Cuối thời nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương (tức Minh Thái Tổ) sau khi đánh bại Trần Hữu Lượng dần dần ổn định tình hình Trung Quốc. Một hôm cao hứng, ông ta dẫn theo tùy tùng đến thăm một ngôi chùa có tên Bát Nhã. Nhà sư trong chùa không biết vị đại nhân nào đến thăm, liền hỏi tên tuổi, Chu Nguyên Chương làm thinh không đáp, chỉ ra lệnh mang bút mực đến, rồi đề lên vách một bài thơ:
Sát tận Giang Nam bách vạn binh
Yêu gian bảo kiếm huyết do tinh
Sơn tăng bất thức anh hùng chủ
Võng tự hiêu hiêu vấn tính danh
Nghĩa là:
Giết hết Giang Nam trăm vạn binh
Bên lưng bảo kiếm máu còn tanh
Sơn tăng không biết anh hùng nhỉ
Lại phải lôi thôi hỏi tính danh
Nhà sư khi ấy mới biết đó là Ngô công giá lâm (lúc ấy Chu Nguyên Chương xưng là Ngô vương), lòng vô cùng kinh sợ.
Mấy năm sau, Chu Nguyên Chương lên ngôi trở thành hoàng đế Hồng Võ nhà Minh. Một hôm, trong lòng hứng khởi, nhớ đến ngày xưa từng đề thơ ở vách chùa Bát Nhã, liền ra lệnh cho một viên thái giám đi kiểm tra lại bài thơ ấy. Ai ngờ, trong tấu biểu báo về, bài thơ “đã bị xóa sạch”. Chu Nguyên Chương nổi giận, lập tức hạ lệnh cho quân lính đi bắt hết các nhà sư ở chùa Bát Nhã về để xử tội. Các nhà sư đều lo lắng lần này ắt sẽ khó lòng tránh được án chém đầu.
Trước đông đủ cả triều thần luận tội, vị hòa thượng mới trụ trì nhanh trí thưa lên rằng: không hề được biết trong chùa có thơ ngự chế của hoàng đế, mà chỉ biết đến một bài thơ của lão hòa thượng xưa – nay đã viên tịch – để lại. Chu Nguyên Chương hỏi: “Bài thơ thế nào?”. Vị hòa thượng đáp: Bài thơ của lão hòa thượng để lại là:
Ngự bút đề thi bất cảm lưu
Lưu thời thường khủng quỷ thần sầu
Cố tương pháp thủy khinh khinh tẩy
Do hữu long quang xạ Đẩu Ngưu
Nghĩa là:
Ngự bút đề thơ chẳng dám lưu
Lưu rồi chỉ sợ quỷ thần sầu
Xin đem nước phép lau đi vậy
Ánh rồng vẫn thấy chói sao Ngưu
Hoàng đế nghe xong mỉm cười, rồi tha tội cho tất cả các nhà sưđược trở về chùa.
Chu Nguyên Chương vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân, con đường đi lên ngai vàng lại có nhiều uẩn khúc, nên sau khi lên ngôi thường đố kỵ với những người có chữ nghĩa, một câu nói, một chữ viết không thận trọng cũng dễ bị giết hại, gây nên một làn sóng án văn tự đầu thời Minh rất tàn khốc. Vậy mà nhờ thông minh cơtrí, biết được tâm lý đối tượng, nhà sư đã biến việc xóa thơ vua từ chỗ là tội khi quân trở thành lòng kính trọng uy vua, cứu được cho sư sãi cả chùa thoát được tội cực hình.
(Kiến thức ngày nay 591)
Sát tận Giang Nam bách vạn binh
Yêu gian bảo kiếm huyết do tinh
Sơn tăng bất thức anh hùng chủ
Võng tự hiêu hiêu vấn tính danh
Nghĩa là:
Giết hết Giang Nam trăm vạn binh
Bên lưng bảo kiếm máu còn tanh
Sơn tăng không biết anh hùng nhỉ
Lại phải lôi thôi hỏi tính danh
Nhà sư khi ấy mới biết đó là Ngô công giá lâm (lúc ấy Chu Nguyên Chương xưng là Ngô vương), lòng vô cùng kinh sợ.
Mấy năm sau, Chu Nguyên Chương lên ngôi trở thành hoàng đế Hồng Võ nhà Minh. Một hôm, trong lòng hứng khởi, nhớ đến ngày xưa từng đề thơ ở vách chùa Bát Nhã, liền ra lệnh cho một viên thái giám đi kiểm tra lại bài thơ ấy. Ai ngờ, trong tấu biểu báo về, bài thơ “đã bị xóa sạch”. Chu Nguyên Chương nổi giận, lập tức hạ lệnh cho quân lính đi bắt hết các nhà sư ở chùa Bát Nhã về để xử tội. Các nhà sư đều lo lắng lần này ắt sẽ khó lòng tránh được án chém đầu.
Trước đông đủ cả triều thần luận tội, vị hòa thượng mới trụ trì nhanh trí thưa lên rằng: không hề được biết trong chùa có thơ ngự chế của hoàng đế, mà chỉ biết đến một bài thơ của lão hòa thượng xưa – nay đã viên tịch – để lại. Chu Nguyên Chương hỏi: “Bài thơ thế nào?”. Vị hòa thượng đáp: Bài thơ của lão hòa thượng để lại là:
Ngự bút đề thi bất cảm lưu
Lưu thời thường khủng quỷ thần sầu
Cố tương pháp thủy khinh khinh tẩy
Do hữu long quang xạ Đẩu Ngưu
Nghĩa là:
Ngự bút đề thơ chẳng dám lưu
Lưu rồi chỉ sợ quỷ thần sầu
Xin đem nước phép lau đi vậy
Ánh rồng vẫn thấy chói sao Ngưu
Hoàng đế nghe xong mỉm cười, rồi tha tội cho tất cả các nhà sưđược trở về chùa.
Chu Nguyên Chương vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân, con đường đi lên ngai vàng lại có nhiều uẩn khúc, nên sau khi lên ngôi thường đố kỵ với những người có chữ nghĩa, một câu nói, một chữ viết không thận trọng cũng dễ bị giết hại, gây nên một làn sóng án văn tự đầu thời Minh rất tàn khốc. Vậy mà nhờ thông minh cơtrí, biết được tâm lý đối tượng, nhà sư đã biến việc xóa thơ vua từ chỗ là tội khi quân trở thành lòng kính trọng uy vua, cứu được cho sư sãi cả chùa thoát được tội cực hình.
(Kiến thức ngày nay 591)