p><strong>1. Tiểu thuyết Người con gái viên đại úy ( 1836 )</strong>: </p><p></p><p>Ðây là tác phẩm viết về cuộc khởi nghĩa của Pugatsiôp, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân làm rung chuyển nước Nga năm 1773 đến 1775.</p><p> </p><p>Các nhân vật chính: Grinhôp, Xavêlich, đại úy Mirônôp, Masa, sĩ quan Svabrin, Pugatsiôp. </p><p></p><p>Tiểu thuyết có 14 chương. Grinhôp vừa là nhân vật trong truyện cũng là người kể chuyện. </p><p></p><p>Grinhôp là thanh niên quý tộc vùng Xiêmbiêc. Anh lên đường nhập ngũ năm 16 tuổi. Trên đường đi, anh bị lạc trong một cơn bão tuyết và được một người dẫn đường đưa đến một quán trọ. Chàng biếu cho người dẫn đường một chiếc áo khoác để tạ ơn. Sau đó, Grinhôp tiếp tục đi đến những đồn canh của quân triều đình. Chàng được phân về đồn Bêlôgô dưới sự chỉ huy của đại úy Mirônôp, người sống cùng với tên sĩ quan Svabrin. </p><p></p><p> Một hôm Grinhôp và SvaBrin có chuyện bất hòa dẫn đến sự đấu kiếm. Grinhôp bị thương và được Masa chăm sóc. Sau đó hai người yêu nhau. Nhưng chàng không được cha mẹ cho phép kết hôn với Masa vì cho rằng gia đình Masa nghèo. </p><p></p><p> Chàng rất buồn, thất vọng. Trong tình hình như vậy thì quân khởi nghĩa Pugatsiôp đánh chiếm đồm Bêlôgô. Vợ chồng Mirônôp bị sát hại. Svabrin đầu hàng quân khởi nghĩa và được Pugatsiôp cho làm đồn trưởng. Grinhôp suýt bị treo cổ nhưng được tha vì người dẫn đường chính là Pugatsiôp. Pugatsiôp cho anh ta ngựa, áo ấm, tiền và ra đi. Grinhôp từ biệt Masa. Bấy giờ Masa đang ẩn náo trong nhà người quen còn Grinhôp thì về Ôrenbua để cầu viện. </p><p></p><p> Khi đến thành Ôrenbua thì quân triều đình đã án binh bất động không chịu xuất binh. Ngay sau đó thì Ôrenbua cũng bị quân khởi nghĩa vây hãm. </p><p></p><p> Trong thời gian này, Grinhôp được tin Svabrin đang giam giữ Masa và cưỡng ép nàng làm vợ. Chàng và người lão bộc quyết định đi cứu Masa. Hai người bị lạc vào thôn có quân khởi nghĩa và bị bắt. Grinhôp được giải đến người chỉ huy và gặp Pugatsiôp. </p><p></p><p> Hôm sau Pugatsiôp đưa Grinhôp về đồn Bêlôgô đêí hỏi tội Svabrin và cứu Masa. Masa được cứu và cùng Grinhôp trở về Xiêmbiêc. Gia đình Grinhôp chấp nhận cuộc hôn nhân của hai người. </p><p></p><p> Sau đó Grinhôp cùng quân đội dẹp tan quân khởi nghĩa. Nhưng sau đó chàng bị quân triều đình bắt giải ra tòa bởi vì Svabrin muốn chiếm đoạt Masa nên tố cáo Grinhôp có quan hệ với Pugatsiôp. Masa biết được tin đó nên đi lên tận kinh thành để minh oan cho chàng. Nữ hoàng đã ra lệnh tha cho Grinhôp và sau đó Grinhôp kết hôn cùng Masa. </p><p></p><p> Ðây là quyển tiểu thuyết lôi cuốn người đọc đương thời vì nó nói về cuộc tình duyên, về số phận của đôi bạn trẻ đã trải qua những gian khổ, trắc trở cả những may mắn lạ lùng. Nó diễn ra trong khung cảnh, không khí, những biến chuyển của cuộc khởi nghĩa. Ðây là một cuộc tình không giống như những câu chuyện tình khác, nó diễn ra trong mối quan hệ phức tạp, trong tình huống quân triều đình và nghĩa quân đánh nhau, sự chứng kiến giữa hai phe đối lập, có những lúc giao tranh, những lúc yên ả. </p><p></p><p> Khi đọc tiểu thuyết, Puskin làm cho người đọc dần dần xâm nhập vào không khí cuộc khởi nghĩa. Người đọc được tiếp xúc với Pugatsiôp, thấy được bức tranh nông dân khởi nghĩa hùng vĩ, tập hợp nhiều nông dân, nhiều tầng lớp khác nhau. Tài năng của Puskin là đã lồng thiên tình sử của người con gái viên đại úy vào thiên anh hùng ca về người anh hùng Pugatsiôp. Sự kết hợp này rất khéo léo, rất hợp lý, tạo nên một thiên tiểu thuyết thật sự. </p><p></p><p><strong>*Nhân vật Grinhôp </strong></p><p></p><p>Ðây là người kể chuyện đồng thời là nhân vật có mặt từ đầu đến cuối thiên truyện. Anh được nhà văn miêu tả trong một quá trình hình thành, biến đổi. Grinhôp đã trải bao biến cố hãi hùng, dữ dội, kinh hoàng, bão táp hãi hùng và có cả những giờ phút vui sướng. </p><p>Trong thời gian nhập ngũ Grinhôp hiểu được thực tại, nhận thức được nhiều điều bổ ích về cuộc sống. Anh nhận thấy Pugatsiôp và những người theo ông không phải là những tên kẻ cướp. Anh cảm thấy ở những con người này có những cái gì đó khác lạ với những gì anh nghe được. Anh nhận ra được đây là con người có trách nhiệm có đức độ, tài năng. Anh chưa hiểu rõ về con người này nhưng lại cảm phục, quyến luyến và tin cậy. </p><p></p><p> Grinhôp là người của quân triều đình, lẽ dĩ nhiên anh có những quan điểm không đúng, sai lạc. Anh vẫn giữ quan điểm chống lại quân khởi nghĩa, chống Pugatsiôp đến cùng. Tuy nhiên, theo sự miêu tả của Puskin Grinhôp là người chân thành, dũng cảm, là người trọng danh dự, có tình cảm sâu sắc và yêu chân thật. </p><p></p><p> Puskin muốn cho mọi người biết, qua nhân vật Grinhôp mà cuộc khởi nghĩa của Pugatsiôp được nhìn nhận một cách khách quan và đúng sự thật. Ðó là một cuộc khởi nghĩa mang ý nghĩa tiến bộ. </p><p></p><p> Trong tác phẩm này, Puskin tái hiện Pugatsiôp một cách chân thật, đúng lịch sử, không tô vẽ, không lý tưởng hóa nhân vật. Người đọc nghe thấy giai cấp phong kiến đã nói về Pugatsiôp : Con chó điên, quỷ dữ.. . Nhưng dưới ngòi bút của Puskin Pugatsiôp hiện lên là con người có tấm lòng yêu thương, dũng cảm, anh hùng, biết căm giận bất công.. . </p><p></p><p> Pugatsiôp thật sự là con người trung thực, một người tỏ ra chịu ơn ai thì không bao giờ quên. Ðiều này được thể hiện qua việc khi Grinhôp tặng chiếc áo khoác và mời Pugatsiôp một ly rượu thì ông đã tha và giúp đỡ Grinhôp nhiều lần. Ông được coi là vua của nông dân nhưng lại đóng vai người dẫn đường và giúp đỡ tận tình một người không quen biết. Ðiều này đã nói lên phẩm chất và tính cách của vị anh hùng nông dân. </p><p></p><p> Hành động đứng ra bảo vệ những người yếu đuối và bị lăng nhục, cứu Masa và trừng trị Svabrin đã chứng tỏ Pugatsiôp không đúng như một người mà giai cấp phong kiến đã nhận định. </p><p></p><p> Pugatsiôp còn là con người của quần chúng lao động, sống rất giản dị chan hòa. Ông sống hòa mình cùng nghĩa quân, cùng ca hát, cùng vui đùa với họ. Ông không xót thương do dự đối với kẻ thù nhưng lại sẳn sàng đùm bọc đối với những người vợ góa, con côi.. . </p><p></p><p> Pugatsiôp cũng có những mặt yếu: Ðây là con người ít học thức, một con người có lúc thiếu cảnh giác, hay khoe khoang, quan trọng hóa vấn đề, giả nghiêm trang một cách buồn cười. Nhìn chung đây là những nét phụ trong toàn bộ tính cách của vị lãnh tụ khởi nghĩa nông dân. Những nét đẹp của ông là chủ yếu, và điều đó làm cho nông dân cảm phục mà đi theo. Họ luôn tin tưởng và xem ông như là người bảo vệ chân chính cho mình. </p><p></p><p> Tóm lại, thông qua câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của Pugatsiôp, Puskin muốn nói đến hiện tại. Puskin muốn nêu ra những quy luật có tính lịch sử. Nghĩa là có áp bức thì có đấu tranh. Với chế độ chuyên chế Nga hoàng đương thời tất yếu sẽ có những cuộc khởi nghĩa bùng lên lật đổ tất cả. Ðây chính là chủ đề của tác phẩm. </p><p></p><p>• <strong> Nghệ thuật </strong></p><p></p><p>Nghệ thuật miêu tả tính cách con người rất chính xác, ngắn gọn. Cốt truyện rất chặt chẽ, sự kiện phát triển lôgic. Puskin chỉ dùng vài nét chấm phá đã miêu tả được tâm lý nhân vật. Tác phẩm có chất hài hước, trong sáng, nhẹ nhàng. </p><p></p><p> Kết luận: Tiểu thuyết này có thể xem như là một công trình tổng kết những suy nghĩ của Puskin trong nhiều năm về những vấn đề lớn có tầm quan trong lịch sử. Ðây cũng là kết quả của 10 năm viết văn xuôi và là đỉnh cao văn xuôi của Puskin. </p><p></p><p> <strong>VI. Ý NGHĨA VỀ SÁNG TÁC CỦA PUSKIN </strong></p><p></p><p> <strong>Qua các tác phẩm của mình, Puskin đã nêu lên những vấn đề cơ bản của thời đại. </strong></p><p></p><p> + Vai trò lịch sử của tầng lớp quý tộc tiến bộ </p><p> </p><p>+ Chuyên chế và nhân dân. Vai trò của nhân dân trong lịch sử. </p><p> </p><p>+ Vấn đề nông dân và giải phóng nông dân. </p><p> </p><p>Trong khi nêu những vấn đề bức xúc của đời sống Nga, Puskin còn thể hiện những mặt khác nhau về đề sống dân tộc. Toàn bộ sáng tác của Puskin được xem như là quyển bách khoa toàn thư đầu thế kỷ XIX. </p><p></p><p> Puskin đã xây dựng được những hình ảnh tiêu biểu: Ônêghin là hình ảnh con người thời đại- con người thừa; Ghetman trong Con đầm bích là đại biểu cho con người tư sản mới trong xã hội Nga; Tachiana, Masa, Pugatsiôp. .. là những nét đẹp của tính cách Nga. </p><p></p><p> <strong>Về nghệ thuật: </strong></p><p></p><p> + Puskin đã khởi đầu một phương pháp sáng tác mới. Ðó là phương pháp hiện thực. Ông đã thể hiện cuộc sống một cách chân thực, phá bỏ những hình thức gò bó của chủ nghĩa cổ điển, của chủ nghĩa tình cảm, của chủ nghĩa lãng mạn. </p><p> </p><p>+ Ông có công xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga. </p><p>( Sưu tầm)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Bút Nghiên, post: 14439, member: 699"] [B]IV.TIỂU THUYẾT EPGHÊNHI ÔNÊGHIN [/B] Ðây là tiểu thuyết bằng thơ viết trong hơn tám năm ( 1823 - 1831 ). Tác phẩm nêu lên vấn đề con người thời đại. Vấn đề này ông đã đề cập đến hai bản trường ca Người tù Capcaz và Ðoàn người Sưgan . Ơí đây vấn đề này được phát triển thêm. Trong hai bản trương ca trước, Puskin viết theo bút pháp lãng mạn do đó tính cách nhân vật bị hạn chế. Trong quyển tiểu thuyết bằng thơ này Puskin viết theo phương pháp hiện thực. Epghênhi Ônêghin là tác phẩm trung tâm trong toàn bộ sáng tác của Puskin. Ðây là một tác phẩm lớn của văn học Nga và văn học thế giới, đặc biệt trong văn học thời kỳ này. Epghênhi Ônêghin của Puskin là tác phẩm mở đường cho chủ nghĩa hiện thực văn học Nga, đánh dấu văn học Nga chuyển sang một thời kỳ mới. Epghênhi Ônêghin chia thành tám chương, mỗi chương có 40 đến 60 khổ thơ, mỗi khổ gồm 14 dòng thơ. Tất cả là 5275 dòng ( Truyện Kiều có 3254 dòng ). Tác phẩm có bốn nhân vâtû chính: Epghênhi Ônêghin, Tachiana, Lenxki, Ônga. Epghênhi Ônêghin là một chàng thanh niên quý tộc thủ đô, thông minh, ăn diện đúng kiểu cách, được lòng gái đẹp. Chàng được xem là kiểu mẫu của xã hội thượng lưu. Epghênhi Ônêghin đắm mình trong sinh hoạt xã hội thượng lưu: tham gia phòng trà, nhà hát, yến tiệc, khiêu vũ... Nhưng không lâu anh bắt đầu chán. Anh đóng cửa ngồi nhà để viết văn đọc sách. Nhưng những công việc đó không thể nào xua tan được những nỗi buồn chán trong lòng. Trong lúc đó anh nghe tin từ nông thôn người chú vừa qua đời. Gia đình anh ở nông thôn gọi anh về quê để thừa kế và chăm nom trang ấp. Anh rất hồ hởi ra đi vì nghĩ rằng sẽ vơi bớt nỗi buồn chán ở thành thị. Ðược vài ngày anh lại buồn chán như lúc trước. Vì vậy, anh tìm mọi việc để làm: thăm họ hàng, chăm sóc trẻ con... nhưng nỗi buồn chán vẫn đeo đuổi. Ngay trong làng anh có chàng trai trẻ tên là Lenxki vừa đi học ở Ðức về. Lenxki kém tuổi hơn Epghênhi Ônêghin và chưa từng trải. Lenxki biết làm thơ, có nhiều mộng tưởng. Cũng tại làng này có người con gái tên là Ônga và là người yêu của Lenxki. Ðó là một cô gái đẹp, hồn nhiên. Lenxki đến với Ônga là do hai người thân nhau từ nhỏ. Epghênhi Ônêghin kết bạn với Lenxki. Ônga có người chị là Tachiana. Lenxki dẫn Epghênhi Ônêghin đến thăm gia đình Ônga và làm quen với Tachiana. Tachiana không xinh đẹp bằng Ônga nhưng có tâm hồn rất đẹp và trong sáng. Trong khi cô em hay ca hát vui nhộn thì cô chị hay mơ màng, tư lự, ít nói, lặng lẽ, suy tư. Chỉ mới qua buổi đầu gặp gỡ Tachiana đã yêu Epghênhi Ônêghin. Tachiana cảm thấy người mơ ước của mình đã đến nên yêu mãnh liệt. Cô đã đánh bạo viết thư tình cho chàng nói lên lòng thương yêu, sầu nhớ, tương tư. Nhận được thư Tachiana, Epghênhi Ônêghin xúc động trước tấm lòng chân tình tha thiết của nàng nhưng Epghênhi Ônêghin lại khước từ tình yêu. Anh ta sợ cuộc sống gia đình sẽ làm anh ta mất tự do. Ðây là một hành động làm rõ tính cách con người thời đại. Trong lễ thánh của Tachiana, Lenxki và Epghênhi Ônêghin cùng đến dự. Trong ngày vui này Epghênhi Ônêghin khiêu vũ với Ônga. Ðiều này làm Lenxki nghi ngờ. Kết quả là Lenxki thách Epghênhi Ônêghin đấu súng. Thực chất trong thâm tâm Epghênhi Ônêghin không muốn nhận lời đấu súng nhưng cuối cùng thì anh ta đã nhận lời. Trong cuộc đấu súng Lenxki bị chết. Epghênhi Ônêghin rất đau buồn, vì thế anh bỏ làng quê ra đi. Sau đó ít lâu Ônga lấy một chàng sĩ quan Nga hoàng và theo chồng đi nơi khác. Tachiana ở nhà với mẹ. Lúc này có nhiều người đến dạm hỏi nhưng Tachiana từ chối. Trong thời gian này Tachiana âm thầm lặng lẽ với bản thân, với những kỷ niệm và thường đến thăm căn phòng Epghênhi Ônêghin từng ở. Ðến mùa đông cả hai mẹ con Tachiana rời bỏ làng quê để đến Maxcơva và sống ở tại nhà một bà cô. Tại đây nàng hòa nhập với sinh hoạt của giới thượng lưu. Lúc bấy giờ có một viên tướng Nga về hưu để mắt đến Tachiana và ông đã cầu hôn với nàng. Theo lời khuyên của mẹ và vì thương mẹ, Tachiana đã nhận lời. Sau một thời gian Epghênhi Ônêghin trở về và gặp lại Tachiana. Lúc này nàng không còn là con người thuở xưa mà trở thành một phu nhân kiều diễm. Trong lòng Epghênhi Ônêghin tình yêu sống dậy một cách mãnh liệt. Chàng viết thư tỏ tình với nàng, nhưng khi thư đến thì không có hồi âm. Vì thế chàng đau buồn đến bệnh. Cuối cùng Epghênhi Ônêghin đánh bạo đến nhà nàng. Chàng gặp Tachiana và nói thật lòng mình. Tachiana rất cảm động và cô cũng thú nhận với Epghênhi Ônêghin là nàng vẫn còn yêu anh tha thiết, nhưng nàng không thể phản bội chồng. Trong lúc đó chồng của Tachiana bước vào. [B]* Epghênhi Ônêghin [/B] Epghênhi Ônêghin là một thanh niên quý tộc và là nhân vật chính của tiểu thuyết. Ðây là một nhân vật khá phức tạp, mâu thuẫn sâu sắc trong tâm hồn và tư tưởng. Anh ta là con đẻ của giai cấp quý tộc thượng lưu, vì vậy anh ta đắm mình trong cuộc sống thượng lưu là điều tất nhiên. Anh rất giàu sang, không phải làm việc gì cả và anh ta không muốn lao động. Giai cấp qúy tộc đã tạo ra một con người như thế và lẽ tất nhiên anh sẽ là người tiếp nối, phục vụ và tán dương giai cấp thống trị. Ðó là sự mong muốn của giai cấp quý tộc, những người đi trước anh. Nhưng anh không phải là người tầm thường như những người cùng giới. Trong tâm tư anh vẫn le lói ánh sáng của trí tuệ. Sống trong xã hội thượng lưu nhưng anh không ham danh vọng, không tán thành, không ngợi ca, không cúc cung tận tụy nó. Epghênhi Ônêghin còn nhận ra được những xấu xa, đểu cáng, những điều đáng chê trách trong xã hội anh đang sống, đó là nguyên nhân làm anh chán xã hội này, thậm chí coi thường, khinh khi nó và khinh khi chính bản thân mình. Vậy mà khi nhận ra sự xấu xa của nó anh vẫn sống với nó không dứt ra được. Anh vẫn tiêu phí tuổi trẻ, tâm hồn của mình trong xã hội đó. Chính những điều đó càng làm cho anh buồn chán hơn, chán đến nỗi cùng cực. Trong bản thân anh có nhiều cái đáng quý: tuổi trẻ, sức lực, học vấn... nhưng anh chẳng biết dùng vào việc gì. Anh sống không có mục đích, không có lý tưởng. Những điều đó là do hoàn cảnh, do lối giáo dục của xã hội, anh không gì lóe lên ở ngày mai vì thế anh không biết quan tâm đến ai, anh chỉ biết có mình. Anh sinh ra để sống an thân, ích kỷ, và chỉ có buồn chán. Do buồn chán, ích kỷ, an thân, có lúc anh đã gây tác hại đối với người khác. Và không chỉ đối với người khác anh còn hại ngay cả bản thân mình. Anh từ chối một mối tình đáng lẽ ra anh phải được sống hạnh phúc. Anh muốn sống tự do cho riêng mình, và điều đó làm cho Tachiana đau khổ, thất vọng, buồn đau. Trong tình bạn, anh đấu súng với Lenxki, đó là điều vớ vẩn, tuyệt đối không nên làm nhưng anh vẫn để điều đó xảy ra vì anh sợ dư luận xã hội - cái mà anh coi thường. Ðó là điều mâu thuẫn trong con người anh. Anh là một người chán xã hội, khinh bỉ nó nhưng anh lại sợ chính nó. Vừa coi thường, khinh khi nhưng lại sợ. Ðó là nét tính cách của anh. Qua việc từ chối tình yêu của Tachiana chúng ta thấy Epghênhi Ônêghin là người không có lối thoát, sống quẫn quanh, tiêu phí cuộc đời vào những điều vô nghĩa, hiểm nguy không đáng. Bên cạnh đó anh cũng có những ưu điểm: thông minh, phủ nhận xã hội, không ham danh vọng. Anh là người biết quan sát, biết bồi dưỡng kiến thức, là một con người sống cao thượng, chân thành trong tình yêu. Trong con người anh vẫn tiềm tàng một vài nét đẹp mặc dù anh không vượt ra khỏi những thành kiến của xã hội. Epghênhi Ônêghin sống không có mục đích, sống buồn bã, cô đơn, không biết mọi việc xung quanh, không làm được việc gì cho đời... anh trở thành con người thừa của xã hội. Con người thừa này trở thành hình tượng điển hình, đại diện cho một bộ phận của tầng lớp thanh niên quý tộc đương thời. Ðiều này thể hiện ở tâm trạng, lối sống của nhân vật. Anh là một con người không ủng hộ xã hội đương thời. Ða số thanh niên quý tộc ủng hộ xã hội nhưng anh chán ghét vì anh hiểu hơn họ. Nhưng đồng thời anh không chống lại nó do nền giáo dục, do những hạn chế của bản thân anh. Nếu như anh chống lại xã hội, lẽ đương nhiên anh đã đi theo những người tháng Chạp. Vì thế Epghênhi Ônêghin là nhân vật chưa mang ý tưởng thời đại ( Chống lại chế độ nông nô chuyên chế Nga hoàng ), do đó anh không thể được xem là nhân vật tích cực. Nhưng anh cũng là người không ủng hộ nền chuyên chế đó nên chúng ta cũng không thể coi anh là nhân vật tiêu cực. Nếu Epghênhi Ônêghin xuất hiện vào thời kỳ đầu của cách mạng thì anh là người có những nét tích cực. Nhưng về sau thì anh trở thành con người tiêu cực. Hình tượng Epghênhi Ônêghin được nhà thơ miêu tả trong sự phát triển, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của tiểu thuyết. Khi anh giết Lenxki anh đã bước vào bước ngoặc của cuộc đời. anh đã rời bỏ, anh khgông đủ sức bình tỉnh ở lại nơi đã khiến anh gây tội ác, xa rời xã hội thượng lưu để đi đến một nơi nào đó. Và nhờ đi đây đi đó, anh đã hiểu được nổi khổ của người dân. Ðây cũng là một bước tiến. Cuối cùng anh chán nản và trở về, gặp Tachiana và tình cảm trước kia được đánh thức. Tóm lại, Epghênhi Ônêghin là một con người thừa, một sản phẩm của xã hội Nga đầu thế kỷ XIX, xã hội đó đã tạo ra một người như anh ta. Thông qua hình tượng này, nhà văn đã thể hiện hiện thực một cách sâu sắc, đầy đủ về lối sống, tâm trạng, lý tưởng của lớp thanh niên quý tộc đương thời. [B]* Tachiana [/B] Ðây là người phụ nữ Nga làm cho người đọc yêu mến. Puskin đã để tất cả tình cảm, tâm hồn và sự quý trọng để xây dựng nhân vật lý tưởng này. Nếu như Epghênhi Ônêghin là nhân vật phức tạp đầy mâu thuẫn thì đây là một hình tượng có tính cách đa dạng. Ðiều chung nhất, đây là một tâm hồn Nga đẹp đẽ. Tachiana là một thiếu nữ quý tộc ở làng quê, nàng sống rất bình dị như những cô gái nông thôn khác. Sự bình dị thể hiện ở ngay tên gọi Tachiana. Tachiana là một cô gái sống có nghị lực, trách nhiệm, nàng có một nét đẹp dịu hiền, kín đáo, đăöm thắm, cái đẹp chủ yếu là ở vẻ đẹp tâm hồn. Nội tâm cô hơi buồn, hay sống cô đơn, trầm mặc, hay suy nghĩ, xúc cảm một mình. Tachiana rất thích đọc sách tiếng Pháp, viết thư bằng tiếng Pháp nhưng đồng thời lại là cô gái hay bói toán, nằm mộng như những cô gái đồng quê Nga. Tachiana là cô gái rất gắn bó với làng quê cả về tâm hồn lẫn tư tưởng. Cô rất yêu ruộng vườn, thiên nhiên bốn mùa... Tachiana rất trầm lặng nhưng khi đã yêu thì yêu vô cùng nồng cháy, chân thành, tha thiết, mãnh liệt, chỉ biết tuân theo nhịp đập của trái tim. Nàng đã chủ động viết thư tỏ tình với Epghênhi Ônêghin. Tachiana bị từ chối tình yêu, nàng đau khổ vô cùng nhưng vẫn giữ mãi tình yêu của mình. Ðến khi có chồng Tachiana vẫn còn vẫn nguyên vẹn tình cảm đó. Tất cả những điều này nói lên sự thủy chung và tình yêu sâu nặng trong tâm hồn Tachiana. Tóm lại, bản chất của Tachiana là sự cao quý về tâm hồn và tinh thần trách nhiệm, không hề tráo trở trong tình yêu và tình nghĩa vợ chồng. Chính điều này thể hiện bản chất của người phụ nữ Nga, tâm hồn Nga chân chính và sâu sắc. [B]* Lenxki [/B] Lenxki là một người nồng nhiệt, có tài, nhưng chết rất trẻ. Anh ta là một con người lãng mạng mang biết bao hoài bảo ở đời. nhưng cái chết của anh là một điều tất nhiên. Ðó chính là tính hiện thực của tác phẩm. Bên cạnh việc miêu tả những nhân vật như Epghênhi Ônêghin, Tachiana, Lenxki, Ônga Puskin còn xây dựng những nhân vật như bà nhũ mẫu, những cô gái nông thôn tất cả những điều này làm tăng thêm tính hiện thực của tác phẩm. Trong tác phẩm Puskin còn tái hiện thiên nhiên Nga với mọi nét điển hình và chân thật của nó. Nhà thơ miêu tả từ kinh thành Pêtecbua cho đến những miền quê với cảnh sắc bốn mùa đặc trưng ở Nga. Nông thôn Nga chiếm một vị trí đặc biệt trong tiểu thuyết. Ông miêu tả các mùa: xuân, hạ, thu, đông với núi non, sông rộng, tuyết phủ, bầu trời xanh... Nhà thơ đã nắm bắt những cái đẹp trong chính cái bình thường, dung dị. Ngoài ra trong tác phẩm nhà thơ còn thể hiện nhiều bức tranh về phong tục tập quán Nga với tầm bao quát sâu rộng. Tóm lại, trước khi tiểu thuyêt bằng thơ này ra đời, ở Nga chưa có một tác phẩm văn học nào thể hiện được toàn bộ một giai đoạn lịch sử một cách trọn vẹn, rộng rão, chân thực như Epghênhi Ônêghin. Do đó , Bêlinxki gọi tiểu thuyết này là bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga đặc biệt đầu thế kỷ XIX. Nổi bật trong tác phẩm này là tính hiện thực, tính nhân dân và chất trữ tình. Epghênhi Ônêghin và hai tác phẩm Người tù Capcaz, Ðoàn người Sưgan" đều nói về con người thời đại, nhưng đây là tác phẩm tiêu biểu, thành công và xuất sắc nhất của Puskin. [B]V .VĂN XUÔI [/B] Trong mười năm cuối cùng 1827- 1837 , Puskin chú trọng viết văn xuôi . Ông là người đặt nền mống cho văn xuôi hiện thực Nga. Những tác phẩm tiêu biểu của ông là: Con đầm bích, Tập truyện của ông Benkin, Người con gái viên đại úy, Người da đen của Piôt Ðại đế, Phát súng, bão tuyết, Ông chủ hiệu đám ma, Người trưởng trạm, Cô tiểu thư nông dân.. Puskin tỏ ra không hài lòng với văn xuôi hiện tại bởi vì khi đọc lên ông thấy nó hời hợt, kiểu cách, xa rời cuộc sống, giả tạo, xa lạ với những vấn đề của đất nước, của nhân dân. Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn xuôi hiện tại của Nga thường đưa tiếng nước ngoài vào, nhất là tiếng Pháp làm cho nó nặng nề, thấp kém, không đủ sức diễn đạt và nói lên những điều tinh tế....Nó không hấp dẫn đối với người đọc đương thời. Puskin thấy mình có nhiệm vụ cải cách văn xuôi, đặt nền mống cho nền văn xuôi hiện đại. Ơí phương Tây, chủ nghĩa hiện thực ra đời đã dẫn đến sự phát triển vững vàng của văn xuôi. Ơí Nga chủ nghĩa hiện thực ra đời đặt ra vấn đề xây dựng nền văn xuôi đặc biệt là phát triển ngôn ngữ văn xuôi. Văn xuôi ở Nga đuổi kịp các nước phương Tây chính là nhờ vai trò to lớn của Puskin. Tônxtôi nhận xét: Puskin là người thầy của tôi và tôi cần phải học tập". [B]1. Tiểu thuyết Người con gái viên đại úy ( 1836 )[/B]: Ðây là tác phẩm viết về cuộc khởi nghĩa của Pugatsiôp, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân làm rung chuyển nước Nga năm 1773 đến 1775. Các nhân vật chính: Grinhôp, Xavêlich, đại úy Mirônôp, Masa, sĩ quan Svabrin, Pugatsiôp. Tiểu thuyết có 14 chương. Grinhôp vừa là nhân vật trong truyện cũng là người kể chuyện. Grinhôp là thanh niên quý tộc vùng Xiêmbiêc. Anh lên đường nhập ngũ năm 16 tuổi. Trên đường đi, anh bị lạc trong một cơn bão tuyết và được một người dẫn đường đưa đến một quán trọ. Chàng biếu cho người dẫn đường một chiếc áo khoác để tạ ơn. Sau đó, Grinhôp tiếp tục đi đến những đồn canh của quân triều đình. Chàng được phân về đồn Bêlôgô dưới sự chỉ huy của đại úy Mirônôp, người sống cùng với tên sĩ quan Svabrin. Một hôm Grinhôp và SvaBrin có chuyện bất hòa dẫn đến sự đấu kiếm. Grinhôp bị thương và được Masa chăm sóc. Sau đó hai người yêu nhau. Nhưng chàng không được cha mẹ cho phép kết hôn với Masa vì cho rằng gia đình Masa nghèo. Chàng rất buồn, thất vọng. Trong tình hình như vậy thì quân khởi nghĩa Pugatsiôp đánh chiếm đồm Bêlôgô. Vợ chồng Mirônôp bị sát hại. Svabrin đầu hàng quân khởi nghĩa và được Pugatsiôp cho làm đồn trưởng. Grinhôp suýt bị treo cổ nhưng được tha vì người dẫn đường chính là Pugatsiôp. Pugatsiôp cho anh ta ngựa, áo ấm, tiền và ra đi. Grinhôp từ biệt Masa. Bấy giờ Masa đang ẩn náo trong nhà người quen còn Grinhôp thì về Ôrenbua để cầu viện. Khi đến thành Ôrenbua thì quân triều đình đã án binh bất động không chịu xuất binh. Ngay sau đó thì Ôrenbua cũng bị quân khởi nghĩa vây hãm. Trong thời gian này, Grinhôp được tin Svabrin đang giam giữ Masa và cưỡng ép nàng làm vợ. Chàng và người lão bộc quyết định đi cứu Masa. Hai người bị lạc vào thôn có quân khởi nghĩa và bị bắt. Grinhôp được giải đến người chỉ huy và gặp Pugatsiôp. Hôm sau Pugatsiôp đưa Grinhôp về đồn Bêlôgô đêí hỏi tội Svabrin và cứu Masa. Masa được cứu và cùng Grinhôp trở về Xiêmbiêc. Gia đình Grinhôp chấp nhận cuộc hôn nhân của hai người. Sau đó Grinhôp cùng quân đội dẹp tan quân khởi nghĩa. Nhưng sau đó chàng bị quân triều đình bắt giải ra tòa bởi vì Svabrin muốn chiếm đoạt Masa nên tố cáo Grinhôp có quan hệ với Pugatsiôp. Masa biết được tin đó nên đi lên tận kinh thành để minh oan cho chàng. Nữ hoàng đã ra lệnh tha cho Grinhôp và sau đó Grinhôp kết hôn cùng Masa. Ðây là quyển tiểu thuyết lôi cuốn người đọc đương thời vì nó nói về cuộc tình duyên, về số phận của đôi bạn trẻ đã trải qua những gian khổ, trắc trở cả những may mắn lạ lùng. Nó diễn ra trong khung cảnh, không khí, những biến chuyển của cuộc khởi nghĩa. Ðây là một cuộc tình không giống như những câu chuyện tình khác, nó diễn ra trong mối quan hệ phức tạp, trong tình huống quân triều đình và nghĩa quân đánh nhau, sự chứng kiến giữa hai phe đối lập, có những lúc giao tranh, những lúc yên ả. Khi đọc tiểu thuyết, Puskin làm cho người đọc dần dần xâm nhập vào không khí cuộc khởi nghĩa. Người đọc được tiếp xúc với Pugatsiôp, thấy được bức tranh nông dân khởi nghĩa hùng vĩ, tập hợp nhiều nông dân, nhiều tầng lớp khác nhau. Tài năng của Puskin là đã lồng thiên tình sử của người con gái viên đại úy vào thiên anh hùng ca về người anh hùng Pugatsiôp. Sự kết hợp này rất khéo léo, rất hợp lý, tạo nên một thiên tiểu thuyết thật sự. [B]*Nhân vật Grinhôp [/B] Ðây là người kể chuyện đồng thời là nhân vật có mặt từ đầu đến cuối thiên truyện. Anh được nhà văn miêu tả trong một quá trình hình thành, biến đổi. Grinhôp đã trải bao biến cố hãi hùng, dữ dội, kinh hoàng, bão táp hãi hùng và có cả những giờ phút vui sướng. Trong thời gian nhập ngũ Grinhôp hiểu được thực tại, nhận thức được nhiều điều bổ ích về cuộc sống. Anh nhận thấy Pugatsiôp và những người theo ông không phải là những tên kẻ cướp. Anh cảm thấy ở những con người này có những cái gì đó khác lạ với những gì anh nghe được. Anh nhận ra được đây là con người có trách nhiệm có đức độ, tài năng. Anh chưa hiểu rõ về con người này nhưng lại cảm phục, quyến luyến và tin cậy. Grinhôp là người của quân triều đình, lẽ dĩ nhiên anh có những quan điểm không đúng, sai lạc. Anh vẫn giữ quan điểm chống lại quân khởi nghĩa, chống Pugatsiôp đến cùng. Tuy nhiên, theo sự miêu tả của Puskin Grinhôp là người chân thành, dũng cảm, là người trọng danh dự, có tình cảm sâu sắc và yêu chân thật. Puskin muốn cho mọi người biết, qua nhân vật Grinhôp mà cuộc khởi nghĩa của Pugatsiôp được nhìn nhận một cách khách quan và đúng sự thật. Ðó là một cuộc khởi nghĩa mang ý nghĩa tiến bộ. Trong tác phẩm này, Puskin tái hiện Pugatsiôp một cách chân thật, đúng lịch sử, không tô vẽ, không lý tưởng hóa nhân vật. Người đọc nghe thấy giai cấp phong kiến đã nói về Pugatsiôp : Con chó điên, quỷ dữ.. . Nhưng dưới ngòi bút của Puskin Pugatsiôp hiện lên là con người có tấm lòng yêu thương, dũng cảm, anh hùng, biết căm giận bất công.. . Pugatsiôp thật sự là con người trung thực, một người tỏ ra chịu ơn ai thì không bao giờ quên. Ðiều này được thể hiện qua việc khi Grinhôp tặng chiếc áo khoác và mời Pugatsiôp một ly rượu thì ông đã tha và giúp đỡ Grinhôp nhiều lần. Ông được coi là vua của nông dân nhưng lại đóng vai người dẫn đường và giúp đỡ tận tình một người không quen biết. Ðiều này đã nói lên phẩm chất và tính cách của vị anh hùng nông dân. Hành động đứng ra bảo vệ những người yếu đuối và bị lăng nhục, cứu Masa và trừng trị Svabrin đã chứng tỏ Pugatsiôp không đúng như một người mà giai cấp phong kiến đã nhận định. Pugatsiôp còn là con người của quần chúng lao động, sống rất giản dị chan hòa. Ông sống hòa mình cùng nghĩa quân, cùng ca hát, cùng vui đùa với họ. Ông không xót thương do dự đối với kẻ thù nhưng lại sẳn sàng đùm bọc đối với những người vợ góa, con côi.. . Pugatsiôp cũng có những mặt yếu: Ðây là con người ít học thức, một con người có lúc thiếu cảnh giác, hay khoe khoang, quan trọng hóa vấn đề, giả nghiêm trang một cách buồn cười. Nhìn chung đây là những nét phụ trong toàn bộ tính cách của vị lãnh tụ khởi nghĩa nông dân. Những nét đẹp của ông là chủ yếu, và điều đó làm cho nông dân cảm phục mà đi theo. Họ luôn tin tưởng và xem ông như là người bảo vệ chân chính cho mình. Tóm lại, thông qua câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của Pugatsiôp, Puskin muốn nói đến hiện tại. Puskin muốn nêu ra những quy luật có tính lịch sử. Nghĩa là có áp bức thì có đấu tranh. Với chế độ chuyên chế Nga hoàng đương thời tất yếu sẽ có những cuộc khởi nghĩa bùng lên lật đổ tất cả. Ðây chính là chủ đề của tác phẩm. • [B] Nghệ thuật [/B] Nghệ thuật miêu tả tính cách con người rất chính xác, ngắn gọn. Cốt truyện rất chặt chẽ, sự kiện phát triển lôgic. Puskin chỉ dùng vài nét chấm phá đã miêu tả được tâm lý nhân vật. Tác phẩm có chất hài hước, trong sáng, nhẹ nhàng. Kết luận: Tiểu thuyết này có thể xem như là một công trình tổng kết những suy nghĩ của Puskin trong nhiều năm về những vấn đề lớn có tầm quan trong lịch sử. Ðây cũng là kết quả của 10 năm viết văn xuôi và là đỉnh cao văn xuôi của Puskin. [B]VI. Ý NGHĨA VỀ SÁNG TÁC CỦA PUSKIN [/B] [B]Qua các tác phẩm của mình, Puskin đã nêu lên những vấn đề cơ bản của thời đại. [/B] + Vai trò lịch sử của tầng lớp quý tộc tiến bộ + Chuyên chế và nhân dân. Vai trò của nhân dân trong lịch sử. + Vấn đề nông dân và giải phóng nông dân. Trong khi nêu những vấn đề bức xúc của đời sống Nga, Puskin còn thể hiện những mặt khác nhau về đề sống dân tộc. Toàn bộ sáng tác của Puskin được xem như là quyển bách khoa toàn thư đầu thế kỷ XIX. Puskin đã xây dựng được những hình ảnh tiêu biểu: Ônêghin là hình ảnh con người thời đại- con người thừa; Ghetman trong Con đầm bích là đại biểu cho con người tư sản mới trong xã hội Nga; Tachiana, Masa, Pugatsiôp. .. là những nét đẹp của tính cách Nga. [B]Về nghệ thuật: [/B] + Puskin đã khởi đầu một phương pháp sáng tác mới. Ðó là phương pháp hiện thực. Ông đã thể hiện cuộc sống một cách chân thực, phá bỏ những hình thức gò bó của chủ nghĩa cổ điển, của chủ nghĩa tình cảm, của chủ nghĩa lãng mạn. + Ông có công xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga. ( Sưu tầm) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Nhà thơ Nga Puskin
Top