Nhà thơ Hữu Thỉnh
_________________________________SỨC BỀN CỦA MỘT NGÒI BÚT
__________________________________________Về nhà thơ Hữu Thỉnh
____________________________________________________________________________Vũ Nho
____________________________________________________________________________Vũ Nho
Tôi không rõ nếu trúng tuyển kì lựa chọn diễn viên ngày ấy ở Vĩnh Yên mà đơn vị đồng ý cho Hữu Thỉnh theo nghiệp sân khấu thì không biết bây giờ số phận anh sẽ ra sao? Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú chăng? Hay chỉ là một diễn viên bình thường giữa bạt ngàn những tên tuổi các nghệ sĩ đang lặng lẽ làm việc trong các đoàn nghệ thuật của Trung ương và địa phương? Mọi cái đều có thể. Nhưng tổ chức đã không cho Hữu Thỉnh đi làm diễn viên, đã sắp đặt để anh thành người bình thơ ở đơn vị, rồi anh trở thành người làm thơ, nhà quản lí và trở thành một cây bút bền bỉ, có nhiều thành tựu.
Có thể nói, tên tuổi Hữu Thỉnh được biết đến, được khẳng định khi anh nhận giải Ba trong một cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ với bài Mùa xuân đi đón. Bài thơ cũng không có gì thật đặc biệt xuất sắc. Nhưng nó như đã hé lộ tiềm năng của nhà thơ trẻ. Ấy là trên đường ra trận, nhưng tâm hồn người lính vẫn thường hướng về phía hậu phương. Có lẽ nhờ có một hậu phương thương nhớ vững chắc như vậy cho nên trong suốt cuộc chiến tranh và cả sau hòa bình, Hữu Thỉnh vẫn có đất dụng thơ, khác với người đồng đội của anh, thơ rất nổi trong chiến tranh, nhưng khi hòa bình thì như người “đi lạc”.
Kể từ mùa xuân đáng nhớ - mùa xuân đi đón – cho đến tận ngày toàn thắng 30 tháng Tư năm 1975, rồi chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, người lính làm thơ Hữu Thỉnh đã cùng đồng đội đi dọc chiều dài đất nước, đi suốt những cuộc chiến tranh. Ra khỏi chiến tranh, thơ Hữu Thỉnh vẫn bền bỉ đồng hành cùng bạn đọc. Và nhà thơ không chỉ nói tiếng nói thơ ca. Anh còn viết truyện, còn viết cả phê bình tiểu luận. Những tác phẩm quan trọng của Hữu Thỉnh:
Âm vang chiến hào ( thơ, in chung, 1976); Đường tới thành phố ( trường ca, 1985); Khi bé Hoa ra đời ( thơ thiếu nhi, in chung, 1985); Thư mùa đông ( thơ, 1994); Trường ca biển ( trường ca, 1994); Thơ Hữu Thỉnh ( thơ tuyển, 1998); Sức bền của đất ( trường ca, 2004); Thượng lượng với thời gian ( thơ, 2005); Mùa xuân trên tháp pháo ( bút kí, truyện ngắn, 2009); Lý do của hy vọng ( tiểu luận, phê bình, 2010).
(Nguồn: Nhà văn Việt Nam hiện đại, in lần thứ tư, nxb Hội nhà văn, 2010, trang 333).
Nếu tính số lượng đầu tác phẩm, Hữu Thỉnh viết và in không nhiều lắm. Nhưng xem xét về chất lượng, thì những tác phẩm của Hữu Thỉnh viết kĩ, luôn gây được những tiếng vang. Thường được tặng giải cao là một minh chứng. Nhưng quan trọng hơn, thường được bạn viết, bạn đọc đánh giá cao, có ảnh hưởng rộng rãi đến các cây bút khác trong giới văn chương; có tác phẩm được chọn vào sách giáo khoa cho học sinh học tập. Không chỉ thế, có thể thấy Hữu Thỉnh là một ngòi bút đa năng. Anh có thể viết thơ cho thiếu nhi, thơ cho người lớn. Anh viết hay về người lính nơi mặt trận, nhưng cũng có thể viết hay về các mẹ, các chị ở hậu phương. Anh có thể viết về chiến tranh, nhưng cũng có thể viết về hòa bình. Anh có thể viết thơ ngắn hay, nhưng cũng có thể thành công với những trường ca lớn. Anh có thể viết phê bình, tiểu luận như một nhà phê bình thực thụ, nhưng cũng có thể viết bút kí, truyện ngắn như ai.
Những sáng tác của Hữu Thỉnh góp phần ghi lại cuộc chiến đấu gian khổ mà vẻ vang của những người lính trong cuộc chiến tranh. Một cách hồn nhiên, bình dị, nhưng câu thơ Hữu Thỉnh khác nào một tuyên ngôn:
Không có sách chúng tôi làm ra sách
Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
Quả thật Hữu Thỉnh đã rất thành công khi viết về người lính trong chiến tranh gian khổ hi sinh và cả người lính trong hòa bình về quê hương “âu yếm giục trâu đi”. Bản thân là một người lính, từng trải khắp chiến trường từ Bắc vào Nam. Tôi đã đi từ sự thất thường những dòng sông phía Bắc/ Đến muỗi mòng gió chướng của phương Nam (Trường ca Biển). Cuộc đời đồng chí, đồng đội đã đan vào cuộc đời riêng nhà thơ, trở thành máu thịt của anh. Tiếng thơ của Hữu Thỉnh trở thành một phần bài ca của người lính. Đây là một thành công mà không phải người viết nào cũng có được như anh.
Không chỉ viết về những người đồng đội, thơ Hữu Thỉnh thường trăn trở phía hậu phương. Nơi ấy có mẹ cha, anh em, có người thương. Hiện thực chiến trường thường đồng hiện, song hành với nỗi nhớ quê hương, những lo lắng cho hậu phương. Đây là lí do quan trọng khiến cho khi chiến tranh chấm dứt, ngòi bút của Hữu Thỉnh không hẫng hụt hay gián đoạn. Những câu thơ viết về mẹ, về chị, về những khó khăn, đói kém của quê hương những năm chiến tranh thật ám ảnh:
Làm lụng đến già còn bao nhiêu tất bật
Sáng úp mặt ngoài đồng
Chiều còng lưng cuốc đất
Qua tết lại bắt đầu cơm sắn cơm khoai
Và:
Một mình một mâm cơm
Ngồi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền
Và đây nữa:
Ngoài ta độ này đang giáp hạt
Cây rơm gầy xay giã cũng thưa đi
Đường tới thành phố
Trường ca Đường tới thành phố là một trường ca thành công của Hữu Thỉnh viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tất nhiên, giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam dành cho tác phẩm là một sự ghi nhận. Những bạn viết, bạn nghề cũng ghi nhận thành công của tác giả. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đánh giá : “Nhờ sự cô đúc của những câu thơ mà trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh giàu lượng thông tin tâm hồn, mang dấu ấn rõ nét cái tôi trữ tình của nhà thơ, góp với Thanh Thảo và lớp thơ trẻ chống Mỹ một tiếng nói nhân hậu về cuộc chiến tranh” (Văn chương cảm và luận, nxb Văn hóa thông tin 1998, trang 130). Nhà thơ Vũ Quần Phương dành hẳn một bài viết dài cho trường ca này và nhận xét: “Trường ca này đã tập hợp được tất cả những ưu điểm của thơ Hữu Thỉnh và là một bước phát triển cao hơn, toàn diện hơn tâm hồn và nghệ thuật của anh” và “ Hữu Thỉnh mới trong suy nghĩ và rộng mở sức ôm chứa của thơ mình, quan tâm đến sự khái quát, quan tâm đến tính trí tuệ của thơ.” ( 30 tác giả văn chương, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 270 và 278).
Tập thơ Thư mùa đông vẫn còn khá nhiều dư âm của chiến tranh, nhưng Hữu Thỉnh cũng đã viết nhiều về hạnh phúc, khổ đau, về thế thái nhân tình, về tình yêu, về niềm vui và nỗi buồn thường nhật. Đến tập Thương lượng với thời gian thì những suy ngẫm, chiêm nghiệm, càng ngày càng chín và càng sâu sắc. Đồng thời Hữu Thỉnh muốn tìm tòi ở những triết lí, những bài thơ thế sự - trữ tình.
Quả thực thơ Hữu Thỉnh đẹp một vẻ đẹp đa dạng. Ban đầu là sự hồn nhiên, tươi tắn, tinh tế của một người lính trẻ. Sau là những chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở của người lính từng trải. Rồi từ một niềm tin tuyệt đối, đến chỗ có lúc phân vân, hoang mang nhưng vẫn kiên trì “..tin, sau cay đắng vẫn tin” ( Thưa thầy). Bên cạnh vẻ đẹp của những người lính trong chiến tranh là vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻ đẹp bình dị của làng quê với những cỏ hội hè, cau ấp bẹ, cánh diều để chỏm, cây rơm gầy, mùa xuân trong cỏ chỉ, bầu trời trên giàn mướp, cuốc kêu ngoài bến xa…
Về phương diện thơ tình, Hữu Thỉnh cũng có những đóng góp quan trọng. Người ta nhớ Thơ viết ở biển của anh , nhớ những si mê bồng bột Muốn bế cả chiều/Hôn lên ngày gặp mặt ( Bình yên). Thơ tình Hữu Thỉnh không có nhiều cái đắm say, mạnh mẽ, ào ạt của tuổi trẻ. Nhưng tình yêu của anh vẫn có một giọng điệu riêng trong tâm tình, thổ lộ. Anh biết làm mới, nói khác những điều trong tình yêu tưởng như đã cũ.
Hữu Thỉnh là người viết có được nhiều câu thơ hay, găm sâu vào trí nhớ bạn đọc. Đây là đánh giá của cây bút cùng thời với Hữu Thỉnh, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: “Có lẽ trong các nhà thơ cùng thế hệ Hữu Thỉnh là thi sĩ của những câu thơ đầy ma lực, như chứa dược tố moóc- phin gây mê nghiện, nó nhập vào người đọc như nhập đồng, nó lôi dắt đối tượng như thôi miên. Thú thực là có lúc tôi phải tự mỉm cười khi nghĩ rằng Hữu Thỉnh là một nhà phù thủy ngôn từ, cái nhà phù thủy vừa đáng yêu, đáng phục, vừa đáng sợ, đáng chờn” (Văn chương cảm và luận, sách đã dẫn, trang 55).
Hai năm gần đây, Hữu Thỉnh vừa in một tập kí và truyện ngắn, vừa in tập tiểu luận phê bình “ Lí do của hy vọng”. Điều đó cho thấy tính đa năng và sức bền của cây bút Hữu Thỉnh.
Điều đáng chú ý là : tập “ Lí do của hy vọng” là một tập tiểu luận phê bình không chỉ do nhà thơ viết. Sự độc đáo của tập sách chính là nó được viết bởi một nhà quản lí, một nhà lãnh đạo, một nhà thơ. Ở đây, với sự am hiểu văn nghệ nói chung và thơ ca nói riêng, với sự từng trải và đồng cảm cùng những bạn viết, với sự tôn trọng bạn đọc, tác giả đã có những kiến giải, phân tích, định hướng giàu chất văn chương và giàu tính thuyết phục.
Chúng ta đều biết công việc lãnh đạo quản lí văn nghệ, một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm, đã lấy đi không ít thời gian, sức lực và trí tuệ của Hữu Thỉnh. Nhưng nhờ có sự đam mê, nhờ có năng lực trời phú và đặc biệt nhờ kiên trì học hỏi, tích lũy, và nhờ bền bỉ, Hữu Thỉnh đã có được những trang thơ, trang văn để lại những dấu ấn khó phai mờ trong giai đoạn lịch sử gian khổ, đau thương nhưng hào hùng, vinh quang của đất nước.
Hà Nội, tháng 7/2011
(Bài in trên tạp chí DIỄN ĐÀN VĂN NGHỆ VIỆT NAM tháng 10/2011)
:mask::fatigue:Có thể nói, tên tuổi Hữu Thỉnh được biết đến, được khẳng định khi anh nhận giải Ba trong một cuộc thi thơ của tuần báo Văn Nghệ với bài Mùa xuân đi đón. Bài thơ cũng không có gì thật đặc biệt xuất sắc. Nhưng nó như đã hé lộ tiềm năng của nhà thơ trẻ. Ấy là trên đường ra trận, nhưng tâm hồn người lính vẫn thường hướng về phía hậu phương. Có lẽ nhờ có một hậu phương thương nhớ vững chắc như vậy cho nên trong suốt cuộc chiến tranh và cả sau hòa bình, Hữu Thỉnh vẫn có đất dụng thơ, khác với người đồng đội của anh, thơ rất nổi trong chiến tranh, nhưng khi hòa bình thì như người “đi lạc”.
Kể từ mùa xuân đáng nhớ - mùa xuân đi đón – cho đến tận ngày toàn thắng 30 tháng Tư năm 1975, rồi chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, người lính làm thơ Hữu Thỉnh đã cùng đồng đội đi dọc chiều dài đất nước, đi suốt những cuộc chiến tranh. Ra khỏi chiến tranh, thơ Hữu Thỉnh vẫn bền bỉ đồng hành cùng bạn đọc. Và nhà thơ không chỉ nói tiếng nói thơ ca. Anh còn viết truyện, còn viết cả phê bình tiểu luận. Những tác phẩm quan trọng của Hữu Thỉnh:
Âm vang chiến hào ( thơ, in chung, 1976); Đường tới thành phố ( trường ca, 1985); Khi bé Hoa ra đời ( thơ thiếu nhi, in chung, 1985); Thư mùa đông ( thơ, 1994); Trường ca biển ( trường ca, 1994); Thơ Hữu Thỉnh ( thơ tuyển, 1998); Sức bền của đất ( trường ca, 2004); Thượng lượng với thời gian ( thơ, 2005); Mùa xuân trên tháp pháo ( bút kí, truyện ngắn, 2009); Lý do của hy vọng ( tiểu luận, phê bình, 2010).
(Nguồn: Nhà văn Việt Nam hiện đại, in lần thứ tư, nxb Hội nhà văn, 2010, trang 333).
Nếu tính số lượng đầu tác phẩm, Hữu Thỉnh viết và in không nhiều lắm. Nhưng xem xét về chất lượng, thì những tác phẩm của Hữu Thỉnh viết kĩ, luôn gây được những tiếng vang. Thường được tặng giải cao là một minh chứng. Nhưng quan trọng hơn, thường được bạn viết, bạn đọc đánh giá cao, có ảnh hưởng rộng rãi đến các cây bút khác trong giới văn chương; có tác phẩm được chọn vào sách giáo khoa cho học sinh học tập. Không chỉ thế, có thể thấy Hữu Thỉnh là một ngòi bút đa năng. Anh có thể viết thơ cho thiếu nhi, thơ cho người lớn. Anh viết hay về người lính nơi mặt trận, nhưng cũng có thể viết hay về các mẹ, các chị ở hậu phương. Anh có thể viết về chiến tranh, nhưng cũng có thể viết về hòa bình. Anh có thể viết thơ ngắn hay, nhưng cũng có thể thành công với những trường ca lớn. Anh có thể viết phê bình, tiểu luận như một nhà phê bình thực thụ, nhưng cũng có thể viết bút kí, truyện ngắn như ai.
Những sáng tác của Hữu Thỉnh góp phần ghi lại cuộc chiến đấu gian khổ mà vẻ vang của những người lính trong cuộc chiến tranh. Một cách hồn nhiên, bình dị, nhưng câu thơ Hữu Thỉnh khác nào một tuyên ngôn:
Không có sách chúng tôi làm ra sách
Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
Quả thật Hữu Thỉnh đã rất thành công khi viết về người lính trong chiến tranh gian khổ hi sinh và cả người lính trong hòa bình về quê hương “âu yếm giục trâu đi”. Bản thân là một người lính, từng trải khắp chiến trường từ Bắc vào Nam. Tôi đã đi từ sự thất thường những dòng sông phía Bắc/ Đến muỗi mòng gió chướng của phương Nam (Trường ca Biển). Cuộc đời đồng chí, đồng đội đã đan vào cuộc đời riêng nhà thơ, trở thành máu thịt của anh. Tiếng thơ của Hữu Thỉnh trở thành một phần bài ca của người lính. Đây là một thành công mà không phải người viết nào cũng có được như anh.
Không chỉ viết về những người đồng đội, thơ Hữu Thỉnh thường trăn trở phía hậu phương. Nơi ấy có mẹ cha, anh em, có người thương. Hiện thực chiến trường thường đồng hiện, song hành với nỗi nhớ quê hương, những lo lắng cho hậu phương. Đây là lí do quan trọng khiến cho khi chiến tranh chấm dứt, ngòi bút của Hữu Thỉnh không hẫng hụt hay gián đoạn. Những câu thơ viết về mẹ, về chị, về những khó khăn, đói kém của quê hương những năm chiến tranh thật ám ảnh:
Làm lụng đến già còn bao nhiêu tất bật
Sáng úp mặt ngoài đồng
Chiều còng lưng cuốc đất
Qua tết lại bắt đầu cơm sắn cơm khoai
Và:
Một mình một mâm cơm
Ngồi bên nào cũng lệch
Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền
Và đây nữa:
Ngoài ta độ này đang giáp hạt
Cây rơm gầy xay giã cũng thưa đi
Đường tới thành phố
Trường ca Đường tới thành phố là một trường ca thành công của Hữu Thỉnh viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tất nhiên, giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam dành cho tác phẩm là một sự ghi nhận. Những bạn viết, bạn nghề cũng ghi nhận thành công của tác giả. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đánh giá : “Nhờ sự cô đúc của những câu thơ mà trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh giàu lượng thông tin tâm hồn, mang dấu ấn rõ nét cái tôi trữ tình của nhà thơ, góp với Thanh Thảo và lớp thơ trẻ chống Mỹ một tiếng nói nhân hậu về cuộc chiến tranh” (Văn chương cảm và luận, nxb Văn hóa thông tin 1998, trang 130). Nhà thơ Vũ Quần Phương dành hẳn một bài viết dài cho trường ca này và nhận xét: “Trường ca này đã tập hợp được tất cả những ưu điểm của thơ Hữu Thỉnh và là một bước phát triển cao hơn, toàn diện hơn tâm hồn và nghệ thuật của anh” và “ Hữu Thỉnh mới trong suy nghĩ và rộng mở sức ôm chứa của thơ mình, quan tâm đến sự khái quát, quan tâm đến tính trí tuệ của thơ.” ( 30 tác giả văn chương, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, trang 270 và 278).
Tập thơ Thư mùa đông vẫn còn khá nhiều dư âm của chiến tranh, nhưng Hữu Thỉnh cũng đã viết nhiều về hạnh phúc, khổ đau, về thế thái nhân tình, về tình yêu, về niềm vui và nỗi buồn thường nhật. Đến tập Thương lượng với thời gian thì những suy ngẫm, chiêm nghiệm, càng ngày càng chín và càng sâu sắc. Đồng thời Hữu Thỉnh muốn tìm tòi ở những triết lí, những bài thơ thế sự - trữ tình.
Quả thực thơ Hữu Thỉnh đẹp một vẻ đẹp đa dạng. Ban đầu là sự hồn nhiên, tươi tắn, tinh tế của một người lính trẻ. Sau là những chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở của người lính từng trải. Rồi từ một niềm tin tuyệt đối, đến chỗ có lúc phân vân, hoang mang nhưng vẫn kiên trì “..tin, sau cay đắng vẫn tin” ( Thưa thầy). Bên cạnh vẻ đẹp của những người lính trong chiến tranh là vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻ đẹp bình dị của làng quê với những cỏ hội hè, cau ấp bẹ, cánh diều để chỏm, cây rơm gầy, mùa xuân trong cỏ chỉ, bầu trời trên giàn mướp, cuốc kêu ngoài bến xa…
Về phương diện thơ tình, Hữu Thỉnh cũng có những đóng góp quan trọng. Người ta nhớ Thơ viết ở biển của anh , nhớ những si mê bồng bột Muốn bế cả chiều/Hôn lên ngày gặp mặt ( Bình yên). Thơ tình Hữu Thỉnh không có nhiều cái đắm say, mạnh mẽ, ào ạt của tuổi trẻ. Nhưng tình yêu của anh vẫn có một giọng điệu riêng trong tâm tình, thổ lộ. Anh biết làm mới, nói khác những điều trong tình yêu tưởng như đã cũ.
Hữu Thỉnh là người viết có được nhiều câu thơ hay, găm sâu vào trí nhớ bạn đọc. Đây là đánh giá của cây bút cùng thời với Hữu Thỉnh, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: “Có lẽ trong các nhà thơ cùng thế hệ Hữu Thỉnh là thi sĩ của những câu thơ đầy ma lực, như chứa dược tố moóc- phin gây mê nghiện, nó nhập vào người đọc như nhập đồng, nó lôi dắt đối tượng như thôi miên. Thú thực là có lúc tôi phải tự mỉm cười khi nghĩ rằng Hữu Thỉnh là một nhà phù thủy ngôn từ, cái nhà phù thủy vừa đáng yêu, đáng phục, vừa đáng sợ, đáng chờn” (Văn chương cảm và luận, sách đã dẫn, trang 55).
Hai năm gần đây, Hữu Thỉnh vừa in một tập kí và truyện ngắn, vừa in tập tiểu luận phê bình “ Lí do của hy vọng”. Điều đó cho thấy tính đa năng và sức bền của cây bút Hữu Thỉnh.
Điều đáng chú ý là : tập “ Lí do của hy vọng” là một tập tiểu luận phê bình không chỉ do nhà thơ viết. Sự độc đáo của tập sách chính là nó được viết bởi một nhà quản lí, một nhà lãnh đạo, một nhà thơ. Ở đây, với sự am hiểu văn nghệ nói chung và thơ ca nói riêng, với sự từng trải và đồng cảm cùng những bạn viết, với sự tôn trọng bạn đọc, tác giả đã có những kiến giải, phân tích, định hướng giàu chất văn chương và giàu tính thuyết phục.
Chúng ta đều biết công việc lãnh đạo quản lí văn nghệ, một lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm, đã lấy đi không ít thời gian, sức lực và trí tuệ của Hữu Thỉnh. Nhưng nhờ có sự đam mê, nhờ có năng lực trời phú và đặc biệt nhờ kiên trì học hỏi, tích lũy, và nhờ bền bỉ, Hữu Thỉnh đã có được những trang thơ, trang văn để lại những dấu ấn khó phai mờ trong giai đoạn lịch sử gian khổ, đau thương nhưng hào hùng, vinh quang của đất nước.
Hà Nội, tháng 7/2011
(Bài in trên tạp chí DIỄN ĐÀN VĂN NGHỆ VIỆT NAM tháng 10/2011)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: