Cơ quan lập pháp ở Việt Nam là Quốc hội, người đứng đầu cơ quan lập pháp là Chủ tịch quốc hội. Chủ tịch quốc hội do Quốc hội bầu ra. Tuy nhiên, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và thủ tướng...có mối liên quan đến nhau.
Cơ quan lập pháp Hoa Kỳ là Hạ Viện, người đứng đầu cơ quan này là Chủ tịch Hạ Viện. Hạ viện Hoa Kỳ sẽ bầu chủ tịch hạ viện vào ngày đầu tiên của mỗi tân Quốc hội Hoa Kỳ. Mỗi đảng đề cử 1 ứng cử viên và bất cứ ai nhận được một đa số phiếu đơn giản thì sẽ trở thành chủ tịch hạ viện. Tân chủ tịch hạ viện sẽ được một thành viên phục vụ thâm niên nhất (dân biểu này được tái đắc cử nhiều nhiệm kỳ nên làm việc liên tục và lâu nhất trong Hạ viện) của hạ viện làm lễ tuyên thệ. Hiến pháp Hoa Kỳ không có bắt buộc chủ tịch hạ viện phải là thành viên hiện tại của Hạ viện Hoa Kỳ; tuy nhiên, mọi vị chủ tịch được bầu từ xưa đến nay đều cũng là một dân biểu đắc cử.
Tóm lại có thể nói: Sự hình thành nên người đứng đầu cơ quan lập pháp ở Việt Nam là sự đấu đá giữa các ban ngành, sự hình thành nên người đứng đầu cơ quan lập pháp Hoa Kỳ là sự đấu đá giữa các đảng phái.