Nhà thơ Nga Puskin

Bút Nghiên

ButNghien.com
ALÊCHXAN XECGHÊÊVITS PUSKIN

Puskin là nhà thơ Nga vĩ đại, là niềm tự hào của dân tộc Nga và của chung nhân loại. Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với toàn bộ nền văn học Nga, góp phần đưa văn học Nga lên đến đỉnh cao của sự phát triển. Chính ông đã tiếp thu những tinh hoa của văn học truyền thống, phát triển và hoàn thiện nó; một mặt ông đã nâng nó lên một trình độ cao hơn, mở đầu cho một nền văn học tiên tiến và hoàn mĩ.

I.KHÁI QUÁT TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

Cuộc đời của Puskin luôn gắn liền với sự nghiệp sáng tác và có thể chia thành bảy thời kì khác nhau. Mỗi thời kì phản ánh những sự kiện quan trọng trong cuộc đời thi sĩ, đồng thời thể hiện những bước trưởng thành trên con đường sáng tác của ông.

1. Thời thơ ấu (1799 - 1811):

Alecxanđrơ Xecgâyêvit Puskin sinh ngày 06 tháng 6 năm 1799 (lịch cũ: 25-6) tại Matxcơva trong một gia đình quý tộc thượng lưu. Bên nội bên ngoại của ông đều là dòng dõi quyền quý nhưng lúc này đã sa sút. Tuy nhiên Puskin vẫn có đủ điều kiện để sống một tuổi thơ êm đềm và thơ mộng.

Từ nhỏ Puskin đã tiếp xúc với không khí văn học và đặc biệt yêu thích nó. Cha của Puskin - Xecgây Livôvits Puskin- là một người yêu thích văn chương và sân khấu. Chú của Puskin- Vaxili Livôvits- cũng là một nhà thơ nổi tiếng đương thời. Các nhà thơ lớn như Caramdin, Giucôpxki, Bachiuscôp, Ðmitơriep vẫn thường xuyên đến nhà ông thảo luận về các vấn đề văn học. Không khí văn học đó chắc chắn đã có ảnh hưởng không ít đến tâm hồn nhạy cảm của cậu bé Puskin. Thêm vào đó, Puskin còn được học và đọc rất nhiều bài thơ và văn xuôi Pháp, được tiếp xúc trực tiếp với văn học dân gian vô cùng phong phú Nga qua bà nhũ mẫu Arina Rôđiônnôpna và lão nô bộc Nikitia Côdơlôp. Tất cả những điều kiện thuận lợi đó đã thúc đẩíy tài năng văn học Puskin sớm được nảy nở và phát triển.

2. Thời kì học ở trường Lixê ( 1810-1817 ):

Khi Puskin lên 10 tuổi, cậu vào học ở trưòng Lixê. Ðó là một trường học chỉ dành riêng cho con em quý tộc nằm cách Matxcơva vài trăm dặm. Trường nằm trong khu đất của nhà vua và chuyên đào tạo ra những con người phục vụ chế độ chuyên chế, tiếp nối sự nghiệp thống trị của Nga hoàng.

Nhưng cũng tại Lixê, Puskin đã có dịp tiếp xúc với nhiều tư tưởng tự do của các giáo sư tiến bô. Nơi đó , trong kí ức của ông sau này, có nhiều người bạn trở thành những chiến sĩ cách nmạmg phấn đấu vì một nước Nga tiến bộ. Những người bạn đó đã gợi cho ông nhiều cảm xúc và đó là nguồn cảm hứng to lớn cho nhiều bài thơ bất diệt trong sự nghiệp sáng tác của Puskin .

Cũng trong thời gian Puskin học tại trường Lixê, cuộc chiến tranh vệ quáôc của nhân dân Nga cjhống lại sự xâm lược của Napôlêông diẽn ra, sự kện đó đã có ảnh hưởng to lớn đến nhân sinh quan, thế giới quan của nhà thơ. Tinh thần yêu nước của nhân dân đã thúc đẩy mãnh liệt tinh thần dân tộc trong tâm hồn Puskin. Ông đã sáng tác bài thơ Những kỉ niệm hoàng thôn mà nội dung của nó là ca ngợi tinh thần yêu nước của nước Nga trong cuộc chiến tranh vệ quốc.

3. Thời kỳ Pêtecbua (1817 - 1820):

Tháng 6 năm 1817, Puskin tốt nghiệp xuất sắc trường Lixê. Ngay sau đó ông được bổ nhiệm làm thư kí bộ ngoại giao ở Pêtecbua. Lúc này Pêtecbua đang trở thành một trung tâm nóng bỏng không khí chính trị. Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra phản động. Chương trình cải cách tiến bộ của Xpêranxki bị gạt bỏ. Arăcxêep, một kẻ bảo thủ cực đoan được Nga hoàng tin dùng, không ngừng đưa ra hàng loạt những chính sách ngu dân, phản động. Trước tình hình đó, nhiều thanh niên trí thức tiến bộ đã lập ra những tổ chức bí mật chống lại Nga hoàng. Lúc này vấn đề làm gì ?, sống như thế nào ? đối với Puskin trở thành một vấn đề quan trọng. Và Puskin đã hòa mình vào không khí cách mạng, liên hệ mật thiết với nhiều nhà hoạt động cacïh mạng tiến bộ. Ông đã cho ra đời nhiều bài thơ có nội dung chống chế độ chuyên chế: Tự do (1817), Những câu chuyện thần thoại Noel (1818), Gởi Sađaép (1818), Làng (1819) ...
Những bài thơ này tuy không được đăng công khai nhưng nó nhanh chóng phổ biến trong nhân dân.

Với tiếng thơ mới mẻ, trẻ trung, tràn đầy sức sống, tràn đầy tinh thần công dân cao cả, những bài thơ của Puskin đã dấy lên một phong trào thơ ca mới, đầy tinh thần cách mạng. Lần đầu tiên, thơ ca đã thức tỉnh ý thức nhân dân chống lại chế độ nông nô chuyên chế Nga hoàng:

Hỡi tên vua chuyên quyền bạo ngược
Ta căm ngươi, ngôi báu của ngươi
Ta thấy trước với niềm vui cay độc
Cái chết của ngươi của cháu con ngươi.

Những bài thơ của Puskin đã làm cho Nga hoàng giận giữ. Ông ta quyết định: Phải tống cổ Puskin đi Xibiri. Nếu không, hắn sẽ làm cho nước Nga tràn ngập những bài thơ nổi loạn. Tất cả bọn thanh niên đều đã thuộc lòng thơ của hắn. Thế nhưng, với lòng yêu mến tài năng và khâm phục những tư tưởng tự do, cách mạng, nhiều nhà thơ, nhà văn có uy tín như nhà thơ Ðecgiavin, nhà văn Caramdin, nhà thơ Giucôpxki đã ra sức bảo vệ Puskin. Cuối cùng Nga hoàng phải nhượng bộ và đày Puskin đi phương Nam.

4. Thời kì lưu đày ở phương Nam (1820 - 1824):

Thời kì lưu đày ở phương Nam kéo dài bốn năm, trong thời gian đó Puskin phải di chuyển qua nhiều nơi: Capca, Crum, Kisinhôp (1820 - 1823), Ôđetxa (1823 - 1824).

Ở phương Nam Puskin lại tiếp tục con đường của mình. Ông đã bắt gặp nơi phương Nam hoang vắng này những phong cảnh thiên nhiên tráng lệ, những con người lao động hồn nhiên, chân thật và phóng khoáng. Chẳng những thế Puskin còn gặp gỡ với một tổ chức cách mạng mà đại diện là Pêxte. Puskin đã nhận định về Pêxte như sau: Ông là một trong những trí tuệ đặc sắc nhất mà tôi được biết.

Ở phương Nam Puskin thường đi dạo chơi trên bãi biển, trên triền núi, hòa nhập vào cảnh hoành tráng của thiên nhiên. Có lúc ông lại bỏ ra hàng giờ đi bộ đến những làng xóm của cư dân địa phương, hỏi han, trò chuyện, tìm hiểu phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân lao động.
Thời gian này, Puskin ý thức một cách sâu sắc hơn về giá trị và bản chất đích thực của tự do. Tiếng thơ của ông trở nên trầm lắng và thường có tính chất tâm sự. Ông tâm sự với núi non, với biển ca với cánh chim bị giam lồng... Hàng loạt những bài thơ đã ra đời, phản ánh cảm giác về tự do thường trực trong tâm hồn nhà thơ: Aïnh mặt trời của ban ngày đã tắt (1820), Người tù (1822), Con chim nhỏ (1823) Hỡi sóng cả ai ngăn chặn (1823), Người gieo giống trên đồng vắng (1823).
Môi trường phương Nam và không khí lịch sử - xã hội của thời đại đã đặt ra những yêu cầu mới cho sáng tác của Puskin. Nhà thơ muốn thể hiện những thể loại lớn hơn: trường ca; và phương pháp sáng tác mới: phương pháp lãng mạn. Năm 1820, trường ca Rutxlan và Liutmila ra đời.
Bản trương ca Rutxlan ra đời đã nâng Puskin lên một vị trí mới, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa lãng mạn đối với các khuynh hướng văn học khác.

Tuy nhiên, Puskin không dừng lại với những thành công đã đạt được. Tiếp theo trường ca Rutxlan và Liutmila, Puskin đã sáng tạo thêm hàng loạt trường ca: Người tù Capca (1820 -1821), Anh em kẻ cướp (1821 - 1822), Ðoàn người Sưgan (1824). Những tác phẩm này đã phản ánh sự bất mãn không thỏa hiệp của tầng lớp thanh niên tiến bộ đương thời đối với trật tự xã hội hiện hành. Với những tác phẩm này, Puskin trở thành đại diện cho khuynh hướng văn học lãng mạn cách mạng.
Nhưng hiện thực xã hội đòi hỏi Puskin phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, sáng tác theo một phương pháp phù hợp. Puskin bắt đầu viết tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêghin, thể nghiệm phương pháp hiện thực.

5. Thời kì lưu đày phương Bắc (1824- 1826):

Nhận thấy việc lưu đày Puskin về phương Nam không thể đàn áp được tinh thần của ông, Nga hoàng quyết định đẩy Puskin về phương Bắc. Thời gian lưu đày ở đây ông sống tại làng Mikhailôpxkôe và bị quản thúc chặt chẽ. Puskin dường như phải sống trong cô đơn và cách li hoàn toàn. Người thân duy nhất bên ông lúc này là nhũ mẫu Aria Rôđiônnôpna.
Những đêm mùa đông lạnh lẽo, bà thường kể cho Puskin những câu chuyện cổ tích, hát những khúc dân ca Nga buồn thương. Chính bà đã giúp cho Puskin hiểu được thế nào là tâm hồn Nga bình dị, tinh thần cao cả của nhân dân.

Puskin đã viết về nhũ mẫu:

Mái lều ta quạnh hiu
Tiêu điều không ánh lửa
Bà ơi sao ngồi im
Âm thầm bên song cửa?
Hay tiếng rít bảo giông
Ðã làm người muốn nghỉ?
Hay người đang mơ mộng
Theo tiếng sa rền rĩ?

Sống tại làng Mikhailôpxkôie, Puskin vẫn tiếp tục gặp gỡ, tiếp xúc, tìm hiểu cuộc sống của những người lao động bình dị. Puskin tiến hành ghi chép, sưu tầm, và nghiên cứu về văn hóa dân gian. Ông tìm thấy trong công việc của mình một niềm lạc quan mới mẻ, một tinh thần mới ở nhân dân. Puskin bắt tay vào nghiên cứu lịch sử dân tộc và viết vở bi kịch lịch sử Bôrit Gôđunôp (1825). Cũng trong thời gian này Puskin tiếp tục viết tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônêghin.

Tuy nhiên, công việc sáng tác của Puskin không hề thuận lợi. Có lúc ông bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Nhưng cũng vào lúc đó, thiên thần hộ mệnh Kernơ của ông xuất hiện . Chính tình yêu cao cả đã cứu Puskin và trả lại cho ông niềm cảm xúc tuyệt vời. Puskin đã viết lên những câu thơ kì diệu:

Anh nhớ mãi phúc giây huyền diệu
Trước mắt anh em bỗng hiện lên
Như hư ảnh mong manh chợt biến
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong
... Quả tim lại rộn ràng náo nức
Vì trái tim sống dậy đủ điều
Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu

Từ đây, nhiều kiệt tác trữ tình của thơ ca Nga xuất hiện: Con đường mùa đông, Lá thư bị đốt cháy. Những bài thơ này thường đượm một vẻ buồn, khi phảng phất, khi sâu lắng nhưng sắc điệu cơ bản của chúng vẫn là một nỗi buồn trong sáng.

Trong khi Puskin đang sống cô đơn tại Mikhailôpxkôie thì rạng sáng ngày 14 tháng 12 năm 1825, một cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Pêtecbua. Sau đó cuộc khởi nghĩa chống Nga hoàng bị lật đổ và hàng trăm người tham gia bị bắt, bị xử tử, bị kết án đày đi Xibiri, trong đó có nhiều người là bạn thân thiết của Puskin. Kể từ đây, Puskin phải cùng lúc đối đầu với hai kẻ thù lớn, đó là Nga hoàng và sự bi quan, thất vọng. Nhưng trong hoàn cảnh đó, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của Puskin cùng với lời nhắn gởi thiết tha và sự hy sinh cao cả của những người bạn đã cổ vũ tinh thần nhà thơ. Tinh thần đó mãi mãi dư âm trong lòng nhà thơ công dân, thôi thúc nhà thơ sáng tác vì tự do và tiến bộ. Sau này, những bài thơ xuất sắc như Ariôn (1827), Cây Ansa(1828), Gửi tới Xibia (1829) cũng bắt nguồn từ tinh thần bất tử đó.

6. Thời kì sau khởi nghĩa tháng Chạp 1825

Biết không thể khép tội và trấn áp tinh thần Puskin, Nicôlai I bèn thay đổi thủ đoạn. Hắn cho gọi Puskin về Matxcơva. Lúc này triều đình Nga hoàng ngày càng bộc lộ bản chất phản động. Nicôlai I biết rõ ảnh hưởng và uy tín của Puskin nên âm mưu muốn biến nhà thơ nhân dân thaönh nhà thơ cung đình , phục vụ cho việc giải trí. Puskin phải trực tiếp đối mặt với kẻ thù của nhân dân. Thời gian này ông cho ra đời các bài thơ nổi tiếng: Ariôn (1827), Cây Ansa(1828), Gửi tới Xibia (1829).

Cũng trong thời gian này, Puskin gặp người bạn đời của mình- tiểu thư Natalia Nikôlaiepna Gônsarôva (1812- 1863). Tình yêu trong sáng và mãnh liệt đã đem lại cho Puskin những niềm cảm hứng bất tận. Puskin đã viết về Natalia:

... Nàng trang nghiêm, ánh mắt nàng thông tuệ
Trong hào quang thanh thoát nhân từ
Dưới gốc cọ Xiôn lặng lẽ ưu tư
Chỉ hai người, không thích thần hộ vệ...

Ngày 18 tháng 12 năm 1831 diễn ra lễ cưới của Natalia và Puskin.

7. Những năm cuối cùng:

Giai đoạn cuối cùng của nhà thơ Puskin có thể kể từ 1830 trở đi. Thời kì này, trong cuộc sống xã hội cũng như trong đời tư của Puskin có nhiều thay đổi. Tôi không có thời gian rãnh; cuộc sống lạnh lùng, tự do cần thiết cho một nhà văn cũng không có nốt. Tôi quay cuồng trong xã hội thượng lưu, vợ tôi lại rất ăn diện... Tất cả những cái đó cần có tiền mà tiền thì kiếm bằng lao động, nhưng muốn lao động thì phải yên tĩnh.
Trong thời gian khó khăn đó, Nicôlai I rất mê sắc đẹp của Natalia. Hắn tìm mọi cách để tiếp xúc, gần gũi với người đẹp. Nực cười hơn, hắn còn ban cho Puskin chức thiéu niên thị toöng, một chức mua vui chỉ dành cho những người trẻ tuổi. Puskin bị xúc phạm nặng nề. Mâu thuẫn giữa Puskin với Nga hoàng ngày càng gay gắt.

Nhưng những lúc khó khăn nhất, Puskin lại tìm thấy niềm vui trong sáng tác nghệ thuật. Thời gian này, Puskin cho ra những bài thơ xuất sắc: Mùa thu, Tôi trở lại thăm, Ðài kỷ niệm...

Cũng trong thời gian này, Puskin viết trường ca Kỵ sĩ đồng và hoàn thành tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônêghin .

Trong giai đoạn sáng tác cuối cùng này, Puskin chú ý nhiều về kịch và văn xuôi. Quyển tiểu thuyết Người con gái viên đại úy được xem là Cuốn bách khoa toàn thư bằng văn xuôi của đời sống Nga cuối thế kỷ XVIII.
Từ 1830 trở đi, những âm hưởng của chủ nghĩa lãng mạn không còn trong sáng tác của Puskin. Xu thế chủ nghĩa hiện thực trở thành xu hướng chung trong các sáng tác của ông.

Trong lúc Puskin tập trung trí lực vào sáng tác thì bọn quý tộc đã tìm mọi cách hãm hại thi sĩ. Chúng phao tin để gây xung đột giữa tên Pháp lưu vong Ðăngxtet và nhà thơ. Ðể bảo vệ danh dự và chính nghĩa, Puskin đã đấu súng và mất vào ngày 10 tháng 2 năm 1837.

II. THƠ TRỮ TÌNH CỦA PUSKIN

Thơ trữ tình của Puskin chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong kho tàng thơ ca Nga. Ông đã sáng tác hơn 800 bài thơ có giá trị. Mặc dù Puskin có viết văn, viết kịch nhưng thủy chung ông vẫn là nhà thơ.

Thơ Puskin có nội dung rộng lớn nhưng có thể gom về các chủ đề lớn như sau: 1. Chủ đề phê phán chế độ chuyên chế Nga hoàng, 2. Chủ đề ca ngợi tự do, 3. Chủ đề thiên nhiên, 4. Chủ đề tình yêu.

1. Chủ đề phê phán chế độ chuyên chế Nga hoàng:

Thơ Puskin gắn liền với quá trình vận động cách mạng ở Nga trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX. Chính nội dung phản ánh cuộc sống nhân dân kết hợp với khí thế thời đại đã làm nên giá trị các tác phẩm trữ tình của Puskin. Nội dung phản ánh xã hội đương thời là không thể phủ định, tuy nhiên, cần thấy rõ nội dung phản ánh trong thơ Puskin mang tính khuynh hướng rõ rệt. Ðó là thái độ phủ định chế độ Nga hoàng một cách trực tiếp thông qua sự tái hiện một cách chân thật bộ mặt xấu xa của xã hội cùng với sự phê phán gay gắt xã hội đó.

Thơ Puskin ca ngợi cái đẹp, thơ ông cũng phê phán, phủ định cái xấu. Nhưng cái xấu ở đây không phải là cái xấu ngẫu nhiên, cái xấu của sự vật tương đối, mà nó là cái xấu bản chất của xã hội, của chế độ, cái xấu đang bao trùm lên tất cả, chi phối mọi trật tự xã hội.

Thơ Puskin bộc lộ trực tiếp thái độ phủ định Nga hoàng - tên đầu sỏ của chế độ chuyên chế :

Hỡi tên vua chuyên quyền bạo ngược
Ta căm ngươi ngôi báu của ngươi
Ta thấy trước với niềm vui cay độc
Cái chết của ngươi, của cháu con ngươi .
( Tự Do )

Puskin đã dùng hình tượng cây Ansa để nói lên tính chất phản động của tên độc tài trong thế kỷ bạo tàn :

Còn tên chúa lấy ra chất độc
Tẩm mũi tên, tên trúng đích trăm lần
Ðem chết chóc gieo ra ngoài bờ cõi
Qua biên thùy sang các nước lân bang .
( Cây Ansa )

Trong tác phẩm Những câu chuyện thần thoại Noen, nhà thơ đã thể hiện thái độ châm biếm, nhạo báng đối với hành động và lời nói phỉnh gạt nhân dân của tên vua chuyên quyền:

Hỡi nhân dân của cả nước Nga
Hãy biết rằng toàn thế gian đã biết
Ta đã may chiến phục cho ta
Theo kiểu nước Áo, Theo kiểu Ðức
Hãy vui lên dân chúng, hãy vui lên;
Ta no, ta béo, ta béo tròn
Bọn viết báo ngợi ca ta trên báo
Ta uống, ta ăn, ta hứa hão
Và việc công ta chẳng nhọc nhằn ...

Ðồng thời với thái độ phê phán, đã kích chính quyền chuyên chế, Puskin còn tái hiện những kiếp đời bất hạnh triền miên của người dân lao động, và đồng thời bộc lộ thái độ đồng cảm với họ. Ðó có thể là người thiếu phụ buột phải bỏ đứa con rứt ruột của mình; đó có thể là những con người suốt đời làm thân nô lệ không dám nghĩ đến hoài bão, ước mơ:

Theo luống cày còng lưng tê tái
Dưới làn roi khổ nhục ê chề
Ðám nông nô xơ xác chân kéo lê
Trên luống đất bọn chủ nô tàn ác
Aïch nặng nề kéo lê cho tới chết
Không dám nuôi chút hoài bão, ước mong .
( Làng - 1819 ).

Tóm lại, nội dung phê phán đả kích phủ định chế độ nông nô chuyên chế Nga hoàng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc tạo ra giá trị to lớn trong thơ Puskin. Lần đầu tiên, với tinh thần tiến bộ và dũng cảm, Puskin đã dám phê phán bản chất chế độ xã hội đương thời, phê phán từ tên vua cầm đầu cho đến bộ máy chính quyền, xã hội thượng lưu bệnh hoạn. Ðiều đáng trân trọng ở đây là nhà thơ đã phản ánh đúng bản chất xã hội và bộc lộ thái độ phê phán một cách mãnh liệt, không hề hòa hoãn, không hề khoan nhượng. Chính tinh thần dũng cảm, thái độ kiên định, tình cảm phân minh đó đã đem đến cho những bài thơ của Puskin một sức mạnh vô biên, một khả năng to lớn trong việc thức tỉnh nhân dân, cổ vũ nhân dân đứng lên chống lại cường quyền, cải tạo xã hội.

2. Chủ đề ca ngợi tự do:

Nội dung ca ngợi tự do trong thơ Puskin có một dung lượng khá lớn và gắn liền với nội dung phê phán Nga hoàng. Nếu như việc tái hiện về mặt xã hội đem đến cho tác phẩm một gía trị nhận thức to lớn thì nội dung ca ngợi và khẳng định tự do đem lại cho tác phẩm một giá trị tư tưởng - tình cảm lớn lao.

Trong bài thơ Tự do Puskin phát biểu Tự do như là một nhà cách mạng quý tộc. Nhà thơ không nhằm vào cuộc cách mạng toàn dân để thủ tiêu chế độ quân chủ mà trông cậy vào cuộc cách mạng do các nhà quý tộc cách mạng đang chuẩn bị. Ðối với Puskin Luật pháp đứng trên nhà vua và nhân dân . Nghĩa là tự do phải dựa trên việc hạn chế quyền hành của nhà vua, phải tiến hành cải cách từ trên xuống, phải bãi bỏ chế độ nông nô:

Chỉ nơi nào có liên minh chặt chẽ,
Giữa tự do và pháp luật nghiêm minh
Ðưa mộc lên che chở mọi chúng sinh,
Trao thanh kiếm vào tay người trung thực,
Ðể trừng phạt không phân chia đẳng cấp,
Bất cứ kẻ nào gây tội ác gian tham.
Chỉ nơi nào tự do với luật hình,
Không e sợ, không mắc điều tham nhũng,
Chỉ nơi ấy lê dân không thê thảm
Không lao đao dưới trướng của đế vương.
Hỡi các đế vương ! Các ngươi có mũ ngọc ngai vàng
Do luật pháp chứ không do tạo hóa,
Trên nhân dân các ngươi ngồi cao hơn cả
Nhưng muôn đời luật phát trên các ngươi.

Ðối Puskin, tự do là khát vọng cao nhất, là tiếng lòng tha thiết nhất, mãnh liệt nhất đối với nhân dân. Ông đã dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh để diễn tả khái niệm tự do và cùng với nó là hạnh phúc, giải phóng như: lửa tự do rực cháy; bình minh rực cháy của tự do; sao hạnh phúc nguy nga hiện sáng; nhân dân cởi tròng thoát ách; dông tố đâu hình ảnh của tự do; bay, bay đi ta loài chim tự do...

Cả một đời người Puskin mất tự do. Vì vậy thơ Puskin đọng nỗi cay đắng của người mất tự do. Nga hoàng đã dùng nhiều cách để tước đoạt tự do của nhà thơ: đưa đi khỏi Pêtecbua, giam lỏng ở vùng quê, kiểm duyệt khắt khe... Từ nỗi đắng cay của mình, Puskin hiểu nỗi cay đắng của nhân dân. Có lẽ vì thế, với Puskin tự do luôn gắn liền với nhân dân, gắn liền với giải phóng.

Tự do là nội dung của thời đại, ngôn ngữ của thời đại. Puskin đã đưa nội dung và ngôn ngữ ấy vào thơ, đốt cháy trong thơ ngọn lửa chiến đấu, có biết bao chiến sĩ đã yêu thơ Puskin, có biết bao người yêu thơ Puskin mà đến với phong trào cách mạng.

3. Lòng yêu mến thiên nhiên xứ sở:

Trong thơ trữ tình của Puskin, số lượng bài thơ, câu thơ viết về thiên nhiên chiếm một khối lượng khá lớn. Thiên nhiên chiếm một vị trí khá quan trọng trong sáng tác của nhà thơ và mang một nội dung độc đáo.
Thứ nhất , thiên nhiên trong thơ Puskin thể hiện trọn vẹn cái hồn của thiên nhiên Nga, nét độc đáo và đặc trưng của thiên nhiên Nga. Trong thơ ông, người ta chỉ nhận ra những cảnh sắc chỉ riêng có ở nước Nga chứ không phải ở một xứ sở nào khác. Vì thế, thiên nhiên trong thơ Puskin mang tính chân thực và có tính chất tư liệu, góp phần tạo nên giá trị cho các bài thơ.

Thứ hai, thiên nhiên trong thơ Puskin thể hiện một nội dung lớn, đó là sự thể hiện tình yêu chân thành của một con người ham sống, ham giao cảm với đời, với cảnh sắc thiên nhiên, tìm thấy trong thiên nhiên những gì tươi sáng, trân trọng và thân thương, gần gũi nhất. Ðó chính là sự thể hiện tình yêu cái đẹp và cái thiện của con người.

Thứ ba, thiên nhiên trong thơ Puskin có tính chất ngợi ca đất nước Nga sâu sắc, có tác dụng thúc đẩy người đọc thêm yêu thên nhiên và con người Nga hơn.

Ngôn ngữ thể hiện thiên nhiên trong thơ Puskin mang tính chất đơn nghĩa, nó thể hiện nội dung từ ngữ với ý nghĩa cuối cùng. Cũng vì thế mà thiên nhiên trong thơ Puskin mang tính khách thể rõ ràng, ít được dùng một cách ẩn dụ để thể hiện tâm trạng.

4. Nội dung ngợi ca tình yêu

Puskin được mệnh danh là nhà thơ tình thế giới. Nhiều bài thơ tình của Puskin đã đi vào thế giới bất tử.

Puskin viết nhiều bài thơ về tình yêu nam nữ. Nhưng tình yêu nam nữ trong thơ của ông không phải là tình yêu thông thường với ý nghĩa bình thường của nó. Ðọc thơ tình của Puskin, người ta luôn cảm nhận được sự chân thành, sự trong sáng, sự tế nhị trong tâm hồn của người đang yêu.
Thơ tình yêu của Puskin luôn làm cho người đọc nhận thức khi yêu phải yêu cho đẹp, cao thượng, phải có văn hóa và nhân cách trong tình yêu. Những bài thơ của Puskin luôn phủ định tình yêu giả dối, ích kỉ, vụ lợi và suy tính, tiền bạc.

Nhìn chung, thơ trữ tình của Puskin ngắn gọn, trong sáng, giản dị, tinh tế.

úNhững bài thơ tình đặc sắc của Puskin là: Gửi, Tôi yêu em..,Ngài và anh, cô và em; Trên đồi Grudia đêm xuống, Lá thư bị đốt cháy...

Tóm lại, thơ trữ tình của Puskin có đặc điểm ngắn gọn, trong sáng, giản dị, tinh tế. Thơ của ông là tổng hòa của niềm say mê với cảm xúc tràn trê övà với ánh sáng trí tuệ. Nó được xem như là cuốn sử biên niên của thời đại.

Qua thơ trữ tình của Puskin chúng ta có thể thấy được hình ảnh con người dũng cảm kiên cường trong đấu tranh, chân thành chung thủy trong tình bạn, lành mạnh, trong sáng và tha thiết trong tình yêu, ý thức trách nhiệm cao trong sáng tác nghệ thuật.

Thơ của Puskin có tác dụng to lớn trong việc nhân đạo hóa con người, giáo dục con người sống tốt hơn, nhân bản hơn.

III. TRƯỜNG CA

Thể loại trường ca trong toàn bộ các sáng tác của Puskin chiếm một vị trí quan trọng. Ông có 12 bản trường ca đã hoàn thành và 12 bản trường ca còn bỏ dỡ.

1.Trường ca Ruxlan và Liutmila(1820):

Ðây là bản trường ca đầìu tiên của Puskin. Bản trường ca ra đời đã đánh dấu sự thắng lợi toàn vẹn của phương pháp sáng tác lãng mạn, đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa tình cảm tồn tại trước đó.

Bản trường ca ra đời đã phủ định nội dung và giọng điệu buồn thương, tôn giáo của dòng văn học cổ điển, tình cảm. Bản trường ca đã ca ngợi và thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, ngợi ca chính nghĩa chiến thắng gian tà, ngợi ca tình yêu thủy chung chiến thắng những trở lực đen tối, khẳng định người tốt hưởng hạnh phúc, kẻ xấu bị trừng phạt, cái thiện thắng cái ác...

Lần đầu tiên trong văn học Nga, xuất hiện nhà thơ Puskin dám đưa vào bản trường ca những con người chứ không phải là những cái bóng, lần đầu tiên xuất hiện những con người sống thật, biết yêu thương, buồn vui, căm giận, sống gần gũi với hiện thực.

Trong bản trường ca này Puskin đã đưa vào những nhân vật anh hùng lẫn những nhân vật bình thường; kết hợp cái cao cả với cái tầm thường, kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình...

Hạn chế của trường ca là còn thiếu yếu tố thời sự, thiếu không khí thời đại.

2.Trường ca Ngưòi tù Capcaz:

Puskin viết trường ca này khi bị đày xuống phương Nam. Ðây là bản trường ca hoàn chỉnh sau bản trường ca Ruxlan và Liutmila.

Ðây là bản trường ca nói về một chàng thanh niên Nga bất bình với xã hội mình đang sống. Anh ta từ bỏ tất cả và đến với miền núi Grudia để tìm tự do. Chàng bị những bộ tộc người Secket bắt giam thành người tù. Lúc bấy giờ có cô gái đẹp người Secket cảm phục hành động anh hùng và liï tưởng tự do của chàng nên đem lòng yêu. Nhưng anh ta từ chối tình yêu vì anh ta khao khát tự do hơn cả hạnh phúc yêu đương nhỏ hẹp. Mặc dù vậy cô gái đã dùng cưa sắt cưa xiềng cứu thoát anh. Anh đã thoát thân qua bên kia sông, bên này cô gái tự vận trong dòng nước.

Puskin đã sử dụng truyền thuyết để xây dựng và khẳng định sức mạnh tình yêu ít gắn liền với thời đại. Trong bản trường ca này, nhà thơ đã đặt cho mình nhiệm vụ thể hiện những gì gần gũi nóng bỏng của đời sống thời đại. Cụ thể nhà thơ đã thể hiện hình tượng tổng hợp, khái quát về lớp thanh niên Nga đầu thế kií XIX với những ưu điểm và nhược điểm của nó. Người tù là nhân vật và là hình tượng chính trong tác phẩm.

Ðây là anh thanh niên trẻ trung, bị số phận xua đuổi, một người đầy những mâu thuẫn tâm lý phức tạp. Anh say mê tự do, từ bỏ tất cả để tìm đến tự do. Anh đã đến xã hội của người Secket. Nhưng đây là một vùng rừng núi, một xã hội hoang sơ. Cuối cùng anh cũng không tìm được tự do. Anh không tìm được chổ đứng ở bất cứ nơi nào: thành thị, nông thôn, rừng núi. Số phận anh chìm nổi. Va điều đó bắt nguồn từ chính bản chất xã hội.

Một con người đi tìm tự do nhưng không thấy được tự do mà trở thành nô lệ. Ðó là vấn đề. Vì tự do mà anh đã khước từ tình yêu của cô gái xinh đẹp, anh không tìm được lối thoát cho mình. Nhân vật trở nên lúng túng và trở thành hình tượng thể hiện khát vọng tự do của thời đại.

Ơí cô gái người Secket, lý tưởng tự do cũng được thể hiện sâu sắc. Ðây là một người con gái yêu rất mãnh liệt, không hề toan tính, biết hi sinh vì người khác, thà chết còn hơn để người mình yêu bị gông xiềng. Chàng bỏ ra đi và nàng tự tử. Cái chết của nàng có ý nghĩa chết vì tự do.

Bản trường ca này được xem là bản trường ca lãng mạn. Bởi vì:

+ Tính cách của người tù rất mâu thuẫn ở chổ tâm hồn anh ta già cỗi, lãnh
đạm với cuộc sống nhưng lại say mê khao khát tự do mãnh liệt.
+ Tình huống rất căng thẳng thể hiện ở chổ cô gái tự kết liễu đời mình.
+ Nhân vật trong trường ca này không có tên, không có quá khứ, tương lai
không rõ ràng.
+ Cảnh trí rất ấn tượng, hùng vĩ. Lời văn, ngôn ngữ rất bay bướm.

Bản trường ca cũng rất giàu yếu tố hiện thực: nhà thơ phản ánh và miêu tả rất sinh động, cụ thể thiên nhiên vùng Capcaz, đặc biệt là phong tục tập quán của dân tộc địa phương.

Bêlinxki nhận xét Người tù đó là nhân vật của thời đại bấy giờ mang sẳn những đặc điểm thuộc các nhân vật của thời đại chúng ta .

Nhân vật người tù này là con người thể hiện tính ích kỷ, lạnh lùng. Anh ta chỉ chú ý đến việc trốn chạy vì cá nhân mình mà không chú ý đến người bạn gái đã vì anh gieo mình xuống nước. Vì vậy, người ta phê phán người tù chỉ biết chú ý đến bản thân và tự do cá nhân.

Khác với bản trường ca Ruxlan và Liutmila , ở trường ca này Puskin đã viết về con người thời đại.

3.Trường ca Ðoàn người Sưgan

Bản trường ca này Puskin viết khi bị lưu đày ở phương Nam. Ðây là bản trường ca lãng mạn cuối cùng của ông. Nó tiếp tục chủ đề của trường ca Người tù Capcaz - con người thời đại. Bản trường ca có hai nhân vật chính: Alêcô và Demphira.

Bản trường ca nói về chàng thanh niên tên Alêcô rời bỏ chốn thị thành đi theo đoàn người Sưgan trên thảo nguyên vùng Mônđavi. Trong đoàn người có cô gái tên Demphira. Ðây là một cô gái xinh đẹp. Nàng yêu Alêcô và muốn Alêcô cùng sống, săn bắn, sinh hoạt như mọi người.
Ông già Sưgan, cha của Demphira, vui lòng cho hai người sống chung với nhau. Họ sống với nhau khá lâu. Dần dần Demphira không yêu Alêcô nữa mà yêu người khác. Một hôm Alêcô sinh nghi, theo dõi và chứng kiến được sự gặp gỡ giữa Demphira với người yêu mới. Alêcô đã giết anh chàng người Xưgan đó đồng thời giết cả Demphira.

Ðoàn người Xưgan tiếp tục lên đường còn Alêcô tiếp tục ở lại giữa thảo nguyên mênh mông.

Alêcô là nhân vật chính của bản trường ca và mang những nét tương tự như người tù Capcaz: Rời bỏ cuộc sống đô thành, rời bỏ xã hội thượng lưu, bất bình với thực tại xã hội, đi tìm tự do. Nhưng anh khác với người tù là anh đã tìm thấy được tự do trong xã hội của đoàn người Xư gan.. Ðây chính là những mặt được thanh niên đương thời yêu thích.

Alêcô, đây là con người đầy mâu thuẫn, anh ta đi tìm tự do, nhưng khi Demphira không yêu anh nữa thì anh đã giết chết người yêu của mình. Anh biết tìm tự do cho mình nhưng chính anh lại không cho người khác được tự do. Ðây là những nét hạn chế của Alêcô. Ðặc tính cá nhân chủ nghĩa cực đoan này cũng là nét chủ đạo của con người thời đại tiêu biểu cho thanh niên quý tộc Nga đương thời. Nét tích cực và tiêu cực chính là giá trị nhận thức mang tính khái quát cao của bản trường ca.

Nhà thơ xây dựng được hình tượng nhân dân, đó chính là đoàn người Sưgan. Nhà văn miêu tả được những sự thật trong đời sống đương đại thông qua hình ảnh đoàn người Xưgan. Ðây là những con người nghèo khổ, rách rưới, sống cuộc sống rày đây mai đó. Ðây cũng là một trong những giá trị hiện thực của tác phẩm.

Trong bản trường ca ta thấy nổi bật hình ảnh ông già Sưgan: con người giản dị, rộng rãi, tốt bụng, bình tỉnh, chịu đựng. Con gái ông bỏ Alêcô và ông khuyên anh ta kiên nhẫn chịu đựng đau khổ. Tuy ông già tuổi tác nhưng ông quan niệm về tự do rộng rãi hơn Alêcô. Ông nói với anh ta rằng thời trẻ ông cũng bị một người con gái phụ tình, nhưng ông không hề trả thù. Ðối với phụ nữ ông quan niệm: Trái tim của người con gái cũng tự do như mặt trăng trên bầu trời. Nó muốn chiếm chỗ nào cũng được, muốn yêu ai cũng được. Con gái ông chết nhưng ông không nghĩ đến việc trả thù mà ông chỉ chịu đựng khổ đau.

Thông qua nhân vật ông già Sưgan nhà thơ có phần lý tưởng nhân vật. Ðây chính là dụng ý của nhà thơ. Hình tượng ông già Sưgan được xây dựng nhằm giải thích, phê phán hành động các nhân vật khác, đặc biệt là Alêcô. Puskin đã đặt hình tượng ông già Sưgan cao hơn các nhân vật khác trong bản trường ca.

Tóm lại, trong tác phẩm của mình Puskin đã tỏ ra thông cảm sâu sắc đối với những đau khổ, bất bình, khát vọng tự do của thanh niên thời đại nhưng đồng thời Puskin cũng phê phán sai lầm và cách đi tìm tự do rất cực đoan của họ. Qua việc phê phán nhân vật của mình, Puskin đã vượt các nhà thơ lãng mạn đương thời. Nhà thơ còn đi xa hơn, tiến xa hơn khi ông đã tạo được màu sắc địa phương cho trường ca lãng mạn: Tái hiện sinh động thiên nhiên Nga, phong tục tập quán của người dân địa phương. Ðó là những bước dầu tiên để Puskin tiếp cận phương pháp sáng tác hiện thực.
 
IV.TIỂU THUYẾT EPGHÊNHI ÔNÊGHIN

Ðây là tiểu thuyết bằng thơ viết trong hơn tám năm ( 1823 - 1831 ).

Tác phẩm nêu lên vấn đề con người thời đại. Vấn đề này ông đã đề cập đến hai bản trường ca Người tù Capcaz và Ðoàn người Sưgan . Ơí đây vấn đề này được phát triển thêm. Trong hai bản trương ca trước, Puskin viết theo bút pháp lãng mạn do đó tính cách nhân vật bị hạn chế. Trong quyển tiểu thuyết bằng thơ này Puskin viết theo phương pháp hiện thực.

Epghênhi Ônêghin là tác phẩm trung tâm trong toàn bộ sáng tác của Puskin. Ðây là một tác phẩm lớn của văn học Nga và văn học thế giới, đặc biệt trong văn học thời kỳ này.
Epghênhi Ônêghin của Puskin là tác phẩm mở đường cho chủ nghĩa hiện thực văn học Nga, đánh dấu văn học Nga chuyển sang một thời kỳ mới.

Epghênhi Ônêghin chia thành tám chương, mỗi chương có 40 đến 60 khổ thơ, mỗi khổ gồm 14 dòng thơ. Tất cả là 5275 dòng ( Truyện Kiều có 3254 dòng ).

Tác phẩm có bốn nhân vâtû chính: Epghênhi Ônêghin, Tachiana, Lenxki, Ônga.
Epghênhi Ônêghin là một chàng thanh niên quý tộc thủ đô, thông minh, ăn diện đúng kiểu cách, được lòng gái đẹp. Chàng được xem là kiểu mẫu của xã hội thượng lưu. Epghênhi Ônêghin đắm mình trong sinh hoạt xã hội thượng lưu: tham gia phòng trà, nhà hát, yến tiệc, khiêu vũ... Nhưng không lâu anh bắt đầu chán. Anh đóng cửa ngồi nhà để viết văn đọc sách. Nhưng những công việc đó không thể nào xua tan được những nỗi buồn chán trong lòng.

Trong lúc đó anh nghe tin từ nông thôn người chú vừa qua đời. Gia đình anh ở nông thôn gọi anh về quê để thừa kế và chăm nom trang ấp. Anh rất hồ hởi ra đi vì nghĩ rằng sẽ vơi bớt nỗi buồn chán ở thành thị.

Ðược vài ngày anh lại buồn chán như lúc trước. Vì vậy, anh tìm mọi việc để làm: thăm họ hàng, chăm sóc trẻ con... nhưng nỗi buồn chán vẫn đeo đuổi.

Ngay trong làng anh có chàng trai trẻ tên là Lenxki vừa đi học ở Ðức về. Lenxki kém tuổi hơn Epghênhi Ônêghin và chưa từng trải. Lenxki biết làm thơ, có nhiều mộng tưởng. Cũng tại làng này có người con gái tên là Ônga và là người yêu của Lenxki. Ðó là một cô gái đẹp, hồn nhiên. Lenxki đến với Ônga là do hai người thân nhau từ nhỏ.

Epghênhi Ônêghin kết bạn với Lenxki. Ônga có người chị là Tachiana. Lenxki dẫn Epghênhi Ônêghin đến thăm gia đình Ônga và làm quen với Tachiana. Tachiana không xinh đẹp bằng Ônga nhưng có tâm hồn rất đẹp và trong sáng. Trong khi cô em hay ca hát vui nhộn thì cô chị hay mơ màng, tư lự, ít nói, lặng lẽ, suy tư.

Chỉ mới qua buổi đầu gặp gỡ Tachiana đã yêu Epghênhi Ônêghin. Tachiana cảm thấy người mơ ước của mình đã đến nên yêu mãnh liệt. Cô đã đánh bạo viết thư tình cho chàng nói lên lòng thương yêu, sầu nhớ, tương tư.

Nhận được thư Tachiana, Epghênhi Ônêghin xúc động trước tấm lòng chân tình tha thiết của nàng nhưng Epghênhi Ônêghin lại khước từ tình yêu. Anh ta sợ cuộc sống gia đình sẽ làm anh ta mất tự do. Ðây là một hành động làm rõ tính cách con người thời đại.
Trong lễ thánh của Tachiana, Lenxki và Epghênhi Ônêghin cùng đến dự. Trong ngày vui này Epghênhi Ônêghin khiêu vũ với Ônga. Ðiều này làm Lenxki nghi ngờ. Kết quả là Lenxki thách Epghênhi Ônêghin đấu súng. Thực chất trong thâm tâm Epghênhi Ônêghin không muốn nhận lời đấu súng nhưng cuối cùng thì anh ta đã nhận lời. Trong cuộc đấu súng Lenxki bị chết. Epghênhi Ônêghin rất đau buồn, vì thế anh bỏ làng quê ra đi.
Sau đó ít lâu Ônga lấy một chàng sĩ quan Nga hoàng và theo chồng đi nơi khác.
Tachiana ở nhà với mẹ. Lúc này có nhiều người đến dạm hỏi nhưng Tachiana từ chối. Trong thời gian này Tachiana âm thầm lặng lẽ với bản thân, với những kỷ niệm và thường đến thăm căn phòng Epghênhi Ônêghin từng ở.

Ðến mùa đông cả hai mẹ con Tachiana rời bỏ làng quê để đến Maxcơva và sống ở tại nhà một bà cô. Tại đây nàng hòa nhập với sinh hoạt của giới thượng lưu. Lúc bấy giờ có một viên tướng Nga về hưu để mắt đến Tachiana và ông đã cầu hôn với nàng. Theo lời khuyên của mẹ và vì thương mẹ, Tachiana đã nhận lời.

Sau một thời gian Epghênhi Ônêghin trở về và gặp lại Tachiana. Lúc này nàng không còn là con người thuở xưa mà trở thành một phu nhân kiều diễm. Trong lòng Epghênhi Ônêghin tình yêu sống dậy một cách mãnh liệt. Chàng viết thư tỏ tình với nàng, nhưng khi thư đến thì không có hồi âm. Vì thế chàng đau buồn đến bệnh. Cuối cùng Epghênhi Ônêghin đánh bạo đến nhà nàng. Chàng gặp Tachiana và nói thật lòng mình. Tachiana rất cảm động và cô cũng thú nhận với Epghênhi Ônêghin là nàng vẫn còn yêu anh tha thiết, nhưng nàng không thể phản bội chồng. Trong lúc đó chồng của Tachiana bước vào.

* Epghênhi Ônêghin

Epghênhi Ônêghin là một thanh niên quý tộc và là nhân vật chính của tiểu thuyết. Ðây là một nhân vật khá phức tạp, mâu thuẫn sâu sắc trong tâm hồn và tư tưởng. Anh ta là con đẻ của giai cấp quý tộc thượng lưu, vì vậy anh ta đắm mình trong cuộc sống thượng lưu là điều tất nhiên. Anh rất giàu sang, không phải làm việc gì cả và anh ta không muốn lao động. Giai cấp qúy tộc đã tạo ra một con người như thế và lẽ tất nhiên anh sẽ là người tiếp nối, phục vụ và tán dương giai cấp thống trị. Ðó là sự mong muốn của giai cấp quý tộc, những người đi trước anh. Nhưng anh không phải là người tầm thường như những người cùng giới. Trong tâm tư anh vẫn le lói ánh sáng của trí tuệ. Sống trong xã hội thượng lưu nhưng anh không ham danh vọng, không tán thành, không ngợi ca, không cúc cung tận tụy nó.

Epghênhi Ônêghin còn nhận ra được những xấu xa, đểu cáng, những điều đáng chê trách trong xã hội anh đang sống, đó là nguyên nhân làm anh chán xã hội này, thậm chí coi thường, khinh khi nó và khinh khi chính bản thân mình. Vậy mà khi nhận ra sự xấu xa của nó anh vẫn sống với nó không dứt ra được. Anh vẫn tiêu phí tuổi trẻ, tâm hồn của mình trong xã hội đó. Chính những điều đó càng làm cho anh buồn chán hơn, chán đến nỗi cùng cực.

Trong bản thân anh có nhiều cái đáng quý: tuổi trẻ, sức lực, học vấn... nhưng anh chẳng biết dùng vào việc gì. Anh sống không có mục đích, không có lý tưởng. Những điều đó là do hoàn cảnh, do lối giáo dục của xã hội, anh không gì lóe lên ở ngày mai vì thế anh không biết quan tâm đến ai, anh chỉ biết có mình. Anh sinh ra để sống an thân, ích kỷ, và chỉ có buồn chán.

Do buồn chán, ích kỷ, an thân, có lúc anh đã gây tác hại đối với người khác. Và không chỉ đối với người khác anh còn hại ngay cả bản thân mình. Anh từ chối một mối tình đáng lẽ ra anh phải được sống hạnh phúc. Anh muốn sống tự do cho riêng mình, và điều đó làm cho Tachiana đau khổ, thất vọng, buồn đau. Trong tình bạn, anh đấu súng với Lenxki, đó là điều vớ vẩn, tuyệt đối không nên làm nhưng anh vẫn để điều đó xảy ra vì anh sợ dư luận xã hội - cái mà anh coi thường. Ðó là điều mâu thuẫn trong con người anh. Anh là một người chán xã hội, khinh bỉ nó nhưng anh lại sợ chính nó. Vừa coi thường, khinh khi nhưng lại sợ. Ðó là nét tính cách của anh.

Qua việc từ chối tình yêu của Tachiana chúng ta thấy Epghênhi Ônêghin là người không có lối thoát, sống quẫn quanh, tiêu phí cuộc đời vào những điều vô nghĩa, hiểm nguy không đáng.

Bên cạnh đó anh cũng có những ưu điểm: thông minh, phủ nhận xã hội, không ham danh vọng. Anh là người biết quan sát, biết bồi dưỡng kiến thức, là một con người sống cao thượng, chân thành trong tình yêu. Trong con người anh vẫn tiềm tàng một vài nét đẹp mặc dù anh không vượt ra khỏi những thành kiến của xã hội.

Epghênhi Ônêghin sống không có mục đích, sống buồn bã, cô đơn, không biết mọi việc xung quanh, không làm được việc gì cho đời... anh trở thành con người thừa của xã hội.
Con người thừa này trở thành hình tượng điển hình, đại diện cho một bộ phận của tầng lớp thanh niên quý tộc đương thời. Ðiều này thể hiện ở tâm trạng, lối sống của nhân vật.

Anh là một con người không ủng hộ xã hội đương thời. Ða số thanh niên quý tộc ủng hộ xã hội nhưng anh chán ghét vì anh hiểu hơn họ. Nhưng đồng thời anh không chống lại nó do nền giáo dục, do những hạn chế của bản thân anh. Nếu như anh chống lại xã hội, lẽ đương nhiên anh đã đi theo những người tháng Chạp. Vì thế Epghênhi Ônêghin là nhân vật chưa mang ý tưởng thời đại ( Chống lại chế độ nông nô chuyên chế Nga hoàng ), do đó anh không thể được xem là nhân vật tích cực. Nhưng anh cũng là người không ủng hộ nền chuyên chế đó nên chúng ta cũng không thể coi anh là nhân vật tiêu cực.
Nếu Epghênhi Ônêghin xuất hiện vào thời kỳ đầu của cách mạng thì anh là người có những nét tích cực. Nhưng về sau thì anh trở thành con người tiêu cực.

Hình tượng Epghênhi Ônêghin được nhà thơ miêu tả trong sự phát triển, đặc biệt là ở giai đoạn cuối của tiểu thuyết. Khi anh giết Lenxki anh đã bước vào bước ngoặc của cuộc đời. anh đã rời bỏ, anh khgông đủ sức bình tỉnh ở lại nơi đã khiến anh gây tội ác, xa rời xã hội thượng lưu để đi đến một nơi nào đó. Và nhờ đi đây đi đó, anh đã hiểu được nổi khổ của người dân. Ðây cũng là một bước tiến. Cuối cùng anh chán nản và trở về, gặp Tachiana và tình cảm trước kia được đánh thức.

Tóm lại, Epghênhi Ônêghin là một con người thừa, một sản phẩm của xã hội Nga đầu thế kỷ XIX, xã hội đó đã tạo ra một người như anh ta. Thông qua hình tượng này, nhà văn đã thể hiện hiện thực một cách sâu sắc, đầy đủ về lối sống, tâm trạng, lý tưởng của lớp thanh niên quý tộc đương thời.

* Tachiana

Ðây là người phụ nữ Nga làm cho người đọc yêu mến. Puskin đã để tất cả tình cảm, tâm hồn và sự quý trọng để xây dựng nhân vật lý tưởng này.

Nếu như Epghênhi Ônêghin là nhân vật phức tạp đầy mâu thuẫn thì đây là một hình tượng có tính cách đa dạng. Ðiều chung nhất, đây là một tâm hồn Nga đẹp đẽ. Tachiana là một thiếu nữ quý tộc ở làng quê, nàng sống rất bình dị như những cô gái nông thôn khác. Sự bình dị thể hiện ở ngay tên gọi Tachiana.

Tachiana là một cô gái sống có nghị lực, trách nhiệm, nàng có một nét đẹp dịu hiền, kín đáo, đăöm thắm, cái đẹp chủ yếu là ở vẻ đẹp tâm hồn. Nội tâm cô hơi buồn, hay sống cô đơn, trầm mặc, hay suy nghĩ, xúc cảm một mình.

Tachiana rất thích đọc sách tiếng Pháp, viết thư bằng tiếng Pháp nhưng đồng thời lại là cô gái hay bói toán, nằm mộng như những cô gái đồng quê Nga.

Tachiana là cô gái rất gắn bó với làng quê cả về tâm hồn lẫn tư tưởng. Cô rất yêu ruộng vườn, thiên nhiên bốn mùa...

Tachiana rất trầm lặng nhưng khi đã yêu thì yêu vô cùng nồng cháy, chân thành, tha thiết, mãnh liệt, chỉ biết tuân theo nhịp đập của trái tim. Nàng đã chủ động viết thư tỏ tình với Epghênhi Ônêghin.

Tachiana bị từ chối tình yêu, nàng đau khổ vô cùng nhưng vẫn giữ mãi tình yêu của mình. Ðến khi có chồng Tachiana vẫn còn vẫn nguyên vẹn tình cảm đó. Tất cả những điều này nói lên sự thủy chung và tình yêu sâu nặng trong tâm hồn Tachiana.
Tóm lại, bản chất của Tachiana là sự cao quý về tâm hồn và tinh thần trách nhiệm, không hề tráo trở trong tình yêu và tình nghĩa vợ chồng. Chính điều này thể hiện bản chất của người phụ nữ Nga, tâm hồn Nga chân chính và sâu sắc.

* Lenxki

Lenxki là một người nồng nhiệt, có tài, nhưng chết rất trẻ. Anh ta là một con người lãng mạng mang biết bao hoài bảo ở đời. nhưng cái chết của anh là một điều tất nhiên. Ðó chính là tính hiện thực của tác phẩm.

Bên cạnh việc miêu tả những nhân vật như Epghênhi Ônêghin, Tachiana, Lenxki, Ônga Puskin

còn xây dựng những nhân vật như bà nhũ mẫu, những cô gái nông thôn tất cả những điều này làm tăng thêm tính hiện thực của tác phẩm.

Trong tác phẩm Puskin còn tái hiện thiên nhiên Nga với mọi nét điển hình và chân thật của nó. Nhà thơ miêu tả từ kinh thành Pêtecbua cho đến những miền quê với cảnh sắc bốn mùa đặc trưng ở Nga.

Nông thôn Nga chiếm một vị trí đặc biệt trong tiểu thuyết. Ông miêu tả các mùa: xuân, hạ, thu, đông với núi non, sông rộng, tuyết phủ, bầu trời xanh... Nhà thơ đã nắm bắt những cái đẹp trong chính cái bình thường, dung dị.

Ngoài ra trong tác phẩm nhà thơ còn thể hiện nhiều bức tranh về phong tục tập quán Nga với tầm bao quát sâu rộng.

Tóm lại, trước khi tiểu thuyêt bằng thơ này ra đời, ở Nga chưa có một tác phẩm văn học nào thể hiện được toàn bộ một giai đoạn lịch sử một cách trọn vẹn, rộng rão, chân thực như Epghênhi Ônêghin. Do đó , Bêlinxki gọi tiểu thuyết này là bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga đặc biệt đầu thế kỷ XIX.

Nổi bật trong tác phẩm này là tính hiện thực, tính nhân dân và chất trữ tình. Epghênhi Ônêghin và hai tác phẩm Người tù Capcaz, Ðoàn người Sưgan" đều nói về con người thời đại, nhưng đây là tác phẩm tiêu biểu, thành công và xuất sắc nhất của Puskin.

V .VĂN XUÔI

Trong mười năm cuối cùng 1827- 1837 , Puskin chú trọng viết văn xuôi . Ông là người đặt nền mống cho văn xuôi hiện thực Nga. Những tác phẩm tiêu biểu của ông là: Con đầm bích, Tập truyện của ông Benkin, Người con gái viên đại úy, Người da đen của Piôt Ðại đế, Phát súng, bão tuyết, Ông chủ hiệu đám ma, Người trưởng trạm, Cô tiểu thư nông dân..

Puskin tỏ ra không hài lòng với văn xuôi hiện tại bởi vì khi đọc lên ông thấy nó hời hợt, kiểu cách, xa rời cuộc sống, giả tạo, xa lạ với những vấn đề của đất nước, của nhân dân.

Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn xuôi hiện tại của Nga thường đưa tiếng nước ngoài vào, nhất là tiếng Pháp làm cho nó nặng nề, thấp kém, không đủ sức diễn đạt và nói lên những điều tinh tế....Nó không hấp dẫn đối với người đọc đương thời.
Puskin thấy mình có nhiệm vụ cải cách văn xuôi, đặt nền mống cho nền văn xuôi hiện đại.

Ơí phương Tây, chủ nghĩa hiện thực ra đời đã dẫn đến sự phát triển vững vàng của văn xuôi. Ơí Nga chủ nghĩa hiện thực ra đời đặt ra vấn đề xây dựng nền văn xuôi đặc biệt là phát triển ngôn ngữ văn xuôi. Văn xuôi ở Nga đuổi kịp các nước phương Tây chính là nhờ vai trò to lớn của Puskin. Tônxtôi nhận xét: Puskin là người thầy của tôi và tôi cần phải học tập".

1. Tiểu thuyết Người con gái viên đại úy ( 1836 ):

Ðây là tác phẩm viết về cuộc khởi nghĩa của Pugatsiôp, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân làm rung chuyển nước Nga năm 1773 đến 1775.

Các nhân vật chính: Grinhôp, Xavêlich, đại úy Mirônôp, Masa, sĩ quan Svabrin, Pugatsiôp.

Tiểu thuyết có 14 chương. Grinhôp vừa là nhân vật trong truyện cũng là người kể chuyện.

Grinhôp là thanh niên quý tộc vùng Xiêmbiêc. Anh lên đường nhập ngũ năm 16 tuổi. Trên đường đi, anh bị lạc trong một cơn bão tuyết và được một người dẫn đường đưa đến một quán trọ. Chàng biếu cho người dẫn đường một chiếc áo khoác để tạ ơn. Sau đó, Grinhôp tiếp tục đi đến những đồn canh của quân triều đình. Chàng được phân về đồn Bêlôgô dưới sự chỉ huy của đại úy Mirônôp, người sống cùng với tên sĩ quan Svabrin.

Một hôm Grinhôp và SvaBrin có chuyện bất hòa dẫn đến sự đấu kiếm. Grinhôp bị thương và được Masa chăm sóc. Sau đó hai người yêu nhau. Nhưng chàng không được cha mẹ cho phép kết hôn với Masa vì cho rằng gia đình Masa nghèo.

Chàng rất buồn, thất vọng. Trong tình hình như vậy thì quân khởi nghĩa Pugatsiôp đánh chiếm đồm Bêlôgô. Vợ chồng Mirônôp bị sát hại. Svabrin đầu hàng quân khởi nghĩa và được Pugatsiôp cho làm đồn trưởng. Grinhôp suýt bị treo cổ nhưng được tha vì người dẫn đường chính là Pugatsiôp. Pugatsiôp cho anh ta ngựa, áo ấm, tiền và ra đi. Grinhôp từ biệt Masa. Bấy giờ Masa đang ẩn náo trong nhà người quen còn Grinhôp thì về Ôrenbua để cầu viện.

Khi đến thành Ôrenbua thì quân triều đình đã án binh bất động không chịu xuất binh. Ngay sau đó thì Ôrenbua cũng bị quân khởi nghĩa vây hãm.

Trong thời gian này, Grinhôp được tin Svabrin đang giam giữ Masa và cưỡng ép nàng làm vợ. Chàng và người lão bộc quyết định đi cứu Masa. Hai người bị lạc vào thôn có quân khởi nghĩa và bị bắt. Grinhôp được giải đến người chỉ huy và gặp Pugatsiôp.

Hôm sau Pugatsiôp đưa Grinhôp về đồn Bêlôgô đêí hỏi tội Svabrin và cứu Masa. Masa được cứu và cùng Grinhôp trở về Xiêmbiêc. Gia đình Grinhôp chấp nhận cuộc hôn nhân của hai người.

Sau đó Grinhôp cùng quân đội dẹp tan quân khởi nghĩa. Nhưng sau đó chàng bị quân triều đình bắt giải ra tòa bởi vì Svabrin muốn chiếm đoạt Masa nên tố cáo Grinhôp có quan hệ với Pugatsiôp. Masa biết được tin đó nên đi lên tận kinh thành để minh oan cho chàng. Nữ hoàng đã ra lệnh tha cho Grinhôp và sau đó Grinhôp kết hôn cùng Masa.

Ðây là quyển tiểu thuyết lôi cuốn người đọc đương thời vì nó nói về cuộc tình duyên, về số phận của đôi bạn trẻ đã trải qua những gian khổ, trắc trở cả những may mắn lạ lùng. Nó diễn ra trong khung cảnh, không khí, những biến chuyển của cuộc khởi nghĩa. Ðây là một cuộc tình không giống như những câu chuyện tình khác, nó diễn ra trong mối quan hệ phức tạp, trong tình huống quân triều đình và nghĩa quân đánh nhau, sự chứng kiến giữa hai phe đối lập, có những lúc giao tranh, những lúc yên ả.

Khi đọc tiểu thuyết, Puskin làm cho người đọc dần dần xâm nhập vào không khí cuộc khởi nghĩa. Người đọc được tiếp xúc với Pugatsiôp, thấy được bức tranh nông dân khởi nghĩa hùng vĩ, tập hợp nhiều nông dân, nhiều tầng lớp khác nhau. Tài năng của Puskin là đã lồng thiên tình sử của người con gái viên đại úy vào thiên anh hùng ca về người anh hùng Pugatsiôp. Sự kết hợp này rất khéo léo, rất hợp lý, tạo nên một thiên tiểu thuyết thật sự.

*Nhân vật Grinhôp

Ðây là người kể chuyện đồng thời là nhân vật có mặt từ đầu đến cuối thiên truyện. Anh được nhà văn miêu tả trong một quá trình hình thành, biến đổi. Grinhôp đã trải bao biến cố hãi hùng, dữ dội, kinh hoàng, bão táp hãi hùng và có cả những giờ phút vui sướng.
Trong thời gian nhập ngũ Grinhôp hiểu được thực tại, nhận thức được nhiều điều bổ ích về cuộc sống. Anh nhận thấy Pugatsiôp và những người theo ông không phải là những tên kẻ cướp. Anh cảm thấy ở những con người này có những cái gì đó khác lạ với những gì anh nghe được. Anh nhận ra được đây là con người có trách nhiệm có đức độ, tài năng. Anh chưa hiểu rõ về con người này nhưng lại cảm phục, quyến luyến và tin cậy.

Grinhôp là người của quân triều đình, lẽ dĩ nhiên anh có những quan điểm không đúng, sai lạc. Anh vẫn giữ quan điểm chống lại quân khởi nghĩa, chống Pugatsiôp đến cùng. Tuy nhiên, theo sự miêu tả của Puskin Grinhôp là người chân thành, dũng cảm, là người trọng danh dự, có tình cảm sâu sắc và yêu chân thật.

Puskin muốn cho mọi người biết, qua nhân vật Grinhôp mà cuộc khởi nghĩa của Pugatsiôp được nhìn nhận một cách khách quan và đúng sự thật. Ðó là một cuộc khởi nghĩa mang ý nghĩa tiến bộ.

Trong tác phẩm này, Puskin tái hiện Pugatsiôp một cách chân thật, đúng lịch sử, không tô vẽ, không lý tưởng hóa nhân vật. Người đọc nghe thấy giai cấp phong kiến đã nói về Pugatsiôp : Con chó điên, quỷ dữ.. . Nhưng dưới ngòi bút của Puskin Pugatsiôp hiện lên là con người có tấm lòng yêu thương, dũng cảm, anh hùng, biết căm giận bất công.. .

Pugatsiôp thật sự là con người trung thực, một người tỏ ra chịu ơn ai thì không bao giờ quên. Ðiều này được thể hiện qua việc khi Grinhôp tặng chiếc áo khoác và mời Pugatsiôp một ly rượu thì ông đã tha và giúp đỡ Grinhôp nhiều lần. Ông được coi là vua của nông dân nhưng lại đóng vai người dẫn đường và giúp đỡ tận tình một người không quen biết. Ðiều này đã nói lên phẩm chất và tính cách của vị anh hùng nông dân.

Hành động đứng ra bảo vệ những người yếu đuối và bị lăng nhục, cứu Masa và trừng trị Svabrin đã chứng tỏ Pugatsiôp không đúng như một người mà giai cấp phong kiến đã nhận định.

Pugatsiôp còn là con người của quần chúng lao động, sống rất giản dị chan hòa. Ông sống hòa mình cùng nghĩa quân, cùng ca hát, cùng vui đùa với họ. Ông không xót thương do dự đối với kẻ thù nhưng lại sẳn sàng đùm bọc đối với những người vợ góa, con côi.. .

Pugatsiôp cũng có những mặt yếu: Ðây là con người ít học thức, một con người có lúc thiếu cảnh giác, hay khoe khoang, quan trọng hóa vấn đề, giả nghiêm trang một cách buồn cười. Nhìn chung đây là những nét phụ trong toàn bộ tính cách của vị lãnh tụ khởi nghĩa nông dân. Những nét đẹp của ông là chủ yếu, và điều đó làm cho nông dân cảm phục mà đi theo. Họ luôn tin tưởng và xem ông như là người bảo vệ chân chính cho mình.

Tóm lại, thông qua câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của Pugatsiôp, Puskin muốn nói đến hiện tại. Puskin muốn nêu ra những quy luật có tính lịch sử. Nghĩa là có áp bức thì có đấu tranh. Với chế độ chuyên chế Nga hoàng đương thời tất yếu sẽ có những cuộc khởi nghĩa bùng lên lật đổ tất cả. Ðây chính là chủ đề của tác phẩm.

Nghệ thuật

Nghệ thuật miêu tả tính cách con người rất chính xác, ngắn gọn. Cốt truyện rất chặt chẽ, sự kiện phát triển lôgic. Puskin chỉ dùng vài nét chấm phá đã miêu tả được tâm lý nhân vật. Tác phẩm có chất hài hước, trong sáng, nhẹ nhàng.

Kết luận: Tiểu thuyết này có thể xem như là một công trình tổng kết những suy nghĩ của Puskin trong nhiều năm về những vấn đề lớn có tầm quan trong lịch sử. Ðây cũng là kết quả của 10 năm viết văn xuôi và là đỉnh cao văn xuôi của Puskin.

VI. Ý NGHĨA VỀ SÁNG TÁC CỦA PUSKIN

Qua các tác phẩm của mình, Puskin đã nêu lên những vấn đề cơ bản của thời đại.

+ Vai trò lịch sử của tầng lớp quý tộc tiến bộ

+ Chuyên chế và nhân dân. Vai trò của nhân dân trong lịch sử.

+ Vấn đề nông dân và giải phóng nông dân.

Trong khi nêu những vấn đề bức xúc của đời sống Nga, Puskin còn thể hiện những mặt khác nhau về đề sống dân tộc. Toàn bộ sáng tác của Puskin được xem như là quyển bách khoa toàn thư đầu thế kỷ XIX.

Puskin đã xây dựng được những hình ảnh tiêu biểu: Ônêghin là hình ảnh con người thời đại- con người thừa; Ghetman trong Con đầm bích là đại biểu cho con người tư sản mới trong xã hội Nga; Tachiana, Masa, Pugatsiôp. .. là những nét đẹp của tính cách Nga.

Về nghệ thuật:

+ Puskin đã khởi đầu một phương pháp sáng tác mới. Ðó là phương pháp hiện thực. Ông đã thể hiện cuộc sống một cách chân thực, phá bỏ những hình thức gò bó của chủ nghĩa cổ điển, của chủ nghĩa tình cảm, của chủ nghĩa lãng mạn.

+ Ông có công xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga.
( Sưu tầm)
 
Hãy quên

Puskin

- Thuý Toàn dịch -

Cả hai chúng mình chẳng có lỗi gì đâu.
Khi tình yêu đã một lần tan vỡ
Đã yêu nhau mà thành dang dở
Cả hai chúng mình chẳng có lỗi gì đâu.

Cả hai chúng mình đều có lỗi với nhau
Anh đã quên em để mơ hồ kẻ khác
Em đã muốn tình ta phai nhạt
Đâu ngờ còn lại vết thương đau.

Nhức nhối nhiều bởi đã rất từ lâu
Trái tim ai lại bắt đầu nồng cháy
Anh muốn yêu em như ngày xưa ấy
Đổ vỡ rồi đâu còn được lành nguyên
Em biết anh đã qua nhiều day dứt
Anh buồn, em buồn còn nhiều hơn.

Trước em buồn vì đã để mất anh
Nay em buồn vì anh khơi chuyện cũ
Sao lấy lại một niềm tin sụp đổ
Hãy quên và đừng nói yêu em.​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top