"Khi được hỏi “khách hàng của bạn là ai?” không ít các nhân viên, cán bộ, lãnh đạo quản trị nhân sự đã bị lúng túng. Xác định được “Khách hàng” của công việc mình làm chính là “mẹo” nhỏ tạo sự thành công cho mỗi người, đặc biệt là trong công tác Quản trị nhân sự, một công việc vốn được coi là “làm dâu trăm họ”
Để giúp tổ chức mình khai thác được nguồn tài nguyên quý giá - nguồn nhân lực, vai trò của các nhà Quản trị nhân sự là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, Quản trị nhân sự là quá trình thoả mãn nhu cầu của các tổ chức và người lao động; mọi hoạt động của quá trình quản lý ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tổ chức và người lao động đều thuộc phạm vi Quản trị nhân sự.
Thực tế công tác Quản trị nhân sự ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho thấy: Cán bộ quản lý trực tiếp không lĩnh trách nhiệm quản lý nhân sự; Cán bộ nhân sự chủ yếu thực hiện các công việc hành chính về nhân sự, và thực hiện chúng một cách bị động; Quá trình tham gia của người lao động vào công tác Quản lý nhân sự còn hạn chế; Hệ thống chính sách quản lý trong tổ chức không rõ ràng và không đầy đủ; Thiếu sự thống nhất của các chính sách với mục tiêu phát triển chung…
Lý do cơ bản cho những tồn tại trên được nhìn nhận ở một số yếu tố sau: Cách hiểu không thống nhất về Quản trị nhân sự; Thiếu sự ủng hộ của quản lý cấp cao bao gồm cả sự trợ giúp trực tiếp và tạo cơ chế hỗ trợ; Quan điểm, thái độ và trình độ về Quản trị nhân sự của các cán bộ quản lý trực tiếp; Năng lực của cán bộ nhân sự .
Để làm tốt và phát triển được công việc của mình, các Nhà quản trị nhân sự phải hiểu được vai trò, chức năng của công việc mình làm, biết được những tồn tại và những khó khăn khách quan của công việc này trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Ngoài ra, họ cần phải biết rằng, Quản trị nhân sự không đơn thuần là một công việc có giáo trình bất biến bởi Quản trị nhân sự là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Ngay cả việc tưởng như là đơn giản: xác định “khách hàng” của công tác Quản trị nhân sự cũng sẽ là một trong những nghệ thuật để áp dụng thành công cho công việc của mỗi người làm Nghề quản trị.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý cũng rất đơn giản:
- Bạn làm để phục vụ ai hay phục vụ cái gì? Liệu có phải bạn làm để phục vụ cho việc tạo ra các sản phẩn tốt nhất, rẻ nhất đến tay khách hàng, liệu có phải bạn làm để phục vụ sự hài lòng của khách hàng cũng như các sếp bên trên bạn và liệu có phải bạn đã làm để chính bạn được hài lòng và đáp ứng nhu cầu của chính bản thân bạn?
- Bạn làm nhằm phục vụ mục đích gì? Trong câu hỏi này luôn tồn tại nhiều mục đích, bạn phải đạt được trước hết là phục vụ mục đích của doanh nghiệp mà bạn đang làm, tiếp theo mới đến mục đích của riêng bạn. Mục đích của doanh nghiệp đặt ra ngay trong bản hợp đồng của bạn với doanh nghiệp đó, còn mục đích của bạn thì vô cùng nhưng có thể liệt kê một số như tạo uy tín cho bạn nhiều hơn, phục vụ lợi ích riêng, tạo mức thu nhập mà bạn mong muốn. . .
- Sự hài lòng về công việc của bạn? Sự hài lòng ở đây không phải là bạn hài lòng với chính mình, xin hãy gác nó sang một bên. Trước hết bạn phải làm hài lòng về sản phẩm bạn đang làm có được khách hàng đón nhận không, có nồng nhiệt không. . . Nhân viên dưới bạn có hài lòng về bạn không. Sếp trên bạn có hài lòng về bạn không và bạn mang lại những lợi ích gì từ những hành động của bạn đem lại cho nhân viên dưới bạn và các sếp trên bạn. Nếu sự hài lòng tử 3 yếu tố (khách hàng, nhân viên, sếp) càng cao chứng tỏ bạn càng có khả năng làm quản trị tốt. Và cuối cùng mới nói đến sự hài lòng của bản thân bạn đến các yếu tố khác (sản phẩm, khách hàng, nhân viên, sếp. . .)
Theo: Vanthuc.com
Để giúp tổ chức mình khai thác được nguồn tài nguyên quý giá - nguồn nhân lực, vai trò của các nhà Quản trị nhân sự là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, Quản trị nhân sự là quá trình thoả mãn nhu cầu của các tổ chức và người lao động; mọi hoạt động của quá trình quản lý ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tổ chức và người lao động đều thuộc phạm vi Quản trị nhân sự.
Thực tế công tác Quản trị nhân sự ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho thấy: Cán bộ quản lý trực tiếp không lĩnh trách nhiệm quản lý nhân sự; Cán bộ nhân sự chủ yếu thực hiện các công việc hành chính về nhân sự, và thực hiện chúng một cách bị động; Quá trình tham gia của người lao động vào công tác Quản lý nhân sự còn hạn chế; Hệ thống chính sách quản lý trong tổ chức không rõ ràng và không đầy đủ; Thiếu sự thống nhất của các chính sách với mục tiêu phát triển chung…
Lý do cơ bản cho những tồn tại trên được nhìn nhận ở một số yếu tố sau: Cách hiểu không thống nhất về Quản trị nhân sự; Thiếu sự ủng hộ của quản lý cấp cao bao gồm cả sự trợ giúp trực tiếp và tạo cơ chế hỗ trợ; Quan điểm, thái độ và trình độ về Quản trị nhân sự của các cán bộ quản lý trực tiếp; Năng lực của cán bộ nhân sự .
Để làm tốt và phát triển được công việc của mình, các Nhà quản trị nhân sự phải hiểu được vai trò, chức năng của công việc mình làm, biết được những tồn tại và những khó khăn khách quan của công việc này trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Ngoài ra, họ cần phải biết rằng, Quản trị nhân sự không đơn thuần là một công việc có giáo trình bất biến bởi Quản trị nhân sự là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Ngay cả việc tưởng như là đơn giản: xác định “khách hàng” của công tác Quản trị nhân sự cũng sẽ là một trong những nghệ thuật để áp dụng thành công cho công việc của mỗi người làm Nghề quản trị.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý cũng rất đơn giản:
- Bạn làm để phục vụ ai hay phục vụ cái gì? Liệu có phải bạn làm để phục vụ cho việc tạo ra các sản phẩn tốt nhất, rẻ nhất đến tay khách hàng, liệu có phải bạn làm để phục vụ sự hài lòng của khách hàng cũng như các sếp bên trên bạn và liệu có phải bạn đã làm để chính bạn được hài lòng và đáp ứng nhu cầu của chính bản thân bạn?
- Bạn làm nhằm phục vụ mục đích gì? Trong câu hỏi này luôn tồn tại nhiều mục đích, bạn phải đạt được trước hết là phục vụ mục đích của doanh nghiệp mà bạn đang làm, tiếp theo mới đến mục đích của riêng bạn. Mục đích của doanh nghiệp đặt ra ngay trong bản hợp đồng của bạn với doanh nghiệp đó, còn mục đích của bạn thì vô cùng nhưng có thể liệt kê một số như tạo uy tín cho bạn nhiều hơn, phục vụ lợi ích riêng, tạo mức thu nhập mà bạn mong muốn. . .
- Sự hài lòng về công việc của bạn? Sự hài lòng ở đây không phải là bạn hài lòng với chính mình, xin hãy gác nó sang một bên. Trước hết bạn phải làm hài lòng về sản phẩm bạn đang làm có được khách hàng đón nhận không, có nồng nhiệt không. . . Nhân viên dưới bạn có hài lòng về bạn không. Sếp trên bạn có hài lòng về bạn không và bạn mang lại những lợi ích gì từ những hành động của bạn đem lại cho nhân viên dưới bạn và các sếp trên bạn. Nếu sự hài lòng tử 3 yếu tố (khách hàng, nhân viên, sếp) càng cao chứng tỏ bạn càng có khả năng làm quản trị tốt. Và cuối cùng mới nói đến sự hài lòng của bản thân bạn đến các yếu tố khác (sản phẩm, khách hàng, nhân viên, sếp. . .)
Theo: Vanthuc.com