Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế?

Người mua nhà đang trả góp hàng tháng cho ngân hàng nhưng chẳng may qua đời vì tai nạn, bệnh tật… thì tài sản là nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không? Sẽ được xử lý như thế nào?

1. Di sản thừa kế gồm những gì?

Để trả lời cho câu hỏi nhà đang trả góp có phải di sản thừa kế không, trước hết cần tìm hiểu di sản thừa kế là gì? Theo đó, di sản thừa kế được xác định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Theo quy định này, di sản thừa kế gồm:

- Tài sản riêng của người chết có được khi còn sống: Tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của người đó như tài sản riêng vợ chồng, tài sản người đó được tặng cho riêng, được thừa kế riêng…

- Phần tài sản của người đó nằm trong tài sản chung với người khác: Đây là phàn tài sản của người chết cùng với những đồng sở hữu khác. Có thể kể đến tài sản của người chết trong khối tài sản chung vợ chồng, phần tài sản của người này trong quyền sử dụng đất của hộ gia đình…

QcifdCJ.jpeg

Như vậy, có thể thấy, bất cứ tài sản nào thuộc sở hữu của người chết thì đều được xem là di sản thừa kế.

Và nếu người này có để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo di chúc. Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp… thì di sản sẽ được chia theo pháp luật căn cứ vào hàng thừa kế của người chết.

2. Nhà đang trả góp có phải di sản thừa kế không?

Như phân tích ở trên, tài sản thuộc sở hữu của một người thì đều được xem là di sản thừa kế người đó để lại khi người đó chết. Do đó, nhà dù đang trả góp vẫn được xem là di sản thừa kế.

Nếu trước khi chết, người này để lại di chúc định đoạt về căn nhà này thì người nhận di sản theo di chúc sẽ thực hiện theo ý nguyện của người chết. Nếu người để lại di sản thừa kế không để lại di chúc thì di sản trong đó có căn nhà đang thế chấp sẽ được chia theo pháp luật.

Thông thường, hiện có hai hình thức mua nhà trả góp: Mua trả góp hay còn gọi là mua trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 167 Luật Nhà ở năm 2023 (do các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua nhà ở) và mua trả góp của ngân hàng.

Mua nhà trả chậm, trả dần

Căn cứ khoản 2 Điều 167 Luật Nhà ở năm 2023, trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.

Mua trả góp của ngân hàng

Đây thực chất là hình thức vay ngân hàng và trả góp từng tháng cho ngân hàng để dùng số tiền vay được thanh toán tiền nhà đã mua. Do đó, khi mua trả góp mua nhà từ ngân hàng thì căn nhà đã thuộc sở hữu của người mua và số tiền dùng để mua nhà hiện đang vay ngân hàng và được trả gốc, lãi theo hình thức trả góp.

Do đó, căn nhà trong trường hợp này là di sản thừa kế và nghĩa vụ liên quan đến căn nhà này các đồng thừa kế cũng phải ưu tiên thanh toán.

Theo đó, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được thực hiện theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015:

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.


8CazJmk.png

Theo quy định này, nếu căn nhà đã được chia cho các đồng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật thì các đồng thừa kế có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong phạm vi tài sản mà mình được nhận.

Tuy nhiên, do tài căn nhà hiện đang được thế chấp tại ngân hàng theo hình thức vay trả góp nên để được phân chia di sản thừa kế, trước hết các đồng thừa kế phải thực hiện việc nộp tiền vào ngân hàng, trả hết nợ và rút tài sản ra để thực hiện xoá đăng ký thế chấp.

Sau khi xoá đăng ký thế chấp, các đồng thừa kế lập Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng để phân chia di sản thừa kế của người chết trong đó có căn nhà vừa được xoá thế chấp nêu trên.

Như vậy, dù với hình thức nào, căn nhà đang trả góp cũng đều là di sản thừa kế. Tuy nhiên, để phân chia di sản thừa kế là căn nhà đang trả góp thì độc giả cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể của mình để có cách giải quyết hợp lý.

3. Người nhận thừa kế không đủ khả năng trả góp tiền mua nhà là di sản thừa kế, xử lý thế nào?

Theo nội dung phân tích ở trên thì người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp người mua trả góp chết mà người nhận thừa kế không đủ khả năng trả góp tiếp tục thì người thừa kế có thể từ chối nhận thừa kế, di sản theo quy định cụ thể tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top